Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2017 Về Miễn Trách Nhiệm Hình Sự (Có Hiệu Lực Từ Ngày 01/01/2018)


pháp lý để các cơ quan chức năng đấu tranh, phòng, chống tội phạm mà còn mang tính nhân văn sâu sắc.

Bốn là, nghiên cứu chế định miễn TNHS của các nước giúp ta hiểu thêm về mặt lý luận của chế định này; qua đó, học tập kinh nghiệm quý báu của các nước trong việc lập pháp và áp dụng pháp luật về chế định này.


Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI


2.1. Quy định của Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về miễn trách nhiệm hình sự (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)

Bàn về phân loại miễn TNHS hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi căn cứ vào cách quy định (cách thiết kế) của BLHS năm 2015, miễn TNHS được phân loại như sau:

Một là, căn cứ vào vị trí sắp xếp trong BLHS, miễn TNHS được quy định trong phần Chung và Phần Các Tội phạm với các trường hợp như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

1) Năm trường hợp miễn TNHS được quy định trong phần Chung của BLHS quy định từ Điều 16, Điều 27, 29 Điều 91 BLHS 2015. Các trường hợp này mang tính chất chung- áp dụng đối với tất cả những người phạm tội, nếu đáp ứng những điều kiện tương ứng cụ thể. Hay nói cách khác những trường hợp này rộng và bao trùm toàn bộ BLHS.

2) Bốn trường hợp miễn TNHS trong Phần các tội phạm quy định tại khoản 4 Điều 110; khoản 7 Điều 364; khoản 6 Điều 365; khoản 2 Điều 290. Đối với những trường hợp này việc miễn TNHS mang tính chất đặc thù chỉ áp dụng đối với loại tội phạm cụ thể được quy định.

Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 6

Hai là, căn cứ vào tính chất (nhà làm luật sử dụng cụm từ “ ĐƯỢC MIỄN” hay “CÓ THỂ ĐƯỢC MIỄN” , những trường hợp này được chia làm hai loại: (1) Quy định có tính chất bắt buộc, tức là dứt khoát “được miễn TNHS” ; (2) Quy định có tính chất tuỳ nghi, tức là “có thể được miễn TNHS”. Với quy định có tính chất bắt buộc thì khi gặp những trường hợp phù hợp với


nội dung của điều luật, cơ quan có thẩm quyền phải miễn TNHS cho người phạm tội. Với quy định có tính chất tuỳ nghi thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà đánh giá tính chất, mức độ của sự việc và đi đến quyết định miễn TNHS hoặc không miễn TNHS cho người phạm tội.

2.1.1 . Các trường hợp được miễn TNHS

Đây là những trường hợp người phạm tội đương nhiên được miễn TNHS mà không phụ thuộc vào sự đánh giá của cơ quan có thẩm quyền cũng như sự hòa giải của người bị hại, bao gồm:

2.1.1.1. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm Điều 16 BLHS.

Theo quy định tại Điều 16 BLHS năm 2015 “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.

Như vậy, một hành vi được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Điều kiện thứ nhất là hành vi chấm dứt việc phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát, nghĩa là phải do chính người thực hiện hành vi tự quyết định chấm dứt việc phạm tội mặc dù không có gì ngăn cản việc người đó tiếp tục phạm tội và sự chấm dứt đó phải là việc từ bỏ hẳn ý định thực hiện tội phạm. Điều kiện thứ hai là sự chấm dứt việc phạm tội phải xảy ra trong quá trình một người đã có hành vi bắt tay vào việc thực hiện ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện được tội phạm đến cùng, nghĩa là hành vi mà người đó thực hiện chưa thỏa mãn được hết các dấu hiệu của một tội phạm cụ thể mà người đó định phạm.


Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự, do một người đã có ý định phạm tội, đã có hành vi chuẩn bị hoặc bắt tay vào việc thực hiện tội phạm nhưng đã tự nguyện nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, được hưởng khoan hồng, không phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.1.1.2. Miễn TNHS do khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

Căn cứ miễn TNHS này được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 BLHS năm 2015, theo đó tại thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi theo quy định của BLHS thì hành vi đó là tội phạm nhưng khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do có sự thay đổi của chính sách, pháp luật (pháp luật hình sự, pháp luật chuyên ngành khác có liên quan...) làm cho hành vi đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Tình tiết “Không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” cần được hiểu là không còn nguy hiểm cho xã hội đến mức phải truy cứu TNHS nhưng vẫn có thể bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật khác như trách nhiệm hành chính, dân sự….

Quy định này bổ sung cho Điều 25 BLHS năm 1999 trước đây chưa có quy định này. Tuy nhiên, sẽ dẫn đến cách hiểu không thống nhất đối với quy định này:

- Cách hiểu thứ nhất: nếu việc thay đổi chính sách, pháp luật phải làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì mới được miễn TNHS.

- Cách hiểu thứ hai: tuy có thay đổi chính sách pháp luật mà hành vi phạm tội vẫn còn nguy hiểm thì không được miễn TNHS.


Tuy nhiên, trên thực tế, thì cứ có sự thay đổi chính sách pháp luật mà hành vi phạm tội còn nguy hiểm cho xã hội nữa hay không, không cần biết thì người phạm tội đương nhiên được miễn TNHS.

Ví dụ: BLHS năm 2015 đã bỏ 11 tội so với BLHS năm 1999, trong đó có các tội như: tại Điều 167 “Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế”; tại Điều 148 “Tội tảo hôn”; tại Điều 83 “Tội hoạt động phỉ”… thì kể từ ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật những người trước đây đã thực hiện một (hoặc nhiều) trong các hành vi mà BLHS năm 1999 quy định là tội phạm mà sau ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật mới bị phát hiện thì được coi là hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và mặc nhiên người có hành vi này được miễn TNHS.

2.1.1.3. Miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá (điểm b khoản 1 Điều 29 BLHS)

Đại xá là việc miễn TNHS đối với một loại tội phạm nhất định. Miễn TNHS trong trường hợp này cũng thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta. Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định đại xá. Thông thường quyết định đại xá được ban hành nhân dịp những sự kiện trọng đại nhất của đất nước. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt đại xá với đặc xá. Đặc xá là miễn toàn bộ hay một phần hình phạt đối với một hoặc một số người bị kết án. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền ra Quyết định đặc xá. Ở nước ta, đặc xá được Chủ tịch nước quyết định vào các dịp Lễ lớn của đất nước và dân tộc như: Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4; Ngày lễ Quốc khánh 2/9; Ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Từ khi Hiến pháp năm 1992 được thông qua cho đến nay, Quốc hội nước ta chưa có lần nào ban hành quyết định đại xá. Mặc dù không ban hành quyết định cụ thể cho từng trường hợp nhưng việc đại xá được thể hiện trong các


văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội như: Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/12/1999, Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015, Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 30/6/2016, Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về việc thi hành BLHS thì nội dung của các Nghị quyết này có chứa đựng nội dung của đại xá. Ví dụ: BLHS năm 2015 có hiệu lực từ 0 giờ 00 ngày 01/01/2018 nhưng Nghị quyết số 41 quy định: “Kể từ ngày BLHS được công bố, không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử những người phạm những tội mà BLHS đã bỏ hình phạt tử hình; đối với người đủ 75 tuổi trở lên, đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử; hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người thuộc trường hợp nêu trên mà chưa thi hành, thì không thi hành nữa…”.

Như vậy, căn cứ vào nội dung trên thì Nghị quyết 41 đã thể hiện nội dung đại xá.

2.1.1.4. Miễn trách nhiệm hình sự đối với người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khoản 4 Điều 110 BLHS)

Đây là dạng miễn TNHS có tính chất bắt buộc đối với tất cả các cơ quan tư pháp hình sự khi có cơ sở cho thấy người tuy đã nhận làm gián điệp có đầy đủ các căn cứ pháp lý như “không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền” thì được miễn trách nhiệm hình sự.

2.1.2. Các trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự

Theo quy định của pháp luật hình sự, đối với những trường hợp này cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà đánh giá tính chất, mức độ của sự việc và đi đến quyết định miễn TNHS hoặc không miễn TNHS cho người phạm tội, cụ thể gồm những trường hợp sau:


2.1.2.1. Miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm a khoản 2 Điều 29 BLHS)

Khác với trường hợp miễn TNHS quy định tại Khoản 1 Điều 29 BLHS là người phạm tội được miễn TNHS do có sự thay đổi chính sách pháp luật của Nhà nước. Còn đối với trường hợp này là do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Bên cạnh đó, cũng có luồng quan điểm cho rằng “chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” phải được hiểu rằng bản thân người phạm tội không có sự biến đổi nào, khi phạm tội họ là người như thế nào thì vẫn như vậy nhưng do tình hình xã hội thay đổi nên họ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Nguyên nhân làm cho họ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa chính là do tình hình thay đổi chứ không phải do nỗ lực của bản thân họ. Cũng được coi là do chuyển biến tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa trong trường hợp người phạm tội phải thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt mà thiếu họ thì nhiệm vụ đó khó hoàn thành, nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã miễn TNHS cho họ để họ nhận nhiệm vụ đặc biệt đó.

2.1.2.2. Miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS)

Đây là quy định mới mà BLHS năm 1999 chưa quy định. Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa là người mắc một trong các bệnh mà y học coi đó là bệnh hiểm nghèo như bị Ung thư, teo não, HIV ở giai đoạn AIDS, nhiễm vi rút kháng thuốc như NDM-1, Lao phổi ở giai đoạn cuối….


Tuy nhiên, không phải các trường hợp người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo đều có thể được miễn TNHS mà việc mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến người phạm tội không có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội thì mới được miễn TNHS.

2.1.2.3. Miễn trách nhiệm hình sự khi người phạm tội tự thú, khai rò sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận (điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS);

Tự thú là tự khai ra hành vi phạm tội của mình với các nhà chức trách. Việc người phạm tội tự khai ra hành vi phạm tội của mình với các nhà chức trách là biểu hiện của sự ăn năn hối cải về việc làm sai trái của mình nên đáng được khoan hồng, nhưng mức độ khoan hồng tới đâu thì lại phải căn cứ vào chính sách hình sự của Nhà nước; căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả đã xảy ra; thái độ khai báo; sự góp phần vào việc phát hiện và điều tra tội phạm.

Như vậy, người tự thú có thể được miễn TNHS khi có đủ những điều kiện sau:

+ Tội phạm mà người tự thú đã thực hiện chưa bị phát hiện, tức là chưa ai biết có tội phạm xảy ra hoặc có biết nhưng chưa biết ai là thủ phạm.

+ Người tự thú phải khai rò sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, tức là khai đầy đủ tất cả hành vi phạm tội của mình cũng như hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác.

+ Cùng với việc tự thú, người tự thú phải cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm như: trả lại tài sản đã chiếm đoạt; thông báo kịp thời cho người bị hại biết những gì đang đe dọa tính mạng, sức khỏe, nhân

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí