K. Marx Phân Tích Nguồn Gốc Khủng Hoảng Và Thất Nghiệp Trong Xã Hội Tư Bản

+ Giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm

+ Giá trị TLSX được bảo tồn dưới dưới hình thức giá trị sử dụng mới.

+ Tư bản bất biến ký hiệu là C.

- Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản ứng trước dùng để mua hàng hoá sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê đã sáng tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của sức lao động, tức là có sự biển đổi về số lượng.

+ Tư bản khả biến, ký hiệu là V.Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương.

Cơ sở của viêc phân chia: là nhờ tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá

+ Lao động cụ thể: bảo tồn và chuyển dịch giá trị của TLSX.

+ Lao động trừu tượng: tạo ra giá trị mới.

Ý nghĩa của việc phân chia: việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động SX hàng hóa giúp C. Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến.

+ Sự phân chia đó vạch rò nguồn gốc của m: chỉ có bộ phận tư bản khả biến mới tạo ra giá trị thặng dư, còn tư bản bất chỉ là điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

+ Sự phân chia đó cho thấy vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị hàng hoá. Giá trị của hàng hóa gồm: C + V + m.

Ngoài ra, K. Marx cũng tìm thấy nguyên lý phân chia đúng đắn tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động.

Lịch sử các học thuyết kinh tế - 14

6.3.7. K. Marx phân tích nguồn gốc khủng hoảng và thất nghiệp trong xã hội tư bản

Thông qua phân tích tích lũy tư bản trong điều kiện nâng cao cấu trạo hữu cơ của tư bản tất yếu dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối và bần cùng hóa giai cấp vô sản, làm cho mâu thuẫn cơ bản của CNTB ngày càng sâu sắc.

K. Marx phân tích điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội, chỉ ra nguyên nhân của tính chất chu kỳ của tái sản xuất TBCN.

Theo Marx nguyên nhân chính dẫn đến khùng hoảng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao và quan hệ sản xuất mang tính chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế tư bản.

6.3.8. Marx và Engels đã dự đoán những nội dung cơ bản của xã hội tương lai

Marx đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của xã hội tương lai là khẳng định xứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản - là người đào hố chôn CNTB, vai trò quần chúng nhân dân - là lực lượng chân chính để xác định xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

6.4. V.I. Lenin tiếp tục phát triển kinh tế chính trị học Marx

6.4.1. Tiểu sử và tác phẩm

- V.I. Lenin (Lênin) (1870 - 1924) xuất thân từ gia đình tri thứ c , tốt nghiêp


đai

học năm 1891. Ông bước lên vũ đài chính tri ̣vào những năm 90 của thế kỷ 19. Ông là

nhà lý luận kinh tế, lý luận triết học xuất sắc . Ông là người lâp Xô, người tổ chứ c ra nhà nước Xô Viết.

ra Đảng Côṇ g sản Liên

- Ông là người nắm vững quan điểm duy vâṭ biên chứ ng và phương phaṕ trừ u

tươn

g hóa khoa hoc

kế t hơp

́i những phương pháp khác trong nhân

thứ c , đánh giá ,

xem xét… các quá trình kinh tế và hiên

tươn

g kinh tế . Ông là người triêṭ để bênh vưc

và bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động một cách sáng tạo và đầy bản lĩnh chính trị kiên cường .

- Tác phẩm và tư tưởng kinh tế chủ yếu :

+ Bảo vệ và phát triển hơn nữa học thuyết kinh tế của K . Mark qua tác phẩm đồ

sô ̣“Sư ̣ phát triển của chủ nghia tư ban̉ ở Nga” (1899).

+ Sáng tạo ra học thuyết về chủ nghĩa đế quốc – giai đoan

phát triển cao của

chủ nghĩa tư bản thông qua tác phẩm : “Về khẩu hiêu liên minh châu Âu” (1915); chủ

nghĩa đế quốc – giai đoan

phát triển tôt

cùng của chủ nghia

tư bản” (1916); “CNĐQ và

sư ̣ phân biêṭ CNXH” (1916).

- Lenin đăṭ cơ sở cho lý luân


về kinh tế chính tri ̣trong thời kỳ quá đô ̣lên

CNXH dưa

trên cơ sở hoc

thuyết kinh tế của K . Marx và tổng kết kinh nghiêm

của

những năm đầu xây dưn

g CNXH. Ông đã kế tuc

xuất sắc hoc

thuyết kinh tế của Marx ,

Engles và bằng hoaṭ đôṇ g CT – XH ông đã xây dưn

g mới lý luân

cho CNXH hiên

thưc

và thưc

tế đã lan

h đao

xây dưn

g XHCN hiên

thưc

ở nước Nga .

6.4.2. Tư tưởng của Lenin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước

- Lenin đã chỉ ra tính tất yếu của sự chuyển biến từ CNTB tự do cạnh tranh sang độc quyền. Tích tụ, tập trung sản xuất đạt đến một trình độ nhất định sẽ dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Các tổ chức độc quyền không chỉ thống trị trong lĩnh vực sản xuất mà còn thống trị trong lĩnh vực ngân hàng. Sự dung hợp lẫn nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp dẫn đến sự hình thành tư bản tài chính. Các tổ chức độc quyền bành trướng thế lực ra phạm vi quốc tế, các tổ chức độc quyền đấu tranh quyết liệt đề phân chia khu vực ảnh hưởng kinh tế, phân chia và phân chia lại lãnh thổ thế giới.

Các tổ chức độc quyền mua và bán hàng hóa với giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Thực chất của quy luật giá cả độc quyền và lợi nhuận độc quyền là sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền.

Theo Lenin tập trung SX đến một trình độ nhất định sẽ dẫn đến độc quyền vì:

+ Quy mô lớn làm cho cạnh tranh gay gắt hơn, phức tạp hơn dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp, liên minh với nhau.

+ Quy mô lớn nên trong một ngành còn một số ít xí nghiệp, do đó các xí nghiệp dễ dàng thỏa hiệp với nhau.

- Thực chất của độc quyền:

Tổ chức độc quyền là những xí nghiệp lớn hoặc liên minh giữa các xí nghiệp lớn TBCN nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, định ra giá cả độc quyền và thu lợi nhuân độc quyền cao.

- Các hình thức của độc quyền

Cacten (Cartel):

- Là một liên minh độc quyền về: giá cả, phân chia thị trường, số lượng hàng hóa sản xuất... Các nhà tư bản tham gia các ten vẫn độc lập về sản xuất và lưu thông.

- Cacten là một liên minh độc quyền không vững chắc.

- Cacten phát triển nhất ở Đức.

Xanhđica (Cyndicate):

- Là tổ chức độc quyền về lưu thông; mọi việc mua bán do một ban quản trị đảm nhiệm. Họ vẫn độc lập về SX, chỉ mất độc lập về lưu thông.

- Mục đích của họ là thống nhất đầu mối mua, bán để bán hàng hóa với giá đắt và mua nguyên liệu với giá rẻ.

- Phát triển nhất ở Pháp.

Tơrơt (Trust):

- Là một hình thức độc quyền thống nhất cả việc SX và lưu thông dưới sự quản lý của hội đồng quản trị.

- Các nhà tư bản tham gia tơrớt trở thành các cổ đông thu lợi nhuận theo cổ

phần.


- Tơrơt đánh dấu bước ngoặt về hình thức vận động mới của QHSX TBCN.

- Nước Mỹ là quê hương của tơrơt.

Côngxoocxiom:

- Là hình thức độc quyền đa ngành, tồn tại dươi dạng một hiệp nghị ký kết giữa

ngân hàng và công nghiệp để cùng nhau tiến hành các nghiệp vụ tài chính lớn như:

+ Phát hành chứng khoán có giá.

+ Phân phối công trái.

+ Đầu cơ chứng khoán có giá ở sở giao dịch.

+ Hợp tác để thực hiện các dự án lớn.

- Thông thường đứng đầu một côngxoocxiom là một ngân hàng độc quyền lớn. Ví dụ ở Mỹ các ngân hàng MOÓCGAN.

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ đã diễn ra quá trình hình thành những sự liên kết giữa các độc quyền theo chiều dọc và ngang hình thành các concern và conglomerate.

- Concern: là tổ chức độc quyền đa ngành có hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với những ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều nước.

Ví dụ: Trong số 500 công ty lớn nhất ở Mỹ có tới 94% là loại concern so với 49% năm 1949.

- Conglomerate: là hình thức độc quyền kết hợp vài ba chục hãng vừa và nhỏ không có bất kỳ sự liên quan nào về sản xuất hoặc dịch vụ. Mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận bằng kinh doanh chứng khoán.

+ Về cơ cấu: đó là sự liên kết giữa các hãng vừa và nhỏ với các hãng lớn trong tổ chức độc quyền.

Lenin phân đã phân tích quan hệ giữa độc quyền (ĐQ) và cạnh tranh:

- Khi hình thành các tổ chức độc quyền, cạnh tranh gay gắt hơn phức tạp hơn.

- Thời kỳ ĐQ có các loại cạnh tranh sau:

+ cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền;

+ cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau;

+ cạnh tranh nội bộ các tổ chức độc quyền.

Về lợi nhuận độc quyền và giá cả độc quyền, Lenin cho rằng “... độc quyền đem lại lợi nhuận siêu ngạch, nghĩa là một món lợi nhuận dư ra ngoài số lợi nhuận TBCN bình thường và thông thường trên toàn thế giới” - V. I. Lênin (Toàn tập, tập 30, tr 221).

Sự biểu hiện của quy luật giá trị và giá trị thặng dư trong giai đoạn độc quyền:

- Quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả ĐQ Giá cả ĐQ có hai loại:

+ Giá cả ĐQ cao: dùng khi bán.

+ Giá cả ĐQ thấp: dùng khi mua.

- Quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận ĐQ cao: PĐQ = P bình quân + các nguồn lợi nhuận khác

- Lenin còn chỉ ra tính quy luật việc chuyển CNTB độc quyền thành CNTB độc quyền nhà nước. CNTB độc quyền nhà nước là sự can thiệp trực tiếp của nhà nước đế quốc vào các quá trình kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền và cứu nguy sự sụp đổ của CNTB; sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước tư sản tạo ra một tổ chức bộ máy mới có thế lực vạn năng, là sự phụ thuộc của nhà nước vào tổ chức độc quyền. Các tổ chức độc quyền là cơ sở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có nhiều biểu hiện mới

với những vai trò lịch sử nhất định trong điều chỉnh duy trì CNTB thích nghi với những điều kiện mới.

6.4.3. Quan điểm của Lenin về xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Lenin chỉ ra tính tất yếu khách quan, đặc điểm và những nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH. Đồng thời ông còn chỉ ra những nguyên lý về nền kinh tế XHCN đó là nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể. Mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là nhằm thỏa mãn phúc lợi vật chất đầy đủ cho toàn xã hội và sự phát triển tự do, toàn diện của mỗi thành viên của nó. Muốn vậy, phải phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thực hiện nghiêm ngặt chế độ hoạch toán kinh tế, quản lý kinh tế theo kế hoạch, thống nhất, tập trung trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân

+ Quốc hữu hóa XHCN: thủ tiêu sở hữu tư nhân của giai cấp tư sản về tư liệu sản xuất chủ yếu, chuyển nó thành sở hữu toàn dân.

+ Hợp tác hóa: Chuyển những người lao động cá thể thành những người lao động tập thể.

+ Công nghiệp hóa: Nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH.

+ Cách mạng tư tưởng - văn hóa: Xóa bỏ nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa giáo dục cho dân cư, trình độ khoa học kỹ thuật... cho người lao động.

* Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin: Được ban hành vào năm 1912 nhằm tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga trong điều kiện chuyển sang thời bình thay cho chính sách cộng sản thời chiến

- Hoàn cảnh lịch sử nước Nga sau nội chiến 1918:

+ Nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng: sản lượng lương thực năm 1920 chỉ bằng ½ so với năm 1913 - nạn đói xảy ra khắp nơi; đại công nghiệp bằng 1/7; giao thông vận tải tê liệt…

+ Chính sách kinh tế cộng sản thời chiến không còn phù hợp, đặc biệt chính sách trưng thu lương thực thừa đã gây bất bình đối với nông dân, một số cuộc bạo loạn đã nổ ra, nguy cơ liên minh công - nông tan vỡ.

- Nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP)

+ Thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực. Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực ở mức cố định tối thiểu trong nhiều năm căn cứ vào điều kiện tự nhiên canh tác. Mức thuế thấp sẽ kích thích nông dân tích cực sản xuất, sau khi nộp thuế cho Nhà nước, phần dư sẽ được trao đổi tự do trên thị trường.

+ Tổ chức thị trường thương nghiệp thiết lập quan hệ hàng hóa - tiền tệ giữa Nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và thương nghiệp.

+ Cho phép tư nhân thuê hoặc mua lại các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

+ Kêu gọi nước ngoài đầu tư kinh doanh.

+ Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh.

Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa nước Nga, củng cố khối liên minh công nông, tạo điều kiện cho sự ra đời của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết năm 1922. Đồng thời có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN.

TỔNG KẾT CHƯƠNG


Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng trở nên gay gắt, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng lên cao. Điều này tất yếu phải có một lý luận cách mạng khoa học soi đường, làm kim chỉ nam cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

K. Mark và F. Engles đã sáng lập ra chủ nghĩa Mác, kế thừa trực tiếp từ triết học cổ điển Đức, CNXH không tưởng Pháp và kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh.

Kinh tế chính trị học Mácxít đã vạch ra những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản, đưa ra những luận chứng kinh tế có tính chất quá độ lịch sử của CNTB, chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, sự tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa để chuyển đến chủ nghĩa cộng sản.

Trong điều kiện CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, Lenin đã tiếp tục bảo vệ và phát triển kinh tế học chính trị của Mark, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.

Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới đã chỉ ra tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những đặc điểm, nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ, vạch ra kế hoạch xây dựng CNXH và chính sách kinh tế mới của Lenin có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn nước Nga lúc bấy giờ và chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế sau này.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích điều kiện phát sinh và phát triển kinh tế chính trị Mac - Lênin?

2. Quá trình hình thành của kinh tế chính trị học Macxit trải qua những giai đoạn cơ bản nào?

3. K. Marx đã có đóng góp gì về lý luận giá trị - lao động, lý luận về giá trị thặng

dư?

4. Tại sao K. Marx giải thích được đầy đủ các thuộc tính của hàng hóa và kết cấu

giá trị của hàng hóa.

5. Nghiên cứu học thuyết kinh tế của K. Marx có ý nghĩa lý luận thực tiễn gì?

6. Trình bày quan điểm của Lenin về các giai đoạn phát triển củ CNTB độc quyền.

7. Trình bày những đóng góp của Marx và Engels vào khoa kinh tế chính trị học.

8. Trình bày những đóng góp của Lenin vào sự tiếp tục phát triển kinh tế chính trị học Marxit.

9. Trình bày quan điểm của Lenin về đặc điểm của chủ nghĩa xã hội.

10. Trình bày nội dung và biện pháp chủ yếu của NEP? Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu vấn đề này là gì?

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí