6- Phạm tội vì bị ép buộc, lừa phỉnh và việc làm chưa gây thiệt hại lớn hoặc phạm tội có tính chất cơ hội.
1.4.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 đến Bộ luật hình sự năm 1999.
1.4.2.1. Bộ luật hình sự năm 1985
Ngày 27 tháng 6 năm 1985, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua BLHS đầu tiên của nước CHXH Việt Nam. Sự ra đời của BLHS năm 1985 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác lập pháp, cụ thể là BLHS nói chung, các quy định về miễn TNHS nói riêng. Theo đó, chế định miễn TNHS được chính thức quy định tại một số điều của Phần chung và Phần các tội phạm BLHS. Trong BLHS năm 1985, tại Điều
48. Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt
“1- Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
2- Nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rò sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”.
Mặc dù BLHS năm 1985 không định nghĩa khái niệm miễn TNHS là gì nhưng tại Điều 48 đã ghi nhận những trường hợp người phạm tội được miễn TNHS nếu trong quá trình điều tra hoặc xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội hoặc hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì người đó được miễn TNHS. Trong Khoản 2 Điều 48 BLHS năm 1985 ghi nhận thêm trường hợp được miễn TNHS nếu trước khi hành vi phạm tội
Có thể bạn quan tâm!
- Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2
- Nguyên Tắc, Ý Nghĩa, Tác Dụng Phân Loại Miễn Tnhs
- Khái Quát Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Các Quy Phạm Về Miễn Trách Nhiệm Hình Sự Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam.
- Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2017 Về Miễn Trách Nhiệm Hình Sự (Có Hiệu Lực Từ Ngày 01/01/2018)
- Miễn Trách Nhiệm Hình Sự Khi Người Không Tố Giác Nếu Đã Có Hành Động Can Ngăn Người Phạm Tội Hoặc Hạn Chế Tác Hại Của Tội Phạm, Thì Có Thể
- Đánh Giá Ưu Điểm, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Hạn Chế Trong Việc Áp Dụng Miễn Trách Nhiệm Hình Sự Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
bị phát giác người phạm tội tự thú mà họ đã có thành tích trong việc khai rò tội phạm đã thực hiện, giúp cơ quan có thẩm quyền điều tra tội phạm.
Ngoài ra BLHS năm 1985 còn quy định những trường hợp miễn TNHS bao gồm: Tại Điều 16 quy định “Miễn TNHS do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”; tại đoạn 1 khoản 1 Điều 48 “do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”; tại đoạn 2 khoản 1 Điều 48 “do người phạm tội tự thú, thật thà khai báo, ăn năn hối cải”; tại khoản 3 Điều 59 “người chưa thành niên phạm tội”; tại khoản 3 Điều 74 “cho người phạm tội gián điệp”; tại khoản 5 Điều 227 “cho người phạm tội đưa hối lộ”; tại khoản 2 Điều 247 “cho người phạm tội không tố giác tội phạm”.
Sau một thời gian áp dụng BLHS năm 1985, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02-HĐTP ngày 05/01/1986, trong đó, có hướng dẫn cụ thể về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm, cụ thể đề cập đến các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, việc miễn TNHS trong trường hợp người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người tổ chức tội phạm.
Ngày 05/01/1986, Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP; văn bản này chỉ mới hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm, chưa có hướng dẫn về việc “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp với ba loại người đồng phạm còn lại: người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức”. Theo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 19/04/1989 về việc Hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS năm 1985, trong đó có hướng dẫn cụ thể đối với ba loại người đồng phạm trên. Cụ thể:
- “Đối với người xúi giục, người tổ chức phải thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện để cơ quan Nhà nước hoặc người sẽ là nạn nhân có biện pháp ngăn chặn tội phạm.
- Đối với người giúp sức phải chấm dứt việc tạo những điều kiện tinh thần, vật chất cho việc thực hiện tội phạm (như: không cung cấp phương tiện, công cụ phạm tội; không chỉ điểm, dẫn đường cho kẻ thực hành...). Nếu sự giúp sức của người giúp sức đang được những người đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm, thì người giúp sức cũng phải có những hành động tích cực như đã nêu ở trên đối với người xúi giục, người tổ chức để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm”.[48, Tr. 7].
Ngoài ra, để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật một cách linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo phải phù hợp với thực tiễn xét xử về chế định miễn TNHS cho một số đối tượng cụ thể và phạm một tội cụ thể, theo đó, ngày 02/06/1990, Bộ Nội vụ, Viện KSNDTC, TANDTC, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số 05/TTLN hướng dẫn thi hành chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội ra tự thú đã nêu rò căn cứ để miễn truy cứu TNHS đối với người phạm tội trốn khỏi nơi giam. Theo đó, miễn TNHS đối với tội trốn khỏi nơi giam được dùng với tên gọi miễn truy cứu TNHS đối với một tội phạm nhất định, cụ thể là:
- “Người phạm tội đang bị dẫn giải, tạm giữ, tạm giam để điều tra hoặc chờ xét xử mà bỏ trốn, nhưng đã ra tự thú thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng biện pháp cho cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú; nếu trong thời gian trốn tránh mà không phạm tội mới thì có thể được miễn truy cứu TNHS về tội trốn khỏi nơi giam quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự...[57, Tr.8]
- Người đang chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi trại cải tạo mà ra tự thú và trong thời gian trốn tránh không phạm tội mới, có thể được miễn truy cứu
TNHS về tội trốn khỏi nơi giam được quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự…”[57, Tr. 8].
1.4.2.2. Bộ luật hình sự năm 1999
Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời trong thời kỳ đất nước có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế xã hội sau Đại hội VI/1986. Vì vậy, BLHS năm 1999 đã khẳng định chính sách khoan hồng và nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta qua việc mở rộng hơn các quy định về miễn TNHS. Đặc biệt, Bộ luật này còn quy định một điều luật riêng về miễn TNHS có tính chất chung áp dụng cho mọi tội phạm tại Điều 25. Ngoài ra, tại Điều luật này ngoài hai trường hợp miễn TNHS cũ quy định ở khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1985 trước đây còn quy định thêm trường hợp miễn TNHS khi có quyết định đại xá.
Theo BLHS năm 1999, tại Điều 25. Miễn Trách nhiệm hình sự quy định:
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rò sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá. Theo quy định này, điều luật đã tách vấn đề miễn TNHS và miễn hình phạt thành hai điều luật mà không gộp chung như BLHS năm 1985. Theo đó, những trường hợp miễn TNHS bao gồm: Tại Điều 19 “Miễn TNHS do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”; tại khoản 1 Điều 25 “do sự thay đổi của tình hình”; tại khoản 2 Điều 25 “do sự ăn năn hối cải của người phạm tội”; tại khoản 3 Điều 25 “khi có quyết định đại xá”; tại khoản 2 Điều 69 “cho người chưa thành niên phạm tội”; tại Điều 80 “cho người phạm tội gián điệp”; tại đoạn 2
khoản 6 Điều 269 “cho người phạm tội đưa hối lộ”; tại khoản 6 Điều 290 “cho người phạm tội làm môi giới hối lộ”; tại khoản 3 Điều 314 “cho người phạm tội không tố giác tội phạm”.
Theo quy định của BLHS năm 1999, miễn TNHS được nhà làm luật phân chia thành những trường hợp miễn TNHS có tính chất bắt buộc hoặc tùy nghi (lựa chọn). Theo đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy nếu người phạm tội đáp ứng đủ những điều kiện cụ thể quy định về miễn TNHS thì ra quyết định để miễn TNHS cho họ (đối với những trường hợp bắt buộc). Đối với những trường hợp có tính chất lựa chọn (tùy nghi), căn cứ vào tình hình thực tế, vào yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như nhân thân người phạm tội, cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng hay không áp dụng.
1.5. Quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về miễn trách nhiệm hình sự
Miễn TNHS là một chế định cơ bản quan trọng của luật hình sự liên quan đến nhiều chế định như hình phạt, miễn hình phạt…..vì vậy, pháp luật các nước trên thế giới đều quy định vấn đề này. Trong giới hạn công trình nghiên cứu thạc sỹ, tác giả chỉ nghiên cứu pháp luật một số nước điểm hình trên thế giới.
1.5.1. Pháp luật hình sự Cộng hoà Liên bang Nga
Chế định miễn TNHS trong BLHS Liên bang Nga năm 1996 được ghi nhận với tính chất là một chế định độc lập, được bố cục tại một chương riêng biệt (Chương 11) bao gồm bốn điều luật tương ứng là bốn trường hợp miễn TNHS là [63]: 1) Miễn TNHS do người phạm tội ăn năn hối cải (Điều 75); 2) Miễn TNHS do người phạm tội đã hòa giải với người bị hại (Điều 76); 3) Miễn TNHS do sự thay đổi của tình hình (Điều 77) và; 4) Miễn TNHS do đã hết thời hiệu truy cứu TNHS (Điều 78);
Ngoài những trường hợp miễn TNHS chung quy định trong Chương 11 của Phần chung Bộ luật hình sự, còn có hai trường hợp miễn TNHS là: 1) Miễn TNHS do đại xá (Điều 85); 2) Miễn TNHS cho người chưa thành niên (Điều 91).
Như vậy, nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam ( BLHS năm 2015) và CHLB Nga cho thấy, thì về cơ bản những trường hợp miễn TNHS của hai nước là giống nhau. Tuy nhiên, so với BLHS năm 2015 của Việt Nam, tại BLHS Liên bang Nga quy định thêm hai trường hợp miễn TNHS tại phần chung, đó là: Miễn THNS do người phạm tội đã hòa giải với người bị hại (Điều 76) và miễn TNHS do đã hết thời hiệu truy cứu TNHS (Điều 78). Đồng thời, BLHS của Liên bang Nga còn quy định hàng loạt những trường hợp miễn TNHS khác nữa trong Phần các tội phạm, như [63]: tại Điều 127 “Miễn TNHS cho người bắt cóc người”; tại Điều 202 “cho người phạm tội khủng bố”; tại Điều 203 “cho người chiếm con tin”; tại Điều 205 “cho người tổ chức đơn vị vũ trang bất hợp pháp”; tại Điều 219 “cho người sở hữu, tiêu thụ, bảo quản, chuyển giao hay mang trái phép vũ khí, đạn dược, nổ và thiết bị gây cháy nổ”; tại Điều 220 “cho người chế tạo vũ khí trái phép”; tại Điều 286 “cho người đưa hối lộ”; tại Điều 301 “cho người đưa ra lời khai, kết luận giám định hay dịch gian dối”; tại Điều 307 “cho người trốn khỏi nhà tù hoặc nơi tạm giam”…..
1.5.2. Bộ luật hình sự Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Hoặc BLHS của CHDCND Lào có quy định tại Chương IV - Miễn trừ TNHS có nêu những ra trường hợp miễn TNHS như sau [63, tr. 17]:
1) Người chưa đủ 15 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 17) nhưng Tòa án phải áp dụng biện pháp giáo dục, cải tạo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự;
2) Người bị mất trí, không nhận thức được hậu quả của hành vi do mình gây ra thì không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng Tòa án phải buộc họ chữa bệnh theo quy định của Bộ luật hình sự (Điều 18);
3) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái bị phụ thuộc, bị đe dọa, uy hiếp thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp tội phạm nghiêm trọng thì sự đe dọa, uy hiếp chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 19);
4) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, thì không bị coi là phạm tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 20);
5) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp tình thế cấp thiết thì không bị coi là phạm tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 21).
Nhìn tổng thể, không chỉ pháp luật hình sự Việt Nam mà ở hai nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa liên bang Nga, tính nhân đạo, khoan hồng vẫn là đặc điểm nổi bật trong chính sách hình sự đối với người phạm tội. Theo đó, nhà làm luật Việt Nam đã đổi mới trong công tác lập pháp, BLHS năm 2015 dần được hoàn thiện hơn: thể hiện tính nhân đạo, đảm bảo tính răn đe vừa đáp ứng nhu cầu chuẩn mực với quốc tế về quyền con người.
Như vậy, so với các trường hợp miễn TNHS quy định trong phần Chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam thì về cơ bản các trường hợp miễn TNHS giữa Việt Nam và 2 nước trên tương đối giống nhau. Việc nghiên cứu, so sánh về miễn TNHS trong Bộ luật Hình sự của 2 nước trên để có thêm thông tin tham khảo hoàn thiện chế định miễn TNHS trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Tiểu kết Chương 1
Như vậy, qua nghiên cứu chương 1 của luận văn với tiêu đề “Những vấn đề lý luận và pháp luật về miễn TNHS theo Luật Hình sự Việt Nam” chúng ta có thể rút ra kết luận sau:
Một là, chế định miễn TNHS là một trong những chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam. Hiện nay, với xu hướng nhân đạo hóa trong việc xử lý người phạm tội cộng với việc áp dụng chế định này trên thực tế còn nhiều vướng mắc dẫn đến nhận thức không đúng đắn để áp dụng quy định miễn TNHS cho phù hợp, đúng pháp luật. Vì vậy, việc xây dựng và làm rò chế định này trong BLHS không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà có ý nghĩa trong công tác thực tiễn đối với cơ quan áp dụng pháp luật.
Hai là, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển các quy phạm về miễn TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam không chỉ thấy chuyển biến trong nhận thức của nhà làm luật mà còn thấy được quá trình phát sinh của các quy định pháp luật hình sự về chế định này. Theo đó, thấy được ý nghĩa, mục đích của chế định này nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội, tạo điều kiện cho họ sớm hòa nhập cộng đồng cũng như có ý nghĩa trong việc kế thừa, phát triển thành tựu lập pháp, tiến bộ qua các thời kỳ.
Ba là, việc so sánh giữa hai chế định miễn TNHS và chế định miễn hình phạt nhằm khẳng định tinh thần đổi mới trong nhận thức về chính sách hình sự theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; trong đó Đảng ta đã chỉ rò, cần phải “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình…”; đổi mới về chính sách xử lý đối với một số loại tội phạm và loại chủ thể phạm tội, đảm bảo các quy định của BLHS không chỉ là công cụ