Mối Liên Quan Giữa Chế Độ Dinh Dưỡng Với Sa Sút Trí Tuệ


3.3.15. Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với sa sút trí tuệ

Bảng 3.29. Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với sa sút trí tuệ


Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Sa sút trí tuệ

(n = 75)

Không sa sút trí tuệ

(n=150)


OR (95%CI)


p

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ %

Không

38

50,7

47

31,3

2,2

(1,2-4,1)


<0,05

37

49,3

103

68,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội - 11


Bảng trên cho thấy: Người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn người có chế độ dinh dưỡng hợp lý gấp 2,2 lần (p<0,05).

3.3.16. Mối liên quan giữa uống rượu với sa sút trí tuệ

Bảng 3.30. Mối liên quan giữa uống rượu với sa sút trí tuệ



Uống rượu

Sa sút trí tuệ

(n = 75)

Không sa sút trí tuệ

(n=150)


OR (95%CI)


p

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

63

84,0

96

64,0

2,9

(1,4-6,5)


<0,05

Không

12

16,0

54

36,0

Bảng trên cho thấy: Người uống rượu có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn ngườikhông uống rượu gấp 2,9 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


3.3.17. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với sa sút trí tuệ

Bảng 3.31. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với sa sút trí tuệ



Hút thuốc lá

Sa sút trí tuệ

(n = 75)

Không sa sút trí tuệ

(n=150)


OR (95%CI)


p

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ %

25

33,3

22

14,7


2,9

(1,4-5,9)


<0,05

Không

50

66,7

128

85,3

Bảng trên cho thấy: Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn người không hút thuốc lá gấp 2,9 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.3.18. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với sa sút trí tuệ

Bảng 3.32. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với sa sút trí tuệ



Rối loạn

giấc ngủ

Sa sút trí tuệ

(n = 75)

Không sa sút trí tuệ

(n=150)


OR (95%CI)


p

Số lượng


Tỷ lệ %

Số lượng


Tỷ lệ %

29

38,7

64

42,7

0,8

(0,4-1,5)


>0,05

Không

46

61,3

86

57,3

Bảng trên cho thấy: Chưa tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


3.4. Mô hình hồi quy xác định các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Hà Nội

Qua tiến hành xây dựng mô hình hồi quy thứ bậc với biến phụ thuộc là sa sút trí tuệ của 18 yếu tố nguy cơ (đã trình bày ở phần 3.3). Chúng tôi đã xác định được 9 biến phụ thuộc theo thứ bậc thực sự là yếu tố nguy cơ đối với sa sút trí tuệ lần lượt là: (1) Tai biến mạch não, (2) Tăng huyết áp, (3) Biến đổi cholesterol máu toàn phần, (4) Đái tháo đường, (5) Trình độ học vấn thấp,

(6) Không hoạt động xã hội, (7) Không hoạt động thể lực, (8) Chế độ dinh dưỡng không hợp lý và (9) Uống rượu (Bảng 3.33).

Bảng 3.33. Mô hình hồi quy thứ bậc xác định yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ


Số thứ tự


Biến số


Giá trị

Hệ số

hồi quy


p


95%CI

1

Tai biến mạch não

Có=1

2,902

0,00012

1,19-11,69

Không=0

0(a)

.

.

2

Tăng huyết áp

Có=1

2,672

0,00245

1,01-8,34

Không=0

0(a)

.

.

3

Cholesterol máu toàn phần tăng

Có=1

2,567

0,00341

1,13-9,21

Không=0

0(a)

.

.

4

Đái tháo đường

Có=1

2,539

0,00422

1,09-8,33

Không=0

0(a)

.

.

5

Trình độ học vấn

Thấp=1

-3,32

0,00825

-6,98-(-0,86)

Cao=0

0(a)

.

.

6

Hoạt động xã hội

Không=1

-3,14

0,00917

-6,77-(-0,91)

Có=0

0(a)

.

.

7

Hoạt động thể lực

Không=1

-2,89

0,0216

-5,17-(-0,18)

Có=0

0(a)

.

.

8

Chế độ dinh dưỡng

hợp lý

Không=1

-2,77

0,0259

-4,34-(-0,18)

Có=1

0(a)

.

.

9

Uống rượu

Có=1

0,826

0,0417

1,13-5,21

Không=0

0(a)

.

.


Kết quả bảng 3.33 cho thấy 9 yếu tố nguy cơ phổ biến của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai khu vực nông thôn và thành thị của Hà Nội đều là những yếu tố có thể cải biến và kiểm soát được. Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới và một số tác giả ở Việt Nam như Nguyễn Ngọc Hoà [18], Trần Viết Lực [27], Lê Minh [28], Dufouil C [97], Qiu C [185], Zhang MY [235] và cộng sự. Vì vậy, chúng tôi sử dụng kết quả của đề tài làm cơ sở đề xuất một số biện pháp dự phòng về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại Hà Nội.


Chương 4

BÀN LUẬN


Qua điều tra nghiên cứu mô tả trên một quần thể 1.767 người cao tuổi và nghiên cứu bệnh-chứng trên 225 người cao tuổi vào tháng 9 năm 2010 tại hai xã (Thanh Xuân và Minh Trí) thuộc huyện Sóc Sơn, và hai phường (Phương Mai và Kim Liên) thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, chúng tôi đưa ra một số bàn luận sau:

4.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu (người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ):

+ Về tỷ lệ người cao tuổi: Kết quả điều tra (Bảng 3.1) cho thấy: Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 9,1% dân số khu vực nghiên cứu. Kết quả của chúng tôi phù hợp với số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2009 [41].

+ Về tỷ lệ người cao tuổi theo các nhóm tuổi, kết quả bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Ở độ tuổi càng cao tỷ lệ người cao tuổi càng giảm ở cả hai khu vực nội thành (thành phố) và ngoại thành (nông thôn). Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hòa [18], Nguyễn Kim Việt và cộng sự [52] và phù hợp với nhận định của Nguyễn Đại Chiến [2], Ngô Văn Dũng [4]: nhóm tuổi 60 - 65 có tỷ lệ cao nhất trong quần thể người cao tuổi.

Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Hòa [18] tập trung nghiên cứu ở khu vực nông thôn, Nguyễn Kim Việt [52] tập trung nghiên cứu ở khu vực thành thị, Nguyễn Đại Chiến [2] và Ngô Văn Dũng [4] tập trung nghiên cứu trên lâm sàng. Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả hai khu vực thành thị và nông thôn.

+ Kết quả nghiên cứu về giới tính của người cao tuổi (Bảng 3.3 và biểu đồ 3.2) cho thấy: Tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới ở cả hai khu vực nghiên cứu.


Kết quả này của chúng tôi tương đương với kết quả của Nguyễn Ngọc Hòa

[18] và Nguyễn Kim Việt [52].

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về nhóm tuổi, các tác giả trong nước đều tập trung ở khu vực nông thôn [18], hoặc ở khu vực thành thị [52] hoặc trên lâm sàng [2], [4] mà chưa có nghiên cứu về người cao tuổi theo giới tại cả hai khu vực thành thị và nông thôn như nghiên cứu của chúng tôi.

+ Kết quả nghiên cứu trình độ học vấn của người cao tuổi (Bảng 3.4 và biểu đồ 3.3) cho thấy: Tỷ lệ người có trình độ học vấn cao ở hai phường nội thành có xu hướng cao hơn ở hai xã ngoại thành. Kết quả về trình độ học vấn của người cao tuổi tại khu vực huyện Sóc Sơn này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hòa tại khu vực huyện Ba Vì, Hà Nội [18].

Tuy nhiên, chưa thấy có nghiên cứu về trình độ học vấn của người cao

tuổi bao gồm cả hai khu vực thành thị và nông thôn.

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Về hai phường nội thành: Phường Kim Liên rộng chưa đến một nửa cây số vuông (0,34 km2), Phương Mai rộng hơn một nửa cây số vuông (0,64 km2), nhưng dân số của hai phường khá đông: Phương Mai với 5.482 hộ,

19.441 nhân khẩu; Kim Liên: 14.098 nhân khẩu với gần 5.000 hộ (theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009) [41]. Nhiều cơ quan, đơn vị của Trung ương và Thành phố, nhiều bệnh viện đầu ngành đóng trên địa bàn hai phường.

Hai phường có cơ cấu dân cư đa dạng, nhiều thành phần, nhưng hệ thống chính trị cơ sở rất cơ bản. Đảng bộ của hai phường là những đảng bộ mạnh. Phương Mai có 88 tổ dân phố, Kim Liên có 52 tổ dân phố với nhiều ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng hoạt động rất mạnh và hiệu quả như: Mặt trận Tổ quốc phường, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội Chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi, Hội khuyến học, Hội đồng giáo dục Phường, Ban Liên lạc hưu trí, Câu lạc bộ hưu trí, Chi hội sinh vật cảnh, Chi hội Luật gia,... Các hoạt


động của các ban ngành, đoàn thể tổ chức quần chúng của Phường đã hỗ trợ rất lớn cho ngành Y tế của Phường trong công tác chăm sóc sức khoẻ của người dân nói chung, cho người cao tuổi nói riêng. Trạm Y tế Phường đã chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các bệnh viện tổ chức khám chữa bệnh, phòng, chống dịch và truyền thông giáo dục sức khỏe kịp thời cho nhân dân nói chung và cho người cao tuổi nói riêng. Hằng năm, Trạm Y tế Phường đã tổ chức khám bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho hàng nghìn lượt người, trong đó đã tổ chức theo dõi sức khỏe cho gần hàng trăm lượt người trên 80 tuổi. Hằng tháng, Ủy ban nhân dân Phường tổ chức giao ban nắm tình hình về công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình.

Thực tế tại phường Phương Mai và Kim Liên cho thấy: So với số người cao tuổi hiện đang sinh sống tại hai phường, kết quả về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn hạn chế. Ủy ban nhân dân Phường đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu phường vào năm 2010. Ban được thành lập mặc dù còn rất mới, nhưng cho thấy sự quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân Phường trong chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi nói riêng. Hiện nay tại Kim Liên có 1.923 người cao tuổi sinh sống, tại Phương Mai có 1.500 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên sinh sống [11].

+ Về hai xã ngoại thành: Xã Thanh Xuân và Minh Trí nằm ở xa trung tâm Thành phố Hà Nội, là hai xã thuần nông, có diện tích rộng hơn so với phường Phương Mai và Kim Liên (xã Thanh Xuân rộng 8,74 km2, xã Minh Trí rộng 24,35 km2), nhưng dân số của hai xã lại ít hơn so với hai phường nêu trên (Thanh Xuân có dân số trên 11.000 người, Minh Trí có dân số là 14.300 người). Kinh tế của hai xã trong các năm 2010, 2011 tiếp tục tăng trưởng ổn định (13%/năm), đời sống nhân dân được nâng lên, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, quốc phòng an ninh trật tự được đảm bảo, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết Hội đồng nhân


dân hai xã đề ra hằng năm. Tổng thu nhập ngành nông nghiệp năm 2010, 2011 của hai xã đều ước đạt trên 38,5 tỷ đồng. Trên địa bàn hai xã hiện có nhiều doanh nghiệp, riêng xã Thanh Xuân có 26 doanh nghiệp, 541 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ. Thông qua hệ thống đài truyền thanh và các hội nghị thôn xóm, ban ngành, đoàn thể tuyên truyền các chính sách của Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân. Lãnh đạo chính quyền xã cùng với Trạm Y tế tập trung chỉ đạo các thôn, các trường học làm tốt công tác tự quản vệ sinh trong nhà, đường làng, cống rãnh, đổ rác thải đúng nơi quy định, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp. Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bước đầu được quan tâm, tuy nhiên còn hạn chế ở cả hai xã.

Xã Thanh Xuân đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2003. Xã Minh Trí đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2005. Có được kết quả này là do ngành Y tế của hai xã đã cố gắng rất lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời nhận được sự phối hợp rất kịp thời của các ban ngành đoàn thể (Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ truyền thông - thông tin) và một đội ngũ chân rết hoạt động rất hiệu quả là các cộng tác viên dân số - dinh dưỡng ở tại các khu và thôn của hai xã, và mới đây là Ban Chăm sóc sức khoẻ ban đầu (thành lập từ năm 2009).

Nhìn chung, các chương trình y tế được ngành y tế tại bốn xã, phường thuộc khu vực nghiên cứu thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả năm 2009, 2010, 2011 của Trạm Y tế và Đảng uỷ của xã, phường thì hoạt động chăm sóc sức khoẻ về người cao tuổi đang sinh sống tại bốn xã, phường còn hạn chế và chưa thường xuyên. Hiện nay trên địa bàn mỗi xã, phường, có hơn 1.000 người cao tuổi đang sinh sống và chủ yếu làm nông nghiệp. Hằng năm chỉ có vài trăm lượt người cao tuổi được khám và tư vấn về sức khỏe. Đây là cơ sở có thể đề xuất áp dụng một số biện pháp kiểm soát và

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí