Thứ nhất, chế định miễn TNHS được thực hiện chủ yếu ở giai đoạn điều tra, truy tố. Tòa án các cấp trên phạm vi toàn tỉnh cũng áp dụng chế định này nhưng chiếm số lượng ít.
Cụ thể: cơ quan điều tra áp dụng miễn TNHS giai đoạn (2015-2020) là 100 bị can (chiếm tỷ lệ 39,3%); Viện kiểm sát là 98 bị can (chiếm tỷ lệ 38,6%); Tòa án là 56 bị cáo (22,04%).
Thứ hai, việc áp dụng chế định miễn TNHS của các cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu tập trung vào một số loại tội phạm nhất định với điều kiện được miễn chủ yếu tập trung vào khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 và khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015. Việc miễn TNHS được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với một số tội: tội đánh bạc, tội trộm cắp, tội tổ chức đua xe trái phép, tội cố ý gây thương tích, tội phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ…Trong đó, đối với loại tội phạm đánh bạc và trộm cắp tài sản được cơ quan Tòa án áp dụng là chủ yếu. Riêng tội đua xe trái phép được viện kiểm sát áp dụng nhiều nhất, cụ thể năm 2016 với 39 bị can được áp dụng chế định miễn TNHS theo khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999.
Thứ ba, qua bảng số 1 và số 3 cho thấy, việc áp dụng chế định miễn TNHS của cơ quan điều tra, viện kiểm sát thì tương đối đồng đều qua từng năm; riêng tòa án thì có sự chênh lệch so với 2 cơ quan này. Điều này cho thấy, cơ quan tòa án siết chặt việc áp dụng chế định này hoặc cũng có thể nhận định rằng, có sự nhận thức khác nhau của các cơ quan tiến hành tố tụng trong từng giai đoạn nên dẫn đến còn ngại áp dụng chế định này đối với người phạm tội.
Thứ tư, điểm giống nhau trong việc áp dụng này đối với cả 3 cơ quan là số lượng lớn được thực hiện vào năm 2016 khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành; tuy nhiên, giảm dần qua các năm về sau; đặc biệt đến năm 2020 thì
viện kiểm sát và tòa án không giải quyết trường hợp nào; riêng cơ quan điều tra thì 2 trường hợp.
Riêng đối với cơ quan tòa án việc áp dụng chế định miễn TNHS được thể hiện rò nét như sau:
Thứ nhất, biện pháp miễn TNHS rất ít được áp dụng, cụ thể năm 2015, 2019 một năm chỉ áp dụng 1 trường hợp miễn TNHS chiếm tỷ lệ 0,02% trên tổng số người bị kết án; thậm chí đến năm 2020 thì không có trường hợp nào. Năm 2016 là năm số lượng người được miễn TNHS cao nhất có 35 trường hợp chiếm 1,01% - điều này cũng được hiểu là khi BLHS năm 2015 có hiệu lực, rất nhiều bị cáo được miễn TNHS khi áp dụng những tình tiết mới của Bộ luật có lợi cho người phạm tội. Quy định miễn TNHS theo BLHS 2015 lý do “có sự thay đổi chính sách, pháp luật” được áp dụng có lợi cho người phạm tội. Tại thời điểm giao thời giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 nhiều loại tội phạm được nhà làm luật thay đổi cấu thành để phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội. Do đó, thực tiễn áp dụng cho thấy số lượng bị cáo được miễn TNHS vì lý do này khá phổ biến. Việc BLHS quy định căn cứ này để miễn TNHS tại Điều 29 BLHS năm 2015 giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng được rò ràng. Trước đây chưa có quy định này nên có trường hợp do có sự thay đổi của chính sách pháp luật mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa nhưng cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng miễn TNHS với lý do “chuyển biến tình hình” là không hợp lý bởi lẽ những trường hợp này tình hình không có sự chuyển biến.
Có thể bạn quan tâm!
- Giai Đoạn Từ Sau Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1985 Đến Bộ Luật Hình Sự Năm 1999.
- Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự 2015 Được Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2017 Về Miễn Trách Nhiệm Hình Sự (Có Hiệu Lực Từ Ngày 01/01/2018)
- Miễn Trách Nhiệm Hình Sự Khi Người Không Tố Giác Nếu Đã Có Hành Động Can Ngăn Người Phạm Tội Hoặc Hạn Chế Tác Hại Của Tội Phạm, Thì Có Thể
- Sự Cần Thiết Của Việc Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Về Chế Định Miễn Trách Nhiệm Hình Sự
- Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 10
- Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Việc áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 được áp dụng trong thực tiễn. Phải thừa nhận rằng quy định này chính là một hình thức giải quyết tranh chấp hình sự thông qua con đường tự nguyện hoà giải giữa người thực hiện tội phạm và người bị hại lần đầu tiên được ghi nhận
trong pháp luật hình sự Việt Nam. Cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã mạnh dạn áp dụng quy định này, đặc biệt là trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 BLHS 2015.
Như đã đề cập ở chương 1, miễn TNHS là không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội phạm mà họ đã thực hiện. Như vậy, đối tượng được miễn TNHS không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuộc nội dung của TNHS bao gồm bị kết án, hình phạt và các biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt và án tích. Mặc dù BLHS 2015 quy định 10 trường hợp miễn TNHS (bao gồm Phần Chung và Phần Các Tội phạm), song thống kê cho thấy thực tiễn xét xử các toà án ít áp dụng biện pháp này.
Thứ hai, tần suất và xu hướng vận dụng áp dụng biện pháp miễn TNHS trong giai đoạn giải quyết TNHS là không giống nhau. Nếu như một số loại án như án treo có động thái tăng đều theo hằng năm thì miễn TNHS có mức độ tăng giảm qua các năm không ổn định, như năm 2016 tăng vọt lên 35 trường hợp; năm 2017 giảm ½ còn 16 trường hợp và đến năm 2018 thì lại giảm còn 3 trường hợp và năm 2019 thì chỉ có một trường hợp trong khi tổng số bị án tăng giảm đều, đến năm 2020 thì không có trường hợp nào. Điều này có lẽ xuất phát từ lý do của việc áp dụng các biện pháp này, nếu như án treo được áp dụng về cơ bản dựa vào quan điểm, chính sách xử lý thì miễn TNHS phụ thuộc vào số trường hợp cụ thể xảy ra.
Thứ ba, theo Bảng thống kê số 02 cho thấy tỷ lệ phần trăm số người được miễn TNHS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và cả nước mỗi năm không giống nhau, không tỷ lệ thuận với số người miễn TNHS của TAND tỉnh Đồng Nai, cụ thể:
Mặc dù năm 2016, sau khi BLHS năm 2015 có hiệu lực đối với những quy định có lợi cho người phạm tội thì số lượng bị cáo được miễn TNHS cả
nước tăng vọt từ 117 người lên 2489 bị cáo. Vì vậy, tỷ lệ thuận với số liệu này thì Đồng Nai cũng tăng vọt lên 35 người năm 2016 trong khi năm 2015 có 1 trường hợp; trong khi năm 2018 mặc dù Đồng Nai chỉ có 03 trường hợp được miễn TNHS thôi nhưng lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong vòng 5 năm so với tỷ lệ của cả nước 56 trường hợp chiếm 5,3%, nhưng đến năm 2020 thì không có trường hợp nào. Như vậy, số liệu này cũng phản ánh việc miễn TNHS ở toà địa phương phụ thuộc vào vụ án và người thực hiện hành vi phạm tội.
2.2.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Miễn TNHS được quy định trong luật hình sự nước ta thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước trong việc xử lý tội phạm. Trong thời gian qua, việc cụ thể hoá chính sách này trong quy định của pháp luật hình sự đã được tăng cường và cụ thể hoá sâu sắc trong BLHS. Đa số người phạm tội khi được áp dụng biện pháp này đã thể hiện sự hối cải, làm ăn lương thiện, tỷ lệ tái phạm thấp. Điều đó đã chứng minh sự đúng đắn của Nhà nước ta trong việc áp dụng các chính sách khoan hồng đối với người phạm tội trong đó có vấn đề miễn TNHS. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng từ thực tiễn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng cho thấy rằng còn những vướng mắc, hạn chế nhất định. Qua nghiên cứu, chúng tôi có thể đưa ra những đánh giá mang tính tổng thể như sau:
Thứ nhất, nhận xét một cách tổng quát cho thấy các biện pháp miễn TNHS theo quy định của BLHS năm 2015 mặc dù đã có những thay đổi, bổ sung hơn so với BLHS năm 1999. Tuy nhiên, miễn TNHS vẫn chưa được xây dựng dựa trên một nền tảng lý luận vững chắc. Điều đó dẫn đến thiếu tính đồng bộ, thống nhất trong các quy định của BLHS cũng như mối quan hệ của luật hình sự với các pháp luật tố tụng hình sự, hành chính, dân sự. Cụ thể là những quy định khi miễn TNHS cho người phạm tội thì không áp dụng hậu
quả pháp lý đối với họ nhưng có áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý khác không ? Bởi hiệu quả của việc áp dụng pháp luật là một tổng thể thống nhất trong đó pháp luật hình sự là một phần của thể thống nhất đó.
Thứ hai, công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực thi pháp luật dẫn đến tình trạng mỗi cơ quan chỉ quan tâm đến những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Vấn đề thống kê thiếu thống nhất dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tổng kết rút kinh nghiệm.
Thứ ba, miễn TNHS là một chế định nhân đạo nó có ý nghĩa rất lớn đối với người phạm tội nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa về mặt xã hội như giảm thiểu sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với người phạm tội, giảm thiểu các chi phí cho nhà nước… Tuy nhiên thực tế cho thấy việc áp dụng biện pháp này rất hạn chế. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có nguyên nhân đó là pháp luật quy định chưa rò ràng dẫn đến sự không mạnh dạn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng chế định này. Kéo theo lý do này dẫn đến, việc công bố các án lệ liên quan đến vấn đề này hầu như không có. Đây cũng là một hạn chế tồn tại trong việc áp dụng pháp luật đối với chế định này cũng như ảnh hưởng đến việc tổng kết kinh nghiệm.
Thứ tư, việc nhận thức các quy định của pháp luật về miễn TNHS ở cơ quan tiến hành tố tụng các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh còn hạn chế, thậm chí còn áp dụng sai tinh thần của luật, cụ thể:
- Như đã đề cập trước khi có quy định của BLHS năm 2015 quy định căn cứ miễn TNHS “do có sự thay đổi chính sách pháp luật”, việc cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương áp dụng việc miễn TNHS theo căn cứ “do chuyển biến tình hình” không phù hợp vẫn diễn ra nên gây bức xúc cho dư luận.
Theo Quyết định số 18/QĐ-VKS ngày 23/8/2018 của Viện Kiểm sát huyện Trảng Bom đình chỉ vụ án đối với trường hợp của ông Nguyễn Văn Ngàn gây tai nạn giao thông sau khi uống rượu, làm chết một người và 3 người bị thương. Tuy nhiên, VKS huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai vẫn ra quyết định đình chỉ vụ án và miễn TNHS đối với ông Ngàn theo khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 với lý do người phạm tội đã bồi thường thiệt hại cho các bị hại và gia đình bị hại đã làm đơn bãi nại cho bị can Ngàn. Như vậy, việc áp dụng biện pháp miễn TNHS theo Điều 29 BLHS năm 2015 là không đúng bởi việc bồi thường cho bị hại trong trường hợp này chỉ được xem là một tình tiết giảm nhẹ TNHS là “người phạm tội tự nguyện sữa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” (điểm c khoản 1 Điều 51). Thêm vào đó ông Ngàn phạm tội rất nghiêm trọng nên không thể cho miễn TNHS vì không đảm bảo yêu cầu phòng chống tội phạm.
- Có nhiều trường hợp, người phạm tội ít nghiêm trọng do cố ý, như: Tội Trộm cắp tài sản (khoản 1 Điều 173); tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 174); tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 175) v.v. đã bồi thường, bồi hoàn đầy đủ các thiệt hại và được người bị hại đề nghị miễn TNHS nhưng không được các cơ quan pháp luật xem xét miễn TNHS (thực tiễn chưa miễn TNHS cho trường hợp nào thuộc loại này). Đây còn đang là khoảng trống mà gần như chưa được các cơ quan tố tụng xem xét đến để thực hiện việc miễn hay không miễn TNHS cho người phạm tội có đủ điều kiện quy định thuộc loại này.
Thứ năm, vấn đề né bồi thường oan của cơ quan tiến hành tố tụng thường bám vào quy định miễn TNHS của BLHS, cụ thể là mỗi khi có bị can, bị cáo, bị oan, họ đều sẽ nhận được quyết định miễn TNHS với căn cứ “do chuyển biến của tình hình”, dẫn đến việc lạm dụng miễn TNHS để né bồi thường oan sai. Cụ thể, TAND huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết
định số 23/2016/HSST-QĐ đình chỉ và áp dụng miễn TNHS đối với vụ án của ông Trần Văn Lượng là thủ quỹ của Công ty TNHH Sông Mây, ông bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điểm a,b Khoản 3 Điều 140 BLHS năm 1999). Tại cấp xét xử phúc thẩm nhận định quá trình điều tra ở cấp sơ thẩm chưa đầy đủ, chưa chứng minh được ý thức chiếm đoạt cũng như thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của ông Lượng. Vì vậy, toà phúc thẩm tuyên chưa đủ căn cứ để xác định hành vi của ông Lượng có chiếm đoạt tài sản hay không và tuyên huỷ toàn bộ án sơ thẩm. Cơ quan THTT huyện Xuân Lộc điều tra lại và kết luận ông Lượng đã khắc phục một phần tài sản trong quan hệ dân sự và Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự, với lý do “do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015. Thực trạng né tránh bồi thường oan sai do việc thu thập chứng cứ buộc tội yếu của cơ quan Điều tra bằng cách áp dụng miễn TNHS cũng là thực trạng chung của cả nước hiện nay. Đây là việc áp dụng không đúng chế định miễn TNHS bởi miễn TNHS là việc người đó đã phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong BLHS, tuy nhiên vì những lý do nhân đạo pháp luật hình sự quy định miễn áp dụng các hậu quả pháp lý đối với họ. Còn trong trường hợp trên, bản thân ông Lượng không phạm tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội bởi cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được.
Thứ sáu, mặc dù Điểm c Khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 đã quy định các điều kiện chặt chẽ để miễn TNHS, trong đó có điều kiện người phạm tội “ tự thú” và đây là điều kiện miễn TNHS mang tính chất “tuỳ nghi”, cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ cụ thể vào từng trường hợp để có thể quyết định miễn TNHS hay không cho người thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, căn cứ này cũng được hiểu là áp dụng cho mọi loại tội phạm bởi pháp luật không quy định giới hạn áp dụng. Điều này theo tác giả có thể dẫn đến tiềm ẩn nhiều
nguy cơ lạm dụng cũng như không rò nét mức độ phân hoá phân loại tội phạm trong BLHS 2015. Ở đây muốn đề cập đến đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội thì việc áp dụng điều kiện này để miễn TNHS là không thoả đáng, không đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Đơn cử như vụ án của ông Đinh Văn Tam, ngụ tại xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai, đưa hối lộ tài sản có giá trị đặc biệt lớn lên đến hàng tỷ đồng cho ông Bùi Văn Nghĩa, là Trưởng phòng Kế hoạch và Tài chính huyện Cẩm Mỹ- thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 364 BLHS năm 2015 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nhưng ông Tam lại được miễn TNHS do tự thú với các điều kiện khác tại Quyết định số 14/QĐ-VKS ngày 17/9/2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Mỹ. Điều này dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận cũng như niềm tin của người dân vào sự nghiêm minh của pháp luật, trái ngược với mục đích nhân đạo trong chế định miễn TNHS.
Điểm cuối cùng trong những hạn chế thực tiễn áp dụng chế định miễn TNHS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đó là theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 “góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận”. Về tình tiết này hiện nay cách hiểu chưa thống nhất, cụ thể có hai cách hiểu khác nhau như sau: (1) tội phạm ở đây là đồng phạm có liên quan đến vụ án mà người được miễn TNHS liên quan đến vụ án đó góp phần đáng kể làm sáng tỏ sự thật của vụ án mà chính họ tham gia; (2) tội phạm nghĩa là tội phạm bất kỳ nói chung, người được miễn TNHS chỉ cần khai bất kỳ tội phạm độc lập nào, không liên quan đến vụ án chính mình góp phần hiệu quả vào công tác điều tra tội phạm. Mặt khác, trong quy định này, tình tiết “ được Nhà nước và xã