Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 4


bài sli, bài lượn của người Nùng Phàn Slình, sli đối đáp lại chiếm một số lượng lớn. Đó là những bài hát tâm tình, là nhịp đập thổn thức, là khúc nhạc lòng của của thanh niên nam nữ trong lứa tuổi đầy hứa hẹn và khao khát yêu đương. Có biết bao lời nguyện ước, thề thốt, thiết tha tràn ngập niềm tin và hi vọng được hát lên với tất cả tâm hồn say đắm của tuổi trẻ.

Cứ mỗi độ xuân về, khi những bông hoa đào, hoa mận nở trắng, nở hồng trên khắp những sườn núi, trên những con đường vào bản, những chàng trai cô gái Nùng lại nô nức đi chơi. Mùa xuân những chàng trai có thể đi chơi hết tháng.

Tháng giêng mùa xuân mình đi chơi Tháng hai mùa xuân mình lang thang Bước đi vài ngày thêm vài tháng Bước đi vài ngày cả vài năm.

Cứ bước nơi này qua nơi khác

(Dàu phông).

Trên đường đi chơi hội xuân, những tốp thanh niên nam nữ Nùng gặp nhau và cùng thi hát. Họ hát, họ cất lên lời hát làm quen, tỏ tình kín đáo, tế nhị. Hát sli đối đáp là điệu hát giao duyên đặc trưng của đồng bào Nùng, lời hát véo von, giàu hình ảnh với ý nghĩa sâu xa, tinh tế.

Hôm nay rất may mình gặp mặt Cùng nhau tâm sự những điều hay.

(Sli đối đáp)

Hầu như mở đầu cho những lời làm quen chào hỏi, người hát đều hát lên những câu ca này, để rồi những lời tỏ tình được cất lên. Nhưng ước mơ xây dựng hạnh phúc không phải nói “toạc” ngay ra mà ban đầu họ còn thăm dò ý tình của nhau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Nam: Rau cải trong vườn rau cải non Đã có người nào định hái chưa

Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 4

Nữ : Rau cải trong vườn rau cải cây Người nào ăn được thì sẽ ăn.

Hai người hỏi chuyện cây rau cải nhưng thực chất điều muốn hỏi vượt xa chuyện ấy. Ý chàng trai đã quá rõ rồi : Rau cải non ý muốn nói tuổi của cô gái còn trẻ không biết đã có người thương chưa ? Câu trả lời của cô gái cũng rất rõ ràng, vừa gợi mở mà như đưa ra đầy thử thách « Người nào ăn được thì sẽ ăn ». Lời ca giao duyên đầy tình tứ, ướm hỏi kín đáo mà vẫn đủ để người nghe hiểu được điều mình muốn nói. Cũng giống câu ca dao của dân tộc kinh ở đồng bằng Bắc bộ:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

(Ca dao)

Nhưng nhiều khi họ còn băn khoăn, e ngại biết đâu đấy ai kia đã có chốn rồi, người con gái có thể chưa tin ngay mà cất tiếng thăm dò :

- Mình đến đây tâm sự cùng ta

Có sợ người nào hiểu sai không ?

Chính chàng trai cũng lo lắng không kém :

- Mình xinh như chú mèo tam thể Liệu ta có tới được hay không ?

Những mong ước, khát vọng của trai gái Nùng trong tình yêu là khát vọng được kết đôi, được hưởng hạnh phúc. Cho dù cuộc sống có khó khăn, dù sướng dù gian khổ họ cũng vui lòng.


Nam: Mong sao được chung đôi đũa cả Dù sướng dù khổ cũng vui lòng

Nữ : Chiếc áo mặc rồi chưa có cúc

Rượu nếp hoa vàng chưa người uống

Mỗi lời thơ, mỗi hình ảnh mang bao ý nghĩa lớn lao, hoa cỏ may, hay cánh chim đều mang ý nghĩa gắn kết, xum vầy. Lời của chàng trai đã được đón nhận và đối lại trọn ý. Thật đúng là:

Tâm sự nhiều rồi sẽ hiểu nhau Nguyện vọng hai ta cùng tâm đầu.

(Sli đối đáp)

Sống trong tình yêu với đầy ước mơ, khao khát hạnh phúc nhưng cùng với nó còn có biết bao sự lo lắng. Ngày nay mặc dù sự mê tín, những tập tục lạc hậu không còn ảnh nhiều hưởng đến hạnh phúc lứa đôi nữa nhưng yếu tố gia đình vẫn ít nhiều chi phối. Tình yêu đã nảy nở, hai tâm hồn đã tìm thấy tiếng nói chung, chàng trai tính tới chuyện cưới xin nhưng cô gái vẫn còn lo lắng vì con đường phía trước có biết bao thử thách, khó khăn đang chờ đợi họ. Khó khăn do đường xa cách trở, do gia đình, do xã hội…

Nam: Một năm mười hai tháng trôi qua Ong bướm biết giao hoà vui sướng

Nữ: Giống như loài vật trên trái đất Tin nhau lời nói và ánh mắt

Nam: Nghe người nói vậy ta tin mình Tính lời giạm ngõ có được không

Nữ: Nhìn xuống nước chảy song dào dạt Rồng ở giữa vực biết làm sao?

Khó khăn cách trở là vậy nhưng họ nhận thấy điều quan trọng giúp họ vượt qua tất cả là sự tin tưởng và quyết tâm, chàng trai cô gái đã làm được


điều đó và họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc của mình. Họ cùng nhau đưa con thuyền tình yêu của mình cập bến hạnh phúc.

Nam: Cùng nhau xuôi bè đi về bến Nước cạn đến đâu cùng ở đó.

Nữ: Nếu lòng chúng mình cùng thực rồi

Bố mẹ không đồng ý, em vẫn về bên anh

Những lời hát tha thiết cũng là sự tha thiết mãnh liệt khi những chàng trai cô gái khẳng định, ca ngợi tình yêu của mình.

Nam: Anh yêu em qua những năm tháng Như chim rừng uống nước suối tiên

Nữ: Em thương anh qua những năm tháng Như chim rừng uống nước suối ngàn

Nam: Trông nàng vừa đẹp lại vừa xinh Quả ngon lòng ngậm ngùi nhớ mãi

Nữ: Rừng xanh xuất hiện đôi măng trúc Ruộng tốt xuất hiện bông lúa vàng.

Lời thơ bóng bảy, ý nghĩa sâu sắc. Những hình ảnh mang đậm chất miền núi: “Suối ngàn”, “rừng xanh”, “măng trúc”… đã khắc đậm trong thơ ý tình vô cùng tha thiết. Dường như chàng trai muốn lấy thời gian “ những năm tháng” với số nhiều “nhữngđể khẳng định sức sống tình yêu của mình. Thế giới của tình yêu là thế giới bí ẩn nhưng kì diệu, và những ai đã bước vào thế giới ấy họ sẽ đón nhận hạnh phúc khi tìm được tình yêu đích thực của mình. Với cảm xúc đó, cô gái trong bài sli đã kết lại bằng lời ca đầy màu sắc ca ngợi hình ảnh tuyệt đẹp của lứa đôi bằng những hình ảnh bóng bẩy, gợi hình.

Tình yêu phải chân thành sâu nặng biết bao mới có thể cất lên lời ca xúc động như vậy. Trong thế giới tình yêu đầy màu sắc ấy những cảm xúc của con tim thật lớn lao, mãnh liệt.


Yêu em anh vui lòng Như núi cao mây phủ Núi phủ mây phủ sương Mây phủ núi phủ kín.

(Lượn: Đệp)

Lời yêu, nỗi niềm trong tâm tưởng đã trở thành lời thề son sắc

…Hãy viết cho đôi dòng Đôi dòng để làm tin Chữ viết theo thời gian Chữ to như hạt vừng Mặt chữ bằng hạt thóc.

(Lượn: Ù Phùng)

Chữ viết rõ ràng như hạt thóc, như hạt vừng mang ý nghĩa chỉ lời thề rõ ràng, còn mãi “Chữ viết theo thời gian”.

Qua lời hát sli, hát lượn, chàng trai mới được các cô gái yêu và khâm phục. Cô gái với giọng hát sli mới được chàng trai thương mến. Từ sự gắn kết về tâm hồn họ tính đến những việc xa hơn.

Mình mong người nói thẳng, nói thật Để người già kết nghĩa thông gia

(Sli đối đáp)

Những cuộc hát đối đáp những lời sli, lượn cất lên trong dịp đón xuân, trong ngày hội mùa, đám cưới hay khi đang làm việc ngoài nương rẫy là những dịp tốt để nam nữ thanh niên chọn bạn đời.

Các làn điệu dân ca nói chung và sli, lượn nói riêng là tấm gương muôn màu phản ánh nhiều tâm trạng phong phú của các chàng trai cô gái trên con đường kiếm tìm hạnh phúc, mỗi câu hát khi cất lên đã thể hiện sâu sắc nhất, tinh tế nhất những tâm tình của lứa đôi.


2.1.3 Bức tranh nông thôn miền núi

* Bức tranh thiên nhiên

Bằng những câu từ cô đọng, giản đơn, người nghệ sĩ dân gian đã tạo nên một bức tranh đặc tả nông thôn miền núi sinh động, đầy màu sắc. Thiên nhiên tươi đẹp là người mẹ nuôi sống con người, bảo vệ che chở cho con người vì thế thiên nhiên đầy sức sống trong sli, lượn chính là kết quả của cảm hứng ngợi ca.

Thiên nhiên hiện ra trước tiên là vẻ đẹp hùng vĩ, khoẻ khoắn và sức mạnh lớn lao.

Buổi sáng mặt trời lên bên Đông Buổi chiều mặt trời lặn bên Tây Sáng bên Đông, chiều xuống núi Mặt trời xế chiều bên Tây

Mặt trăng trên trời thật đẹp lắm…

(sli Sáo vằn)

Những hình ảnh thiên nhiên: Mặt trăng, mặt trời xuất hiện khá nhiều trong những lời sli, lời lượn, nó được miêu tả trong sự nhận thức của con người về quy luật tự nhiên, theo sự chuyển dịch của thời gian. Mặt trời đem đến ánh sáng, sự sống cho muôn loài, sự vận động của nó chính là sự vận động của sự sống, của con người. Phải chăng đó cũng là lí do mà trong những câu hát của nhân dân đặc biệt là trong những câu hát tỏ tình của đôi lứa hình ảnh mặt trăng, mặt trời lại xuất hiện như một cái cớ để mở lời.

…Mặt trăng lên trời thật đẹp lắm Em ơi nói ra anh cùng đến

Xuống thuyền sang sông về phía Tây. (Sli Sáo Vằn)


Hay:


Núi cao núi thấp núi cách núi Buổi chiều mặt trời dâm đến của

Buổi chiều mặt trời dâm đến vườn…

(Sli: Xá Slùng)

Những nét vẽ mộc mạc nhưng mang chất tạo hình rất cao, thiên nhiên như có hình, có khối, một khung cảnh núi rừng âm u, trùng điệp “Núi cao, núi thấp, núi cách núi” với bao bí ẩn, hiểm trở nhưng đó lại là người bạn lớn, gần gũi với đồng bào miền núi. Nhìn về rừng, nói đến rừng, đến núi là nói đến cái đẹp cái có ích.

Bãi rậm nên làm ruộng Lên núi làm nương rãy Phát nương được hai bãi Phát ruộng được hai đám.

(Lượn: Lày Lọc) Khắp núi rừng mọc cây gỗ tạp,

Khắp núi rừng mọc cây gỗ nghiến Để mình cầm dao đến mình chặt

Để mình mang dao đến mình phát…

(Sli: Khẩn kinh)

- Gốc cây to bằng cây gỗ lớn Cây to rễ bằng rễ cây nghiến.

(Cóc mạy)

Cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào rừng núi, ngay từ khi vừa sinh ra con người đã sống giữa lòng đại ngàn, đại ngàn đã nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người, cũng chính vì thế núi rừng đã trở thành nguồn cảm hứng để đồng bào Nùng Phàn slình say sưa cất lên tiếng sli, tiếng lượn. Núi rừng không còn xa lạ, đó chính là con đường, là bản làng, gần gũi với con người, là một phần của cuộc sống.


Hôm qua, hôm kia mình ngóng đến Mười núi chín đèo trên đỉnh hang Mười núi chín đèo qua hang hủng Mình vòng đi xa mới trở vào

Mình vòng đi xa mới vào bản Về thấy hàng rậm thấy hàng rào Về thấy hàng rào thấy hàng rậm.

(Sli lảu)

Trong cảnh núi rừng ấy, cuộc sống của muôn loài được yên vui, con người được hạnh phúc. Hình ảnh chim Phượng hoàng luôn là biểu tượng của niềm hạnh phúc ấm no cho con người. Trong câu hát sli của người Nùng, hình ảnh Phượng hoàng bay khắp nơi là niềm vui, hạnh phúc cho xóm bản có một cuộc sống no ấm.

Nam: Khỉ ra trên hang ngồi ăn quả

Dái cá trong vực nghe nước chảy Nữ: Ông sao trên trời ngày càng sáng

Phượng hoàng bay lượn khắp mọi nơi.

Bức tranh thiên nhiên núi rừng đã làm sống dạy cuộc sống với bao tình nghĩa. Tình nghĩa của con người với con người, tình nghĩa của con người với thiên nhiên.

Tuy nhiên, thiên nhiên trong sli, lượn không chỉ có những nét vẽ cứng chắc khi nói về sự giàu có, hùng vĩ, mà còn có những nét vẽ với những màu sắc non tươi, mơn mởn và tràn đầy nhựa sống. Đó là những nét vẽ mền mại, thơ mộng, tươi non. Trong những câu hát dân gian của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình, thiên nhiên được nhắc đến nhiều là cảnh sắc của mùa xuân, của tháng giêng. Mỗi bài thơ, câu hát là một bông hoa xinh tươi đầy hương sắc.


Năm qua năm mùa xuân hoa lại nở Tháng hai mùa hoa ổi

Tháng 3 mùa hoa man mác Tháng 4 hương hoa cuốn theo gió Tháng 5 hoa trôi trên mặt nước Tháng 6 hoa nở trên thung lũng Tháng 7 hoa nở sáng trên nương Tháng 8 hoa của lúa dưới đồng

Tháng 9 hoa nở thắm trên đường…

(Lượn: Doóc)

Trong những câu lượn mượt mà, những bông hoa muôn sắc khoe hương, hoa nở không chỉ ở mùa xuân, mỗi mùa đều ánh lên những hương sắc độc đáo của những bông hoa nơi núi rừng xanh thắm. Cảnh sắc núi rừng Việt Bắc luôn có sự hiện diện những loài hoa xinh tươi, đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

Tháng giêng mùa xuân hoa mận đẹp Hoa mận trong vườn mọi bông nở Hoa mận trong vườn đang nở trắng Cây cao cây thấp sáng một màu

Cây cao cây thấp đều sáng rực.

(Chiêng ngột)

Những cánh hoa sắc trắng đang thì nở rộ, làm ánh lên một vùng sáng rực. Trải dài khắp buôn làng, trên các sườn đồi, lưng núi những cây mận đang kì trổ hoa, một hình ảnh rất thường gặp vào tiết xuân ở các bản làng miền núi. Những câu chữ miêu tả mộc mạc không phải diễn tả bằng những lối nói bóng bảy gọt đẽo nhưng vẫn có sức gợi tả mạnh mẽ, người đọc có thể hình dung ra một bức tranh mùa xuân đầy chất thơ, như bước vào cõi bồng lai tiên cảnh.


Mùa xuân là mùa của vạn vật đâm chồi nảy lộc, mùa của sự sống : “Tháng giêng mùa xuân nụ sắp nở”

“Tháng giêng năm mới là tốt đẹp”. “Tháng giêng mùa xuân mình đi chơi”

Những điều may mắn sẽ đến, người ta tin vào những điều tốt đẹp sẽ đến vào mùa xuân. Đó là mùa của những ngày hội xuân, mùa của của tình yêu đôi lứa, mùa của những ước mơ về cuộc sống cho gia đình cho xóm làng.

Nói đến mùa xuân, thiên nhiên trong miêu tả của người Nùng được hiện ra khá phong phú qua những câu sli đối đáp đầy tình tứ của đôi lứa. Đó có thể là hình ảnh ánh nắng trong vắt của buổi sớm:

Mặt trời buổi sáng trong vắt nắng.

Hay ngọn gió trong đêm trăng

Gió mát trăng thanh vào cửa sổ Gió mát phía trước vào cửa nhà.

Có thể nói thiên nhiên trong sli, lượn của người Nùng Phàn Slình là một bức tranh thiên nhiên sống động. Nét sống động không phải bởi sự phong phú về màu sắc mà còn bởi các nét vẽ về những hình ảnh đang chuyển động. Đúng là “Màu sắc của các hình tượng thiên nhiên trong sli, lượn thường bao giờ cũng rực rỡ, tươi rói non trẻ, sức sống trào dâng” [03; 321].

Mỗi người dân miền núi đã được sinh ra và nuôi dưỡng ở chính chiếc nôi thiên nhiên nên có sự gắn bó lâu đời với thiên nhiên cho nên tâm hồn họ dễ chan hoà với thiên nhiên. Thiên nhiên là người bạn ân tình thuỷ chung của họ. Qua bức tranh thiên nhiên, chúng ta phần nào thấy được những nét văn hoá độc đáo, những nét đẹp trong tâm hồn của đồng bào Nùng Phàn Slình.

* Bức tranh lao động

Cũng như biết bao làn điệu dân ca khác, sli, lượn của người Nùng Phàn Slình đã nảy sinh, tồn tại và phát triển trong môi trường sinh hoạt và lao động


của cộng đồng Nùng Phàn Slình, nên giữa sli, lượn và đời sống lao động có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Chính vì thế mà bức tranh lao động sinh động phong phú bao nhiêu cũng đã được sli, lượn phản ánh sinh động giàu màu sắc bấy nhiêu.

Những bài ca lao động ấy đã phản ánh rõ những nét văn hoá nông nghiệp miền núi với công việc lao động nương rãy, làm ruộng nước… Những bài ca nói lên những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, những bài học đã được tích luỹ từ bao đời và còn được lưu truyền tới các thế hệ sau này.

Phát nương được hai bãi, Phá ruộng được hai đám Đám dưới cấy lúa nếp Đám trên cấy lúa tẻ

Lúa tẻ ruộng độc nước.

(Lượn: Bãi Rậm).

Những khó khăn trong cấy lúa mà người nông dân cần chú tâm và cũng là sự lo lắng của họ đó là “ruộng độc nước” đã được dân gian nhắc tới. Đó là loại ruộng xấu, đất chua, lúa trồng sẽ không tốt cây lúa sẽ bị khẩn, cây lúa lá đỏ không thu hoạch được.

Kinh nghiệm trong trồng trọt đôi khi còn là những điều hết sức giản đơn nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Trong việc trồng cam, việc chọn thời điểm trồng cây rất quan trọng cho sự phát triển của cây:

(Xiếp hằm khắm lòng chay mạc cam) “Chiều tối dâm xuống hãy trồng cam”

Trong bức tranh lao động của đồng bào miền núi hiện ra hình ảnh con người với những công việc lao động quen thuộc. Đó có thể là việc nhuộm vải:

Ngắt ngọn bỏ vào thạ Ngắt ngọn thụ phấn trong Nhuộm vải bằng lá chàm Nhuộm sao cho thật đậm.

(Lượn: Nhọt lỵ ).


Ngay trên nương ruộng giữa công việc lao động, tiếng sli đã vang lên với giai điệu dặt dìu, sâu lắng.

…Tới ngày mang chủng cùng xuân phân Lập hạ về đến tháng hai tới

Cùng nhau lo xuống trồng cây lúa Thấm thoắt trôi qua tới tháng năm Anh chàng nhổ mạ, cô nàng cấy Người cấy bên trái, người bên phải Chớ để cây trước dồn cây sau Đừng để cây sau dồn cây trước Bước lên trên đá đặt nón xuống Bước tới trên đá đặt nón chờ

Mai này cách xa còn mãi nhớ

Dù không chung sống cũng chung thời Để mình mãi mãi còn luyến lưu.

(Sli: Só sình)

Trung tâm của bức tranh lao động là hình ảnh con người. Con người hiện ra giữa nền thiên nhiên với những công việc lao động quên thuộc với đời sống tình cảm. Đó là niềm vui, là hạnh phúc của tình yêu, của cuộc sống. Người đọc dễ dàng hình dung ra chủ thể lao động đang miệt mài làm việc, những động tác nhịp nhàng đã được miêu tả thật đẹp: “Anh chàng nhổ mạ, cô nàng cấy”; “Người cấy bên trái, người bên phải”. Họ đang xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó góp phần xây dựng một bản làng trù phú, một mảng không thể không nhắc tới trong bức tranh nông thôn miền núi mà sli, lượn đã vẽ lên.

…Trông nhìn ra nhiều hướng Nhìn thấy làng rộng lớn Nhìn thấy nương ruộng tốt Mình mới bước đến đây Lấy lời hát ca cùng tâm sự.

(Lượn: Kháy Pác)

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí