Diễn Biến Của Hoạt Động Lúa Gạo Ở Đông Dương

có thể giữ lại được một phần số sản phẩm để sống. Giai cấp địa chủ có nhiều hình thức "phát canh thu tô". Về cơ bản có các phương thức sau đây:

+ Cấy rẽ: Đây là hình thức nông dân thuê ruộng của địa chủ, tự mình cày cấy, khi thu hoạch phải nộp cho địa chủ một phần sản phẩm (dưới dạng hiện vật hoặc quy ra tiền), gọi là địa tô. Địa tô cho hình thức cấy rẽ thường là 3/10 hoa lợi đối với ruộng cấy một vụ và 6/10 hoa lợi đối với ruộng cấy hai vụ. Có nơi chủ lấy hoàn toàn sản lượng vụ mùa, người lĩnh canh lấy sản lượng của vụ chiêm hoặc chủ lấy vụ lúa, người lĩnh canh lấy hoa màu. Hình thức này khá phổ biến ở Bắc kỳ và Trung kỳ. Phân chia hoa lợi như thế này ngặt nghèo hơn ở châu Âu, bởi ở Bắc kỳ "người chủ ruộng chỉ cung cấp ruộng đất, còn các chi phí về canh tác như giống, phân đều do người cấy rẽ chịu" [Pierre Gourou, 2003, 341].

+ Thuê mướn ruộng có tạm ứng vốn của địa chủ: Phương thức này chủ yếu áp dụng cho các đồn điền trồng lúa của Pháp ở Bắc kỳ. Người nông dân thuê mướn ruộng được chủ cho vay một số tiền đủ để mua giống, trâu bò, nông cụ. Ngoài hoa lợi phải trả khi mướn ruộng, mỗi vụ người thuê mướn ruộng phải trả cho chủ đất một số tiền đã vay khi nhận ruộng. Nếu không trả được thì phải khất nợ, khi nào có điều kiện thì trả, người thuê mướn phải trả thêm lãi theo thể thức thông thường, từ 30% đến 50% số vốn. Đây là hình thức địa tô và nợ lãi phối hợp do tư bản Pháp "sáng tạo" ra trong kinh doanh nông nghiệp ở nước ta. Hình thức này đã đẩy nhiều nông dân Việt Nam vào con đường bần cùng hóa.

+ Thuê mướn ruộng trả địa tô bằng sức lao động: Đây là hình thức phổ biến ở miền núi Trung kỳ và Bắc kỳ, là hình thức bóc lột địa tô bằng hình thức tô lao dịch. Người thuê mướn ruộng trả địa tô cho chủ bằng những ngày lao động không công để cày cấy và thu hoạch mùa màng cho họ. Ngoài ra còn phải cắt phiên nhau đến hầu hạ gia đình chủ ruộng.

Như vậy, trong thời kỳ này, hình thức địa tô đã có sự biến đổi so với trước: ngoài tô hiện vật, tô lao dịch, xuất hiện tô tiền. Dù là hình thức địa tô nào đi nữa thì người nông dân cũng bị bóc lột nặng nề. Những nông dân tá điền vẫn phải nộp cho địa chủ khoảng 50% hoa lợi, nếu tính thêm

những khoản chi phí sản xuất khác thì họ phải nộp đến 60% hoa lợi. Nhiều nông dân phải đi vay nặng lãi, họ bị bần cùng hóa một cách nghiêm trọng.

- Kinh tế đồn điền thời kỳ này phát triển mạnh, hầu hết đồn điền là của người Pháp. Trong các đồn điền, lúa là cây trồng chính; trong số 1,2 triệu ha thực dân Pháp chiếm của Việt Nam, có tới 285.000 ha trồng lúa [Đặng Phong, 2002, 45]. Một số đồn điền kinh doanh theo kiểu "tư bản chủ nghĩa", còn phần lớn kinh doanh theo phương thức cũ - "phát canh thu tô". Đa số nông dân thiếu đất phải "lĩnh canh" (nhận ruộng đất canh tác) và nộp địa tô 50%. "Phát canh tu tô", theo người Pháp, là phương thức kinh doanh hợp lý trong nông nghiệp ở Đông Dương, vì phương

thức này dễ quản lý, lại hiệu quả cao1.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phần lớn địa chủ Pháp vẫn sản xuất kinh doanh lúa theo lối phong kiến. Nhưng một số tư bản Pháp đã chú trọng nhiều hơn vào đồn điền cao su, cà phê, chè... Việc thuê nhân công được phát triển mạnh mẽ, vốn bỏ ra cũng nhiều hơn trước. Chỉ tính riêng 7 năm từ 1924 đến 1930, tư bản Pháp bỏ ra 987 triệu phơrăng, trung bình bỏ ra tới 140 triệu phơrăng mỗi năm, nghĩa là gấp 20 lần số vốn bỏ ra hàng năm vào nông nghiệp trong thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ nhất [Nguyễn Khắc Đạm, 1958, 80].

Ở Việt Nam thực dân Pháp bắt đầu trồng cao su từ năm 1897 (do một dược sĩ hải quan Pháp đem từ Malayxia vào). Đây là cây công nghiệp có thể thích nghi với điều kiện đất đai và khí hậu Nam kỳ. Chỉ trong một thời gian ngắn (1897-1919) diện tích trồng cao su đã lên tới 15.850 ha. Sau cao su là cà phê được một cố đạo Pháp đem vào trồng đầu tiên ở Kẻ Sở, Hà Nam năm 1870. Từ năm 1888 trở đi, nhiều đồn điền cà phê đã được lập ra ở Bắc Bộ (Phủ Lý, Ninh Bình, Sơn Tây, Tuyên Quang, Hà Đông, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên); ở Trung Bộ (Thanh Hóa,


1 Từ năm 1895, Toàn quyền Đờ Lanétxăng (De Lanessan) đã nói về điều này: "Chế độ canh tác chắc chắn nhất và cũng có hiệu quả kinh tế nhất trong việc trồng trọt cả những cây lương thực cũng như cây công nghiệp là chế độ phát canh thu tô. Nó tiết kiệm tối đa những chi phí chung và nhất là những chi phí từ việc quản lý của những người thực dân Âu châu, mà ở các thuộc địa thì loại chi phí này thường lớn hơn rất nhiều lần ở chính quốc" [Đặng Phong, 2002, 45].

Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị); các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một)... Về chè, tư bản Pháp bắt đầu kinh doanh từ đầu thế kỷ XX. Nhưng phải sau chiến tranh thế giới thứ nhất, từ năm 1927 trở đi, chè mới được đầu tư phát triển nhiều1. Ngoài lúa, cà phê, cao su, chè, tư bản Pháp còn trồng một số cây công nghiệp khác là dừa, mía, hồ tiêu, lá sả (ở Nam Bộ); thuốc lá, ngô, bông,

nho (ở Bắc Bộ và Trung Bộ); nhưng nhìn chung diện tích và sản lượng các cây này không nhiều.

Bên cạnh kinh doanh các cây công nghiệp, tư bản Pháp còn chăn nuôi gia súc, chủ yếu để lấy phân bón cho các đồn điền cà phê, chè. Có một số chủ đồn điền tiến hành chăn nuôi trên quy mô lớn với mục đích chính là lấy sữa và thịt (như đồn điền ở Ba Vì nuôi bò lấy thịt và sữa bán cho Hà Nội, Hải Phòng; đồn điền Blao nuôi bò và cừu; đồn điền Chi Nê nuôi cừu và dê). Nói chung tư bản Pháp ít chú trọng phát triển chăn nuôi vì nghề này đòi hỏi nhiều công sức chăm sóc mà lợi nhuận lại không bằng một số hoạt động kinh doan khác.

- Kỹ thuật canh tác nông nghiệp có những biến đổi bước đầu. Đến Việt Nam, Pháp hiểu được một nguyên lý mà người Việt đã đúc kết: nước - phân - cần - giống. Việc đầu tiên thực dân Pháp làm đối với nông nghiệp là thủy nông và nơi đầu tiên thực hiện là ở Nam Bộ. Hệ thống thủy nông được nạo vét, mở mang, một số công trình dẫn thủy nhập điền tự chảy được thử nghiệm, đê điều được gia cố dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của các kỹ sư người Pháp phần nào hạn chế được rủi ro do thiên tai gây ra. Từ năm 1893, có một doanh nghiệp đảm nhận công việc thủy nông dưới sự kiểm soát của chính quyền thuộc địa. Việc này được tiến hành liên tục từ những năm 1893 cho tới năm 1930 thì cơ bản hoàn thành.

Ngoài sự nghiệp thủy nông, các cơ quan phụ trách nông nghiệp của thực dân Pháp như Nha Công chính Đông Dương, Nha Nông nghiệp Đông Dương, Cơ quan thanh tra nông nghiệp chăn nuôi và rừng,


1 Chè đã được trồng ở nước ta từ lâu đời, nên mặc dù diện tích trồng chè của Pháp có tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích trồng chè trong toàn quốc (năm 1930 tổng diện tích trồng chè cả nước là 24.300 ha thì diện tích chè của tư bản Pháp chỉ là 3.710 ha) [Nguyễn Khắc Đạm, 1958, 85].

Viện nghiên cứu về khí hậu và thời tiết nông nghiệp Đông Dương... đã có những cố gắng tìm kiếm nhiều giải pháp kỹ thuật để mở mang và canh tân nền sản xuất nông nghiệp cổ truyền. Những nghiên cứu thổ nhưỡng của thực dân Pháp đã có đóng góp rất lớn cho việc tìm hiểu những vùng không phải là đất trồng lúa để phát triển cây công nghiệp.

Nông cụ ở Việt Nam thời kỳ này chủ yếu vẫn là các phương tiện cổ truyền, thô sơ, sử dụng sức kéo của trâu, bò. Một số đồn điền của tư bản Pháp đã trang bị máy kéo nhưng số lượng còn rất ít. Bên cạnh đó, thực dân Pháp đã bước đầu sử dụng phân hoá học trong việc chăm sóc các loại cây công nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp vẫn lạc hậu, canh tác chủ yếu với các công cụ thủ công truyền thống.

- Năng suất nông nghiệp: Thường thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Năm 1870, năng suất lúa trung bình trên mỗi ha ruộng là 2,3 tạ/ha, đến năm 1913 là 10,7 tạ/ha. Từ năm 1870 đến năm 1913, năng suất lúa trung bình tăng lên gần 5 lần. Năm 1931 là năm có năng suất lúa trung bình cao nhất, đạt 12 tạ/ha. Tuy vậy, so với các nước sản xuất lúa trong khu vực châu Á thì các nước Đông Dương chiếm vị trí thấp về năng suất trung bình. Vào năm lúa đạt năng suất cao nhất (1931), Việt Nam chỉ đạt 12 tạ/ha, trong khi đó Thái Lan đạt 18 tạ/ha và Nhật Bản đạt 34 tạ/ha. Từ năm 1870, do hệ thống thủy nông được cải thiện, diện tích và sản lượng lúa gạo đã tăng lên, góp phần lớn cho xuất khẩu lúa gạo ở Đông Dương.

Sự tăng trưởng của sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chỉ đem lại lợi nhuận cho tư bản Pháp, còn nông dân Việt Nam vẫn đói nghèo. Dân số tăng và xuất khẩu tăng nhanh hơn sản xuất, nên mức tiêu thụ lúa gạo bình quân hằng năm giảm. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 3.1. Bảng này cho thấy sản lượng lúa gạo Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) tăng từ 840.000 tấn (1870-1880) lên 6.316.000 tấn (1937), tăng 751%. Lúa gạo bị thực dân Pháp vơ vét để xuất khẩu thường xuyên tăng cao. Năm 1880, sản lượng xuất khẩu gạo của Đông Dương là 340.000 tấn, đến năm 1937, con số này đã tăng lên 2.096.000 tấn, tăng 616%.

Bảng 3.1. Diễn biến của hoạt động lúa gạo ở Đông Dương

(Lấy thời kỳ 1870-1880 là 100%)



1870-1880

1900

1913

1931

1937

Sản xuất gạo (Tấn)

840.000

4.300.000

4.718.000

5.965.000

6.316.000

Tăng


511%

561%

710%

751%

Tiêu thụ (Tấn)

500.000

3.400.000

3.451.000

5.006.000

4.220.000

Tăng


68%

69%

100%

84%

Dân số (Người)

11.000.000

13.000.000

15.300.000

20.000.000

23.150.000

Tăng


+18%

+39%

+82%

+110%

Tiêu thụ bình quân/người (kg)

45

262

226

250

182

Tăng


582%

502%

555%

404%

Xuất khẩu (Tấn)

340.000

900.000

1.267.000

959.000

2.096.000

Tăng


264%

372%

282%

616%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Nguồn: [Đặng Phong, 2002, tập 1 (1945-1954), 44]


Tóm lại: Nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu. Công cụ sản xuất chủ yếu là các công cụ thủ công. Tại các tỉnh Bắc kỳ, Trung kỳ sản xuất nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng phân tán, kỹ thuật thủ công lạc hậu với năng suất rất thấp. Hầu hết nông dân không có hoặc thiếu ruộng đất, phải lĩnh canh của địa chủ, tư bản Pháp và nộp địa tô rất nặng. Vì thế, đời sống của họ rất khó khăn, khổ cực. Điều này phần nào được phản ánh trong công trình nghiên cứu của nhà địa lý nhân văn Pierre Gourou (Pháp) - "Người nông dân châu thổ Bắc kỳ". Theo P. Gourou: "ở Bắc Bộ có một nạn đói thường trực, người nông dân chỉ được ăn cơm trong mấy tháng của vụ gặt". Một đất nước nông nghiệp, lúa gạo vẫn có để xuất khẩu mà người dân không đủ ăn. Đây thực sự là một bi kịch của nước ta thời thực dân Pháp thống trị.

3.1.2.2. Công nghiệp

Ngay từ đầu, chính sách công nghiệp của thực dân Pháp ở Đông Dương xác định rõ: sản xuất được giới hạn trong việc cung cấp cho chính quốc nguyên liệu hay những vật phẩm gì chính quốc không có. Công nghiệp nếu cần khuyến khích thì cũng chỉ nhằm bổ sung cho công nghiệp chính quốc chứ không được ảnh hưởng đến công nghiệp chính quốc.

a. Các ngành công nghiệp

Trong thời kỳ này, ở Việt Nam đã hình thành một nền công nghiệp với hai bộ phận, đó là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng có các ngành khai mỏ, xi măng, điện, xây dựng... Còn công nghiệp nhẹ bao gồm các ngành: dệt và chế biến nông, lâm sản.

• Công nghiệp nặng

Khai mỏ là ngành công nghiệp hình thành sớm và lớn nhất của tư bản Pháp ở Việt Nam không những về giá trị kinh tế mà cả về phạm vi và quy mô hoạt động. Đây là ngành được tư bản Pháp quan tâm nhất vì nó đem lại lợi nhuận lớn và chỉ bổ sung chứ không làm tổn hại công nghiệp chính quốc. Tổng thống Pháp có nhiều sắc lệnh về khai thác mỏ ở Đông Dương, trong đó quy định thể lệ xin di nhượng và về quyền sở hữu đối với mỏ.

Khai thác than đá là hoạt động đầu tiên về khai mỏ của thực dân Pháp ở Đông Dương. Sau lúa gạo, than đá là sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu. Hai công ty "Khai mỏ than Bắc kỳ" và "Khai mỏ than Đông Triều" sản xuất hầu hết toàn bộ than đá ở Đông Dương. Các công ty này hầu như vẫn khai thác than với công cụ thô sơ và kỹ thuật lạc hậu. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khai thác than phát triển mạnh, đạt sản lượng 3-4 triệu tấn/năm. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1929-1933, sản lượng than giảm xuống dưới mức 2 triệu tấn và chỉ tăng dần trở lại vào giữa thập niên 1930: năm 1937 là 2.308.000 tấn, năm 1939 là 2.615.000 tấn. Hầu hết số than khai thác được dành cho xuất khẩu. Đến năm 1939

tỷ lệ than xuất khẩu trong tổng sản lượng than vẫn ở mức 68%, trong đó khoảng 10-20% được xuất khẩu sang Pháp. Sau than là kẽm và thiếc, hai sản phẩm này chiếm trên dưới 10% tổng giá trị sản lượng công nghiệp khai thác mỏ thời Pháp thuộc. Năm 1926, sản lượng kẽm đạt 61.000 tấn, đến năm 1929, kẽm chiếm tới 9,7% trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp Đông Dương. Nhưng về sau do giá kẽm trên thị trường giảm liên tục, nên khai thác kim loại này sa sút dần. Ngoài kẽm và thiếc, việc khai thác crôm, bạc, đồng, sắt, vàng... là không đáng kể. Thời kỳ này, có nhiều công ty tư bản Pháp ra đời và kinh doanh trong lĩnh vực khai thác mỏ như công ty mỏ than Bắc Kỳ, công ty thiếc thượng du Bắc Kỳ, công ty mỏ than Đông Triều, công ty mỏ và luyện kim Đông Dương...

Hình 3.1. Giá trị sản lượng khai thác mỏ ở Đông Dương (1900-1945)

(Tính bằng đồng Đông Dương)


Nguồn Đặng Phong 2002 tập 1 1945 1954 49 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây 1

Nguồn: [Đặng Phong, 2002, tập 1 (1945-1954), 49]


Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thiết bị vận tải được xây dựng khá sớm, cùng với ngành khai mỏ. Đây là lĩnh vực được quan tâm ngay từ đầu trong công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Ở miền Nam, sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng không được thuận lợi, vì thiếu một trong những yếu tố rất quan trọng là than. Chỉ từ khi Pháp chiếm được Bắc kỳ thì ngành công nghiệp này mới phát triển mạnh. Cơ sở công nghiệp vật liệu xây dựng quan trọng đầu tiên là nhà máy xi măng Hải Phòng của công ty xi măng Poóclen nhân tạo

Đông Dương. Đây là một trong những nhà máy lớn nhất và ra đời sớm nhất ở Đông Dương. Khác với các vật liệu xây dựng truyền thống như gạch, đá, vôi, vữa... xi măng và bê tông là những yếu tố hoàn toàn mới trong các vật liệu xây dựng mà thực dân Pháp đưa vào Việt Nam. Xi măng đã cho phép xây dựng những công trình kiến trúc cao tầng với độ bền cao hơn so với loại nguyên liệu cổ truyền.

Sản xuất gạch ngói được phân tán hầu hết ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, là những nơi có sẵn nguồn than đá và đất sét. Có một số nhà máy lớn, nổi tiếng và thị trường có ở nhiều tỉnh là nhà máy gạch Hà Nội, nhà máy gạch Hải Phòng, nhà máy gạch Đáp Cầu, công ty vô danh ngói Đông Dương... Để phục vụ cho sự phát triển vận tải, những nhà máy cơ khí vận tải được hình thành khá sớm. Điển hình là nhà máy Ba Son, nhà máy sửa chữa xe lửa Gia Lâm, Vinh, Sài Gòn; lắp ráp và sửa chữa ô tô Aviat, Star Hà Nội.

Công nghiệp nhẹ

Thực dân Pháp chủ trương phát triển ở thuộc địa những ngành công nghiệp sử dụng lao động và nguyên liệu rẻ, đem lại lợi nhuận lớn nhưng không cạnh tranh với công nghiệp ở chính quốc là vải, sợi, chế biến nông sản và lâm sản (xay xát gạo, sản xuất thuốc lá, rượu, đường; chế biến gỗ, sản xuất giấy...).

Công nghiệp chế biến của thực dân Pháp ở Việt Nam về cơ bản là công nghiệp chế biến nông lâm sản. Trong chế biến nông sản, ngành xay xát lúa gạo ra đời sớm nhất và chiếm vị trí quan trọng nhất. Đến năm 1895, riêng ở Nam Kỳ đã có tới 200 xưởng xay sát gạo với quy mô lớn nhỏ khác nhau, chuyên chế biến gạo xuất khẩu. Ngoài xay xát gạo, thực dân Pháp còn xây dựng một số cơ sở nấu rượu, bia và sản xuất đường. Hai công ty lớn là công ty xay xát gạo Viễn Đông và công ty nấu rượu Đông Dương đều do người Pháp sáng lập, làm chủ. Nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến lâm sản, phần lớn đều do người Việt Nam hoặc Hoa kiều cung ứng. Tư bản Pháp có đầu tư xây dựng một số cơ sở chế biến lâm sản ở cả ba miền trên đất nước ta. Đó là nhà máy cưa ở Nam Bộ,

Ngày đăng: 16/09/2023