Qua tiếp cận các công trình trong nước cho thấy rằng đề tài miễn TNHS được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Đây cũng là nguồn tư liệu phong phú làm nền tảng cho tác giả nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên, một mặt chỉ nghiên cứu những vấn đề chung của miễn TNHS hoặc là đi vào các biện pháp miễn TNHS cụ thể.
Về thực tiễn, do hầu hết các công trình trên nghiên cứu trước năm 2015 nên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu áp dụng các quy định của BLHS năm 1999. Điều đó cho thấy việc miễn TNHS theo Điều 29 BLHS 2015 vẫn đang còn bỏ ngỏ, đặc biệt là một số trường hợp miễn TNHS mới mà BLHS 2015 mới bổ sung. Đây là nhiệm vụ mà trong đề tài nghiên cứu này tác giả sẽ làm sáng tỏ.
2.2.2. Nhóm các sách chuyên khảo, giáo trình
Chế định miễn TNHS được đề cập đến trong các sách chuyên khảo như:
- Chương XVIII Miễn trách nhiệm hình sự, trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do GS.TS. Vò Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001;
- TSKH. Lê Cảm, “Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam” (Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2002) ;
- TS. Trịnh Tiến Việt, “Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự“(Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2010), Chương 3, Trong sách: Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013 và Pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự và thực tiên áp dụng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013;
- TS.Uông Chu Lưu, “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999” – Tập 1. Phần chung (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2001) đã đề cập đến vấn đề miễn TNHS và phân tích các trường hợp miễn TNHS.
Có thể bạn quan tâm!
- Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1
- Nguyên Tắc, Ý Nghĩa, Tác Dụng Phân Loại Miễn Tnhs
- Khái Quát Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Các Quy Phạm Về Miễn Trách Nhiệm Hình Sự Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam.
- Giai Đoạn Từ Sau Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1985 Đến Bộ Luật Hình Sự Năm 1999.
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Vấn đề miễn TNHS là một nội dung lớn trong Luật Hình sự. Vì vậy, từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, các công trình nghiên cứu lý luận về vấn đề này rất phong phú- đây là nguồn tư liệu quý giá làm cơ sở nền tảng vững chắc cho tác giả tiếp cận đề tài của mình. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu trên chủ yếu phân tích về lý luận và quy định của pháp luật về miễn TNHS trên cơ sở BLHS 1999 và BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Ngoài ra, một số công trình đưa ra những đánh giá chi tiết thực trạng dựa trên số liệu của tình hình áp dụng các biện pháp miễn TNHS trên thực tế. Từ đó, nêu lên những bất cập, hạn chế của quy định pháp luật còn tồn tại và đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp.
2.2.3. Nhóm các bài viết, bài báo
Nghiên cứu về đề tài này, hiện nay có nhiều bài viết, bài báo có nội dung liên quan. Tuy nhiên, tác giả chỉ chọn lọc một số bài viết, bài báo viết về chế định này theo quy định của BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau:
- Tác giả Trịnh Việt Tiến trong bài viết “Miễn trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015 và những vấn đề đặt ra trong quá trình áp dụng” trên tạp chí Luật học, số 07 năm 2016. Trên cơ sở phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về miễn TNHS, bài viết nêu lên những vấn đề đặt ra trong quá trình áp dụng và đề xuất hướng sửa đổi phù hợp.
- Tác giả Phạm Mạnh Hùng trong bài viết “Một số ý kiến về các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt” trên tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 02 năm 2016. Nội dung chủ yếu của bài viết là phân tích quy định mới về miễn TNHS và miễn hình phạt của BLHS 2015 so với BLHS 1999. Từ đó, nêu lên những bất cập cần được hoàn thiện của hai chế định này trên thực tế.
- Tác giả Đinh Văn Quế trong bài viết Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự 2015 trên tạp chí Luật sư Việt Nam, số 10 năm 2017. Bài viết phân tích từng trường hợp cụ thể của việc áp dụng biện pháp miễn TNHS tại Điều 29 BLHS 2015 trên cơ sở quy định pháp luật và thực tế áp dụng. Từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật này.
- Tác giả Lê Nam trong bài viết Bàn về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 09 năm 2016. Nội dung bài viết xoay quanh giải quyết các vấn đề về lý luận chung về miễn trách nhiệm hình sự, giới thiệu về các trường hợp miễn TNHS trong BLHS 2015. Bên cạnh đó, bài viết đặt ra vấn đề khi áp dụng và đề xuất hướng giải quyết cụ thể cho trường hợp miễn TNHS tại khoản 3 Điều 29 BLHS 2015.
Mặt khác, một số tác giả cũng có công trình nghiên cứu về chế định miễn trách nhiệm hình sự theo các mức độ khác như: 1) Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học (KHXH), số 4/1997) của TS. Nguyễn Ngọc Chí; 2) Về chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1988) và về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2001) của PGS.TS Phạm Hồng Hải; 3) Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Luật học, số 5/1997) của TS. Lê Thị Sơn; 4) Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/1993) và Hoàn thiện các quy định của luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án (Tạp chí Kiểm sát, số 5/2002) của tác giả Phạm Mạnh Hùng; 5) Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 48 Bộ luật hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số chuyên đề về Bộ luật hình sự, số 4/1999) của tác giả Thái Quế Dung; 6) Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp "Do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn
nguy hiểm cho xã hội nữa" theo quy định của Điều 25 Bộ luật hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002) của tác giả Nguyễn Hiển Khanh; 7) Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2004) của TSKH Lê Cảm và Trịnh Tiến Việt; 8) Hoàn thiện các quy định về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 5/2004); Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Tạp chí Khoa học, chuyên san Kinh tế.
Nghiên cứu các bài viết trên các tạp chí khoa học cho thấy do chỉ dừng lại ở góc độ là bài viết học thuật được giới thiệu trên tạp chí nên phạm vi nghiên cứu chưa bao quát hết các vấn đề về biện pháp miễn TNHS theo quy định của BLHS 2015.
Việc tìm hiểu các bài viết giúp tác giả hiểu sâu về vấn đề cần nghiên cứu, để từ đó định hướng nghiên cứu cho công trình của mình một cách phù hợp. Vấn đề về miễn TNHS là một vấn đề không mới nhưng trong những nội dung về miễn TNHS tại Điều 29 BLHS 2015 đã có sự thay đổi đáng kể. Mặt khác vấn đề áp dụng miễn TNHS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được áp dụng phù hợp với thực tiễn của địa phương là một vấn đề cần nghiên cứu.
Dựa trên những tài liệu đã nghiên cứu, với khoá luận này, tác giả không chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về miễn TNHS mà còn đi sâu vào phân tích từng trường hợp cụ thể của nội dung miễn TNHS tại Điều 29 BLHS 2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tác giả tập trung phân tích và làm rò những điểm mới, khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan nhằm đề xuất những kiến nghị phù hợp trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu về miễn TNHS từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai đạt được mục tiêu tính mới của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luật, pháp luật và nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về các trường hợp miễn TNHS tại Điều 29 BLHS 2015 từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai, tác giả đánh giá thực trạng cũng như những vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành và đề xuất, kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế định miễn TNHS theo quy định của BLHS 2015 nhằm mục đích xây dựng được khung pháp lý an toàn cho việc áp dụng, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ việc xác định mục đích từ cơ sở nêu trên, luận văn được tiến hành nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, về mặt lý luận cần phân tích và làm sáng tỏ khái niệm, nội dung, đặc điểm phân loại của miễn trách nhiệm hình sự.
- Thứ hai, khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy phạm về miễn TNHS để có cái nhìn xuyên suốt về tư duy pháp lý của một quá trình lịch sử đối với vấn đề miễn TNHS từ sau năm 1945 đến nay.
- Thứ ba, nghiên cứu vấn đề miễn TNHS của một số nước trên thế giới; đặc biệt, là các nước có tầm ảnh hưởng đến pháp luật Việt Nam như: pháp luật của Cộng Hoà Liên bang Nga; của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào…trên cơ sở có cái nhìn so sánh một cách toàn diện.
- Thứ tư, nghiên cứu thực tiễn áp dụng vấn đề miễn TNHS từ địa bàn tỉnh Đồng Nai, tìm ra những hạn chế, vướng mắc để đưa ra các giải pháp hoàn thiện việc áp dụng pháp luật về chế định miễn TNHS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề áp dụng miễn TNHS trong phạm vi tỉnh Đồng Nai.
- Về thời gian: Các bản án, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án mà luận văn nghiên cứu áp dụng miễn TNHS từ năm 2015-2020.
- Nội dung nghiên cứu: Với một dung lượng của đề tài luận văn nghiên cứu trong phạm vi địa phương là địa bàn tỉnh Đồng Nai, luận văn không nghiên cứu tất cả các trường hợp miễn TNHS theo Điều 29 BLHS năm 2015 trên phạm vi cả nước mà luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan đến các trường hợp miễn TNHS từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu luận văn được vận dụng từ cơ sở hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; những thành tựu của các ngành khoa học: Triết học, tội phạm học, luật hình sự, tâm lý học, xã hội học. Các công trình nghiên cứu, sách nghiên cứu, sách chuyên khảo của các nhà khoa học trong nước.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến áp dụng các tình tiết miễn TNHS theo quy định của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
5.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: Lịch sử, lôgíc, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng chế định miễn TNHS theo quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015 trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử.
Những giải pháp đề cập trong đề tài luận văn giúp các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng chế định miễn TNHS theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Luận văn nêu trên có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự cũng như việc áp dụng chế định miễn TNHS của các cơ quan tiến hành tố tụng...
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn được chia thành ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
- Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Chương 3: Một số kiến nghị nhằm bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm miễn trách nhiệm hình sự
1.1.1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, được thể hiện bằng việc người phạm tội bị áp dụng một hoặc nhiều các biện pháp cưỡng chế hình sự khác nhau của Nhà nước do Luật Hình sự quy định.
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, tuy có nhiều cách thể hiện khác nhau, song tựu trung lại các nhà khoa học luật hình sự nước ta về cơ bản đều thống nhất về nội hàm của khái niệm TNHS- là hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định [7, tr. 122], [13, tr. 14], [27, tr. 281-282], [32, tr. 14], [50, tr. 65].
Trong Luận án tiến sỹ luật học của Trịnh Tiến Việt cho rằng “trách nhiệm hình sự được hiểu là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định đối với người phạm tội.” [ 50.tr 26]
Trên thực tế, các tội phạm và trường hợp phạm tội đều không giống nhau. Do đó, để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cũng như phân hóa các trường hợp phạm tội để có đường lối xử lý phù hợp, công bằng, chính xác và đúng pháp luật. Đặc biệt sự phân hóa các trường hợp tội phạm và người phạm tội còn thể hiện ở chỗ không phải tất cả trường hợp đều