đặc biệt (sử sách gọi là "chính sách kinh tế chỉ huy") đã được Pháp - Nhật thực hiện trong thời gian này.
3.2.1.2. Nội dung chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế có những nội dung cơ bản sau:
- Đối với sản xuất: Chính quyền thuộc địa bắt nông dân Việt Nam phải giảm bớt diện tích trồng trọt thực phẩm để sản xuất các thứ cần thiết cho việc kinh doanh của họ mà trước kia phần lớn hoặc toàn bộ đều phải mua của nước ngoài. Nhiều cơ quan được lập ra để thu mua với giá rẻ mạt các nguyên liệu như bông, đay, lạc, thầu dầu, vỏ dừa... và phân phối các nguyên liệu đó cho các ngành công nghiệp hay thủ công. Người dân tự ý mua bán những nguyên liệu trên bị phạt tiền, phạt tù. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn hướng công nghiệp, thủ công nghiệp vào sản xuất những thứ hàng hóa như đồ kim khí, văn phòng phẩm, thuốc nổ, dầu trơn máy,... để thay thế hàng hóa trước kia phải nhập khẩu.
- Đối với xuất nhập khẩu: Thực dân Pháp quy định, tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải qua tay các cơ quan của chính quyền thực dân hoặc của bọn tư bản Pháp đại diện. Việc kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu như trên với mục đích để bọn đại tư bản Pháp nắm chặt các hàng hóa nhập khẩu hiện có rất ít rồi đem đầu cơ bán với giá cao hoặc đem phân phối riêng cho bọn chúng.
- Đối với phân phối hàng hóa: Chính quyền thuộc địa đặt ra lệ phát "bông" và thẻ gia đình cho nhân dân các thành phố trong việc mua bán những nhu yếu phẩm cần thiết như gạo, đường, vải... đồng thời đặt ra những cơ quan để kiểm soát chặt chẽ việc phân phối các nguyên liệu cho công nghiệp, thủ công nghiệp như bông, đay, vỏ dừa, đồ kim khí, giấy...
- Đối với giá cả: Thực dân Pháp lập Hội đồng hóa giá để định giá thu mua và bán các thứ hàng hóa cần thiết cho người dân. Mục đích của việc kiểm soát giá cả là để thu mua được hàng hóa của dân với giá rẻ mạt rồi đem bán ở chợ đen, kiếm lợi nhuận lớn, đáp ứng nhu cầu chiến tranh.
Như vậy, chính sách kinh tế được phát xít Nhật - thực dân Pháp thực hiện là nhằm kiểm soát và điều tiết nền kinh tế vận hành theo hướng
đáp ứng các nhu cầu chiến tranh mà hai nước đang tham gia. Mục đích của chính sách này là nhằm vơ vét, bóc lột tối đa vật chất, tài nguyên của thuộc địa để ném vào lò lửa chiến tranh. Hậu quả của chính sách này đã tàn phá nặng nề nền kinh tế và đẩy nhân dân Việt Nam lún sâu hơn vào sự đói khổ, bần cùng.
3.2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế
3.2.2.1. Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải
a. Nông nghiệp
Đây là thời kỳ tư bản Pháp tăng cường đầu tư vào các đồn điền, nhất là các đồn điền trồng cây công nghiệp. Năm 1944, vốn tư bản Pháp đầu tư vào đồn điền là 151,8 triệu phơrăng, còn đầu tư cho công thương nghiệp chỉ có 140,8 triệu. Do tác động của chính sách kinh tế, sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi theo hướng: diện tích và sản lượng các cây lương thực, hoa màu, thực phẩm giảm đi; còn các cây công nghiệp thì tăng lên (Bảng 3.3). Trong thời kỳ này, phát xít Nhật - thực dân Pháp đã cướp ruộng đất của dân ta để xây dựng trại lính; đồng thời bắt nông dân nhổ lúa và hoa màu để trồng đay, gai lấy nguyên liệu phục vụ nhu cầu chiến tranh. Các cây công nghiệp như bông, đay, chè, cao su... diện tích gieo trồng đều tăng lên. Chỉ tính đối với đay, trong vòng 4 năm (1940-1944), diện tích tăng lên gần 19 lần để đáp ứng nhu cầu về bao tải của phát xít Nhật.
Bên cạnh "nhổ lúa trồng đay", phát xít Nhật - thực dân Pháp còn "thu mua thóc tạ", khiến dân ta càng khốn đốn1. Hệ quả của chính sách "nhổ lúa trồng đay", "thu mua thóc tạ" cùng với tình trạng mất mùa do lũ lụt và thóc gạo không được chuyên chở từ Nam ra Bắc đã là những
1 Để có đủ số lượng gạo cung ứng cho Nhật, thực dân Pháp đã khoán trắng cho từng địa phương phải nộp đủ số lượng thóc theo quy định với giá rất thấp. Nếu nơi nào nông dân không thể nộp đủ số thóc quy định thì địa phương đó phải xuất công quỹ mua thóc giá cao ngoài thị trường nộp cho chính quyền, nếu không sẽ bị trừng phạt rất nặng. Trong 4 năm (1941-1944), tổng số gạo Pháp thu mua theo cách này là 3.811.000 tấn. Một phần trong số này được chi dùng cho 80 ngàn quân Nhật tại Việt Nam, còn phần lớn được xuất khẩu sang Nhật [Đặng Phong, 2002, 107].
nguyên nhân dẫn đến nạn đói chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Từ cuối năm 1944 đến đầu tháng 5 năm 1945, có khoảng 2 triệu người đã chết đói ở Bắc kỳ và Trung kỳ [Đinh Xuân Lâm, 2012, 771]. Nhiều gia đình chết đói cả nhà, nhiều làng dân chết đói quá nửa. Số người sống sót rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực... Nhiều người gục chết trên đường, nằm la liệt ở các vỉa hè Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Nam Định. Đây là bức tranh phản ánh thực trạng bi đát của nông nghiệp nước ta giai đoạn này.
Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng một số cây trồng
1940 | 1944 | |||
Diện tích (1.000 ha) | Sản lượng (Tấn) | Diện tích (1.000 ha) | Sản lượng (Tấn) | |
Lúa | 4.697,0 | 5.802.000 | 4.560,0 | 4.905.000 |
Ngô | 178,0 | ... | 101,0 | ... |
Bông | 7,0 | 3.100 | 18,0 | 4.300 |
Đay | 0,9 | 970 | 17,0 | 7.500 |
Chè | 14,5 | ... | 16,3 | ... |
Cà phê | 8,4 | 32 | 9,0 | 960 |
Cao su | 104,0 | 58.000 | 108,0 | 43.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Diễn Biến Của Hoạt Động Lúa Gạo Ở Đông Dương
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 15
- Cơ Cấu Các Khoản Chi Của Ngân Sách Đông Dương (1931-1938)
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 18
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Nguồn: [Tổng cục Thống kê, Kinh tế Văn hóa Việt Nam 1930-1980, 1980 (Dẫn theo Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Huy Vinh, Trần Khánh Hưng (2013)), Lịch sử kinh tế, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, tr. 499]
b. Công nghiệp
• Các ngành công nghiệp
Thực dân Pháp phải nhượng cho phát xít Nhật khai thác một số mỏ than, thiếc, kẽm... để vơ vét nguyên liệu phục vụ chiến tranh. Hầu hết các mỏ và cơ sở công nghiệp vẫn do Pháp nắm, nhưng phải cung cấp các nguyên liệu theo yêu cầu của phát xít Nhật. Thực dân Pháp tăng cường phát triển đối với công nghiệp quốc phòng, lập các nhà
máy chế tạo vũ khí như súng, đạn, mìn và còn định lập cả nhà máy chế tạo máy bay. Công nghiệp hóa học thời kỳ này mới được thực dân Pháp chú ý cho sản xuất. Một số hóa chất như thuốc nổ, cácbuacanxi, glyxerin, axít axêtic... một số sản phẩm đó mới chỉ có tính chất thế phẩm và tạm thời. Vì vậy công nghiệp hóa học vẫn chưa thực sự trở thành một ngành công nghiệp độc lập xứng đáng với tên gọi ấy.
Trong chiến tranh, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thiếu hẳn nên thực dân Pháp chú trọng công nghiệp chế biến những sản phẩm phục vụ chiến tranh như rượu cồn, dầu lạc, dầu dừa, cao su, mía,... Từ năm 1939 - 1945, thực dân Pháp đã đầu tư 320,1 triệu phơrăng vào ngành này trong khi đó chỉ bỏ thêm có 156,1 triệu vào ngành mỏ. Việc bỏ thêm vốn vào ngành công nghiệp chế biến không phải để phát triển ngành công nghiệp này, mục đích là thực dân Pháp muốn bóc lột nhân dân Việt Nam nhiều hơn. Do đó, họ đã đẩy mạnh công nghiệp rượu cồn và chế biến dầu để thay thế xăng ma dút và dầu trơn máy mà chúng không nhập cảng được vì chiến tranh. Số dầu sản xuất được ngày càng nhiều: từ 48.000 tấn (1939) lên đến 67.400 tấn (1941). Nhưng số lượng đó do không đủ dùng nên thực dân Pháp tiến hành kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển nhằm mua bằng hết các loại dầu. Còn người dân nước ta thời này thì không có dầu thắp và dầu ăn.
Trong thời kỳ này, phát xít Nhật tập trung vào khai thác một số mỏ. Vào năm 1941, vốn của tư bản Nhật ở Đông Dương chiếm gần 50% tổng số vốn đầu tư của các công ty nước ngoài. Tư bản Nhật đầu tư vốn vào khai thác quặng mănggan, sắt ở Thái Nguyên, phốt phát ở Lào Cai và quặng crôm ở Thanh Hóa. Công nghiệp chế biến cao su cũng được tăng cường một bước: số săm lốp xe đạp từ 150.000 chiếc (1939) tăng lên hơn
400.000 chiếc (1942). Một số ngành công nghiệp bị giảm sút, sản phẩm ứ đọng hoặc thiếu nguyên liệu; ngành dệt bị ảnh hưởng nhiều nhất. Để có đủ nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy dệt hoạt động, thực dân Pháp bắt dân ta tăng cường trồng bông, gai, đay... Việc làm này khiến đời sống người nông dân càng thêm khó khăn.
• Tiểu thủ công nghiệp
Khi phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, từ năm 1940, Đông Dương đã trở thành đối tượng phong tỏa của Đồng Minh. Các tàu hàng không cập bến được. Những đường lưu thông trong quốc nội cũng bị máy bay bắn phá. Thị trường bắt đầu khan hiếm các mặt hàng như giấy, bút, vải, sợi, giày dép, quần áo... Đây là cơ hội cho các ngành nghề thủ công truyền thống nước ta phát triển.
Dệt là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển giai đoạn này. Do thiếu hàng hóa nhập nên dệt vải bông và dệt sợi đay, gai được chú trọng để cung cấp vải mặc cho thị trường và cung cấp bao bì cho việc chuyên chở gạo. Từ năm 1942, do nhập khẩu nguyên liệu gặp khó khăn nên nghề dệt bị giảm sút. Bên cạnh nghề dệt, nghề chế biến thực phẩm cũng có bước phát triển. Chỉ trong hai năm từ 1939 đến 1941, số người tham gia chế biến thực phẩm đã tăng lên hơn 7 lần, từ 1.624 người lên 11.600 người. Trong chế biến thực phẩm, nghề làm hàng xáo được phát triển để cung cấp gạo cho Nhật, Pháp; nghề ép dầu lạc, dầu dừa, chế biến chè, nấu rượu được phát triển để đáp ứng nhiên liệu thay cho xăng và dầu nhớt. Ngoài ra các nghề đan lát mây tre, làm thảm, đồ gốm, kim khí... cũng phát triển. Đặc biệt trong nghề kim khí, thợ thủ công đã sản xuất được những vật dụng mới như đinh, ốc vít, phụ tùng xe đạp,... Tuy nhiên, sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp giai đoạn này chỉ là một sự "khởi sắc" giả tạo, kết quả của một thế đối phó, bế tắc về kinh tế, chứ không phải là sự phát triển bền vững, có kế hoạch. Theo thống kê của chính quyền thực dân thì số lượng thợ thủ công ở Việt Nam năm 1941 là
277.400 người, họ sinh sống và làm việc trong các làng nghề hoặc phường, hội. Trong hai năm đầu của thời chiến, nhờ sự "phục hưng" của nền kinh tế thuộc địa, các ngành nghề thủ công có sự phát triển hơn trước. Tuy nhiên, đến cuối năm 1942, khi nền kinh tế bắt đầu đình trệ, nạn lạm phát tăng nhanh làm cho thợ thủ công bị phá sản hàng loạt. Nhiều phường, hội, làng nghề bị phá sản, phải bỏ cả nghề để đi ăn xin.
c. Giao thông vận tải
Trong giai đoạn này, hệ thống giao thông vận tải chủ yếu do quân đội Nhật kiểm soát, nhất là hệ thống đường sắt và các tàu đường thủy
chở hàng trọng tải 200.000 tấn đậu ở các cảng Đông Dương. Quân đội Nhật sử dụng đường sắt để chuyên chở quân đội hoặc hàng hóa. Tuy hoạt động đường sắt giai đoạn này gặp khó khăn; nhưng công ty Hỏa xa Đông Dương - Vân Nam vẫn thu được gần 10 triệu đồng tiền lãi năm 1939, năm 1940 lãi hơn 4 triệu đồng và cho tới năm 1944 vẫn thu gần 80 vạn đồng. Người dân Việt Nam nếu có đi tàu hỏa thì phải chen chúc trong những toa chật hẹp, hàng hóa chất cả lên người. Tuy nhiên, về đường sắt tư bản Pháp vẫn thu được lãi mặc dù số lãi đó có giảm dần.
Giao thông đường bộ giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do thiếu nhiên liệu, nhiều cầu cống, đường sá bị phá hủy. Tính đến ngày 9 tháng 7 năm 1944 có đến 50% mạng lưới giao thông và 90% số xe vận tải bị bom của Đồng minh phá huỷ; việc giao thông liên lạc giữa các tỉnh, nhất là giữa Bắc Kỳ với Nam Kỳ hết sức khó khăn. Số xe ô tô ở Đông Dương trong các năm 1943-1945 giảm đi nhiều do thiếu nhiên liệu. Năm 1943, cả Đông Dương có 1.053 xe hoạt động thì đến năm 1944 chỉ còn có 736 chiếc, năm 1945 còn 713 chiếc. Số xe còn hoạt động này chủ yếu là của Campuchia. Ở Việt Nam, chỉ ở Nam Kỳ còn 209 chiếc vận hành vào năm 1943, năm 1945 chỉ còn 40 chiếc hoạt động. Trong giai đoạn này, vận tải hành khách và hàng hoá với trọng lượng lớn chủ yếu là dùng đường sắt với việc dùng than làm chất đốt. Ngoài ra, các tuyến vận tải hàng không, giao thông đường thủy giữa Việt Nam với Pháp và các nước châu Âu bị cắt đứt.
Như vậy, trong những năm 1939-1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, cùng với sự khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương, giao thông vận tải ở Việt Nam bị ảnh hưởng và sa sút nghiêm trọng.
3.2.2.2. Thương mại, tài chính, tiền tệ
a. Thương mại
• Nội thương
Thực dân Pháp đã thi hành nhiều biện pháp để biến thị trường nước ta thành nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc: kiểm soát chặt chẽ hàng hóa thiết yếu về giá cả và phân phối; dùng "tem phiếu", "thẻ gia đình"
ở thành thị khi mua các hàng hóa cần thiết như: gạo, đường, vải...; thực hiện phân phối nguyên vật liệu cung cấp cho các nhà máy như bông, đay, vỏ dừa, chất hóa học, kim khí,... Kết quả là: trong khi cuộc sống và quyền lợi của thực dân Pháp và tay sai vẫn được đảm bảo thì cuộc sống của hàng triệu người dân bản xứ ở cả thành thị và nông thôn rơi vào tình trạng khó khăn, túng quẫn; trong khi các doanh nghiệp được chính quyền thực dân bảo trợ vẫn duy trì hoạt động và kiếm lời, thì hàng loạt nhà máy, hãng buôn của người bản xứ bị phá sản. Không những thế, Pháp còn tăng cường đầu cơ tích trữ hàng hóa để thu lợi nhuận, lập Hội đồng hóa giá để định giá mua và bán những hàng hóa thiết yếu đối với đời sống. Trên thực tế đó là thủ đoạn mua rẻ, bán đắt của thực dân Pháp. Chính phủ thuộc địa đã "chỉ huy" việc phân phối sản phẩm nhưng chỉ dành cho những tầng lớp trên ở các đô thị.
Ở Hà Nội, theo quy định mỗi nhân khẩu được mua 125 gam xà phòng và 1 kg đường nhưng dân lao động không được hưởng chế độ này. Ngay cả với tầng lớp khá giả thì lượng hàng này không đủ nên họ phải mua với giá đắt ở ngoài chợ đen. So sánh tháng 11 năm 1941 với giữa năm 1939, giá bán buôn tăng 108%, giá bán lẻ tăng 535% ở Hà Nội và 42% ở Sài Gòn [Tạ Thị Thúy và cộng sự, 2017, 563]. Trong các năm sau, giá cả còn tăng hơn nữa. Năm 1940, giá một tạ gạo ở Hà Nội là 10,1 đồng thì đến năm 1945 là 53 đồng (giá chợ đen là 700-800 đồng, tăng lên gấp hàng trăm lần so với thời gian đầu chiến tranh). Các mặt hàng thiết yếu khác như vải, xà phòng, diêm... cũng tăng giá cao do nhập khẩu giảm sút và việc sản xuất ở trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu.
• Ngoại thương
Phát xít Nhật yêu cầu chính quyền thực dân Pháp để 50% giá trị nhập khẩu và 15% giá trị xuất khẩu của Đông Dương cho các công ty thương mại của Nhật. Hầu như toàn bộ hàng xuất khẩu chính của Đông Dương trong hai năm 1942 và 1943 như than, sắt, kẽm, cao su, xi măng được xuất sang Nhật. Ngoài ra Nhật còn mua của Đông Dương mănggan, apatít, crôm, thiếc, cà phê,... với giá rẻ so với giá trên thị trường thế giới.
Giá trị hàng nhập từ Đông Dương sang Nhật lớn gấp nhiều lần hàng Nhật xuất sang Đông Dương. Do ảnh hưởng của chiến tranh, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm sút. Trong khi đó, Nhật dần trở thành khách hàng chính của Việt Nam với mục đích tăng cường vơ vét, cướp đoạt. Trước chiến tranh, Nhật buôn bán với Việt Nam rất ít, nhưng từ tháng 12 năm 1941, Nhật ngày càng buôn bán nhiều hơn với nước ta. Đặc biệt là mặt hàng lương thực - thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn của ngoại thương. Mặt hàng này rất cần thiết cho nhu cầu thời chiến. Nhật tăng cường thu mua lương thực và cưỡng bức nông dân bán theo giá quy định. Chính sách vơ vét của Pháp - Nhật đã dẫn đến tình trạng đời sống của nông dân bị kiệt quệ. Giá gạo ở Bắc Kỳ tháng 10 năm 1944 là 150đ/tạ, tháng 12 là 500đ, tháng 2 năm 1945 là 1000đ.
b. Tài chính
Với việc thi hành chính sách kinh tế theo hướng đáp ứng các nhu cầu của chiến tranh thực dân Pháp đã vơ vét sức người sức của ở Việt Nam. Người dân nước ta bị bóc lột xơ xác đến nỗi chính bản thân thực dân Pháp cũng thú nhận: "Đông Dương phải đóng góp cho chiến tranh và đã phải sụn lưng dưới khối nặng của chiến tranh". Như vậy, chính sách kinh tế trên đã đẩy xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng. Đúng như Đảng đã nhận định: chính sách kinh tế tài chính của đế quốc Pháp trong lúc chiến tranh sẽ hút hết máu mủ của dân chúng; nó sẽ làm cho ruộng đất và tư bản tập trung rất nhanh vào tay bọn tư bản tài chánh và đại địa chủ, còn dân chúng ngày càng đói khổ, phá sản, sống dở, chết dở. So với những chính sách khai thác khác, chính sách kinh tế của Pháp - Nhật phản ánh đầy đủ tính chất của nền kinh tế thuộc địa. Nền kinh tế này là phiến diện, mất cân đối và lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế chính quốc Pháp.
- Về thu ngân sách
Thời kỳ này ngân sách dùng cho chiến tranh tăng vọt, vì vậy để đắp vào lỗ hổng ngân sách, thực dân Pháp ra sức tăng thuế. Nhờ đó, nguồn thu của ngân sách Đông Dương (1939-1945) đã tăng gấp 2 lần. Trong các thứ thuế, thuế quan bị giảm dần vì chiến tranh nên xuất nhập khẩu