Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 2


nghiệp, xây dựng cơ bản (Theo giá cố định 1994) trên địa bàn ước đạt 714/690 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch. Trong đó: Công nghiệp ước đạt 473 tỷ đồng/469 tỷ đồng tăng 13,2% so với cùng kỳ, xây dựng ước đạt 241 tỷ/221 tỷ, tăng 18,6% so với cùng kỳ, đạt 264 tỷ đồng, tăng 16.06%. Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản toàn huyện (Theo giá cố định 1994) ước đạt 288/255 tỷ đồng, tăng 2,07%. Trong đó về nông nghiệp đạt 268 tỷ, tăng 2,2%. Khu vực dịch vụ ước đạt 282 tỷ đồng, tăng 11,18% so với cùng kỳ.

Công tác văn hoá xã hội: Đồng Hỷ đã tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao mừng Đảng, mừng xuân và kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn đã được triển khai đạt hiệu quả cao. Năm 2009 huyện đã xây dựng được 10/10 nhà văn hoá xóm, bản, tổ nhân dân, đạt 100% kế hoạch, nâng tổng số nhà văn hoá lên 228/257; 15/18 xã, thị trấn có trung tâm văn hoá thể thao. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích văn hoá được xếp hạng cấp nhà nước, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá và quảng cáo trên địa bàn.

Dân số và công tác dân tộc: Đồng Hỷ là một vùng đất chuyển tiếp giữa vùng núi Đông Bắc xuống vùng đồng bằng châu thổ. Tính theo thời điểm 01- 04-2009, tổng dân số của huyện là 112.612 người, trong đó nam là 58.492 người, chiếm 52%, nữ là 54.120 người, chiếm 48%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 10 năm của huyện Đồng Hỷ là 0,67%, thấp hơn mức tăng bình quân của tỉnh Thái Nguyên. Là một vùng đất đai phì nhiêu, màu mỡ, giàu khoáng sản, Đồng Hỷ là một huyện tập trung nhiều cộng đồng dân tộc anh em cùng chung sống. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Sán Dìu, HMông, Cao Lan… Chính quyền Huyện đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho các đồng bào thiểu số


nghèo, đời sống khó khăn như: trợ giá, trợ cước cho các mặt hàng chính sách, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, chương trình 134, 135. Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Đồng Hỷ lần thứ nhất đã được tổ chức trang trọng, thể hiện truyền thống văn hoá, lịch sử, phát huy sức mạnh của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Về giáo dục: Năm học 2008 -2009 huyện đã hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,1%, tốt nghiệp THPT đạt 83,5%. Duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, có 4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Giáo dục của huyện tiếp thực hiện tốt các cuộc vận động của nghành, triển khai công tác thanh tra toàn diện các trường để duy trì nền nếp kỉ cương dạy và học; Tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”…

Nhìn chung, hiện nay Đồng Hỷ là một huyện đang có sự phát triển mạnh về mọi mặt kinh tế, văn hoá xã hội.

1.2. Người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

1.2.1. Nơi cư trú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi hiện có số lượng người Nùng sinh sống đứng thứ sáu cả nước, sau Lạng Sơn, Cao Bằng, Đắc Lắc, Bắc Giang, Hà Giang, dân số có 1.046.159 người, trong đó có 5628 người Nùng, chiếm 5,2 % dân số toàn tỉnh. Đồng bào Nùng sống tập trung theo các nhóm địa phương ở các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai… Xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện đồng Hỷ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng hơn 20 km. phía Đông giáp xã Tân Long, phía Nam giáp xã Minh Lập, phía Bắc giáp xã Văn Lăng. Là một xã miền núi với nhiều xóm vùng sâu vùng xa, địa hình núi đá hiểm trở, người dân xã Hoà Bình còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong đời sống, tuy nhiên hiện nay xã


Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 2

Hoà Bình đang đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân trong xã có nhiều đổi thay. Xã Hoà Bình là một trong những xã vùng sâu của huyện Đồng Hỷ, trong xã hiện có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Dao, Cao Lan, Tày, Nùng... Trong đó người Nùng Phàn Slình sống ở các xóm: Đồng Vung, Đồng Cầu và chủ yếu là ở xóm Tân Đô. Xóm Tân Đô là điểm đến đầu tiên của người Nùng Phàn Slình trên đường chuyển cư từ Lạng Sơn đến Thái Nguyên. Để phục vụ đề tài luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về người Nùng Phàn Slình xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

Xóm Tân Đô nằm trên khu vực đệm giữa vùng núi thấp với vùng núi cao, được núi rừng bao bọc. Theo thống kê của xã Hoà Bình, hiện trong xóm có 455 nhân khẩu, số lượng người Nùng Phàn Slình là 357 người, chiếm khoảng 92,6% tổng số nhân khẩu của xóm. Xóm có diện tích tự nhiên 393 ha, trong đó: diện tích đồi rừng chiếm 338 ha, rừng trồng 45 ha, đất trồng chè 20 ha, đất soi màu 2 ha, đất ruộng 33 ha.Tuy mới di cư xuống Thái Nguyên chưa lâu nhưng người Nùng Phàn Slình đã sống định canh, định cư thành làng bản.

1.2.2. Nguồn gốc tộc người

Theo các kết quả nghiên cứu đã được công bố, qua các gia phả của một số dòng họ Nùng ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên…, qua các nguồn sử liệu, chúng ta biết rằng nguồn gốc lịch sử của dân tộc Nùng ở Việt Nam có hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là hai tộc Tày, Nùng có chung cội nguồn, thuộc nhóm Âu Việt và bộ phận thứ hai là một số nhóm Nùng có tộc danh xác định ở cấp độ các nhóm địa phương mới di cư vào Việt Nam cách đây 300 - 400 năm. Đại bộ phận người Nùng ở Việt Nam nói chung và người Nùng ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nói riêng đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Họ di cư sang Việt Nam theo từng nhóm, vào từng thời điểm khác nhau, chia làm nhiều đợt. Nguyên nhân di cư của họ chủ yếu là do bị áp


bức bóc lột nặng nề, bị chèn ép và nhất là bị đàn áp đẫm máu sau các cuộc khởi nghĩa không thành. Loạn giặc cướp bóc cùng với nạn thiếu ruộng đất cũng đẩy họ đi tìm nơi sinh cư lập nghiệp mới.

Theo tư liệu của Nguyễn Thị Ngân, giám đốc Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam về gia phả của người Nùng An, Nùng Phàn Slình ở các địa phương như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên, chúng tôi thấy rằng bộ phận người nùng Phàn Slình cư trú tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên có nguồn gốc di cư từ Quảng Tây – Trung Quốc vào Văn Quan, Bình Gia – Lạng Sơn rồi sau đó một bộ phận đã tiến xuống định cư ở Thái Nguyên.

Người Nùng Phàn Slình đến định cư ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ khá muộn, người dân ở đây kể lại rằng vào thập niên 30 của thế kỉ XX, họ di chuyển từ các xã Văn Vụ, Quang Trung thuộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn tới đây làm ăn sinh sống, khi đó ở đây đất đai còn rất hoang sơ. Với truyền thống ngàn đời của người Nùng, họ đã khai khẩn đất đai, dẫn thuỷ nhập điền, canh tác rộng nước, chăn nuôi… xây dựng xóm làng.

Ông Lý Ngọc Tân, người Nùng Phàn Slình, chủ tịch, kiêm phó Bí thư Đảng uỷ xã Hoà Bình cho biết gia đình ông cùng những gia đình khác như ông Hoàng Văn Bạn, Hoàng Văn Khoắy, Hoàng văn Sẩy, Hoàng Văn Toòng…ở xã Hoà Bình di cư từ Lạng Sơn về Thái Nguyên để khai hoang, vỡ đất từ năm 1933, đến năm 1935 thì định cư tại đây. Một số gia đình đến đây muộn hơn như gia đình ông Lâm Văn Hoa, ông Lâm Ngọc Loan …chuyển từ Lạng Sơn xuống sau sự kiện Biên giới Việt Trung năm 1979.

Những gia đình người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đều nhận mình là nhóm người Nùng Phàn Slình có nguồn gốc, tổ tiên từ Châu Vạn Thành (Trung Quốc) di cư vào Lạng Sơn, sau đó chuyển về sinh sống, lập nghiệp tại xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên như ngày nay.


1.2.3. Đôi nét về kinh tế, chính trị, văn hoá

* Kinh tế, chính trị

Kinh tế của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động kinh tế khác như: hái lượm, săn bắn, đánh cá,… Thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế với việc giao đất, giao rừng đến từng hộ dân, kinh tế của xã phát triển theo hướng ổn định, đạt mức tăng trưởng khá. Thu nhập kinh tế bình quân đầu người toàn xã về lương thực: 680kg/người/năm; về tiền: 4500.000/người/năm.

Với xóm Tân Đô, diện tích đất nông nghiệp có 33 ha, đất soi màu có 2 ha, đất nương có 30 ha. Vốn là cư dân nông nghiệp trồng trọt, trong sản xuất họ tuân theo nông lịch sản xuất khá chặt chẽ. Vụ chiêm kéo dài từ tháng giêng tới tháng 05, vụ mùa từ tháng 05 đến tháng 09, vụ ngô đông từ tháng 09 đến tháng 12. Các hoạt động trồng trọt của họ bao gồm canh tác ruộng nước, rãy, nương thổ canh, soi bãi. Ruộng nước là những đám ruộng thấp, ruộng trong dọc quanh năm có nước hoặc những ruộng có thể dẫn nước vào, ruộng này có thể cấy hai vụ lúa, một vụ mùa. Cùng với sự phát triển của hệ thống kênh mương của xã Hoà Bình, hiện nay diện tích ruộng nước của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình được mở rộng hơn. Bên cạnh ruộng nước, người dân nơi đây còn canh tác trên nương. Nương thường là nơi có thảm thực vật tốt, đó là vùng có nhiều mùn, khi phát đốt sẽ có nhiều tro làm phân bón. Xưa kia nương khai phá từ rừng già, nhưng hiện nay vùng đồng bào Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình chủ yếu phát nương từ rừng thứ sinh hoặc đồi cỏ tranh. Nương thường được phát vào thời gian trước tết và đốt dọn, gieo trồng vào tháng 1-2 kéo dài đến tháng 5 một vụ, sau đó tiếp tục vụ thứ 2 kéo dài đến tháng 10. Ở xã Hoà Bình, nương không dùng để trồng lúa như ở một số địa phương khác mà chủ yếu để trồng các loại cây khác như cây chè, ngô, sắn…Ngoài nương và ruộng nước, gia đình người Nùng Phàn Slình nào ở xã Hoà Bình còn có


vườn (Soi) ở cạnh nhà hoặc ven đường, ven suối gần bản để trồng các loại rau, cây gia vị như gừng, tỏi. Rau được chia thành hai vụ, rau vụ đông và rau vụ hè. Vụ đông đồng bào trồng bắp cải, xu hào, xà lách..., vụ hè, đồng bào trồng các loại bầu, mướp, gừng, nghệ… Ngoài ra trong vườn của người dân cũng trồng một số cây trái ăn quả như vải, nhãn, hồng… Tuy nhiên quy mô vườn nhỏ, chỉ từ vài chục đến vài trăm mét vuông nên sản phẩm từ vườn mới chỉ ở mức tự cung tự cấp một phần rau trái.

Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, đặc biệt là trâu, bò là hoạt động chăn nuôi phổ biến và quan trọng, điều này gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Mỗi gia đình người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình đều nuôi từ 1 đến 2 con trâu, chủ yếu nhằm lấy sức kéo phục vụ cho trồng trọt cụ thể là việc cấy lúa nước, trồng màu. Việc nuôi trâu tương đối đơn giản: Ban ngày người dân lùa trâu đi chăn, chiều tối lại xua về. Hiện nay, đồng bào người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình đã tiến hành trồng cỏ chăn nuôi trâu bò. Bên cạnh đó ở xã Hoà Bình, việc chăn nuôi lợn và chăn nuôi các loại gia cầm (gà, vịt, ngan…) cũng được chú ý nhằm đáp ứng nhu cầu lấy thịt, bán hoặc phục vụ các nghi lễ. Chăn nuôi thả cá dải dác ở một số gia đình, đồng bào thường nuôi một số giống cá: mè, chép, chắm thả ao. Ngoài ra nuôi ong mật cũng được duy trì ở các gia đình người Nùng Phàn Slình nơi đây. Ong được nuôi bằng phương pháp thủ công nên chất lượng mật rất tốt, nhất là thu mật vào mùa các loại hoa nở (tháng 2, 3, 4) mật có màu vàng ánh, ngọt lịm và hương thơm lạ. Đây cũng là một loại đặc sản quý của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình.

Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, cộng đồng người Nùng ở đây còn duy trì một số nghề thủ công như: làm ngói, làm nghề mộc, đan lát… các nghề thủ công này được coi là các nghề phụ, được làm trong lúc nông nhàn chủ yếu để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay vì trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức còn nhiều hạn chế, đời sống chủ yếu dựa vào cây lúa nước, do vậy việc phát triển kinh tế còn


gặp phải nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng Uỷ cùng các đoàn thể, tập quán canh tác độc canh cấy lúa đã được chuyển sang thâm canh những giống lúa mới, ngô cao sản, hoa màu, trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò…, góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo của xã. Cụ thể năm 2009 bình quân thu nhập đầu người của xã đạt 10 triệu đồng/khẩu/năm.

Tại xã Hoà Bình các đoàn thể: Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…hoạt động rất tích cực, đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong phong trào chung của xã, các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao của các xóm phát triển mạnh: các xóm trong xã có một đội bóng chuyền, một đội văn nghệ, thường xuyên giao lưu với các xã bạn và tham gia các chương trình chào mừng, giao lưu văn nghệ của xã, của huyện. Xóm Tân Đô, xóm tập trung đông nhất người Nùng Phàn Slình, đã thực hiện tốt phong trào: “Toàn dân đăng ký xây dựng đời sống văn hoá”, được huyện Đồng Hỷ tặng bằng công nhận làng văn hoá cấp huyện và từ năm 2001 đến 2009 được tỉnh Thái Nguyên tặng bằng công nhận làng văn hoá tiêu biểu cấp tỉnh. Hưởng ứng hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong xã, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đã đẩy mạnh phong trào xoá đói giảm nghèo, tham gia các cuộc vận động xã hội và bảo vệ trật tự trị an.

* Làng bản và nhà cửa

Nhà ở là sản phẩm văn hoá của con người, đồng thời là nơi hội tụ các sinh hoạt gia đình và là hình ảnh thu nhỏ của văn hoá dân tộc. Dân tộc nào cũng làm nhà để ở nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nghề nghiệp mà mỗi dân tộc lại có những kiểu đặc trưng riêng cùng những phong tục liên quan đến ngôi nhà của mình.

Người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nằm trong cảnh quan cư trú vùng thung lũng lòng chảo nhỏ hẹp, dải dác men


theo các triền đồi. Nhà của nguời Nùng Phàn Slình nơi đây đa số dựa lưng vào sườn đồi, mặt hướng ra cánh đồng. Xóm, bản thiên về chiều dài, có những nóc nhà cách nhau hàng chục mét. Điều kiện xây nhà lập bản của người Nùng nơi đây là phải có nguồn nước, đất thổ cư và đất thổ canh. Mặt khác sống trong môi trường thung lũng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nên cần phải khắc phục mưa nguồn suối lũ, đồng thời phải bảo quản tốt nông sản phục cụ cho đời sống kinh tế, người Nùng nói chung và người Nùng Phàn Slình nói riêng phải tính toán chu đáo để làm sao dựng được ngôi nhà vừa tiện lợi vừa bền vững cho mình và cho con cháu. Người Nùng thường ở nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất, trong đó nhà sàn là kiểu nhà truyền thống ưa thích của họ.

Khác với nhà trình tường của người Nùng Phàn Slình ở Lạng Sơn, Nhà của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là kiểu nhà Sàn gần gũi với nhà sàn của người Tày. Nhà Sàn của người Nùng Phàn Slình bao gồm 56 cột: 2 cột nóc, 7 cột cái, 18 cột quân, 26 cột hiên, 1 xà, 2 quái giang. Cột nóc dài 7,5 m, cột cái dài 5,5 m, cột quân dài 4,5 m, cột hiên dài 3,5 m. Nhà Sàn gồm 2 bề, 1 bề rộng 14 m (4 gian, 2 chái), 1 bề rộng 15 m (5 gian 2 chái); một cầu thang gỗ có 7, 9 hoặc 11 bậc. Mái nhà lợp ngói âm dương (ngói máng), vách thưng bằng gỗ tấm theo chiều dọc. Toàn bộ hệ thống khung, kèo, cột, vách, sàn đều làm bằng gỗ tốt: Đinh, trai, nghiến…hệ thống xuyên xà có kết cấu chắc chắn, tạo cho ngôi nhà có độ bền vững, có độ tuổi lớn: 200 - 300 năm. Với người Nùng Phàn Slình, khi dựng nhà đầu tiên là dựng cột cái, ngoài ra còn phải chọn giờ tốt để đặt nóc, lên nhà mới…Lễ vào nhà mới là lễ nhóm bếp, người nhóm bếp phải là người làm ăn khá giả, có đủ cả con trai và con gái. Có vậy mới đem đến nhiều may mắn cho chủ nhà.

Qua thực tế khảo sát, chúng tôi thấy so với nhà sàn của dân tộc Tày thì nhà sàn của người Nùng có nhiều điểm khác: Về hình dàng bên ngoài, mái nhà người Nùng thường kéo dài hơn mái nhà người Tày. Nhà sàn của người


Nùng ít cửa sổ hơn và cửa sổ cũng thường nhỏ hơn. Do vậy mà nhà của người Nùng thường thấp và tối, còn nhà sàn của người Tày thường thoáng và có nhiều ánh sáng hơn. Đến nay tại xã Hoà Bình mặc dù đời sống đã có nhiều thay đổi, nhưng nhà ở của người Nùng Phàn Slình vẫn giữ được những kiến trúc truyền thống độc đáo của dân tộc mình. Nhà sàn của người Nùng nơi đây không chỉ là nơi để che mưa, che nắng mà còn là nơi chứa đựng, gửi gắm tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của những người nghệ nhân khi dựng lên nếp nhà. Nhà sàn chứa đựng trí tuệ kiến trúc, có giá trị lâu đời cả về kĩ thuật lẫn nghệ thuật.

* Y phục và trang sức

Trang phục của người Nùng Phàn Slình được cắt may từ vải sợi bông nhuộm chàm, đơn giản, không thêu thùa, trang trí. Nam giới mặc quần chân què ống rộng, cạp lá toạ, dài tới mắt cá chân, áo nam giới may kiểu cổ đứng xẻ ngực, cài khuy bằng nút vải, có từ 2 đến 4 túi không nắp.

Áo của phụ nữ là áo 5 thân cài cúc bên nách phải, mặc quần chân què, cạp lá toạ, luốn dây để buộc rút ngang hông, có dây thắt lưng cũng bằng vải chàm buông thõng ở phía sau.. trên cổ áo có ba chiếc cúc bạc. Các loại khăn, các kiểu quấn khăn của người phụ nữ Nùng rất phong phú về chủng loại và kiểu cách. Riêng với người Nùng Phàn Slình, khăn đội đầu của nữ giới có tới ba kiểu. Người Nùng Phàn Slình ở xã hoà Bình thường chít khăn màu chàm, xếp lại và quấn một vòng quanh đầu, buộc chéo hai đầu khăn ở phía sau dài 30 cm. Khi đi làm, chị em còn đội thêm chiếc nón đan bằng nan tre hay nan giang. Khi đi chợ hay đi chơi, người phụ nữ còn xách tay hoặc khoác thêm một chiếc túi nải bằng vải chàm để đựng các tư trang cần thiết.

Các loại trang sức đi kèm trang phục, chủ yếu chế tác bằng bạc, bao gồm: Xà tích, khuyên tai, vòng tay…

Ngày nay, hầu hết thanh niên nam nữ dân tộc Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ đều mặc quần âu, áo sơ mi, chỉ có người trung


tuổi, người già là vẫn giữ được và sử dụng những bộ y phục cổ truyền của dân tộc mình. Đặc biệt trong những ngày lễ tết, những ngày hội của xóm làng họ vẫn mặc những trang phục cổ truyền của dân tộc.

* Văn hoá tinh thần

Cũng như dân tộc Nùng nói chung, người Nùng Phàn Slình quan niệm thế giới bao gồm toàn bộ thiên nhiên, con người và sự vật trên ba cõi, tương ứng với 3 tầng: trời, trần gian và âm phủ. Họ tin theo thuyết vạn vật hữu linh, mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên đều có linh hồn. Vì vậy thờ cúng tổ tiên là nghi thức tín ngưỡng cổ truyền, quan trọng bậc nhất của dân tộc Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Trong mỗi gia đình đều có bàn thờ riêng và được đặt ở ban phía trên, là một nơi trang trọng của ngôi nhà. Bàn thờ của người Nùng Phàn Slình được chia làm ba tầng: tầng trên cùng thờ các vị thần linh, tầng thứ hai thờ các cụ ông, tầng dưới cùng là tầng thờ các cụ bà. Bàn thờ là nơi rất tôn nghiêm trong gia đình, gia đình nào có tổ tiên hoặc có người làm thầy mo, thầy tào thường có thêm bàn thờ riêng tại một vị trí kín đáo, yên tĩnh buộc trên vách nhà, thờ các thánh thần thuộc Đạo Giáo hoặc Đạo Khổng. Ngoài ra mỗi gia đình người Nùng Phàn Slình ở đây còn thờ Ma giàn (ma khách) vị bảo vệ cho gia đình ở ngoài cửa hoặc ngoài giọt gianh. Mỗi gia đình, mỗi dòng họ sẽ có một ma giàn khác nhau và tên gọi khác nhau, tuỳ theo tên gọi của dòng họ đó. Đặc biệt khác so với tín ngưỡng của các dân tộc khác, người Nùng Phàn Slình thường có ống bương hoặc lập vài miếng gỗ nhỏ đặt ở gốc cây, hòn đá để thờ thổ công, thổ địa. Trong xóm có vài nơi đặt điểm thờ như vậy.

Ngoài việc thờ cúng các vị thần linh, tổ tiên tại nhà, người Nùng Phàn Slình còn dựng đình thờ thành hoàng làng, đó là vị thần công cộng bảo vệ bản làng, bảo vệ mùa màng gia súc… Hàng năm vào dịp lễ tết người ta mở hội Oóc Pò (ra đồi) để cầu trời cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, mọi


người đều vui vẻ hạnh phúc. Vào ngày này các gia đình trong xóm mang lễ vật, hương hoa ra đình để dâng lên các vị thần cầu mong sức khoẻ, bình an cho cả người và vật nuôi.

Văn hoá nghệ thuật: Người Nùng phàn Slình ở xã Hoà Bình có một kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện thơ… rất phong phú. Về âm nhạc, làn điệu dân ca quen thuộc và phổ biến của họ sli, lượn và đặc biệt là Cổ lẩu thường được hát trong những dịp lễ tết, đám cưới, các phiên chợ…Nhạc khí của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình có trống, thanh la, chũm choẹ, chuông. Dân vũ của người Nùng gồm các điệu múa, nhảy nhộn nhịp, mạnh mẽ, hiện nay ngoài điệu múa lân trong lễ hội Oóc Pò, điệu múa xiêng tâng vẫn được người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ sử dụng để tiễn đưa người đã khuất trong nghi lễ tang ma của họ. Đặc biệt trong đời sống hiện đại ảnh hưởng khá nhiều nhưng người dân nơi dây vẫn giữ được những vốn văn hoá dân gian của dân tộc mình.

1.3. Khái lược về sli, lượn

Sli, lượn là những thể loại trữ tình dân gian của các dân tộc Tày – Nùng. Trong đời sống, đặc biệt là trong những dịp lễ hội, chợ phiên, khi có khách vào bản…những câu sli, câu lượn lại tuôn trào. Từ trên nhà sàn đến bước chân xuống cầu thang, trên nương hay trong ngày hội … ở đâu, lúc nào lời ca tiếng hát của đồng bào dân tộc Tày – Nùng cũng vang lên. Các làn điệu dân ca này có mặt trọng mọi lĩnh vực của cuộc sống, đó là những bài ca lao động, sản xuất, hát mừng thọ, hát mừng đám cưới, mừng nhà mới, mừng mùa xuân, hát tiễn đưa linh hồn người mất và đặc biệt là lời hát về tình yêu lứa đôi.

“Trai gái Tày – Nùng gửi gắm vào đấy tất cả nỗi lòng khao khát yêu đương, nỗi e thẹn thăm dò lúc buổi dầu trao duyên, những lời hẹn hò thề thốt khi tình yêu đang độ chín, nỗi nhớ tình thương khi xa nhau, những nỗi hờn ghen, giận tủi, những lời oán, lời trách khi tình yêu dang dở, những giọng đằm thắm ân tình khi đạt tình yêu trọn vẹn, thuỷ chung…” [4, 56-57]


1.3.1. Khái lược về Sli

Đây là loại hình dân ca của dân tộc Nùng, là tiếng hát tâm tình của đôi lứa. Vào những những ngày hội xuân, ngày cưới…, từng tốp thanh niên Nùng cất tiếng hát sli rất tự nhiên, say sưa, hào hứng. Hát sli có thể có thể hát trong nhà hoặc hát ngoài trời, cuộc hát có thể kéo dài suốt đêm, càng về sáng càng say sưa. Đến lúc ra về, những lời hát tiễn biệt cất lên thật lưu luyến và tình tứ. Làn điệu sli là một lối hát ví, hát giao duyên của thanh niên nam nữ.

Theo nhà nghiên cứu Vi Hồng:

“Sli có nghĩa là thơ. Người Nùng dùng từ sli để chỉ toàn bộ dân ca mang tính trữ tình của họ cũng như người Tày dùng từ lượn để chỉ hầu như toàn bộ dân ca của mình” [25;29]

Về hình thức, sli của người Nùng là những bài văn vần mỗi câu bảy chữ, mỗi bài có từ 4 đến 8 câu hoặc dài đến hàng trăm câu. Sli là tiếng hát trữ tình của đồng bào Nùng, người Nùng ai cũng biết sli bởi đây là tiếng hát giao duyên, tiếng lòng, tiếng gọi tình yêu của họ. Khi tiếng sli (hỏi) vừa dừng thì tiếng sli (đáp) cất lên, hoà nhập đồng điệu. Cứ như vậy lời sli kéo dài suốt đêm, suốt buổi. Vì thế mà người Nùng có câu: “Đêm ốm dài, đêm sli ngắn”. Tham gia một buổi hát sli phải có từ hai người trở lên, thường là một bên nam một nữ. Sli được ứng tác ngay tại chỗ nhưng phải đảm bảo ăn khớp, hàm súc. Người hát sli có thể sử dụng vốn hát truyền thống của dân tộc hoặc ứng tác theo cách riêng của mình. Vì thế hát sli đã thể hiện sự ứng tác nhanh nhạy, sự thông minh của người hát trong đối đáp. Cũng vì thế sự ứng tác hay đã góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng hát sli của người Nùng.

Song dân tộc Nùng có nhiều nhóm với những tên gọi khác nhau và được phân biệt qua những đặc điểm văn hoá cũng như nguồn gốc địa phương chính vì vậy các làn điệu dân ca ở mỗi nhóm Nùng lại có những nét độc đáo riêng. Cũng gọi là sli nhưng Nùng Cháo có sli Slình Làng, Nùng Phàn slình có sli Phàn Slình…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022