Chính Sách Về Khuyến Khích Đầu Tư Trong Và Ngoài Nước Để Phát Triển Các Hệ Thống Cửa Hàng Tiện Lợi Lớn, Hay Chuỗi Cửa Hàng Tiện Lợi Tại Việt Nam

hợp cho việc phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi vì cửa hàng tiện lợi là một đầu mối tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả. Sau đó là tạo điều kiện tiếp cận mặt bằng kinh doanh như nhau cho mọi thương nhân không phân biệt thành phần kinh tế; có chính sách ưu tiên về thuế đất và cấp giấy phép sử dụng, đầu tư các hạ tầng thương mại và cần đảm bảo rõ ràng, minh bạch, công bằng đối với mọi đối tượng có đủ điều kiện.

3.2. Chính sách về tài chính, tín dụng

Cho đến nay chưa có chính sách tài chính tín dụng nào cho việc ưu tiên phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi, do đó các doanh nghiệp muốn kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi phải tự tìm kiếm các nguồn vốn mà không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào từ phía nhà nước. Do đặc thù của kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi là cần vốn đầu tư lớn để triển khai đồng loạt nhiều cửa hàng nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh, thời gian hoàn vốn lâu; doanh nghiệp trong nước cần được hỗ trợ về nguồn vốn mới có thể mạnh dạn đầu tư phát triển để cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài với tiềm lực về vốn vô cùng lớn.

3.3. Chính sách về khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước để phát triển các hệ thống cửa hàng tiện lợi lớn, hay chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

Với điều kiện hiện nay, nước ta cần phải tranh thủ được nguồn đầu tư ở nước ngoài càng nhiều càng tốt để có thể phát triển nền kinh tế nói chung và ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi nói riêng, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá rất có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới, do đó nhà nước chỉ cần hoàn thiện hơn nữa các hệ thống pháp luật, quy định về đầu tư để tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn thì kết quả sẽ thu được nguồn vốn đầu tư khổng lồ.

Về vấn đề đầu tư xây dựng các hệ thống cửa hàng tiện lợi của các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên thế giới vào Việt Nam thì nhà nước ta cần chú ý quy định và buộc phía nước ngoài phải có những cam kết nhằm có lợi cho phát triển ngành bán lẻ và nền kinh tế nước ta như cam kết tỉ lệ hàng nội địa bán trong cửa hàng tiện lợi, vị trí đặt cửa hàng tiện lợi… Ngoài ra, nhà nước nên ưu tiên hình thức hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài chứ không nên để các cửa hàng tiện lợi nước ngoài hoàn toàn quản lý và hoạt động kinh doanh ở nước ta, dễ gây nên tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” và đè bẹp các doanh nghiệp yếu thế ở trong nước.

3.4. Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mô hình cửa hàng tiện lợi

Nhà nước cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của hệ thống phân phối hiện đại nói riêng và toàn bộ thì trường nội địa nói chung và phải coi đây là một việc làm đồng bộ. Có thể kể ra các việc phải làm như: quy hoạch mạng lưới; xây dựng hệ thống logistics hoàn chỉnh và hoạt động liên suốt từ công tác thu mua, chế biến, bảo quản, tồn trữ, hệ thống kho tàng, vận chuyển điều phối; các trang thiết thiết bị và công cụ bán hàng , ứng dụng công nghệ thông tin và các công cụ quản lý bằng điện toán; hệ thống bán hàng; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ việc đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ nhân viên…

Nhà nước cần có các kế hoạch thực hiện các dự án quy hoạch đô thị, xây dựng các đô thị mới, di dời dân cư… tạo điều kiện về mặt bằng và cơ sở hạ tầng cho các nhà kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi trong nước xây mới hay sửa chữa cửa hàng tiện lợi của mình khi quá trình hội nhập diễn ra thật sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

3.5. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực mô hình cửa hàng tiện lợi

Do tính chất hiện đại và tiện lợi của loại hình kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi nên mô hình này đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn. Vậy nên nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi:

Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 13

Cần tăng cường công tác đào tạo, thông tin, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi; kể cả đầu tư thời gian, kinh phí để cử cán bộ đi khảo sát học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.

Sử dụng các nguồn kinh phí về xúc tiến thương mại để mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý mô hình cửa hàng tiện lợi cho các nhà quản lý cửa hàng tiện lợi học tập. Trong những lớp này cần mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy để từng bước nâng cao năng lực quản lý của các nhà quản lý cửa hàng tiện lợi ở Việt Nạm.

Theo đánh giá của các khách hàng thường xuyên mua sắm trong cửa hàng tiện lợi, đội ngũ nhân viên bán hàng ở các cửa hàng tiện lợi của nhà nước phần lớn đã đứng tuổi, phục vụ không nhiệt tình chứ không nói là chuyên nghiệp, thậm chí không có cả đồng phục; ngược lại, ở các cửa hàng tiện lợi tư nhân, đội ngũ nhân viên thường lại ở độ tuổi rất trẻ, ưa nhìn, phục vụ chuyên nghiệp và chu đáo nhiệt tình hơn hẳn, trang phục đồng đều, đẹp mắt. Với lý do đó, nhà nước càng phải có các chính sách đổi mới và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng một đội ngũ nhân viên có trình độ, làm việc chuyên nghiệp trong các cửa hàng tiện lợi, nhất là các cửa hàng tiện lợi của nhà nước.

3.6. Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán, ngân hàng, và công nghệ thông tin

Trong kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi, vấn đề thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá mức độ hiện đại và tiện lợi của một cửa hàng tiện lợi. Và đây cũng là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa mô hình cửa hàng tiện lợi và các mô hình kinh doanh bán lẻ truyền thống. Ở Việt Nam, hệ thống thanh toán của các cửa hàng tiện lợi được đánh giá là lạc hậu và kém tiện lợi so với thế giới; do đó nhà nước cần hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống thanh toán của các cửa hàng tiện lợi để tạo nên hệ thống thanh toán hiện đại, góp phần phát triển ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam.

Như đã biết, để hệ thống thanh toán phát triển cần phải có sự trợ giúp của các ngành khác như ngân hàng, công nghệ thông tin… Do đó, nhà nước ta cần phải đầu tư ngành ngân hàng, hiện đại hóa các dịch vụ hỗ trợ trong thanh toán bằng thẻ từ, các (card) điện tử. Bên cạnh đó ngành điện tử và số hóa cũng phải được đầu tư phát triển và hiện đại hóa để hoàn thiện hệ thống thanh toán của hệ thống cửa hàng tiện lợi ở nước ta.

Ngoài ra, nhà nước cần hỗ trợ về vốn cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi nâng cấp và điện tử hóa các trang thiết bị bán hàng, xây dựng các trung tâm phân phối, hệ thống kho lạnh, hệ thống điện toán hoàn chỉnh, mạng lưới quản lý điện tử hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ khách hàng, tạo ra mạng lưới trung tâm thông tin dành cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi, tạo điều kiện quản lý và giám sát tốt nhất hoạt động của các chuỗi cửa hàng tiện lợi...

4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện việc thực thi các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi

Hiện nay phần lớn các chuỗi cửa hàng tiện lợi đều do các Sở thương mại các địa phương quản lý, tuy nhiên hiện chưa có quy chế về cửa hàng tiện lợi để quản lý các chuỗi cửa hàng tiện lợi nên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi còn nhiều bất cập, ví dụ như tuy phát hiện ra sai phạm nhưng vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể nên khó khăn trong quản lý, điều hành; mô hình cửa hàng tiện lợi phát triển nhanh trong khi đó năng lực quản lý nhà nước chưa theo kịp với sự phát triển đó…

Vì vậy, trong thời gian tới, để đưa hệ thống cửa hàng tiện lợi vào hoạt động theo các quy định của pháp luật,nhà nước ta cần phải hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo các xu hướng sau:

Xây dựng quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát các cửa hàng tiện lợi phù hợp với mục tiêu quản lý của nhà nước đối với các cửa hàng tiện lợi cũng như phù hợp với thực trạng phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống cửa hàng tiện lợi hiện đại, tiện lợi, cần phải tập trung vào những lĩnh vực như: kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi, xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa, thời hạn sử dụng; kiểm tra tính minh bạch rõ ràng trong việc niêm yết giá hay thay đổi giá cả; kiểm tra các công tác bảo đảm an toàn của cửa hàng tiện lợi như phòng cháy chữa cháy, an ninh cửa hàng…

Thông qua việc cấp phép, đăng ký kinh doanh để quản lý quá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi vì thông qua quá trình này có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát xem các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi có đáp ứng đủ những yêu cầu về kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi hay không.

Trong xu thế hoàn thiện chính sách quản lý mô hình cửa hàng tiện lợi, cải cách các thủ tục hành chính có liên quan trong kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi; nhà nước cần xác định rõ và đề cao vai trò của việc kiểm tra, kiểm soát sự hình thành, phát triển và kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi. Từ đó xác định và hoàn thiện cơ chế kiểm tra phù hợp với yêu cầu hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.

5. Khuyến khích sự ra đời và xây dựng các hiệp hội cửa hàng tiện lợi và liên kết các tổ chức, nghành nghề, lĩnh vực liên quan đến mô hình cửa hàng tiện lợi

Hiện nay các chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đều hoạt động độc lập và riêng lẻ nên hiệu quả kinh doanh không cao. Các khâu của quá trình cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng như cung ứng đầu vào, vận chuyển, phân phối thực hiện một cách rời rạc không đồng bộ; do đó sinh ra lãng phí thời gian và tiền bạc, hiệu quả không cao. Chính vì thế mà nhà nước cần phải

khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nhau không chỉ giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi với nhau mà còn giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi với các nhà cung cấp, đại lý vận chuyển, ngân hàng, trung tâm phân phối…

Tuy nhiên nhà nước vẫn chỉ là một nhân tố tác động hỗ trợ thôi chứ không thể là nhân tố chủ động thực hiện việc liên kết hợp tác được mà chủ yếu là các doanh nghiệp cần phải chủ động và ý thức được lợi ích và hiệu quả của việc hợp tác, liên kết với nhau và có kế hoạch thực hiện.‌

III. Các giải pháp từ phía các tổ chức, cá nhân, đơn vị hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi

1. Giải pháp huy động vốn

Như đã biết, kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đòi hỏi vốn lớn. Do đó, để khắc phục những khó khăn và hạn chế trong vấn đề huy động vốn, các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cần chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây:

Biện pháp thứ nhất là liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi khác để tạo ra nguồn vốn lớn. Tuy nhiên biện pháp này khi thực hiện sẽ gặp phải khó khăn do môi trường cạnh tranh đang rất khốc liệt, các “đại gia” trong lĩnh vực kinh doanh này không dễ dàng bắt tay nhau để hợp tác. Song cũng chính vì sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi này nên các doanh nghiệp yếu thế cần phải liên kết, hợp sức với nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Thứ hai, các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi có thể kêu gọi góp vốn từ các nhà sản xuất, cung ứng, logistic trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Một khi có được nguồn vốn lớn, các cửa hàng tiện lợi này sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ và trở thành đầu ra cho các sản phẩm, dịch vụ của các nhà sản xuất, cung ứng, logistic. Và dĩ nhiên, các nhà kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn hỗ trợ này.

Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi có thể liên doanh, liên kết với các tập đoàn nước ngoài hoặc kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài để huy động vốn. Mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn nhưng không phải nhà đầu tư hay tập đoàn bán lẻ nước ngoài nào cũng đủ tự tin để đơn độc thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Do đó họ sẽ chấp nhận liên doanh với các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi của Việt Nam để tận dụng những hiểu biết, kinh nghiệp về thị trường bán lẻ Việt Nam.

2. Đổi mới tư duy và tiếp thu kiến thức, công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Đầu tiên là phải đổi mới tư duy và nâng cao kiến thức về kinh doanh cửa hàng tiện lợi đối với chính các nhà quản lý và các giám đốc của các cửa hàng tiện lợi. Vì đây là những người đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi, là người chi phối và điều hành tất cả các hoạt động của cửa hàng tiện lợi. Nếu bản thân các chủ cửa hàng tiện lợi không tự mình nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới thì không thể điều hành tốt hoạt động hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi được. Bản thân các giám đốc cửa hàng tiện lợi phải được đào tạo về chuyên môn quản trị kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi và có thời gian khảo sát việc quản lý hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng tiện lợi hiện đại ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, ngoài ra các giám đốc cần có thời gian thực tập công việc quản lý để cọ xát thực tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Những người lãnh đạo phải có tầm nhìn rộng, nhạy bén với những xu thế biến đổi của thị trường để có thể điều chỉnh cho phù hợp, đón đầu cơ hội. Nhìn chung đó là những phẩm chất cần thiết đối với các nhà quản lý hay các giám đốc cửa hàng tiện lợi.

Tiếp đó, việc đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cho tất cả các nhân viên trong cửa hàng tiện lợi cũng rất quan trọng. Các nhân viên từ bảo vệ, thu ngân

đều phải có trình độ, nghiệp vụ thành thạo, chuyên nghiệp phù hợp với trình độ của các chuỗi cửa hàng tiện lợi hiện đại trên thế giới. Vậy nên các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi cần coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ ban đầu và đào tạo nghiệp vụ bổ sung cho nhân viên cửa hàng.

Khoa học và công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển mạnh và được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi như: hệ thống quản lý bằng máy tính hiện đại với mạng lưới điện toán thông minh; hệ thống thanh toán tiện lợi và thông minh qua thẻ điện tử, thẻ từ; hệ thống bảo vệ an toàn trong cửa hàng tiện lợi như báo động, phòng chống trộm, phòng cháy chữa cháy; hệ thống phục vụ đồ ăn nhanh… Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi trong nước cần học tập, tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào hoạt động của các cửa hàng tiện lợi. Tất nhiên là rất khó thực hiện điều đó ngay trong điều kiện nước ta hiện nay và điều kiện của các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi trong nước; mà các cửa hàng tiện lợi cần phải được nâng cấp dần dần, phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

3. Các giải pháp về chính sách marketing

Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều cần có các chính sách marketing. Việc hoạch định chiến lược, các chính sách marketing là việc làm quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì nhờ đó, các doanh nghiệp mới biết được đường lối, kế hoạch hoạt động và phát triển hợp lý. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cũng không phải là ngoại lệ. Các chính sách về marketing sẽ giúp cho các cửa hàng tiện lợi biết được nhu cầu về sản phẩm hàng hóa của người tiêu dùng và quá trình đáp ứng các nhu cầu đó. Các chính sách marketing mà doanh nghiệp kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi cần thực hiện gồm có: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách xúc tiến bán hàng, chính sách về chăm sóc khách hàng và chính sách về phân phối. Dưới đây, tác giả bài viết sẽ trình

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí