Thực Trạng Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn – Tnhh Một Thành Viên.

48


+ Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ Nhóm công ty đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố định,...) phải được loại trừ hoàn toàn.

+ Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đang phản ánh trong giá trị tài sản như hàng tồn kho hoặc tài sản cố định phải được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.

+ Số dư các khoản mục phải thu, phải trả trên BCĐKT giữa các đơn vị trong cùng Nhóm công ty phải được loại trừ hoàn toàn

Các nguyên tắc thực hiện bút toán điều chỉnh:

+ Điều chỉnh tăng các chỉ tiêu thuộc phần tài sản của BCĐKT bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu cần điều chỉnh. Riêng các chỉ tiêu sau thuộc phần tài sản sẽ được điều chỉnh tăng bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh:

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn; Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi; Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi;

Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định hữu hình;

Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định thuê tài chính; Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định vô hình;

Giá trị hao mòn luỹ kế bất động sản đầu tư; Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn.

+ Điều chỉnh tăng các chỉ tiêu thuộc phần Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của BCĐKT bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh; riêng chỉ tiêu cổ phiếu quỹ sẽ được điều chỉnh tăng bằng cách ghi Nợ.

+ Điều chỉnh tăng các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác trong BCKQKD bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh.

+ Điều chỉnh tăng các chỉ tiêu chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí thuế TNDN) trong BCKQKD bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu cần điều chỉnh.

49


+ Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu thuộc phần tài sản của BCĐKT bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh; riêng các chỉ tiêu sau thuộc phần tài sản sẽ được điều chỉnh giảm bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu điều chỉnh:

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn; Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi; Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi;

Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định hữu hình;

Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định thuê tài chính; Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định vô hình;

Giá trị hao mòn luỹ kế bất động sản đầu tư; Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn.

+ Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu thuộc phần Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu của BCĐKT bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu cần điều chỉnh; riêng chỉ tiêu cổ phiếu quỹ sẽ được điều chỉnh giảm bằng cách ghi Có.

+ Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác trong BCKQKD bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu cần điều chỉnh.

+ Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí khác) trong BCKQKD bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh.

+ Lợi nhuận sau thuế của CĐTS trong BCKQKD được ghi tăng bằng cách ghi Nợ chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế của CĐTS và ghi giảm bằng cách ghi Có chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế của CĐTS.

+ Nếu tổng giá trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu trong BCKQKD làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh thì kế toán sẽ kết chuyển số điều chỉnh giảm này sang chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong BCĐKT bằng cách ghi Nợ vào chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và ghi Có vào chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế TNDN của Nhóm công ty. Và ngược lại, nếu tổng giá trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu trong BCKQKD làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh thì kế toán sẽ kết chuyển số

50


điều chỉnh tăng này sang chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong BCĐKT bằng cách ghi Có chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và ghi Nợ vào chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế TNDN của Nhóm công ty .


Các bút toán điều chỉnh phải tuân thủ nguyên tắc cân đối trong kế toán theo đó tổng phát sinh Nợ phải bằng với tổng phát sinh Có trong một bút toán.

Thực hiện các bút toán:

(1) Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con tại ngày mua.

(2) Phân bổ LTTM phát sinh từ hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua.

(3) Tách lợi ích của cổ đông thiểu số.

(4) Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ nhóm công ty.

(5) Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ nhóm công ty.

(6) Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành tài sản cố định trong nội bộ nhóm công ty.

(7) Loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua.

(8) Loại trừ các khoản vay trong nội bộ nhóm công ty.

(9) Loại trừ các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ nhóm công ty.

(10) Bút toán kết chuyển.


-Thứ hai: Thực hiện các bút toán điều chỉnh có liên quan đến công ty liên kết:

Trong BCTCHN của công ty mẹ, khoản đầu tư vào công ty liên kết phải được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu ngoại trừ:

(i) Khoản đầu tư này dự kiến sẽ được thanh lý trong tương lai gần (dưới 12 tháng); hoặc

(ii) Công ty liên kết hoạt động theo các quy định hạn chế khắt khe dài hạn làm cản trở đáng kể việc chuyển giao vốn. Trong trường hợp này, các khoản đầu tư được phản ánh theo giá gốc trong BCTCHN của công ty mẹ.

51


(iii) Không còn ảnh hưởng đáng kể trong công ty liên kết nhưng vẫn còn nắm giữ một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư; hoặc

(iv) Việc sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu không còn phù hợp vì công ty liên kết hoạt động theo các quy định hạn chế khắt khe dài hạn, gây ra những cản trở đáng kể trong việc chuyển giao vốn cho nhà đầu tư.


Các bút toán điều chỉnh:

(1) Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư do chính sách kế toán khác nhau giữa công ty mẹ và các công ty liên kết

(2) Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư do kỳ kế toán của công ty mẹ và công ty liên kết khác nhau.

(3) Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ trong công ty công ty liên kết từ sau ngày đầu tư và các khoản điều chỉnh đã ghi nhận trên BCĐKT hợp nhất ở các kỳ kế toán trước.

(4) Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ trong kỳ báo cáo của công ty mẹ trong công ty liên kết.

(5) Điều chỉnh các khoản thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết chưa phản ánh trên BCKQKD trong kỳ của công ty liên kết.


- Thứ ba: Ghi nhận các bút toán điều chỉnh có liên quan đến công ty liên doanh.

Các bút toán điều chỉnh có liên quan đến công ty liên doanh bao gồm tất cả các bút toán gióng như bút toán điều chỉnh có liên quan đến công ty liên kết và ngoài ra có thê một số bút toán khác.

(1) Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư do chính sách kế toán khác nhau giữa công ty mẹ và các công ty liên doanh.

(2) Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư do sử dụng BCTC của công ty mẹ không cùng kỳ kế toán với BCTC của công ty liên doanh.

52


(3) Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ trong công ty công ty liên doanh từ sau ngày đầu tư và các khoản điều chỉnh đã ghi nhận trên BCĐKTHN ở các kỳ kế toán trước.

(4) Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ trong kỳ báo cáo của công ty mẹ trong công ty liên doanh.

(5) Điều chỉnh các khoản thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên doanh chưa phản ánh trên BCKQKD trong kỳ của công ty liên doanh.

(6) Điều chỉnh ảnh hưởng của các giao dịch góp vốn bằng hàng tồn kho hoặc bán hàng tồn kho cho công ty liên doanh nhưng công ty liên doanh chưa bán hàng tồn kho này cho bên thứ ba độc lập.

(7) Điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch góp vốn bằng tài sản cố định hoặc bán tài sản cố định cho công ty liên doanh.

(8) Điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch mua tài sản của công ty liên doanh và chưa bán lại tài sản này cho bên thứ ba độc lập.


Bước 6: Lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất.

Kế toán tổng hợp tất cả các chỉ tiêu trong BCĐKT của công ty mẹ, công ty con lên bảng tổng hợp sau đó ghi nhận kết quả của tất cả các chỉ tiêu đó trước và sau điều chỉnh loại trừ khi hợp nhất.


Bước 7: Lập BCTCHN căn cứ vào Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ.

Kế toán ghi nhận số liệu hợp nhất của công ty mẹ và tất cả các công ty tham gia hợp nhất lên từng khoản mục tương ứng của BCTCHN dựa trên số liệu đã ghi nhận trên bảng tổng hợp các bút toán.

Vốn góp vào liên doanh liên kết được ghi nhận theo giá gốc và hợp cộng với các khoản điều chỉnh vào cuối kỳ kế toán và phản ánh lên mục: Đầu tư vào liên doanh liên kết trên BCTCHN. Khi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu xác định

53


phần lãi/lỗ trong liên doanh liên kết vào cuối kỳ kế toán, được phản ánh trên khoản mục lãi/lỗ trong liên doanh liên kết trên BCTCHN.

Trong thuyết minh BCTCHN công ty mẹ ghi nhận rỏ số lượng công ty con được hợp nhất, không được hợp nhất và tỷ lệ phần trăm sở hữu, đồng thời giải thích rõ lý do không hợp nhất (nếu có).

Trong thuyết minh BCTCHN công ty mẹ ghi nhận rõ số lượng công ty liên doanh liên kết được phản ánh theo phương pháp vốn chủ sở hữu và tỷ lệ phần trăm sở hữu, tỷ lệ biểu quyết cùng với danh sách các công ty ngừng áp dụng hoặc không áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập BCTCHN.


2.3. Thực trạng lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH Một thành viên.‌

2.3.1. Phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty Du lịch Sài gòn

– TNHH Một thành viên.

- Tổng Công ty - công ty mẹ hợp nhất tất cả các báo cáo tổng hợp (Báo cáo hoạt động kinh doanh) của 14 đơn vị hạch toán phụ thuộc vào BCTC riêng của công ty mẹ.

- Hợp nhất BCTC của công ty mẹ sau khi đã hợp nhất cùng với 14 báo cáo của các công ty hạch toán phụ thuộc cùng với ba bộ BCTC của 3 công ty con sở hữu 100% vốn thành bộ BCTC riêng của công ty mẹ.

- Sau khi đã hợp nhất thành bộ BCTC riêng của công ty mẹ, tiếp tục hợp nhất BCTC riêng của công ty mẹ cùng với các BCTC của 7 công ty con còn lại được hợp nhất cùng lúc gọi là hợp nhất trực tiếp.

- Tiếp theo là thực hiện với các công ty liên doanh và liên kết.


2.3.2. Các bước lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty Du lịch Sài gòn – TNHH Một thành viên.

Bước 1: Xác định công ty con, công ty liên doanh liên kết được hợp nhất trên BCTCHN của Tổng Công ty - Công ty mẹ tại ngày 31/12/2011.

54


Tổng Công ty lập BCTCHN trên cơ sở hợp nhất tất cả các BCTC của các công ty dưới đây:

(1) Danh sách các công ty hạch toán phụ thuộc:


TT

Đơn vị

Địa chỉ

1

Văn phòng Tổng Công ty

Số 23 Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1,

Thành phố Hồ Chí Minh

2

Khách sạn Kim Đô

Số 133 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận

1, Thành phố Hồ Chí Minh

3

Khách sạn Thiên Hồng

Số 52-56 Đường Tản Đà, Quận 5, Thành phố

Hồ Chí Minh

4

Khách sạn Cửu Long

Số 1 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1,

Thành phố Hồ Chí Minh

5

Khách sạn Đồng Khánh

Số 2B Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5,

Thành phố Hồ Chí Minh

6

Khách sạn Đồng Khởi

Số 8 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1,

Thành phố Hồ Chí Minh

7

Khách sạn Bến Thành

Số 141 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận

1, Thành phố Hồ Chí Minh

8

Khách sạn Đệ Nhất

Số 18 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình,

Thành phố Hồ Chí Minh

9

Khách sạn Hoàn Cầu

Số 132 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận

1, Thành phố Hồ Chí Minh

10

Làng Du lịch Bình Quới

Số 1247 Bình Quới, phường 28, Quận Bình

Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

11

Công ty Du lịch Sinh thái

Cần Giờ

Lâm viên Cần Giờ, xã Long Hoà, Huyện Cần

Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh

12

Chi nhánh Tổng Công ty

Du lịch Sài Gòn tại Côn Đảo

Số 18 - 24 Tôn Đức Thắng, Huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

13

Sân tập Golf Rạch Chiếc

Xa lộ Hà Nội, Phường An Phú, Quận 2, Thành

phố Hồ Chí Minh

14

Trường Trung cấp Du lịch

và Khách sạn Saigontourist

Số 23/8 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân

Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 8


(2) Danh sách các công ty con được hợp nhất trên BCTCHN ngày 31/12/2011.

TT

Đơn vị

Ghi chú

1

Công ty TNHH Một thành

Địa chỉ: Số 2/15 Cư xá Lữ Gia, Phường 15,

55



viên Dịch vụ Du lịch Phú Thọ

Quận 11, TP. Hồ Chí Minh

Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ: 100%

Quyền biểu quyết của Công ty mẹ: 100%

2

Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Du lịch Thủ Đức

Địa chỉ: Số 41 Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ: 100%

Quyền biểu quyết của Công ty mẹ: 100%

3

Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist

Địa chỉ: Số 45 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ: 100%

Quyền biểu quyết của Công ty mẹ: 100%

4

Công ty Cổ phần Du lịch Khách sạn Sài Gòn Hạ Long

Địa chỉ: Số 16 Đường Hạ Long, Phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ: 50,95%

Quyền biểu quyết của Công ty mẹ: 50,95%

5

Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Ninh Chữ

Địa chỉ: Thị trấn Khánh Hải, Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận

Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ: 52,43%

Quyền biểu quyết của Công ty mẹ: 52,43%

6

Công ty Liên doanh Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn

Địa chỉ: Số 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ: 60%

Quyền biểu quyết của Công ty mẹ: 60%

7

Công ty Liên doanh Khách sạn Thăng Long - Oscar

Địa chỉ: Số 68A Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tỷ lệ phần sở hữu: 30%

Quyền biểu quyết của Công ty mẹ: 70%

8

Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Phú Yên

Địa chỉ: Số 2A Trần Hưng Đạo, Phường 1, TP Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên

Tỷ lệ phần sở hữu: 62,98%

Tỷ lệ quyền biểu quyết: 62,98%

9

Công ty Cổ phần Du lịch Đắk Lắk

Địa chỉ: Số 53 Lý Thường Kiệt, TP Buôn Mê Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

Tỷ lệ phần sở hữu: 50,81%

Tỷ lệ quyền biểu quyết: 50,81%

10

Công ty Cổ phần Sài Gòn Sông Cầu

Địa chỉ: Km 1263, Xã Xuân Cảnh, Huyện Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên

Tỷ lệ phần sở hữu: 63,64%

Tỷ lệ quyền biểu quyết: 63,64%

Xem tất cả 239 trang.

Ngày đăng: 19/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí