Giải Pháp Khai Thác Tndl Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Võ Nhai

* Đánh giá chung thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của Võ Nhai như sau:

Võ Nhai là một huyện có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như phát triển du lịch, là huyện có nhiều tài nguyên để phục vụ du lịch tuy nhiên huyện tập trung nhiều các di tích trong đó có những di tích đã được xếp hạnh cấp quốc gia, có nhiều lành nghề, món ăn độc đáo và các tài nguyên du lịch tự nhiên nổi tiếng như Hang Phượng Hoàng- suối Mỏ Gà, Thác Nậm Rứt. vv ... Đó là những điều kiện tốt cho du lịch tỉnh nhà. Trong thời gian qua hoạt đông du lịch của huyện bên cạnh những ưu điểm đạt được còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

* Những ưu điểm:

+ Nhờ việc khai thác mà số lượng các điểm du lịch tự nhiên, các hang động, các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các làng nghề được đưa vào phục vụ cho hoạt đông du lịch tăng lên rõ rệt, việc khai thác đi đôi với tôn tạo bảo vệ. Làm tăng sức hấp dẫn của các điểm du lịch, đặc biệt là các hang động nổi tieenst và di tích lịch sử.

+ Việc khai thác hợp lý, tạo được nhiều tuor du lịch, nhiều loại hình du lịch làm cho số lương khách đến Võ Nhai năm sau nhiều hơn năm trước. Doanh thu từ du lịch tăng góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Võ Nhai cho phát triển du lịch giai đoạn 2015-2019.

+ Việc khai thác các tài nguyên mà đã làm cho các giá trị được bảo tồn, phát huy giúp cho moi thế hệ hiểu về lịch sử dân tộc, đây cũng là dịp quảng bá hình ảnh đến với du khách.

+ Đã tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch mới mẻ, mang đặc trưng riêng của huyện, phát triển du lịch tham quan nghỉ dưỡng với thăm quan làng nghề kết hợp với văn hóa ẩm thực. Đã làm cho du khách thấy ấn tượng và mạng lại hiệu quả tốt.

+ Việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên và các văn hóa tại các nơi có nguồn tài nguyên, đã tạo công việc, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống. Kích thích người dân cùng tham gia du lịch.

* Những hạn chế:

+ Khai thác chưa đi đôi với đầu tư tôn tạo, nhiều di tích đã bị xuống cấp, khung cảnh tự nhiên bị phá vỡ. Các điểm du lịch chưa được đầu tư CSHT và CSVCKT để phát triển và khai thác du lịch như: đường vào Hang Huyện còn là đường đất xung quanh toàn các dãy cỏ làm mất đi cảnh quan nơi khách du lịch ghé thăm, Tạo ra đường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

mòn đi lại giữa các địa danh du lịch, qua đó tạo nên sự chưa chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu du lịch của khách.

+ Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. Ngành du lịch huyện chưa có hệ thống phương tiện riêng cho du lịch, đội xe vận chuyển khách rất hạn chế về số lượng và chất lượng, các nhà hàng còn thiếu chỉ có riêng hai nhà trong khách sạn ở Hang PHượng Hoàng là đủ tiêu chuẩn phục vụ khách còn các quán ăn khác quy mô nhỏ, chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, trình độ phục vụ kém. Điều này gây khó khăn trong việc khai thác.

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 11

+ Chưa khai thác hết các tài nguyên du lịch, mới chỉ khai thác các di tích và lễ hội còn cảnh quan, các làng nghề, điệu hát... chưa được khai thác nhiều

+ Khai thác thiếu cơ chế chính sách phù hợp để khuyến kích đầu tư phát triển và quản lý đồng bộ .Ở Võ Nhai,các nhà đầu tư rất khó tiến hành các dự án đầu tư du lịch vì thủ tục xét duyệt dự án mất nhiều thời gian và thiếu cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư.

+ Việc khai thác chưa có sự phối hợp giữa các địa phương. Các địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ để tính đến nét riêng của từng điểm du lịch.

+ Sản phẩm còn đơn điệu, chưa mang tính độc đáo, hấp dẫn du khách Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Võ Nhai cho phát triển du lịch giai đoạn 2015-2019 chủ yếu là du lịch tự nhiên thăm quan các hang động còn các làng nghề, món ăn truyền thống chưa được khai thác triệt để nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ và hấp dẫn.

+ Khai thác tài nguyên du lịch tự phát, thiếu quy hoach và quy hoạch chưa phù hợp do việc quy hoạch chưa nghiên cứu, điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch về số lượng, giá trị tài nguyên, chưa chỉ ra được cần khai thác như thế nào, khai thác ở mức nào và phát triển hình du lịch gì dẫn đến sản phẩm còn đơn điệu. Nên số ngày khách lưu trú không nhiều.

+ Các khu vui trơi giải trí thể thao, khu du lịch chậm được đầu tư. Nguồn vốn đầu tư còn qua ít chỉ có một vào doanh nghiệp đầu tư chưa thu hút được sự đầu tư của các cá nhân tổ chức, đây cũng là một hạn chế làm cho thời gian và mức chi tiêu của du khách giảm đi. Trong thời gian tới huyện cần có những hình thức khuyến kích các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch của tỉnh nhiều hơn , tạo ra được môi trường đầu tư tốt để từ đó thúc đẩy du lịch của huyện phát triển

+ Hạn chế trong về năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ du lịch nguyên nhân là do đội ngũ nhân viên phục vụ cho ngành du lịch bởi hiện tại nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về ngành du lịch và khách sạn còn qua ít , các ngành liên quan

phải kiểm tra , giám sát quản lý chặt chẽ để đề ra các đinh hướng và giải phát tối ưu nhất giúp ngành đi lên . Hi vọng rằng trong những năm tới du lịch Võ Nhai sẽ khắc phục được những hạn chế để phát triển tương xướng với tiềm năng của tỉnh

3.4. Giải pháp khai thác TNDL cho phát triển du lịch sinh thái ở Võ Nhai

3.4.2. Nhóm giải pháp về đầu tư, tăng cường sơ sở vật chất du lịch

a. Huy động vốn đầu tư

- Từng bước thực hiện chính sách xã hội hoá đầu tư hệ thống CSVCKT tại các khu du lịch, các di tích lịch sử, làng nghề mà các doanh nghiệp và Nhà nước không thể đầu tư quản lý để nâng cao trách nhiệm, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư đối với phát triển du lịch.

- Võ Nhai là một huyện còn nghèo nên việc huy động vốn cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách và từ tích lũy của các doanh nghiệp du lịch là khá hạn chế, vì vậy cần có những giải pháp linh động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước. Các nguồn vốn có thể huy động thêm là vốn hỗ trợ của Trung Ương và các bộ, vốn đầu tư tư nhân, vốn liên doanh kết, vốn vay ngân hàng và các nguồn khác.

Vấn đề quan trọng là phải tạo được cơ chế chính sách phù hợp khuyến kích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các công trình du lịch theo quy hoạch và dự án đầu tư cụ thể, đồng thời có chính sách rõ ràng về quản lý đầu tư xây dựng, kinh doanh và phân chia lợi nhuận.

* Một số hướng đi huyện Võ Nhai cần nghiên cứu áp dụng như:

- Nhanh chóng xây dựng các dự ạn kêu gọi vốn đầu tư cho du lịch Võ Nhai, ban hành các quy định ưu đãi về đầu tư như: ưu tiên giải phóng mặt bằng, giảm giá cho thuê đất, miễn giảm các loại thuế trong một khoảng thời gian nhất định.

- Nhanh chóng các quy hoạch và dự án đầu tư cụ thể, sử dụng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hạ tầng du lịch của Trung Ương đầu tư hạ tầng cho các khu, điểm du lịch làm đòn bẩy thu hút vốn của các thành phần kinh tế khác đầu tư vào sản phẩm du lịch.

- Nghiên cứu áp dụng giải pháp “ đổi đất lấy hạ tầng”, đấu thầu sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư phát triển du lịch. Giải pháp này đã được thực hiện có hiệu quả ở một số địa phương trong nước.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, tăng cường liên doanh với các địa phương khác để phát triển du lịch.

- Đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, xác định rõ chức năng và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc hướng dẫn, xúc

tiến đầu tư, khuyến kích phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái tạo ra một du lịch sinh thái đa dạng và phong phú.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức chính phủ, phi chính phủ của các Bộ, Ngành và khuyến kích huy động vốn nhàn rỗi trong dân.

b. Đầu tư về CSHT phục vụ phát triển DLST

- Hệ thống giao thông.

+ Ngoài 28km thuộc tuyến Quốc lộ 1B đi qua, huyện Võ Nhai hiện có 3 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài gần 70km, trên 80 tuyến đường huyện, xã với tổng chiều dài gần 450km. Do một số tuyến đường được xây dựng đã lâu nên trải qua quá trình sử dụng, mặt đường bị biến dạng, xuất hiện nhiều vết sụt lún, ổ gà gây khó khăn cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Do đó huyện cần nâng cấp và hoàn thiện các tuyến giao thông này. Nâng cấp và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông liên huyện, xã, thôn (kể cả các tuyến đường phục vụ khai thác tiềm năng TNDL) để khai thác TNDL.

- Hệ thống điện.

+ Mở rộng mạng lưới điện đến tất cả các xã trong huyện, nhất là tới các bản làng vùng sâu vùng xa. Trong đó có thể ưu tiên một số địa điểm như: tiểu vùng III, nơi có nhiều các điểm DLST cần được đầu tư phát triển và khai thác.

- Thông tin liên lạc: Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại và đồng bộ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động DLST. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các điểm du lịch nói chung và DLST nói riêng trên địa bàn huyện; quảng bá hình ảnh và tiềm năng DLST của Võ Nhai đến với du khách trong nước và quốc tế thông qua phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số; thăm dò ý kiến du khách thông qua các diễn đàn và trang mạng xã hội,…Đặc biệt, có thể sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng các bản đồ số về các điểm DLST.

c. Đầu tư về CSVCKT phục vụ du lịch

Đối với cơ sở lưu trú và nhà hàng : Hiện nay tại các điểm DLST Võ Nhai hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng còn rất hạn chế. Hầu hết các điểm DLST không có cơ sở lưu trú (trừ khu du lịch Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà 32 phòng nghỉ trong khuôn viên của khu quản lý) mà các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị xã trung tâm của huyện.

Hơn nữa chất lượng của các cơ sở lưu trú và nhà hàng cũng chưa cao, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ăn ở của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Vì vậy, trước mắt cần đầu tư nâng cấp có trọng điểm một số cơ sở lưu trú và nhà hàng tại các điểm lưu trú chính như thị trấn Đình Cả, vv để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách trong nước và quốc tế đến với các điểm DLST trên địa bàn.

- Đối với vận chuyển khách du lịch: Hiện nay số lượng đầu xe phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp chưa có, mới chỉ có dạng taxi tư nhân, chất lượng xe chưa cao, nhất là xe đi giữa các điểm DLST. Vì vậy, cần phải huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển đội xe du lịch chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu số lượng khách đến tham quan trên địa bàn.

- Đối với dịch vụ vui chơi giải trí: Trước mắt cần đầu tư xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm du lịch của thị trấn nơi tập trung dân cư đông đúc và gắn liền với loại hình du lịch cuối tuần nhằm góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Dịch vụ ăn uống: Dịch vụ ăn uống chưa phong phú, món ăn còn đơn điệu. Các nhà hàng, quán ăn phải đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm. Võ Nhai nên khai thác các món ăn riêng biệt của huyện

- Dịch vụ hướng dẫn: Đội ngũ hướng dẫn viên nhiệt tình, chuyên nghiệp chưa được đào tạo có trình độ ngoại ngữ nên không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin về di tích của du khách. Cần phải cấp tốc học tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ.

+ Dịch vụ bán đồ lưu niệm cần khai thác sản phẩm cổ truyền mang dấu ấn quê hương mà Võ Nhai có như: hàng thổ cẩm, các mặt hàng độc và lạ ở Võ Nhai… cho du khách nói chung và du khách thực hiện nghi lễ về tâm linh nói riêng. Phải tiến hành xây dựng những quầy hàng có kiểu dáng kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan. Giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương, những người tham gia vào hoạt động này phải trung thực, niềm nở, hiếu khách, văn minh lịch sự, hàng hóa phải có niêm yết giá để tránh tình trạng ép giá, chèo kéo du khách.

+ Dịch vụ y tế: Tại các điểm du lịch thì sự an toàn của du khách được đặt lên hàng đầu. Nhưng hiện nay y tế chưa được quan tâm. Vấn đề đặt ra là các nhà nghỉ, khách sạn, ban quản lý di tích phải quan tâm hơn nữa, bởi nó không chỉ liên quan đến doanh thu mà còn liên quan đến uy tín của khu du lịch để tiến hành sơ cấp cứu kịp thời cho những du khách có sức khỏe yếu.

3.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư

a. Chính sách

- Cơ chế chính sách đầu tư: Huyện Võ Nhai cần tạo ra các cơ chế để huy động tối đa các nguồn lực vốn, kinh nghiệm cho phát triển du lịch với phương châm Nhà nước đầu tư CSHT, các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh. Thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, các dịch vụ du lịch tại các vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng DLST như tiểu vùng III, các khu bản làng dân tộc.

- Cơ chế chính sách thuế: Ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án phát triển DLST, tạo ra nhiều khu du lịch tương tự hoặc ưu đãi hơn nữa như khu du lịch Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà.

- Hoàn thiện văn bản pháp lý của các địa phương về quản lý du lịch đặc biệt các văn bản có liên quan đến Luật du lịch, các Nghị định mới được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quản lý và phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng.

- Chủ động phối hợp hành động liên ngành và liên vùng để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, xã hội và môi trường, quản lý sử dụng đất, an ninh quốc phòng,.

Đối với các di tích lịch sử văn hóa nói chung và tài nguyên nhân văn nói riêng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy vậy đặc trưng cơ bản của tài nguyên văn hóa của Võ Nhai là đối tượng dễ bị tổn hại trước các tác động của con người và thiên nhiên, khó khôi phục lại được các giá trị ban đầu.Vì vậy cần có chính sách để kết hợp hài hòa giữa khai thác và đầu tư tôn tạo nhằm giữ gìn được những bản sắc văn hóa dân tộc qua những sản phẩm DLST. Tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể chính là nền tảng, là cơ sở để thực hiện hoạt động du lịch. Vì vậy trước hết phải có chính sách bảo vệ, tuyên truyền giáo dục trong nhân dân có trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương mình.

b. Quy hoạch

Trên cơ sở quy hoạch du lịch tổng thể cần nhanh chóng triển khai xây dựng quy hoạch riêng cho các điểm DLST cụ thể trên địa bàn toàn huyện. Đối với những điểm DLST đã xây dựng được quy hoạch chi tiết cần nhanh chóng có kế hoạch xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư các dự án có tầm cỡ tại các khu DLST đã có quy hoạch chi tiết Hang Huyện, hay thác Nậm Rứt…

- Tăng cường giám sát các dự án đầu tư trong khu vực đã được quy hoạch về tiến độ, thiết kế, vấn đề môi trường,... Cần có chế độ xử lý cưỡng chế đối với các công trình xây dựng lấn chiếm, công trình không phép, công trình sai thiết kế.

- Sau mỗi giai đoạn cần tiến hành khảo sát và đánh giá những điểm DLST đã được đưa vào khai thác nhằm có những điều chỉnh hợp lý trong quy hoạch để phù hợp với tình hình hiện tại và bổ sung những CSVC phục vụ du lịch còn thiếu tại các điểm, tuyến du lịch như các bảng chỉ dẫn, trung tâm giáo dục môi trường, bảng cảnh báo, thùng rác, khu vệ sinh,….

- Tăng cường công tác khảo sát, đánh giá và xây dựng các điểm, tuyến DLST mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách khi đến với huyện.

- Huyện cần nghiên cứu xây dựng các mô hình về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch và góp phần xoá đói giảm nghèo tại các điểm tài nguyên du lịch này.

- Cần tăng cường mọi khả năng, kêu gọi nguồn lực vốn từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan hữu quan đến các tầng lớp nhân dân, từ các tổ chức trong nước đến các tổ chức ngoài nước để thực hiện việc quy hoạch các tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa này sao cho việc xây dựng, trùng tu phải hợp lý nhằm giữ được nét kiến trúc ban đầu, việc quy hoạch mới một số công trình phải có hòa hợp giữa kiến trúc mới và kiến trúc cũ. Đồng thời cũng không tách rời cảnh quan môi trường vì chính môi trường này lại.

- Đối với các loại hình nghệ thuật dân gian cần phục hồi phát huy những điệu hát dân gian đặc biệt là nghệ thuật hát then, hát lượn…..của các dân tộc Tày, Nùng. Cần quan tâm gìn giữ, khôi phục các món ăn dân dã, vừa độc đáo, hợp khẩu vị từng loại du khách. Sản phẩm thủ công cần được bày bán tại các cửa hàng lưu niệm mang đặc trưng của huyện và cần được sản xuất nhiều hơn, đa dạng hơn. Khôi phục xây dựng lại các dãy phố cổ, phường thủ công để bán các loại hoa quả, các đồ sơn mài, các loại nón cho du khách.

Xây dựng một kết cấu làng xóm truyền thống, có thể có làng ven sông, hoặc làng sông nước hoàn toàn Công việc trùng tu tôn tạo phải giữa được vệ sinh môi trường, không bị ô nhiễm, phá hủy cảnh quan xung quanh.

c. Tổ chức quản lý hoạt động tại các điểm DLST

- Để phát triển DLST, việc tổ chức quản lý hoạt động du lịch tại Võ Nhai cần

luu ý:

- Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra các hoạt động kinh doanh du lịch, các

điểm cung cấp dịch vụ cho khách đảm bảo tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn về vệ

sinh môi trường dần dần tiến tới xoá bỏ các tệ nạn ăn cắp, ăn xin, bán hàng rong và chèo kéo đeo bám khách làm ảnh hưởng đến môi trường và hình ảnh du lịch Võ Nhai.

- Huyện cần yêu cầu UBND các xã, thị trấn có điểm DLST kiểm điểm, đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch biện pháp cụ thể phù hợp với từng địa phương để khắc phục, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt đối với các xã là những địa bàn khó khăn về kinh tế - xã hội, việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nước là vấn đề cần thiết .

- Phối hợp với các sở chuyên ngành thành lập các Ban quản lý tại một số điểm DLST tiêu biểu Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà,… để thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể ở từng điểm du lịch.

- Ngoài ra cũng cần quan tâm tới việc hoàn thiện chính sách về việc khai thác và sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh phát triển DLST trong các khu bảo tồn. Cụ thể, có thể phân phối như sau: 25% lợi nhuận thu được sẽ được đầu tư phát triển rừng đặc dụng, 75% còn lại hỗ trợ tăng lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, hỗ trợ hoạt động phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm, chi cho hoạt động tái đầu tư kinh doanh dịch vụ DLST.

3.4.3. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Tiến hành đào tạo một cách có hệ thống đối với các nhà quản lý và lực lượng lao động trong lĩnh vực DLST. Phòng văn hóa, thể thao và du lịch huyện có thể đề nghị trường Cao đẳng Thương Mại và Du lịch Thái Nguyên mở thêm mỗi năm một lớp đào tạo về DLST bao gồm (Bàn, Bar, Bếp, Nghiệp vụ lễ tân, Hướng dẫn viên du lịch) hoặc cử một số cán bộ quản lý và hướng dẫn viên DLST sang học tập kinh nghiệm về DLST tại một số nước có hoạt động DLST phát triển mạnh như Úc, Nhật, New Dilan,….

- Đối với khu du lịch Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà cần tổ chức những lớp tập huấn cho các cán bộ quản lý không chỉ về công tác bảo tồn đa dạng sinh học mà còn về DLST để có thể phối hợp với các nhà tổ chức hoạt động DLST có hiệu quả tại các khu bảo tồn này.

- Mở các lớp đào tạo dành riêng cho hướng dẫn viên DLST bởi lẽ hướng dẫn viên DLST ngoài kỹ năng hướng dẫn cần phải có kiến thức chuyên sâu, hiểu biết tường tận về quy luật tự nhiên, phải là người diễn giải môi trường, giải thích về thiên nhiên cho du khách… do đó làm hướng dẫn viên DLST khó hơn du lịch thông thường. Bên cạnh đó cần tận dụng đội ngũ kỹ sư, cử nhân sinh học… đào tạo thêm nghiệp vụ du lịch để có đội ngũ hướng dẫn viên DLST chuyên nghiệp và xứng tầm.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí