CHƯƠNG 7
CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN HIỆN ĐẠI
7.1. Học thuyết kinh tế của tân cổ điển
7.1.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển biến mạnh mẽ sang giai đoạn độc quyền, xuất hiện nhiều hiện tượng kinh tế mới đòi hỏi phải phân tích về mặt kinh tế.
- Trong bối cảnh đó, các học thuyết của trường phái tư sản cổ điển lại suy đồi, tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi phải có những học thuyết kinh tế mới thay thế. Nhiều trường phái KTCT tư sản xuất hiện trong đó có trường phái “cổ điển mới”
- Trường phái “cổ điển mới” giữ vai trò thống trị vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giống các nhà KTCT tư sản cổ điển, các nhà kinh tế trường phái “cổ điển mới” ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế.
- Trường phái cổ điển mới dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và các quá trình kinh tế xã hội. Đối lập với K. Mark, trường phái cổ điển mới ủng hộ lý thuyết giá trị - chủ quan. Theo lý luận này, cùng một hàng hóa với người cần nó hay nó có lợi ích nhiều thì giá trị của hàng hóa sẽ lớn và ngược lại.
- Đối tượng nghiên cứu của trường phái “cổ điển mới” là các đơn vị kinh tế riêng biệt, từ đó, rút ra những kết luận chung cho toàn xã hội, vì vậy, phương pháp phân tích của họ là phương pháp phân tích vi mô.
Có thể bạn quan tâm!
- Giai Đoạn Hoàn Thiện Kinh Tế Chính Trị Marx (1867 - 1895)
- K. Marx Đã Vạch Rò Bản Chất Của Tiền Lương Dưới Chủ Nghĩa Tư Bản
- K. Marx Phân Tích Nguồn Gốc Khủng Hoảng Và Thất Nghiệp Trong Xã Hội Tư Bản
- Lý Thuyết Về Sự Can Thiệp Của Nhà Nước Vào Kinh Tế
- Đồ Thị Biểu Diễn Mối Quan Hệ Giữa Mức Cung Tiền Tệ Ms Với Lãi Suất Cho Vay L’ Và Đầu Tư I, Và Tổng Thu Nhập Quốc Dân Gnp Danh Ngh Ĩa
- Đồ Thị Biểu Diễn Mối Quan Hệ Giữa Tiền Lương Và Lao Động
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
- Trường phái cổ điển mới muốn biến KTCT thành khoa học kinh tế thuần tuý, họ đưa ra khái niệm “kinh tế học” để thay thế phạm trù “kinh tế chính trị”.
- Các nhà kinh tế trường phái cổ điển mới tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh tế, phối hợp các phạm trù toán học với phạm trù kinh tế để đưa ra những khái niệm mới, trường phái cổ điển mới còn được gọi là trường phái “giới hạn”.
7.1.2. Các lý thuyết kinh tế chủ yếu của trường phái tân cổ điển
7.1.2. 1. Lý thuyết “ích lợi giới hạn”
- Ích lợi có đặc tính cụ thể của vật, có thể thảo mãn nhu cầu nào đó của con người. Có ích lợi khách quan và ích lợi chủ quan, ích lợi trừu tượng và ích lợi cụ thể.
Theo đà thỏa mãn nhu cầu, ích lợi có xu hướng giảm dần. Cùng với sự tăng lên của vật, để thảo mãn nhu cầu “mức độ bão hòa” tăng lên, còn “ mức độ cấp thiết” của nhu cầu giảm xuống. Do vậy, vật sau để thỏa mãn nhu cầu sẽ có ích lợi nhỏ hơn vật trước đó. Với một số lượng vật phẩm nhất định, thì vật phẩm cuối cùng là “vật phẩm
giới hạn”. Ích lợi của nó là “ích lợi giới hạn”. Nó quyết định cho lợi ích chung của tất cả các vật khác.
Hình 7.1 Mối quan hệ giữa ích lợi và số lượng hàng hóa
Ích lợi hạn
Ích lợi
giới
7.1.2.2. Lý thuyết giá trị giới hạn
Sản phẩm
Được xây dựng trên lý thuyết “ích lợi giới hạn" quan niệm rằng ích lợi quyết định giá trị. “Ích lợi giới hạn” tức là ích lợi của sản phẩm cuối cùng quyết định giá trị của sản phẩm. Vì vậy, “giá trị giới hạn” chính là giá trị cuả “sản phẩm giới hạn”. Nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác.
Như vậy, khi sản phẩm tăng lên thì “ giá trị giới hạn” giảm dần và do vậy, tổng “giá trị giới hạn” cũng giảm dần. Vì thế, họ đi đến kết luận muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.
7.1.2.3 Thuyết giới hạn ở Mỹ
Đại biểu cho trường phái giới hạn ở Mỹ là John Bates Clark (1847 - 1938), giáo sư đại học tổng hợp Colombia.
a. Lý thuyết “ năng suất giới hạn”
Với sự tăng thêm của một nhân tố sản xuất nào đó, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, thì năng suất của nhân tố tăng thêm sẽ giảm. Với quy mô tư bản không thay đổi, khi số lượng công nhân tăng lên, mỗi công nhân mới bổ sung so với công nhân trước đây sẽ sản xuất ra một số lượng sản phẩm ít hơn.
Người công nhân được thuê sau cùng là người “công nhân giới hạn”, sản phẩm của họ là “sản phẩm giới hạn”, năng suất cảu họ là “năng suất giới hạn”. Nó quyết định rằng năng suất của tất cả các công nhân khác.
Hình 7.2 Đồ thị năng suất giới hạn
Sản phẩm tăng thêm
Lao động
b. Lý thuyết phân phối của Clark
Trên cơ sở lý luận “năng suất giới hạn”, Clark đưa ra lý luận tiền lương và lợi nhuận. Ông sử dụng lý luận “năng lực chịu trách nhiệm” để phân tích. Theo lý luận này, thu nhập là “ năng lực chịu trách nhiệm” của các nhân tố sản xuất. Ở đây, công nhân có lao động, nhà tư bản có tư bản. Họ đều nhận được “sản phẩm có giới hạn” tương ứng.
7.1.2.4 Trường phái thành Lausanne (Thụy Sỹ)
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trường phái “tân cổ điển” phát triển ở Thụy Sỹ. Đại biểu xuất sắc là Leon Wallras (1834 - 1910).
Lý thuyết “Cân bằng thị trường” là một trong số các lý thuyết quan trọng của Leon Wallras.
Theo ông, trong cơ cấu kinh tế thị trường có 3 loại thị trường: thị trường sản phẩm, thị trường tư bản, thị trường lao động.
Thị trường sản phẩm là nơi mua và bán hàng hóa. Tương quan trao đổi giữa các loại hàng hóa là giá cả. Thị trường tư bản là nơi hỏi và vay tư bản. Lãi suất tư bản cho vay là giá cả tư bản. Thị trường lao động là nơi thuê mướn công nhân. Tiền công hay tiền lương là giá cả của lao động.
Ba thị trường này độc lập với nhau song nhờ hoạt động của doanh nghiệp nên có quan hệ với nhau. Doanh nhân là người sản xuất hàng hóa để bán. Muốn sản xuất, doanh nhân phải vay vốn, trên thị trường tư bản, thuê nhân công trên thị trường lao động. Trên hai thị trường này doanh nhân được coi là cầu. Sản xuất được hàng hóa, doanh nhân phải mang bán nó trên thị trường sản phẩm. Ở đây, doanh nhân được coi là cung.
Nếu giá bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất thì doanh nhân có lợi. Doanh nhân có xu hướng mở rộng sản xuất như thuê thêm công nhân, vay thêm tư bản. Do vậy, sức cầu của doanh nhân tăng lên, điều đó là cho giá cả tư bản và lao động tăng lên. Song, khi có thêm hàng hóa thì doanh nhân sẽ cung trên thị trường nhiều hơn. Do đó, giá cả hàng hóa trên thị trường có xu hướng giảm xuống.
Khi giá cả giảm xuống ngang với chi phí sản xuất thì cung và cầu hàng hóa ở trạng thái cân bằng. Doanh nhân không có lời trong việc sản xuất them, nên không thuê them công nhân và vay thêm tư bản nữa. Như vậy, giá hàng ổn định làm cho lãi suất và tiền lương ổn định. Cả ba thị trường đều có sự cân bằng cung cầu. Nền kinh tế cũng ở trong trạng thái cân bằng.
Điều kiện tất yếu để có cân bằng thị trường là sự cân bằng giữa giá cả hàng và chi phí sản xuất. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, trạng thái cân bằng giữa hàng và chi phí sản xuất được thực hiện qua sư dao động của cung- cầu.
7.1.2.5 Trường phái Cambridge (Anh)
Người đứng đầu trường phái (Anh) là Alfred Marshall (1842 - 1924). Ông là giáo sư trường đại học tổng hợp Cambridge. Một số đặc điểm và quan điểm cơ bản của trường phái này là:
- Về đối tượng, phương pháp của Kinh tế chính trị học: Kinh tế chính trị học hay Kinh tế học xem xét bộ phận của đời sống xã hội và cá nhân, đặc biệt có quan hệ với việc giành và sử dụng các vật chất cần thiết cho đời sống hạnh phúc.
- Lý thuyết về của cải và nhu cầu:
Của cải gồm những vật thỏa mãn nhu cầu một cách trực tiếp hay gián tiếp. Nó có thể là những của cải vật chất hay phi vật chất. Ông viết : “Các nhu cầu và mong muốn của con người thì nhiều và thuộc các loại rất khác nhau, nhưng chúng thường bị hạn chế và có khả năng được thỏa mãn”.
-. Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố về sản xuất
Sản xuất theo ông là việc chế tạo ra các lợi ích. Nó như là một sự thay đổi hình thức hay thay đổi việc sử dụng vật chất. Ngược lại, tiêu dùng sẽ là sự sản xuất tiêu cực về lợi ích.
Các yếu tố sản xuất bao gồm đất đai, lao động và tư bản.
d.Lý thuyết giá cả.
Lý thuyết giá cả là lý thuyết nổi tiếng của Marshall. Theo ông, giá cả là quan hệ số lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau.
Lý luận giá cả của ông là sự tổng hợp các lý thuyết chi phí sản xuất, cung cầu, “ích lợi giới hạn”.
Theo ông, thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán, hay là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Khi nghiên cứu cơ chế thị trường Marshall cho rằng, một mặt,
trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn thì cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác, cơ chế thị trường tác động làm cho giá cả phù hợp của cung cầu.
Ông đưa ra khái niệm “giá cung” và “ giá cầu”: Giá cung là giá cả mà người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất ở mức đương thời. Giá cung được quyết định bởi chi phí sản xuất. Giá cầu là giá mà người mua có thể mua số lượng hàng hóa hiện tại. Giá cầu được quyết định bởi lợi ích giới hạn.
Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường. Giá cả thị trường là kết quả của sự va chạm giữa người mua và người bán, tức là va chạm giữa cung và cầu. Sự va chạm này làm hình thành giá cả cân bằng.
Ông cho rằng trong ngắn hạn cung, cầu ảnh hưởng đến giá cả, còn trong dài hạn thì chi phí có tác động đến giá cả. Ngoài ra, độc quyền cũng ảnh hưởng đến giá cả.
Giá cả
Hình 7.3 Giá cả cân bằng
S
D
Số lượng
Marshall đưa ra khái niệm “co giãn của cầu” chỉ sự phụ thuộc của cầu vào mức giá cả. Theo ông, mức giá cả linh hoạt trên thị trường phụ thuộc vào tình trạng sau: khối lương hàng hóa tăng lên một mức độ nhất định, khi giá cả hàng hóa giảm xuống và ngược lại
Nếu ký hiệu:
K - Hệ số co giãn của cầu.
Thì :
Có ba trường hợp sau đây:
K > 1: Là trường hợp một sự thay đổi nhỏ của giá cả làm cho cầu thay đổi lớn hơn, gọi là cầu co giãn.
K < 1: Là trường hợp một sự thay đổi lớn của giá chỉ làm cho cầu thay đổi không đáng kể, gọi là cầu không co giãn.
K = 1: Là tốc độ thay đổi của giá cả và của cầu như nhau. Trường hợp này cầu co giãn bằng đơn vị.
Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhan tố sau đây: mức giá cả, giá cả của hàng hóa có liên quan, sức mua của dân cư và nhu cầu mua sắm của dân cư.
Tóm lại: Lý thuyết giá cả của Marshall là cơ sở lý luận của kinh tế học vi mô hiện đại trong phân tích thị trường, cung cầu và giá cả.
7.2. Các học thuyết kinh tế của trường phái Keynes
7.2.1. Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm chủ yếu của học thuyết Keynes
- Hoàn cảnh ra đời: Vào những năm 30 của thế kỷ XX, ở các nước phương Tây, khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng làm tan dã tư tưởng tự do kinh tế. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của Nhà nước đối với sự phát tiển kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa.
- Thân thế và sự nghiệp của John Maynard Keynes(1883-1946): J.M.Keynes là nhà kinh tế học Anh, được các nhà học giả phương Tây coi là người có tính sáng tạo, ông là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các chính phủ.
- Đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, thừa nhận các khuyết điểm của chủ nghĩ tư bản như thất nghiệp không tự nguyện, khủng hỏng kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, về mặt lý luận, Keynes đã điều chỉnh kinh tế học truyền thống,xây dựng hệ thống lý luận mới, dùng thuyết Nhà nước can thiệp vào kinh tế thay cho thuyết tự do kinh doanh.
Thứ ba, về mặt chính sách, Keynes phủ định chính sách kinh tế tự do thả nổi của chủ nghĩa tư bản, chủ trương mở rộng chức năng của Nhà nước để can thiệp toàn diện vào kinh tế.
Thứ tư, về phương pháp tích, Keynes đã mở ra phương pháp phân tích vĩ mô hiện đại. Phương pháp luận nghiên cứu của ông cũng dựa trên cơ sở tâm lý, nhưng không phải dựa trên tâm lý cá biệt mà là tâm lý số đông, tâm lý xã hội.
7.2.2. Nội dung học thuyết kinh tế của Keynes
7.2.2.1. Lý thuyết về việc làm
Theo Keynes, khối lượng làm việc phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”. Cầu có hiệu quả là giao điểm của đường tổng cung và đường tổng cầu (tổng thu nhập).
a. Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn
Phần thu nhập tăng thêm của mỗi cá nhân được chia thành hai phần: một phần dành cho tiêu dùng và một phần dành để tiết kiệm.
Khi dựa vào bản chất của con người và những kinh nghiệm thực tế, Keynes tin tưởng sâu sắc rằng con người luôn luôn sẵn sàng tăng mức tiêu dùng, nhưng con người không tăng mức tiêu dùng bằng với mức tăng thu nhập. Ông nói rằng “quy luật tâm lý thông thường của chúng ta khi thu nhập thực tế của cộng đồng tăng hay giảm, thì tiêu dùng của thực tế sẽ tăng hay giảm nhưng không nhanh bằng”.
Nếu kí hiệu R là thu nhập, C là tiêu dùng, và dR là gia tăng thu nhập, dC là gia tăng tiêu dùng, thì khuynh hướng tiêu dùng giới hạn được định nghĩa là tỷ số giữa gia tăng tiêu dùng và gia tăng thu nhập
Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khối lượng việc làm.Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn càng lớn thì khối lượng việc làm càng lớn.
b. Hiệu quả giới hạn của tư bản
Đầu tư của tư bản phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của tư bản. Hiệu quả giới hạn của tư bản là tương quan hàm số giữa lợi tức triển vọng của tài sản cố định và giá cung hay chi phí hiện tại của tài sản cố định để có lợi tức đó.
Hiệu quả giới hạn của tư bản có xu hướng giảm sút do hai nguyên nhân: Một là, khi đầu tư tăng lên thì khối lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường tăng lên, do đó giá cả hàng hóa giảm xuống, nên kéo theo sự giảm sút của lợi nhuận. Hai là, cung hàng hóa tăng lên sẽ làm tăng chi phí tư bản thay thế. Trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật và tích lũy tư bản tăng nhanh, thì hiệu quả giới hạn của tư bản có thể dẫn đến số 0. Điều đó làm giảm tính tích cực của nhà kinh doanh mở rộng đầu tư, nên ảnh hưởng tới khối lượng việc làm.
c.Lãi suất
Theo Keynes, lãi suất không phải là khoản lợi tức cho việc tiết kiệm hoặc nhịn chi tiêu, là khoản thù lao cho việc mất khả năng chuyển hóa trong một thời gian nhất định, là phần thưởng cho việc từ bỏ việc giữ tiền mặt.
Có hai nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất:
Thứ nhất, khối lượng tiền tệ. Nếu khối lượng tiền đưa vào lưu thông tăng, thì lãi suất giảm.
Thứ hai, tâm lý thích giữ tiền mặt: nếu tâm lý này tăng thì lãi suất giảm, vì nó làm mức cung tiền tệ giảm. Có ba động cơ quyết định giữa tài sản dưới hình thức tiền tệ: động cơ giao dịch, động cơ dự phòng và động cơ đầu cơ.
d. Đầu tư và số nhân đầu tư
Tổng khối lượng việc làm phụ thuộc vào cầu có hiệu quả và sự vận động của cầu có hiệu quả lại lệ thuộc vào khuynh hướng tiêu dùng và việc chuyển tiền tệ từ tiết kiệm sang đầu tư. Để thiết lập mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập, Keynes nêu ra nguyên lý số nhân đầu tư.
Nếu gọi Q là sản lượng, C là tiêu dùng , I là đầu tư, thì Q = C + I ( 1) Nếu gọi R là thu nhập, S là tiết kiệm, thì R = C + S (2). Trong nền kinh tế, sản lượng bằng thu nhập, nên từ (1) và (2) suy ra I = S (3). Nếu dR là gia tăng thu nhập, dC là gia tăng tiêu dùng, dS là gia tăng tiết kiệm, dI là gia tăng đầu tư, k là hệ số đầu tư, thì dR = k. dI. Do đó:
Vậy
Mô hình số nhân phản ánh mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng thu nhập. Số nhân đầu tư (K) cho chúng ta biết khi tăng thêm một lượng đầu tư tổng hợp, thì thu nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng K mức gia tăng đầu tư. Số nhân đầu tư có tác dụng khuếch đại thu nhập.
e. Tóm tắt nội dung cơ bản lý thuyết chung về việc làm
Khi việc làm tăng lên, thì thu nhập cũng tăng lên, do đó tiêu dùng cũng tăng lên. Song do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, nên mức tiêu dùng không bằng mức tăng thu nhập, do đó làm cho cầu tiêu dùng giảm tương đối, tức là giảm cầu có hiệu quả, mà cầu có hiệu quả lại ảnh hưởng tới quy mô sản xuất và khối lượng việc làm.
Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng, cần phải tăng đầu tư (tăng tiêu dùng sản xuất). Khối lượng đầu tư đóng vai trò quyết định đối với quy mô của việc làm. Song khối lượng đầu tư lại phụ thuộc vào ý muốn đầu tư của các nhà kinh doanh, còn ý muốn đầu tư lại phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của tư bản. Các nhà kinh doanh sẽ mở rộng đầu tư cho đến khi hiệu quả của giới hạn tư bản giảm xuống đến mức lãi suất. Cái khó trong nền kinh tế TBCN là ở chỗ hiệu quả tư bản giới hạn của tư bản thì giảm sút, còn lãi suất của tư bản cho vay lại có tính ổn định. Điều đó tạo ra giới hạn chật hẹp cho đầu tư mới.
Để thoát khỏi tình trạng trên phải điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng. Muốn vậy, Nhà nước phải sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng để điều tiết kinh tế, kích thích tiêu dùng và đầu tư để tăng cầu có hiệu quả. Đặc biệt, Nhà nước phải có chương trình đầu tư với quy mô lớn để sử dụng lao động thất nghiệp và tư bản nhàn rỗi. Số người này khi tham gia vào sản xuất sẽ nhận được thu nhập và do đó tham gia vào thị trường. Vì thế cầu có hiệu quả tăng lên, giá cả hàng hóa tăng lên và hiệu