Miễn Trách Nhiệm Hình Sự Khi Người Không Tố Giác Nếu Đã Có Hành Động Can Ngăn Người Phạm Tội Hoặc Hạn Chế Tác Hại Của Tội Phạm, Thì Có Thể


phẩm, danh dự hoặc tài sản để họ đề phòng; đòi lại hoặc thu lại những nguồn nguy hiểm mà họ đã tạo ra cho người khác hoặc những lợi ích khác...

2.1.2.4. Miễn trách nhiệm hình sự khi Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự” (khoản 3 Điều 29 BLHS)

Đây là trường hợp miễn TNHS được bổ sung trong BLHS năm 2015. Việc quy định mở rộng phạm vi miễn TNHS thể hiện chính sách của Nhà nước trong việc hạn chế xử lý bằng biện pháp hình sự đối với người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do lỗi vô ý.

Theo kết cấu của quy định khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì người phạm tội có thể được miễn TNHS khi “đã tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn TNHS thì có thể được miễn TNHS” trong hai trường hợp như sau:

▪ Một là, người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác (trường hợp này có thể là do vô ý hoặc cố ý);

▪ Hai là, người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác.

2.1.2.5. Miễn trách nhiệm hình sự khi Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của


Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này: (khỏan 2 điều 91 BLHS);

BLHS năm 2015 có những bước phát triển tiến bộ trong việc áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, thể hiện đường lối xử lý nhân đạo sâu sắc. Thời gian vừa qua, cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng.

Thực tế, theo quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta, người chưa thành niên vi phạm pháp luật mà chưa đến mức xử lý hình sự hoặc vi phạm hành chính thì có thể hoà gỉải ở cơ sở theo quy định của Luật Hoà giải cơ sở năm 2013. Đây là quy định mà có sự tham gia của cộng đồng, xã hội tại xã, bản, tổ dân phố, phường; áp dụng hiệu quả quy định này sẽ tận dụng được sự giám sát, giáo dục của gia đình, nhà trường đối với người chưa thành niên nhằm giúp đỡ, giáo dục họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Để kết hợp chính sách xử lý hình sự đối với người chưa thành niên cần kết hợp với mục đích giáo dục để họ trở thành người có ích cho xã hội, và chế định miễn TNHS không nằm ngoài mục đích đó.

2.1.2.6. Miễn trách nhiệm hình sự khi Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS và được trả lại một phần hoặc tòan bộ của đã dùng để đưa hối lộ (Khỏan 7, Điều 364 BLHS)

Tội đưa hối lộ là tội phạm nguy hiểm xâm phạm hoạt động đúng và uy tín của Bộ máy Nhà nước ta. Nó gây tác hại đến rất nhiều mặt của đời sống xã


hội. Một mặt, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đấu tranh kiên quyết và triệt để với tệ hối lộ, nhưng để đảm bảo mang tính răn đe cho toàn xã hội, cần có các biện pháp để xử lý nghiêm khắc hành vi nhận hối lộ của những người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời xử phạt thích đáng những hành động đưa hối lộ và môi giới hối lộ.

Thực tế đấu tranh tội phạm “đưa – nhận” hối lộ thời gian qua cho thấy hết sức khó khăn trong việc truy tìm chứng cứ. Đây là một thách thức đối với cơ quan bảo vệ pháp luật. Tuy khó khăn như vậy, nhưng thời gian gần đây các cơ quan bảo vệ pháp luật đã quyết tâm đưa ra ánh sáng, xử lý triệt để nhiều vụ đưa

- nhận hối lộ. Những vụ việc “đưa-nhận” hối lộ cho thấy tính phức tạp, khó khăn của công tác đấu tranh đối với tội phạm tham nhũng trong đó có tội đưa và nhận hối lộ trong bối cảnh hiện nay. Bởi lẽ, về đặc điểm tội phạm học cho thấy, ở phía người nhận hối lộ đều có trình độ học vấn cao, có hiểu biết pháp luật, là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức xã hội. Họ trưởng thành đầy đủ về mặt nhận thức, có kinh nghiệm sống, có nhiều mối quan hệ xã hội và họ có đủ thủ đoạn để đối phó với cơ quan chức năng…..

Về phía người đưa hối hối lộ thường mong muốn lợi ích nhất định khi đưa hối lộ và nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ nên họ thường không tố giác, khai báo thiếu thành khẩn, phản xạ tự nhiên là chối tội nên việc phát hiện đưa và nhận hối lộ gặp nhiều khó khăn, nói cách khác các tội này có độ “ẩn” khá cao. Nếu người đưa không tố giác thì tất yếu việc xác định người nhận sẽ rất khó khăn.

Thực tế cho thấy, việc điều tra, chứng minh, xử lý tội phạm đưa hối lộ và nhận hối lộ là một việc hết sức khó khăn. Đây là một thách thức đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi, trong điều tra, xử lý tội phạm có một nguyên tắc là phải xử lý đúng người đúng tội và đúng pháp luật. Phải có căn cứ chứng minh,


bằng chứng cứ tài liệu chứng minh một cách chắc chắn, chứ không phải bằng sự suy diễn hay nhận định.

Do đó, điều kiện để các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền xem xét quyết định khi người đưa hối lộ đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác nhằm góp phần lớn vào việc giúp cơ quan điều tra đấu tranh với loại tội phạm này.

2.1.2.7. Miễn trách nhiệm hình sự khi người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt (khoản 2 Điều 390 BLHS).

Không tố giác tội phạm là tội phạm được quy định ở Điều 390 BLHS năm 2015. Hành vi phạm tội không tố giác tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức không hành động. Nó có thể xảy ra trong giai đoạn tội phạm đang chuẩn bị hoặc đang được thực hiện cũng như sau khi tội phạm đã kết thúc.

Hành vi không tố giác tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội bởi nó cản trở quá trình điều tra, phòng chống tội phạm của cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 390 BLHS quy định "Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt". Theo quy định này, nếu trường hợp người phạm tội mặc dù đã thực hiện một trong các hành vi cấu thành tội phạm và phải chịu TNHS về tội này; tuy nhiên do họ đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều luật này nên họ được miễn TNHS, cụ thể người phạm tội thực hiện một trong những hành vi sau:

Thứ nhất, người không tố giác tội phạm phải có hành động can ngăn người phạm tội để họ không thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nữa. Nếu như hành vi không tố giác tội phạm thể hiện dưới dạng không hành động thì hành vi căn ngăn là hành vi thể hiện dưới dạng hành động, điều đó có


nghĩa người không tố giác khi biết một hành vi phạm tội được thực hiện trên thực tế họ phải có hành động ngăn cản để không cho người phạm tội thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bằng mọi cách.

Thứ hai, người phạm tội hạn chế tác hại của tội phạm. Điều đó có nghĩa là tội phạm đã thực hiện, hậu quả đã xảy ra nhưng người biết được tội phạm đã kịp thời thực hiện những hành vi cần thiết để hạn chế tác hại của tội phạm ở mức thấp nhất.

Như vậy, một người khi biết rò một tội phạm đã thực hiện mặc dù họ không khai báo với cơ quan có thẩm quyền nhưng khi họ thực hiện một trong hai hành vi trên, điều đó có nghĩa họ đã có ý thức trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và họ có thể xem xét được miễn TNHS.

2.2. Thực tiễn áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, sự phát triển tiến bộ đi trước so với cơ sở hạ tầng là đời sống xã hội. Hay nói cách khác hiệu quả của pháp luật được phản ánh qua thước đo thực tế là đời sống xã hội. Vì vậy, giá trị của công trình khoa học này là sự nghiên cứu vấn đề miễn TNHS từ thực tiễn của đời sống xã hội mà cụ thể là từ địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình hình tội phạm cũng như ảnh hưởng đến sự áp dụng pháp luật hình sự đối với đời sống xã hội.

2.2.1. Khái quát chung về kinh tế, chính trị, văn hoá , xã hội của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngò phía đông Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ bởi các tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 1A, quốc lộ 51 và tuyến đường sắt Thống Nhất… Vì thế, Đồng Nai được coi như là “bản lề chiến lược” giữa bốn vùng


của các tỉnh phía Nam. Nó không chỉ có vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế, mà còn có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế kết hợp an ninh quốc phòng và môi trường của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí địa lý như trên, Đồng Nai là nơi giao thoa của các loại tội phạm từ các tỉnh, vùng lân cận.

Với diện tích khoảng 5.862,37km2, bằng 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, dân số khoảng 2,56 triệu người, trong đó: Dân số khu vực thành thị 33,23%, khu vực nông thôn 66,73%.

Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam, chủ yếu là địa hình đồng bằng, địa hình đồi lượn sóng, địa hình núi thấp, tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 8o, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2), thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp.

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi Đồng Nai cũng là nơi có nhiều khu công nghiệp được đầu tư và phát triển, kéo theo là số lượng rất lớn của dân nhập cư. Chính vì vậy song song với sự phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu giữ vững trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống với các loại tội phạm trên địa bàn. Trong hoạt động phòng, chống tội phạm, sự áp dụng các quy định pháp luật hình sự đảm bảo đúng, phát huy hiệu quả của pháp luật hình sự là một vấn đề được quan tâm hàng đầu, trong đó có việc áp dụng chế định miễn TNHS.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng miễn Trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Các biện pháp miễn TNHS được quy định trong BLHS thể hiện sâu sắc bản chất nhân đạo, nhân văn của luật hình sự nước ta, tư tưởng nhân đạo ấy thể hiện trong từng quy định về các biện pháp miễn, giảm TNHS. Tuy nhiên,


giá trị của tư tưởng nhân đạo cao cả ấy đó được hiện thực hoá vào đời sống xã hội hay không phụ thuộc rất nhiều vào thực tiễn áp dụng. Như nhà lý luận học, Tkeseliadze G.T viết “ Thực tiễn xét xử là phòng thí nghiệm đặc sắc kiểm tra sự đúng đắn và hiệu quả của đạo luật hình sự”.

Như vậy, những gì được ghi nhận trong luật phải được áp dụng thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, bởi thực tiễn áp dụng vừa là động lực vừa là mục đích của sự nhận thức cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng đắn của lý luận. Chính vì vậy, nếu chỉ nghiên cứu đơn thuần vấn đề lý luận về miễn TNHS thôi, không gắn với thực tiễn thì công trình nghiên cứu sẽ mất đi giá trị đích thực của nó bởi thực tiễn khách quan mới phản ánh chính xác được những gì chúng ta thiếu trong nhận thức.

Từ những vấn đề trên trong công trình nghiên cứu này tác giả muốn tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở đánh giá và so sánh giữa nội dung quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2015-2020.

NĂM

MIỄN TNHS

TỔNG SỐ BỊ ÁN

TỶ LỆ PHẦN TRĂM

2015

1

4144

0,02%

2016

35

3471

1,01%

2017

16

2953

0,54%

2018

3

3022

0,1%

2019

1

3300

0,03%

2020

0

4563

0,00%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 7

BẢNG 1: MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ GIAI ĐOẠN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TỪ 2015-2020


Nguồn: Báo cáo tổng hợp - Văn phòng TAND tỉnh Đồng Nai


Năm

Cả nước

Đồng Nai

Tỷ lệ (%)

Số bị cáo/ miễn TNHS

Số bị cáo/ miễn TNHS

Đồng Nai/cả nước

2015

115.641

117

4144

01

0,9%

2016

131.995

2498

3471

35

1,4%

2017

119.207

435

2953

16

3,7%

2018

110.547

56

3022

03

5,3%

2019

135.338

49

3300

01

2%

2020

162.295

41

4563

0

0%

BẢNG 2: BẢNG SO SÁNH TỶ LỆ MIỄN TNHS/ HÌNH PHẠT CỦA TAND ĐỒNG NAI VÀ TAND CẢ NƯỚC


Nguồn: Báo cáo tổng hợp - Vụ Tổng hợp TAND tối cao


BẢNG 3: MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

(Giai đoạn 2015-2020)




Năm

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

Cơ quan điều tra

Viện kiểm sát

Vụ án

Bị can

Vụ án

Bị can

2015

7

16

1

6

2016

11

57

26

64

2017

10

10

5

12

2018

10

11

9

12

2019

4

4

4

4

2020

2

2

0

0

Nguồn: Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai

Thông qua các số liệu được thể hiện ở các bảng thống kê trên có thể rút ra được một số nhận xét sau đây:

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí