Những Trường Hợp Miễn Trách Nhiệm Hình Sự Được Quy Định Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 1999

cản trở sự nhận thức được của người đó tính chất trái pháp luật của hành vi hoặc cản trở sự điều khiển hành vi được thực hiện;

4) Người bị rối loạn về tâm thần làm mất năng lực nhận thức hoạt động của mình từ lúc sinh ra hoặc từ lúc còn thơ ấu;

5) Người đã hành động trong phòng vệ chính đáng;

6) Người đã hành động trong tình thế cấp thiết;

7) Người đã hành động trong tình trạng khiếp sợ mãnh liệt;

8) Người đã hành động để thực hiện trách nhiệm, quyền hợp pháp, cũng như các nghĩa vụ theo chức vụ hoặc nghề nghiệp của mình.

Hoặc Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có quy định tại Chương IV - Miễn trừ trách nhiệm hình sự có nêu những ra trường hợp miễn trách nhiệm hình sự như sau [63, tr. 17]:

1) Người chưa đủ 15 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 17) nhưng Tòa án phải áp dụng biện pháp giáo dục, cải tạo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự;

2) Người bị mất trí, không nhận thức được hậu quả của hành vi do mình gây ra thì không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng Tòa án phải buộc họ chữa bệnh theo quy định của Bộ luật hình sự (Điều 18);

3) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái bị phụ thuộc, bị đe dọa, uy hiếp thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp tội phạm nghiêm trọng thì sự đe dọa, uy hiếp chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 19);

4) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, thì không bị coi là phạm tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 20);

5) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp tình thế cấp thiết thì không bị coi là phạm tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 21);

Hay theo pháp luật hình sự Thụy Điển đã quy định một chương riêng với tên gọi là "Miễn trách nhiệm hình sự" trong Bộ luật hình sự (Chương 24) và liệt kê những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, thực chất đây chính là các trường hợp mang bản chất pháp lý là các trường hợp (tình tiết) loại trừ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, theo pháp luật hình sự Thụy Điển, miễn trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của luật hình sự dựa trên cơ sở xung đột về lợi ích, dùng để chỉ ra rằng không có tội phạm được thực hiện mặc dù trên thực tế hành vi của một người nào đó đã thỏa mãn cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đối với một loại tội phạm. Nguyên tắc này được nhắc đến như là miễn trách nhiệm hình sự và không phải là miễn hình phạt bởi vì bị cáo không chỉ tránh khỏi hình phạt mà hơn thế nữa hành vi đó không được coi là tội phạm trong những điều kiện miễn trừ. Các nhà làm luật nước này đã sử dụng kỹ thuật mà ở đó họ tập hợp hầu hết xung đột quyền lợi và những trường hợp ngoại lệ khác làm cho hành vi phạm tội mất đi tính tội phạm. Theo đó, có bốn nhóm (trường hợp) sau đây được coi là miễn trách nhiệm hình sự [96, tr. 184- 190]:

a) Do sự đồng ý (hòa hoãn) giữa người phạm tội và người bị hại (quy định tại mục 7 Chương 24);

b) Phòng vệ chính đáng (quy định tại mục 1 Chương 24);

c) Tình thế cấp thiết (quy định tại mục 4 Chương 24);

d) Thẩm quyền do luật định (quy định tại mục 2 Chương 24).

Tóm lại, việc nghiên cứu chế định miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới cho phép đưa ra một số kết luận chung dưới đây.

Một là, hiện nay trong pháp luật hình sự các nước trên thế giới hầu như chỉ quy định về chế định miễn hình phạt hoặc miễn giảm (miễn trừ) hình phạt cho người phạm tội nếu đáp ứng đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do từng trường hợp tương ứng quy định. Trong khi đó, chế định miễn

trách nhiệm hình sự chỉ còn quy định trong pháp luật hình sự ở một số nước trên thế giới với những quy định cụ thể khác nhau mà chúng tôi đã phân tích trên.

Hai là, về những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, pháp luật hình sự của nước ta (mà cụ thể là Bộ luật hình sự năm 1999) quy định tương đối giống với pháp luật hình sự Liên bang Nga (mà cụ thể là Bộ luật hình sự năm 1996 hiện hành). Tuy nhiên, so với chúng ta, trong Phần chung Bộ luật hình sự Liên bang Nga nhà làm luật còn quy định thêm hai trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác, đó là: Miễn trách nhiệm hình sự do người phạm tội đã hòa giải với người bị hại và miễn trách nhiệm hình sự do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, trong Phần các tội phạm quy định nhiều trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác cho người phạm một số tội cụ thể tương ứng mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Ba là, trong pháp luật hình sự một số nước khác (như Tây Ban Nha, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Thụy Điển...), mặc dù đã dành hẳn một chương quy định về chế định miễn trách nhiệm hình sự, nhưng những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong đó lại mang bản chất pháp lý chính là các trường hợp (tình tiết) loại trừ trách nhiệm hình sự (chứ không đúng như tên gọi của nó) theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Chương 2

NHỮNG TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG


Hiện nay, về cách phân loại và danh mục những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cụ thể trong pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm những trường hợp nào cũng còn có các ý kiến khác nhau giữa các nhà hình sự học ở nước ta.

Theo PGS-TS Võ Khánh Vinh, những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định trong Phần chung và Phần các tội phạm và phân thành hai loại, một loại mang tính bắt buộc và một loại mang tính tùy nghi (có thể), đồng thời nêu ra trong Phần chung thì những trường hợp quy định tại Điều 19, khoản 2 Điều 23 và khoản 1 Điều 25 là bắt buộc, còn các loại còn lại là tùy nghi. Tác giả đã liệt kê các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Phần chung bao gồm: 1) Miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19); 2) Cho người phạm tội do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều 23);

3) Cho người phạm tội do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25); 4) Cho người phạm tội do người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25);

5) Do có hành vi tích cực của người phạm tội (khoản 2 Điều 25); 6) Khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25); 7) Cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69); Và một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999 [89, tr. 392-393].

Còn theo TS Nguyễn Ngọc Chí thì những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong Phần chung, áp dụng đối với tất cả các tội phạm hoặc đối với một loại tội phạm hoặc đối với một loại chủ thể nhất định. Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự ở Phần các tội phạm chỉ được áp dụng đối với người phạm vào tội mà luật có quy định. Tuy nhiên, tác giả còn chỉ ra những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự ở Phần chung Bộ luật hình sự lại có thể phân chia thành hai nhóm nữa:

1) Nhóm thứ nhất là các tình tiết miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm và bao gồm: a) Nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Do sự ăn năn hối cải của người phạm tội; c) Khi có quyết định đại xá hoặc đặc xá; d) Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị

kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

2) Nhóm thứ hai là nhóm các tình tiết miễn trách trách nhiệm hình sự đối với một loại tội nhất định và bao gồm: a) Do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và; b) Cho người chưa thành niên phạm tội [24, tr. 14-17].

Tác giả Phạm Mạnh Hùng lại căn cứ vào các quy định của luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam lại rút ra những điều kiện (hay những căn cứ) để có thể được miễn trách nhiệm hình sự, trong đó có những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được thực tiễn xét xử áp dụng nhưng chưa được nhà làm luật ghi nhận trong Bộ luật hình sự hay Bộ luật tố tụng hình sự, đó là:

a)...

...

c) Trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự (Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999), đáng được khoan hồng đặc biệt;

d) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Một số tội luật định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại mà người bị hại không có yêu cầu [40, tr. 14-15].

Và theo TSKH Lê Cảm thì căn cứ vào các quy phạm về chế định này trong Bộ luật hình sự, miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại hai phần là Phần chung và Phần các tội phạm, trong mỗi Phần đều có các dạng miễn trách nhiệm hình sự có tính bắt buộc hoặc tùy nghi (lựa chọn) và liệt kê các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự bao gồm chín dạng: năm dạng trong Phần chung và bốn dạng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999 đó là miễn trách nhiệm hình sự: a) Cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19); b) Do sự chuyển biến của tình hình (khoản 1 Điều 25); c) Do sự ăn năn hối cải của người phạm tội (khoản 2 Điều 25); d) Khi có quyết định

đại xá (khoản 3 Điều 25); đ) Cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69); e) Cho người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 80); f) Cho người phạm tội đưa hối lộ (đoạn 2 khoản 6 Điều 289); g) Cho người phạm tội môi giới hối lộ (khoản 6 Điều 290) và; h) Cho người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 3 Điều 314) [10], [11], [13]. TS Trương Quang Vinh cũng đồng ý với những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này [39, tr. 166-167].

Như vậy, qua phân tích cho thấy ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, một số tác giả còn liệt kê một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác, đó là: Miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; miễn trách nhiệm hình sự do đặc xá; miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999), đáng được khoan hồng đặc biệt; và miễn trách nhiệm hình sự đối với một số tội luật định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại mà người bị hại không có yêu cầu. Tuy nhiên, theo chúng tôi những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này chưa được nhà làm luật nước ta chính thức quy định trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành), mà chỉ mới được thực tiễn xét xử chấp nhận áp dụng và coi đó là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự mà thôi. Chính vì vậy, trong mục 2.1. 2.2. của chương thứ hai này, chúng tôi chỉ phân tích và đề cập đến những trường hợp được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, có nghĩa chúng chỉ bao gồm chín trường hợp miễn trách nhiệm hình sự với hai loại: 1) Có tính chất bắt buộc hoặc 2) Có tính chất tùy nghi (lựa chọn) nằm rải rác trong Phần chung và Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999. Cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999

TT

Điều

Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

Loại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam - 6

khoản

Phần chung

Phần các tội phạm

Bắt buộc

Tùy nghi

1.

Điều 19

Cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội


X


2.

Khoản 1

Điều 25

Do sự chuyển biến của tình hình


X


3.

Khoản 2

Điều 25

Do sự ăn năn hối cải của người phạm tội



X

4.

Khoản 3

Điều 25

Khi có quyết định đại xá


X


5.

Khoản 2

Điều 69

Cho người chưa thành niên phạm tội




6.

Khoản 3

Điều 80


Cho người phạm tội gián điệp

X


7.‌

Khoản 6

Điều 289


Cho người phạm tội đưa hối lộ


X

8.

Khoản 6

Điều 290


Cho người phạm tội làm môi giới hối lộ


X

9.

Khoản 3

Điều 314


Cho người phạm tội không tố giác tội phạm


X



2.1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG PHẦN CHUNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

2.1.1. Miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trong các chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội từ bỏ dứt khoát và vĩnh viễn ý định thực hiện tội phạm đến cùng của mình, qua đó hạn chế những thiệt hại (hậu quả) nguy hiểm có thể gây ra cho các quan hệ xã hội. Trong pháp luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ được quy định trong các điều luật của một số văn bản pháp lý đơn hành.

Chẳng hạn, Điều 20 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 quy định trường hợp giảm nhẹ hay miễn hình phạt: "...Có âm mưu phạm tội, nhưng đã tự nguyện không thực hiện tội phạm..."; Bản tổng kết số 452-H52 ngày 10/08/1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người quy định: "...Mặc dù đã rõ ràng can phạm có ý định giết người hoặc khi không xác định được rõ ràng ý thức của y, nhưng nếu được nửa chừng hành động, can phạm thấy nạn nhân đã bị thương tích, chủ động tự mình chấm dứt tấn công, tuy biết rằng còn có thể tiếp tục hành động, chỉ nên định tội là cố ý gây thương tích, không nên định tội là cố ý giết người chưa đạt..." [68, tr. 27]. Về sau, đến Bộ luật hình sự năm 1985, chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã được ghi nhận chính thức tại Điều 16 của Bộ luật này và trong quá trình áp dụng nó đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung để áp dụng thống nhất một số quy định của Bộ luật hình sự trong Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1988 và Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/04/1989. Đến lần pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự - Bộ luật hình sự năm 1999, chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại Điều 19 của Bộ luật và về cơ bản nó không có gì thay đổi so với chính nó trước đây trong Bộ luật hình sự năm 1985.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một khái niệm pháp lý mà trước đây chúng ta quen gọi là "tự nguyện đình chỉ" [27, tr. 26], [57, tr. 19], [58, tr. 114]. Đến Bộ luật hình sự năm 1985 khái niệm này đã được quy định chính thức tại Điều 16 và sau đó nó tiếp tục được ghi nhận Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 19). Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến chế định này, kết hợp với thực tiễn áp dụng, dưới góc độ khoa học luật hình sự theo chúng tôi khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể được hiểu như sau: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện sự tự nguyện dứt khoát của một người không thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của mình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022