Xu Hướng Phân Bổ Nguồn Lực Cho Giảm Nghèo Từ Quan Điểm Của Cán Bộ


Nhóm ý kiến thứ ba (21%) gồm những ý kiến cho rằng điều thú vị quan công tác giảm nghèo là được thăm quan, học tập kinh nghiệm giảm nghèo; được có việc làm và thu nhập; được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên,...

Nhìn chung, qua kết quả phân tích từ câu hỏi này, tác giả nghiên cứu đã nhận ra những nhân tố có thể được sử dụng trong việc khuyến khích cán bộ tham gia tích cực vào công tác giảm nghèo đó là (1) tôn vinh giá trị xã hội của công tác giảm nghèo cũng như người làm công tác này; (2) hướng dẫn, thực hành kỹ năng - hiểu biết trong lĩnh vực phát triển cộng đồng; (3) khuyến khích bằng các lợi ích trực tiếp như tổ chức thăm quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường sự quan tâm của cấp lãnh đạo.

Liên quan đến thái độ của cán bộ các cấp đến giảm nghèo và công tác giảm nghèo, nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn cán bộ các cấp về việc cán bộ “Có mong muốn tiếp tục làm công việc này không?” và “Có khát khao giải quyết tình trạng nghèo đói ở địa phương không?”.

Nếu như 100% cho biết họ khát khao giải quyết tình trạng nghèo đói ở địa phương thì lại chỉ có 63,45% (tức là không quá 2/3) số người trả lời phiếu lại không thực sự mong muốn tiếp tục làm công tác giảm nghèo. Cho dù có những lý giải khác nhau giữa mong muốn giảm nghèo với mong muốn làm công tác trực tiếp liên quan giảm nghèo thì cũng có thể suy luận rằng những “lợi ích” mà cán bộ cảm nhận từ việc tham gia công tác này là chưa thực sự hấp dẫn họ.

2.4.3. Thực trạng hành vi của cán bộ các cấp đối với công tác giảm nghèo

Hành vi như đã được định nghĩa là biểu hiện của hiểu biết, thái độ và những kích thích từ môi trường. Lý do cần tìm hiểu trong nghiên cứu này chính là thực trạng hành vi của cán bộ các cấp bởi vì hành vi tích cực của cán bộ làm công tác giảm nghèo sẽ dẫn đến kết quả giảm nghèo hiệu quả.

Trong vô số hành vi mà cán bộ các cấp thực hiện, có những hành vi liên quan đến công tác giảm nghèo rõ ràng hơn. Việc tìm ra được các câu hỏi để phản ánh được tương đối đầy đủ hành vi của cán bộ đối với giảm nghèo là một thách thức đối với nghiên cứu. Sau đây là một số nội dung về hành vi được phản ánh trong nghiên cứu:


- Hành vi thể hiện sự quan tâm, trăn trở với công tác giảm nghèo

- Hành vi thể hiện qua công việc thực tế

- Hành vi thể hiện ở kết quả xử lý công việc.

Từ các quan tâm này, những câu hỏi được phát triển và kết quả khảo sát theo đó đã cung cấp cho biết thực trạng hành vi của cán bộ các cấp trong hoạt động giảm nghèo.

Với câu hỏi liên quan đến sự trăn trở, nhiệt tình với công việc là “Ông/bà có thường đưa ra các sáng kiến, giải pháp trong công tác giảm nghèo không?”, kết quả là chỉ có 45,25% khẳng định là có. Phần lớn còn lại cho rằng chỉ thực thi công việc theo quy định và không chủ động đề xuất giải pháp.

Bảng 2.18: Biểu hiện đối với công tác giảm nghèo



Hành vi

Chung

Cán bộ xã

Cán bộ huyện

Cán bộ tỉnh

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Trăn trở và chủ động đề xuất giải pháp giảm nghèo


200


45.25


115


38.21


47


55.29


38


67.86

Có ý kiến khi được hỏi

153

34.62

109

36.21

32

37.65

12

21.43


Chỉ thực hiện công việc theo chỉ đạo


89


20.14


77


25.58


6


7.06


6


10.71

Tổng

442

100

301

100

85

100

56

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam - 18

Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án Một cán bộ nếu thực sự quan tâm, nhiệt tình với công tác giảm nghèo sẽ thường xuyên có những trao đổi, thảo luận về vấn đề nghèo đói và giảm nghèo. Xuất phát từ cách tiếp cận này, câu hỏi đặt ra là: “Xin ông/bà nhớ lại trong tuần làm việc gần đây nhất ông/bà đã tham gia bao nhiêu cuộc trao đổi về (liên quan đến) công tác giảm nghèo?”. Kết quả thu được từ 442 phiếu phỏng vấn cho thấy có 17,87% (79/442 phiếu) không tham gia bất kỳ cuộc trao đổi, thảo luận nào về giảm nghèo trong tuần làm việc đó; 53,17% (253/442 phiếu) cho biết có từ 1 đến 2 cuộc nói chuyện, trao đổi về giảm nghèo trong một tuần và 28,96% (128/442 phiếu) tỏ ra thật sự say mê với công tác giảm nghèo bởi họ tham gia từ 3 cuộc thảo luận, trao

đổi trở lên liên quan đến công tác giảm nghèo trong một tuần.


Thực tế, cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo không phải là người có vai trò quyết định đối với các chính sách, quyết định phân bổ nguồn lực ngân sách, đầu tư phát triển tại các địa phương mà chỉ có vai trò tham mưu, đề xuất, vận động. Tuy nhiên nếu cán bộ tâm huyết và có năng lực thì sẽ có nhiều đề xuất hoặc vận động được nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo. Chính vì vậy hành vi tích cực đề xuất, vận động cho các chính sách, giải pháp hướng tới giảm nghèo sẽ tạo ra những khác biệt trong hiệu quả công tác giảm nghèo. Để đánh giá khía cạnh này, nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi: “Trong các buổi họp, thảo luận về chính sách phát triển kinh tế-xã hội hoặc phân bổ ngân sách, ông/bà có tích cực đề xuất chính sách, giải pháp có lợi cho người nghèo hoặc yêu cầu nguồn lực nhiều hơn cho người nghèo không?”. Ngạc nhiên là có tới 73,08% ý kiến cho rằng họ cố gắng thuyết phục để giành được nhiều nguồn lực hoặc giải pháp có lợi hơn cho người nghèo và công tác giảm nghèo. Vậy, “Thực tế thì nguồn lực cho công tác giảm nghèo ở địa phương có xu hướng tăng lên hay không?” cũng chính là câu hỏi mà nghiên cứu đã đặt ra với cán bộ các cấp.

Theo kết quả trình bày dưới đây thì phần lớn cho rằng nguồn lực cho công tác giảm nghèo có tăng nhưng tăng ít.

Bảng 2.19: Xu hướng phân bổ nguồn lực cho giảm nghèo từ quan điểm của cán bộ


Xu hướng

Số lượng

%

Tăng nhiều

26

5.88

Tăng ít

283

64.03

Không tăng-không giảm

120

27.15

Giảm đi

13

2.94

Tổng

442

100

Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án Nếu so sánh với 73,08% cán bộ cho rằng họ cố gắng thuyết phục để có được nhiều nguồn lực hơn cho giảm nghèo thì kết quả dường như chưa đáp ứng mong đợi của họ. Phải chăng họ thiếu những kỹ năng hoặc sự chuẩn bị cần thiết cho việc vận động, thuyết phục? Câu hỏi này đáng tiếc là chưa được đặt ra trong quá trình khảo

sát, đó cũng là một trong những hạn chế của nghiên cứu này.


2.4.4 Các phát hiện từ tham vấn và phỏng vấn sâu


2.4.4.1 Nhận thức, thái độ đối với giảm nghèo của cán bộ và nhà tài trợ


Trong quá trình thảo luận, tham vấn với các nhóm đối tượng là cán bộ thuộc các bộ ngành có tham gia trong chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, các đại diện đến từ các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam và các nhóm đại diện doanh nghiệp, các đơn vị cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho thấy có sự nhìn nhận khá khác nhau về công tác giảm nghèo. Nhận thức của cán bộ từ các bộ ngành là tương đối đầy đủ, thậm chí một cán bộ trong nhóm thảo luận đã khẳng định: “Việc các bộ ngành tham gia chuẩn bị và thống nhất trình Chính phủ một chương trình mục tiêu quốc gia với nhiều cấu phần bao quát cả phát triển hạ tầng cơ sở; hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh; dạy nghề, cho vay tín dụng, hỗ trợ y tế, giáo dục và thậm chí cả tư vấn pháp lý miễn phí cho người nghèo là bằng chứng khẳng định sự quan tâm của các bộ ngành đến vấn đề nghèo đói” (lược ghi của thư ký Hội thảo).

Thực vậy, bình luận nêu trên đã khẳng định cả nhận thức và hành vi tích cực đối với công tác giảm nghèo của Chính phủ và các bộ ngành. Tuy nhiên, liệu rằng một chương trình giảm nghèo như vậy có giải quyết được vấn đề nghèo đói ở Việt Nam? Bình luận về câu hỏi này, một đại biểu cho biết: “Chúng ta không chỉ có một chương trình giảm nghèo. Thành tựu giảm nghèo nhanh của Việt Nam luôn được nhìn nhận như là kết quả của tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng tăng trưởng theo quan điểm là hướng tới người nghèo (Pro-poor growth). Chính vì quan điểm đó nên năm 2003 Chính phủ Việt Nam phê duyệt Chiến lược tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo (CPRGS). Và thêm nữa, bên cạnh chương trình giảm nghèo còn có chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa (135).

Từ phía các nhà tài trợ quốc tế, các ý kiến đều nhận thấy rõ việc Việt Nam thực hiện cam kết giảm nghèo. Điểm đáng lưu ý là cách nhìn nhận của các đại diện đến từ các tổ chức quốc tế về giảm nghèo, họ cho rằng: “Giảm nghèo cần được nhìn nhận một các toàn diện, không chỉ là vấn đề tăng thu nhập, cần phải xem xét vấn đề


giảm nghèo cùng với tăng cường năng lực quản lý, dân chủ cơ sở, tăng cường sự tham gia của người nghèo vào quá trình phát triển ”(lược ghi của thư ký Hội thảo)

So sánh bình luận về nghèo đói và giảm nghèo của cán bộ thuộc các bộ ngành với quan điểm về nghèo đói và giảm nghèo của đại diện các tổ chức quốc tế, có thể nhận ra rằng dù tiếp cận theo những hướng khác nhau nhưng đang có một sự tiệm cận nhau. Quay lại với quan điểm về giảm nghèo bền vững (được trình bày ở chương 1), thì bình luận của đại diện các nhà tài trợ nêu trên là tương đồng, phù hợp.

Một vấn đề cũng nên được quan sát đó là thái độ đối với nghèo đói và công tác giảm nghèo. Thái độ đúng sẽ là cơ sở của hành động đúng. Vậy, thái độ hay cách tiếp cận đối với hoạt động giảm nghèo của các nhóm đối tượng nghiên cứu như thế nào? Chủ đề này được nhận được một số bình luận sau đây:

Nhiều ý kiến cho rằng: nghèo đói là vấn đề xã hội bức xúc, cần phải tăng cường ngân sách, giải quyết vấn đề này càng nhanh càng tốt. Ngược lại cũng có ý kiến thể hiện thái độ tiếp cận giảm nghèo một cách “không nóng vội”, ý kiến này cho rằng: nghèo đói cũng nên được nhìn nhận như một vấn đề của phát triển, không để người dân đói nhưng cũng không nên coi nghèo đói như là vấn nạn phải gột rửa ngay. Thay vào đó là một thái độ chủ động, kiên trì giải quyết một cách toàn diện, xuất phát từ bản chất như các vấn đề liên quan đến hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, tạo cơ hội cho người dân tham gia, tiếp cận cơ hội phát triển.

Rõ ràng, nhận thức, thái độ đối với vấn đề nghèo đói, giảm nghèo là không đồng nhất, quan điểm giải quyết nghèo đói nhanh chóng và bằng mọi cách là không phù hợp với quan điểm giảm nghèo bền vững. Phát hiện này là rất có ý nghĩa, đó cũng là gợi ý đặt ra cho việc đề xuất giải pháp, chiến lược thay đổi nhận thức, hành vi.

Cho dù hai hướng nhận thức, thái độ còn có những khác biệt nhưng mọi ý kiến đều khẳng định sự cần thiết tăng cường nguồn lực hướng đến giảm nghèo mặc dù một số địa phương (theo báo cáo giảm nghèo của Bộ LĐTBXH) được bố trí nguồn lực từ ngân sách trung ương cho hoạt động giảm nghèo nhưng khi về địa phương nguồn kinh phí này lại được phân bổ cho mục tiêu khác. Nhìn chung, nguồn lực cho


chương trình giảm nghèo cũng không ngừng tăng, các nhà tài trợ quốc tế cũng cung cấp những khoản hỗ trợ lớn cho mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam trong những năm qua. Bảng 2.20 cung cấp một số ví dụ về các chương trình, dự án giảm nghèo lớn đang triển khai tại Việt Nam.

Vậy, liệu những nỗ lực cho giảm nghèo còn tiếp tục trong giai đoạn sau?


Với các ý kiến từ phía đại diện các bộ ngành cũng như các nhà tài trợ đều cho rằng mục tiêu giảm nghèo vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự cam kết của Chính phủ và các nhà tài trợ. Tuy nhiên để tăng cường các nỗ lực cho giảm nghèo ở Việt Nam cần phải thực hiện các giải pháp thúc đẩy hơn nữa sự quan tâm của các bên.

Bảng 2.20: Những chương trình giảm nghèo lớn đang thực hiện


Tên chương trình, dự

án giảm nghèo

Cơ quan

tài trợ


Nguồn lực


Cách tiếp cận


Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo


Từ ngân sách nhà nước


40.950 tỷ đồng cho giai đoạn 5 năm

Nâng cao thu nhập hộ gia đình và tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ

xã hội

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng

sâu vùng xa


Từ ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ



Phát triển kinh tế xã hội địa phương khó khăn gắn với dân chủ cơ sở


Chương trình giảm nghèo Việt Nam-Thuỵ Điển “Chia sẻ”


Từ nhà tài trợ SIDA


7,1 triệu USD (dự án quốc gia và 3 tỉnh: Hà Giang, Yên Bái và Quảng Trị)

Nâng cao hiệu quả quản lý địa phương; năng lực người dân, cộng đồng; dân chủ cơ sở, cải thiện sự tham

gia của người dân


2.4.4.2 Nhận thức, thái độ của cộng đồng, doanh nghiệp và các đơn vị cung cấp dịch vụ đối với giảm nghèo

Khác với các nhà tài trợ quốc tế, cộng đồng và doanh nghiệp trong nước lại tập trung vào tham gia hoạt động đóng góp nguồn lực (ngoài thuế) hoặc tạo điều kiện (tiếp nhận lao động) cho người nghèo để thúc đẩy giảm nghèo nhanh hơn. Từ giác độ của các nhà doanh nghiệp, nghèo đói có ý nghĩa rất cụ thể. Trong số các doanh nhân được trao đổi trong nghiên cứu này họ đều nhìn nhận vấn đề nghèo đói thuần tuý kinh tế và thường gắn với hình ảnh người tàn tật, trẻ em mồ côi,... Một chủ doanh nghiệp chế biến cà phê ở huyện Ea Car, Đắk Lắk chia sẻ: “Hằng năm cơ sở của tôi đều đóng góp vào quỹ hỗ trợ người nghèo 5-10 triệu đồng. Tôi nghĩ mình may mắn hơn những người tàn tật, khó khăn nên cũng coi việc quyên góp, hỗ trợ người nghèo là trách nhiệm đối với cộng đồng”.

Ngoài việc đóng góp tài chính cho hoạt động giảm nghèo thì doanh nghiệp còn được nhìn nhận như kênh thu hút lao động. Nếu doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh sẽ thu hút lao động hoặc bao tiêu sản phẩm cho người nghèo, qua đó gián tiếp tham gia vào giảm nghèo. Nhận thức này được bày tỏ bởi một doanh nghiệp ở huyện Krong Năng, Đắk Lắk: “Chúng tôi ưu tiên sử dụng lao động là người nghèo, có thể như vậy sẽ giúp người nghèo có cơ hội tăng thu nhập. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy người nghèo thường làm việc hiệu quả thấp nên chúng tôi không dám nhận nhiều”. Sự nhiệt tình tham gia vào công tác giảm nghèo của các doanh nghiệp là khá rõ ràng, điều này bác bỏ một nghi ngại cho rằng các doanh nghiệp không ủng hộ vì họ phải đóng thuế cho nhà nước, nhà nước đã sử dụng nguồn thuế này để hỗ trợ người nghèo rồi, trong khi có những người nghèo có sức khoẻ, ỷ lại không chịu làm việc. Khi trao đổi về ý kiến này, hầu hết đại diện doanh nghiệp cho rằng: ”Doanh nghiệp chúng tôi tin tường và rất ủng hộ công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng, Chính phủ”.

Đối với nhóm đối tượng là người làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản, các kỳ vọng của nghiên cứu về nhận thức, thái độ, hành vi của họ trong


việc đáp ứng nhu cầu của người nghèo được quan tâm hơn. Ví dụ: họ có tìm cách để tiếp cận với người nghèo không? có thái độ phân biệt đối xử trong cung cấp dịch vụ? có cố gắng cung cấp dịch vụ tốt không?...

Với 12 cán bộ thuộc các đơn vị cung cấp dịch vụ cơ sở (3 cán bộ y tế, 4 cán bộ giáo dục, 3 cán bộ tín dụng và 2 cán bộ khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn) ở các huyện, xã thuộc diện nghèo của tỉnh Hoà Bình, Đắk Lắk, Tuyên Quang và Thanh Hoá, nghiên cứu này có thể chưa tiếp cận một cách đầy đủ nhưng những thông tin thu được cũng cung cấp một hình dung cơ bản về nhận thức, hành vi của nhóm đối tượng liên quan. 100% cán bộ y tế và giáo viên mà nghiên cứu này tiếp cận đều nhận thức được việc cung cấp dịch vụ của họ sẽ góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đối với cán bộ y tế và giáo viên làm việc tại địa phương, nhu cầu của người nghèo hay không nghèo đều không có sự khác biệt. Cán bộ y tế thì cho rằng “Làm việc ở trong một địa bàn xã với rất nhiều mối quan hệ họ hàng, làng xã, chúng tôi phải làm việc với một tinh thần cao nhất có thể. Chăm sóc người bệnh thì người nghèo cũng như người giàu, không có sự phân biệt” (cán bộ y tế xã, Tuyên Quang). Tương tự, giáo viên cũng tiếp nhận và giảng dạy một cách không phân biệt giữa trẻ em con hộ nghèo với con hộ không nghèo; thậm chí “Với trẻ em nghèo bỏ học chúng tôi còn phải cử giáo viên, học sinh trong cùng bản vận động đi học lại”.

Nói chung, nhận thức và trách nhiệm với người nghèo và công tác giảm nghèo của cán bộ y tế và giáo viên là tích cực. Tuy nhiên, làm thế nào để các dịch vụ này tốt hơn, hiệu quả hơn cho người nghèo nếu các cố gắng của giáo viên và cán bộ y tế được cho là “hết khả năng” rồi? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong phần cuối của luận án.

Là những cấu phần quan trọng thúc đẩy giảm nghèo, nghiên cứu này cũng đặt ra tham vọng có thể đánh giá được nhận thức, hành vi của cán bộ cung cấp dịch vụ tín dụng và khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn để từ đó đề xuất giải pháp. Hai loại hình dịch vụ này gắn chặt với chương trình giảm nghèo và thường được coi là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2023