hình quản trị tách quyền sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước.
2. Mô hình tách quyềền chủủ sởở hữữu ra khỏỏi quyềền quảản trịị doanh nghiệệp nhà nưướớc
2.1 Quyền quản trị doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước và tính tất yếu của nó
Trong các nền kinh tế, mọi Nhà nước đều có chức năng kinh tế và chức năng này được thể hiện ở mức độ khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển. Ở bất kỳ nước nào, dù là quốc gia kém phát triển, đang phát triển hay phát triển chức năng kinh tế của Nhà nước luôn gắn liền và thể hiện thông qua
các hoạt động kinh tế của Nhà nước trên cơ sở tiềm năng vật chất của Nhà nước 19. Nhà nước có tư cách là người đầu tư vốn, tài sản để thành lập và tổ chức quản lý các doanh nghiệp Nhà nước. Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp 20. Phần vốn và tài sản mà Nhà nước đem đầu tư vào doanh nghiệp là thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thay mặt nhân dân làm chủ sở hữu phải bảo đảm, phát triển phần vốn và tài sản đó. Nhà nước do nhân dân lập ra có chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế – xã hội, định hướng cho xã hội phát triển, thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đảm bảo thực hiện tốt
quyền quản lý kinh tế – xã hội của mình. Đối với hoạt động trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước và đó chính là quyền mà các doanh nghiệp nhà nước đang cần: quyền quản trị doanh nghiệp.
19 Hoàng Hà (2005), Quá trình đđổổi mớới cơơ chếế quảản lý doanh nghiệệp nhà nưướớc ởở Việệt Nam từừ 1986 đđếến nay –– Thựực trạạng và giảải pháp. ĐĐạại họọc Kinh tếế Quốốc dân.
20 Bộộ Giáo dụục và ĐĐào tạạo, Giáo trình kinh tếế chính trịị Mác –– Lênin. Nhà xuấất bảản Chính trịị Quốốc Gia
Trước hết quyền quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước được hiểu là việc doanh nghiệp nhà nước thực hiện nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình theo cơ chế thị trường, có năng lực và động cơ thích ứng với thị trường để đứng vững trong cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Các công việc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các khâu từ khâu quản lý sản xuất cho đến khâu phân phối sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp nhà nước tự điều hành, tự quản lý mọi công việc đồng nghĩa với việc có quyền quản lý sản xuất kinh doanh và quyền phân phối các sản phẩm. Quyền quản trị doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước chính là sự kết hợp của quyền quản lý sản xuất kinh doanh và quyền phân phối sản phẩm. Nó là hệ thống các quyền năng pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ trong đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp mới với mô hình tổ chức kinh doanh linh hoạt, tự chủ trong việc lựa chọn đối tác, khách hàng, trong việc cạnh tranh, giải quyết các tranh chấp phát sinh…
Trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp, doanh nghiệp nhà nước không có quyền tự chủ kinh doanh, với chính sách cấp phát – giao nộp, các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện vốn được Nhà nước cấp, vật tư được nhận theo chỉ tiêu, sản phẩm sản xuất ra được giao nộp theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước quy định. Các điều kiện vật chất để sản xuất đều được Nhà nước đảm bảo cân đối theo các định mức cụ thể và doanh nghiệp chỉ là một đơn vị gia công sản phẩm, dịch vụ cho Nhà nước. Trong điều kiện như vậy các doanh nghiệp nhà nước không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh. Quyền quản trị doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước chứa định tính sáng tạo, tính dám chịu trách nhiệm và chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp nhà nước
mà chỉ trong nền kinh tế thị trường mới có 21. Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, giữa các doanh nghiệp luôn luôn có sự cạnh tranh bình đẳng với nhau và do vậy quyền quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước là một đòi hỏi tất yếu mang tính khách quan đem lại hiệu quả kinh tế cho nền kinh tế nhà nước.
2.2 Nội dung quyền quản trị doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước
Quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước là một tất yếu khách quan, vì vậy cần phải thực hiện tách quyền sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp; Nhà nước là người bỏ vốn đầu tư, là chủ sở hữu của tài sản còn doanh nghiệp nhà nước là người quản lý sản xuất kinh doanh số vốn đầu tư đó. Trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như các loại hình doanh nghiệp khác có các chức năng quản lý sau:
- Chức năng kế hoạch và điều hành sản xuất kinh doanh
- Chức năng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới sản xuất
- Chức năng thương mại, bao gồm việc khai thác và tìm kiếm thị trường đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất và đầu ra cho sản phẩm
- Chức năng tài chính bao gồm các hoạt động tạo vốn, quản lý vốn, trả công lao động và chấp hành kỷ luật tài chính của nhà nước
- Chức năng nhân sự: là việc tuyển dụng, đào tạo và bố trí cán bộ công nhân viên vào các hoạt động của doanh nghiệp
- Chức năng hạch toán, kiểm tra và phân tích kinh tế
- Chức năng hành chính, pháp chế và bảo vệ doanh nghiệp
- Chức năng tổ chức đời sống cho cán bộ công nhân viên
21 Nguyễễn ĐĐặặng Tưườờng Anh (2007), Tách quyềền chủủ sởở hữữu ra khỏỏi quyềền quảản trịị doanh nghiệệp –– Mô hình quảản trịị mớới trong doanh nghiệệp nhà nưướớc, ĐĐạại họọc Ngoạại Thưươơng
Do vậy để đảm bảo tính độc lập, tự chủ kinh doanh của mình, doanh nghiệp nhà nước cần có các quyền:
Một là: Tự quyết định kế hoạch kinh doanh trên cơ sở khai thác nhu cầu thị trường. Tính tự chủ của doanh nghiệp được biểu hiện tập trung và đầy đủ nhất ở quyền tự quyết định kế hoạch kinh doanh của mình. Doanh nghiệp là một hệ thống mở, thị trường là môi trường cơ bản có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp nhà nước phải nhận thức và vận dụng đầy đủ các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, lưu thông tiền tệ… Doanh nghiệp nhà nước chủ động tìm kiếm khách hàng, xây dựng kế hoạch theo phương châm sản xuất kinh doanh để sinh lời, điều chỉnh kế hoạch của mình trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước được chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo mọi điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Hai là: Quyền tự chủ về tài chính. Các doanh nghiệp nhà nước được chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, giải quyết được những lợi ích kinh tế cho xã hội, doanh nghiệp và người lao động. Doanh nghiệp tính toán, so sánh giữa lợi nhuận và các khoản thu nhập với chi phí sản xuất đã bỏ ra. Đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại chi phí như: chi phí mua sắm, cải tạo, mở rộng thiết bị nhà xưởng; chi phí vận hành máy móc, trang thiết bị; chi phí sửa chữa, bảo hành dây chuyền sản xuất; chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm… nên nếu doanh nghiệp được chủ động hơn trong việc quyết định các yếu tố chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp năng động hơn, tận dụng được các cơ hội trong sản xuất kinh doanh, hạn chế được các rủi ro có thể gặp phải và từng bước mở rộng được thị trường của mình. Doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc tự
cấp phát, tự hoàn vốn và có doanh lợi, thực hiện tái sản xuất mở rộng và chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh từ các nguồn khác nhau.
Ba là: Quyền tự chủ về đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, cạnh tranh là một tất yếu và luôn luôn diễn ra để loại bỏ những doanh nghiệp lạc hậu và hội nhập những doanh nghiệp có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước cần được chủ động nghiên cứu, đưa các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường cả về số lượng và chất lượng.
Bốn là: Quyền tự chủ về lao động, tiền lương và phân phối thu nhập. Doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu của công việc kinh doanh. Với quyền này doanh nghiệp nhà nước tự quyết định tổ chức một bộ máy quản lý như thế nào sao cho phù hợp và hợp lý nhất, không trùng lặp, chồng chéo giữa các bộ phận, các ban ngành, để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có quyền thuê cán bộ quản lý, thuê người lao động, có quyền tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật các cán bộ quản lý điều hành cũng như công nhân viên, đội ngũ người lao động trong doanh nghiệp. Đối với các kết quả làm ra doanh nghiệp nhà nước được tự quyết định về các mức lương, thưởng, mức trợ cấp cũng như các lợi ích vật chất khác đối với các cán bộ quản lý và người lao động. Các chế độ phúc lợi mà doanh nghiệp tự quyết định sẽ là chính sách trực tiếp và thiết thực nhất đối với con người để doanh nghiệp có thể thu hút được người tài về phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khuyến khích các cá nhân, tập thể người lao động gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn. Quyền tự chủ về phân phối kết quả làm ra là rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì như vậy doanh nghiệp có thể gắn bó trực tiếp với người lao động, hiểu rõ các năng lực cũng
như những nhu cầu của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để từ đó có những quyết sách bố trí công việc cho phù hợp. Khi mà lợi ích của người lao động được doanh nghiệp đáp ứng một cách thỏa đáng thì lợi nhuận mà họ mang lại cho doanh nghiệp mới có thể nhiều hơn được.
Năm là:Quyền tự chủ về liên doanh liên kết. Liên doanh liên kết thể hiện mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh theo chiều ngang trong đó liên doanh là sự liên kết giữa các chủ thể kinh doanh khác nhau để hình thành một tổ chức kinh tế mới. Chính liên doanh liên kết sẽ tạo ra khả năng phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước cũng như hạn chế tính tự phát của kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước được tự do lựa chọn hình thức và đối tượng để liên doanh liên kết theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện và đảm bảo lợi ích của các bên. Doanh nghiệp nhà nước được tự do hợp tác, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để tranh thủ khoa học kỹ thuật tiên tiến, thu hút vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
III KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC THỰC HIỆN TÁCH QUYỀN CHỦ SỞ HỮU RA KHỎI QUYỀN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Lý do lựựa chọọn nghiên cứứu Trung Quốốc
Trung Quốc là một trong những nước xã hội chủ nghĩa đi đầu trong công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước, thực hiện việc tách bạch giữa quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp, trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa, so sánh với Trung Quốc thì Việt Nam cũng có những điểm tương đồng lớn trong việc cải cách doanh nghiệp nhà nước, trao quyền quản trị cho doanh nghiệp:
- Trong một thời gian dài, cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã theo đuổi thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ bắt nguồn từ mô hình của Liên Xô trước đây. Trước khi tiến hành cải cách, cả hai nước đều lâm vào tình
trạng khủng hoẳng do Việt Nam bị chiến tranh kéo dài tàn phá, Trung Quốc chịu đựng những phá hoại của 10 năm biến động “đại cách mạng văn hóa”.
- Mục tiêu cải cách kinh tế của Trung Quốc là xây dựng và phát triển “thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, còn ở Việt Nam là xây dựng và phát triển “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Như vậy cả hai quốc gia đều lấy việc phát triển sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường làm mục tiêu quan trọng.
- Việc tiến hành cải cách, đổi mới đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ở mỗi nước. Như vậy việc cải cách doanh nghiệp nhà nước, áp dụng việc trao tự chủ cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra nhiều điểm tương đồng. Từ đó càng thấy được ý nghĩa thiết thực những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc đối với nước ta trong việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Đó là lý do em lựa chọn Trung Quốc để nghiên cứu và rút ra bài học cho Việt Nam.
2. Tiếến trình cảải cách thựực hiệện quảản trịị doanh nghiệệp
Ở Trung Quốc, việc tách quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp nhằm thực hiện quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện từng bước, qua từng thời kỳ phát triển khác nhau. Kể từ năm 1978 cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc đã trải qua các giai đoạn như: giảm sự can thiệp hành chính, nới quyền, giảm thuế để lại lợi nhuận, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, từng bước phân tách quyền sở hữu với quyền kinh doanh và xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại.
- Từ 1978 – 1984: Để khắc phục sự khống chế quá chặt chẽ của thể chế truyền thống và căn bệnh thống nhất quá mức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Chính phủ Trung Quốc đã xác định phương châm lấy việc mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp làm khâu đột phá trong cải cách doanh nghiệp nhà nước. Trọng điểm cải cách của thời kỳ này là
nông nghiệp, đồng thời thực hiện thí điểm việc mở rộng quyền tự chủ trong các doanh nghiệp, khuyến khích việc kinh doanh dưới nhiều hình thức sở hữu. Đây được gọi là giai đoạn “mở rộng quyền chuyển nhượng” 22
Dựa trên việc tổng kết kinh nghiệm thực tế, tháng 5/1984 Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành “Quy định tạm thời về việc mở rộng hơn nữa quyền tự chủ của doanh nghiệp trên 10 phương diện: Về kế hoạch sản xuất kinh doanh; về tiêu thụ sản phẩm; về giá thành sản phẩm; về mua bán vật tư; về sử dụng vốn; về xem xét xử lý tài sản; về thiết lập cơ cấu sản xuất; về quản lý nhân sự; về sử dụng lao động và về lương, thưởng, hợp tác kinh doanh”. Đến tháng 10/1984 Hội nghị Trung ương 3 khóa XII Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thông qua “Quyết định cải cách thể chế kinh tế” trong đó lần đầu tiên đã nêu rõ doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện việc tách quyền sở hữu và
quyền kinh doanh, làm cho doanh nghiệp trở thành người sản xuất hàng hóa và người kinh doanh xã hội chủ nghĩa “tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi…” 23. Việc mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện trong bảng sau:
Bảảng 1: Gia tăăng tựự chủủ
đđốối vớới các doanh nghiệệp nhà nưướớc trong thậập niên 1980 (%)
1980 | 1981 | 1982 | 1983 | 1984 | 1985 | 1986 | 1987 | 1988 | 1989 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 1
- Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 2
- Mộ Ộ T Số Ố Bài Họ Ọ C Kinh Nghiệ Ệ M Rút Ra Cho Việ Ệ T Nam
- Vài Nét Về Ề Sự Ự Hình Thành Và Phát Triể Ể N Doanh Nghiệ Ệ P Nhà Nư Ư Ớ Ớ C Việ Ệ T Nam.
- Doanh Nghiệp Nhà Nước Đóng Vai Trò Bổ Sung Thị Trường Khi Cần Thiết.
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
22 Tiếến sĩĩ Võ ĐĐạại Lưượợc, Giáo sưư, Tiếến sĩĩ Cốốc Nguyên Dưươơng (1997), Cảải cách doanh nghiệệp nhà nưướớc ởở Trung Quốốc –– So sánh vớới Việệt Nam, Nhà xuấất bảản Khoa họọc Xã hộội.
23 Dưươơng Hoàng Oanh (2002) Cảải cách doanh nghiệệp nhà nưướớc ởở Trung Quốốc từừ 1978 đđếến nay, Việện Kinh tếế Thếế giớới.