hội thừa nhận” vẫn còn rất mơ hồ. Bởi thừa nhận bằng hình thức nào? Văn bản nào? Và cơ quan nào có thẩm quyền thừa nhận việc đó ? Từ sự vướng mắc trên cho nên trong thời gian qua việc áp dụng miễn TNHS trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, số lượng bị can được miễn TNHS rất ít, điều đó cũng phần nào hạn chế tính nhân đạo nhân văn trong việc áp dụng pháp luật hình sự. Vì vậy, trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chưa có cơ quan tiến hành tố tụng nào áp dụng chế định miễn TNHS đối với trường hợp này.
Như vậy, từ thực tiễn áp dụng chế định miễn TNHS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nêu trên, tác giả xin rút ra một số nguyên nhân sau:
Từ thực tiễn áp dụng và một số tồn tại, hạn chế khi áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về miễn TNHS theo tác giả do một số nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, quy định về miễn TNHS chưa chặt chẽ, chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời đối với một số nội dung về quy định miễn TNHS dẫn đến sự không mạnh dạn cũng như sự không thống nhất của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng chế định này.
Hai là, nhận thức về quy định miễn TNHS của các cơ quan tiến hành tố tụng còn hạn chế, chưa thống nhất dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thực tiễn áp dụng chế định miễn TNHS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong vòng 06 năm từ năm 2015-2020 là không giống nhau, tỷ lệ tăng giảm không đều, số lượng người được áp dụng rất ít ở giai đoạn xét xử. Thực tế này xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau và trong nội hàm của Chương 2 tác giả đã liệt kê được bảy nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản vẫn là sự nhận thức chưa đúng về chế định miễn TNHS theo quy định của BLHS năm 2015. Có thể những quy định mới về chế định này của BLHS vẫn còn chưa thống nhất điều đó dẫn đến hạn chế khi cơ quan có thẩm quyền ngại áp dụng.
Tiểu kết Chương 2
Miễn TNHS là một chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện Nhà nước không áp dụng các hậu quả pháp lý đối với người thực hiện hành vi được xem là tội phạm theo quy định của BLHS khi họ hội đủ các điều kiện nhất định. Vì vậy, từ sự phân tích các quy định tại Chương 2, có thể rút ra một số kết luận sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2017 Về Miễn Trách Nhiệm Hình Sự (Có Hiệu Lực Từ Ngày 01/01/2018)
- Miễn Trách Nhiệm Hình Sự Khi Người Không Tố Giác Nếu Đã Có Hành Động Can Ngăn Người Phạm Tội Hoặc Hạn Chế Tác Hại Của Tội Phạm, Thì Có Thể
- Đánh Giá Ưu Điểm, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Hạn Chế Trong Việc Áp Dụng Miễn Trách Nhiệm Hình Sự Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai
- Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 10
- Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Một là, chế định miễn TNHS được quy định trong BLHS năm 2015 với 2 trường hợp bắt buộc áp dụng và tuỳ nghi với những quy định rất tiến bộ so với BLHS năm 1999.
Hai là, BLHS năm 2015 quy định cụ thể những trường hợp miễn TNHS nhưng đối với mỗi trường hợp miễn TNHS thì việc nhận thức chính xác nội hàm, bản chất của nó để áp dụng trong thực tiễn còn nhiều vấn đề chưa rò ràng và chưa thống nhất. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng nhiều khi còn áp dụng chưa đúng hoặc chưa mạnh dạn vận dụng quy định của chế định này. Do đó, từ thực tiễn cho thấy, bên cạnh những trường hợp miễn TNHS có căn cứ và đúng pháp luật thì vẫn còn có một số trường hợp miễn TNHS không có căn cứ và đúng pháp luật, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội ít nhiều gây ảnh hưởng đến công tác đấu tranh và phòng, chống tội phạm.
Ba là, chế định miễn TNHS rất ít được áp dụng, trong đó, tòa án chiếm số ít các trường hợp được thể hiện giảm dần qua các năm, thậm chí đến 2020 không phát sinh trường hợp nào.
Nhìn nhận một cách tổng thể, BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) tiếp tục đề cao tính hướng thiện và mục đích nhân đạo trong chế định miễn TNHS, tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Từ những phân tích các quy định về
miễn TNHS tại Chương 2 là những quy định có lợi, tạo điều kiện cho người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời, tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình trong môi trường xã hội bình thường, có sự giám sát của chính quyền địa phương, gia đình, xã hội. Quy định này góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về giáo dục, cải tạo người phạm tội, xóa bỏ dần những định kiến xã hội đối với người phạm tội nhưng có sự cải tạo tốt, quyết tâm hướng thiện theo phương châm “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”.
Chương 3
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về chế định miễn trách nhiệm hình sự
Pháp luật là kiến trúc thượng tầng được quyết định bởi cơ sở hạ tầng là đời sống xã hội. Pháp luật có bản chất là được sinh ra từ cuộc sống thực tế, một mặt pháp luật là chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người, định hướng hành vi xử sự cho công dân trong đời sống xã hội nhưng mặt khác nó có tác động tiêu cực nếu việc áp dụng pháp luật không công bằng và không mang tính nhân đạo.
Xuất phát từ lý lẽ trên nên việc hoàn thiện pháp luật nói chung, chế định miễn TNHS nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh sự phát triển của các quan hệ xã hội.
Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật hình sự về chế định miễn TNHS dựa trên những nhu cầu như sau:
3.1.1. Về phương diện lý luận và pháp luật
Như đã trình bày ở Chương 1, vấn đề lý luận về miễn TNHS hiện nay vẫn đang tồn tại những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ là một vấn đề mang tính chính sách hình sự lớn nên để hoàn thiện chế định miễn TNHS cần phải có thời gian và sự mài dũa của thực tiễn.
Hoàn thiện chế định miễn TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa về mặt lý luận rất lớn bởi nó góp phần giúp cho cán bộ nghiên cứu
khoa học-giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học…. Cũng như những người làm công tác thực tiễn (Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán….) có nhận thức đúng đắn chính xác và đầy đủ, thống nhất về căn cứ miễn TNHS và những điều kiện áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, nhằm góp phần áp dụng đúng pháp luật không để lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Về phương diện lập pháp việc hoàn thiện chế định miễn TNHS góp phần hoàn thiện những “lổ hổng”, những quy định đã lỗi thời, thiếu chính xác về mặt khoa học để hoàn thiện chế định này cho phù hợp với sự phát triển của thực tế đời sống xã hội. Những thay đổi cơ bản trong BLHS sẽ góp phần làm căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng áp dụng, rò ràng, chính xác và thống nhất, tránh trường hợp mỗi toà án từng địa phương áp dụng khác nhau do hiểu chưa thống nhất. Mặt khác, việc hoàn thiện chế định miễn TNHS sẽ là cơ sở quan trọng nền tảng cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chính xác.
3.1.2. Về phương diện thực tiễn
Như đã trình bày ở phần Chương 2 cho thấy thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự vẫn còn có một số trường hợp miễn TNHS không đúng pháp luật, không có căn cứ pháp lý dẫn đến để lọt tội phạm và người phạm tội. Cụ thể, việc đánh giá các căn cứ miễn TNHS không đầy đủ và chính xác, cụ thể sai lầm thường gặp là người phạm tội có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc phạm tội nghiêm trọng, có mức hình phạt cao hoặc người phạm tội đã có tiền án, tiền sự, phạm tội nhiều lần, có đồng phạm, tái phạm, đã bị xử lý hành chính... đáng lẽ phải bị truy cứu TNHS nhưng lại được đình chỉ miễn TNHS dẫn đến tình trạng lọt tội phạm và người phạm tội. Việc áp dụng Khoản 3 Điều 29 BLHS 2015 còn thiếu chính xác miễn TNHS cho
người phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc nhầm lẫn giữa trường hợp có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với miễn TNHS.
3.2. Một số kiến nghị đối với những quy định về miễn TNHS cần được hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi trong thực tiễn áp dụng
Việc hoàn thiện quy định của BLHS về chế định miễn TNHS theo hướng sửa đổi bổ sung về mặt lập pháp là một biện pháp lâu dài cần thời gian. Vì vậy, trong thời gian ngắn việc đề xuất hướng dẫn áp dụng pháp luật là biện pháp tạm thời nhưng cần thiết và hiệu quả. Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ, tác giả nhận thấy qua thực tiễn áp dụng các quy định về miễn TNHS còn một số bất cập và chưa cụ thể; vì vậy, cũng mạnh dạn đề xuất những kiến nghị để cơ quan cấp trên có hướng dẫn kịp thời trong việc áp dụng chế định miễn TNHS, cụ thể:
Thứ nhất, cần hướng dẫn rò quy định về miễn TNHS do “sự thay đổi chính sách pháp luật” được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 29 BLHS năm 2015.
Như đã trình bày ở phần Chương 2, hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể cách hiểu cụm từ “sự thay đổi chính sách pháp luật” dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau. Theo cách hiểu hiện nay thì sự thay đổi này chỉ đơn thuần là thay đổi của “chính sách pháp luật”. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả sự thay đổi các chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội đặc biệt là đối với các tội phạm về kinh tế về xâm phạm trật tự công cộng….Chính vì vậy, để tạo thuận lợi cho việc vận dụng căn cứ miễn TNHS cũng như đảm bảo tính linh hoạt và nhạy bén phù hợp với nhu cầu của thực tiễn xã hội luôn luôn vận động và phát triển, kiến nghị hướng dẫn rò thuật ngữ “sự thay đổi của chính sách pháp luật” bao gồm ở các lĩnh vực nào?
Cũng nằm trong quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 như tác giả đã phân tích ở mục 2.3.3 Chương 2 đó là tình tiết “góp phần hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm” là chưa rò ràng và có nhiều hướng xử lý khác nhau. Vì vậy, tác giả cũng đề xuất kiến nghị hướng dẫn điều luật “tội phạm” ở đây có bao gồm đồng phạm không?
Thứ hai, về miễn TNHS do chuyển biến của tình hình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015.
Toà án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể tình tiết này theo hướng : “Sự chuyển biến của tình hình làm cho người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa là sự chuyển biến của tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… hoặc là sự chuyển biến của bản thân người phạm tội, đã nổ lực khắc phục những sai lầm, tích cực xây dựng lối sống tốt đẹp, nghĩa cử cao đẹp… dẫn đến xét thấy việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó là không cần thiết nữa.”
Thứ ba, về miễn TNHS do người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015.
Các cơ quan có thẩm quyền như TANDTC có thể phối hợp với Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh hiểm nghèo để làm cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng tình tiết này một cách thống nhất.
Thứ tư, liên quan điến tình tiết người phạm tội tự thú quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015. Hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn “ lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt”. Nghiên cứu cho thấy tại tiểu mục 2.1 mục 2 Nghị quyết 01/2007 NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội Đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS
cũng như sự phân tích ở Chương 2, tác giả đề xuất TANDTC cần hướng dẫn cụ thể tình tiết này theo hướng như sau:
“ Lập công lớn là khi người phạm tội có hành động giúp đỡ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, cá nhân trong thiên tai, hoả hoạn hoặc có hành động khác thể hiện sự quên mình vì lợi ích của Nhà nước, tập. thể, cá nhân được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản”.
Thứ năm, cũng liên quan đến khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 như đã trình bày ở Chương 2, việc BLHS 2015 bổ sung miễn TNHS theo khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 là một bước tiến bộ trong việc đưa hoà giải hình sự vào Luật. Tuy nhiên, khi áp dụng trường hợp này trong thực tiễn tuỳ tiện đặc biệt là đối với các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Chính vì vậy tác giả đề xuất TANDTC cần hướng dẫn rò tiêu chí chung về tính chất mức độ lỗi, hậu quả của tội phạm, nhân thân của người phạm tội và các yếu tố khác có liên quan.v.v. để làm cơ sở cho việc miễn TNHS quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015, hạn chế việc “có thể” để tránh tùy tiện trong việc áp dụng và đảm bảo tính công bằng trong việc xử lý tội phạm.
3.3. Những giải pháp khác nhằm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Như đã phân tích những tồn tại, hạn chế trong Chương 2, việc áp dụng miễn TNHS từ thực tiễn Đồng Nai cho thấy việc áp dụng chế định miễn TNHS trên địa bàn tỉnh còn hạn chế cũng như cách hiểu chưa thống nhất. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp chung mang tầm vĩ mô của cả nước như đã trình bày ở trên, thì ở tầm vi mô trên địa bàn tỉnh, theo tác giả còn có một số giải pháp như sau: