64
Đầu tư vào công ty con 338,850,000
Chi phí quản lý doanh nghiệp | 67,770,000 |
Lợi thế thương mại | 67,770,000 |
( Bút toán phân bổ LTTM trong kỳ đầu tiên) Lợi nhuận chưa phân phối | 271,080,000 |
Lợi thế thương mại (bút toán phản ánh số phân bổ LTTM lũy kế từ ngày mua Năm 2007 đến 2011) | 271,080,000 |
Vốn đầu tư của chủ sở hữu | 45,780,140,000 |
Quỹ đầu tư phát triển | 103,813,718 |
Quỹ dự phòng tài chính | 399,282,769 |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối | 75,129,476 |
Lợi ích cổ đông thiểu số (Bút toán tách lợi ích CĐTS trên BCĐKT 49,19%) | 6,358,365,963 |
Lợi nhuận chưa phân phối | 67,770,000 |
Lợi nhuận sau thuế (tài khoản 911) ( bút toán kết chuyển phân bổ LTTM cho kỳ cuối) | 67,770,000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Và Phương Pháp Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Theo Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam Và Các Thông Tư Hướng Dẫn Có Liên Quan.
- Thực Trạng Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn – Tnhh Một Thành Viên.
- Lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 9
- Hoàn Thiện Việc Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn-Tnhh Một Thành Viên.
- Một Số Kiến Nghị Giúp Hoàn Thiện Việc Lập Và Trình Bày Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Tại Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn – Tnhh Một Thành Viên Theo Mô Hình
- Lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 13
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
(8) Công ty CP Sài Gòn-Sông Cầu
Ở bút toán trên khi phân loại lại, khoản đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư dài hạn của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn vào Sông Cầu chuyển qua đầu tư vào công ty con do đó thực hiện bút toán giảm vốn đầu tư của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn vào công ty con, Công ty Sài Gòn Sông Cầu và tách lợi ích CĐTS trên BCĐKT
Vốn đầu tư của chủ sở hữu (63,64%) 1,400,000,000
Đầu tư vào Sài Gòn-Sông Cầu | 1,400,000,000 |
Vốn đầu tư của chủ sở hữu | 600,000,000 |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối | 506,847,742 |
Lợi ích cổ đông thiểu số | 1,106,847,742 |
(9) Bút toán điều chỉnh lãi từ các Công | ty con đã ghi nhận trên kết quả kinh |
65
doanh của công ty mẹ
Các công ty con có doanh thu tài chính được ghi nhận trên BCKQKD của Công ty mẹ với số liệu:
5,094,900,000 | |
Công ty CP Sài Gòn-Dak Lak | 1,138,535,600 |
Công ty liên doanh hội chợ triển lãm Sài Gòn | 18,719,569,472 |
Tổng cộng: | 24,953,005,072 |
Bút toán: | |
Doanh thu tài chính | 24,953,005,072 |
Lợi nhuận chưa phân phối | 24,953,005,072 |
Bút toán kết chuyển kết quả kinh doanh
Lợi nhuận chưa phân phối 24,953,005,072 Lợi nhuận sau thuế (911) 24,953,005,072
Bước 6: Các bút toán loại trừ, điều chỉnh có liên quan đến công ty liên doanh và liên kết tại Tổng Công ty:
(1) Xác định phần sở hữu của Tổng Công ty trong chênh lệch tỷ giá hối đoái tại các công ty liên doanh và liên kết trong năm 2011:
Đầu tư vào công ty liên kết 36,417,699 Đầu tư vào Công ty liên doanh (191,042,222,969)
Chênh lệch tỷ giá hối đoái (191,005,751,270)
66
(2) Xác định phần lợi ích của Tổng Công ty trong lợi nhuận sau thuế tại các công ty liên doanh và liên kết trong năm 2011:
94,100,845,909 | |
Đầu tư vào Công ty liên doanh | 237,157,016,815 |
Lãi trong công ty liên doanh,liên kết | 331,257,862,724 |
(bút toán ghi nhận phần sở hữu của Tổng Công ty | |
trong lợi nhuận sau thuế trên BCKQKD tại | |
liên doanh liên kết ) | |
Lợi nhuận sau thuế | 331,257,862,724 |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối | 331,257,862,724 |
(bút toán kết chuyển lãi trong liên doanh liên kết)
(3) Các bút toán loại trừ lãi trong năm 2011 tạm được chia năm 2011 của các khoản đầu tư vào liên doanh, liên kết:
47,322,104,101 | |
Đầu tư vào liên doanh | 13,909,603,573 |
Đầu tư vào liên kết (ghi nhận việc loại trừ cổ tức trong năm 2011 tạm được chia của các khoản đầu tư vào liên doanh, liên kết và làm giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của liên, doanh liên kết) | 33,412,500,528 |
(4) Phân bổ lợi thế thương mại trong liên kết Phần lỗ trong công ty liên kết (45) | 6,501,830,000 |
Đầu tư vào công ty liên kết (Phân bổ LTTM phát sinh năm 2011 trong liên kết) | 6,501,830,000 |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối | 6,501,830,000 |
Lợi nhuận sau thuế thu nhập donh nghiệp | 6,501,830,000 |
67
(kết chuyển lỗ kết quả kinh doanh)
Bước 7: Lập bảng tổng hợp
Sau khi thực hiện điều chỉnh, tổ kế toán tổng hợp tiến hành lập các bảng chi tiết như sau:
- Bảng tổng hợp phần sở hữu của công ty mẹ trong tài sản thuần của các công ty con tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 (Phụ lục số 3).
- Bảng tổng hợp cộng theo hàng ngang các chỉ tiêu trên BCĐKT, có điều chỉnh (Phụ lục số 4).
- Bảng tổng hợp cộng theo hàng ngang các chỉ tiêu trên BCKQKD, có điều chỉnh (Phụ lục số 5).
- Bảng tổng hợp các chỉ tiêu trên BCLCTT theo phương pháp gián tiếp (Phụ lục số 6).
- Bảng tổng hợp các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào liên doanh, liên kết (Phụ lục số 7).
- Bảng tính lợi ích CĐTS năm 2011 (Phụ lục số 8).
- Bảng tính cổ tức được chia trong năm 2011 (Phụ lục số 9).
- Bảng xác định đầu tư vào công ty liên doanh liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Phụ lục số 10).
- Bảng tổng hợp tỷ lệ vốn trong vốn chủ sở hữu theo các chỉ tiêu trên khoản mục vốn chủ sở hữu của BCĐKT (Phụ lục số 11).
- Bảng tổng hợp thông tin phát sinh đầu tư ra ngoài trong năm và số dư cuối năm 2011 (Phụ lục số 12).
Bước 8: lập BCTCHN
Sau khi các nhân viên trong tổ kế toán lập BCTCHN thực hiện các bút toán loại trừ, điều chỉnh, lập bảng liệt kê tổng hợp các số liệu điều chỉnh như ở bước 7, nhóm trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra thông tin và tiến hành lập BCTCHN chính thức.
68
2.4. Một số ưu điểm và nhược điểm trong quá trình lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH Một thành viên.
2.4.1. Ưu điểm.
Với số lượng công ty có liên quan khá lớn: các đơn vị hạch toán phụ thuộc (14 công ty), các công ty con (10 công ty), các công ty liên kết (32 công ty), các công ty liên doanh (8 công ty), do đó các giao dịch diễn ra thường xuyên và khá phức tạp nhưng Tổng Công ty đã tập hợp đầy đủ thông tin và lập BCTCHN theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam (tuân thủ theo đúng các CMKT Việt Nam và các thông tư hướng dẫn thực hiện có liên quan đến việc lập BCTCHN cho tập đoàn kinh tế).
- BCTCHN tại Tổng Công ty đã phản ánh hợp lý và trung thực tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị góp phần cung cấp nguồn thông tin hữu ích cho người có nhu cầu sử dụng BCTCHN của Tổng công ty.
- BCLCTT của công ty mẹ và các công ty con đều lập theo phương pháp gián tiếp (Phụ lục số 1), giúp người sử dụng BCTCHN của Tổng Công ty có thể thấy ngay lượng tiền thuần của từng hoạt động liên quan (như lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính) từ đó đánh giá kết quả.
Tổng Công ty và các công ty con cùng thống nhất chính sách kế toán do đó việc lập BCTCHN được đơn giản hơn do không phải điều chỉnh lại các khoản mục tài sản có liên quan.
- Các bảng biểu lập rỏ ràng từng chỉ tiêu, từng đơn vị được hợp nhất. Đặc biệt, đối với việc lập bảng hợp cộng theo hàng ngang tất cả các chỉ tiêu trên BCKQKD và BCLCTT có sử dụng công cụ phần mềm bảng tính (Excel) giúp cho việc lập BCKQKD hợp nhất và BCLCTT hợp nhất được chính xác và dễ kiểm tra.
69
2.4.2. Nhược điểm.
- Các giao dịch liên quan trong nội bộ nhóm như mua bán hàng hóa, tài sản cố định, phát sinh các khoản phải thu, phải trả, doanh thu và giá vốn hàng bán có ghi nhận trên BCTC của Tổng Công ty và các công ty con nhưng không thực hiện bút toán điều chỉnh. Do đó các bút toán loại trừ và điều chỉnh trong quá trình lập BCTCHN có thể không chính xác dẫn, đến thông tin cung cấp trên báo cáo không chính xác.
- Không lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh tất cả các chỉ tiêu trên BCĐKT. Khi hợp nhất số lượng BCTC của quá nhiều công ty con, liên doanh liên kết nếu không lập Bảng tổng hợp các bút toán loại trừ và điều chỉnh của tất cả các công ty được hợp nhất trên cùng một bảng dễ dẫn đến sai sót, không giải thích được thông tin rõ ràng cho người sử dụng (như trong BCTC Công ty mẹ thể hiện doanh thu và giá vốn phát sinh với công ty con là Công ty Liên doanh Khách sạn Thăng Long-Oscar và Công ty Liên doanh Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn nhưng lại không có bút toán điều chỉnh thể hiện nội dung trên; trên BCTC của công ty con lại cộng gộp chung vào trong kết quả hoạt động của của công ty, không thể hiện riêng trên khoản mục các bên liên quan).
- Việc lập BCLCTT hợp nhất tại Tổng Công ty chỉ đơn thuần là việc hợp cộng ngang các chỉ tiêu trên BCLCTT riêng của công ty mẹ được hợp nhất với mười bốn công ty phụ thuộc và các công ty con trong phạm vi hợp nhất.
- Việc lập BCTCHN của Tổng Công ty đã tuân thủ đúng theo quy định lập BCTCHN theo CMKT Việt Nam và các Thông tư hướng dẫn có liên quan, nhưng vẫn còn tồn tại một số yếu tố gây thắc mắc trong nhân viên nhưng Ban lãnh đạo Tổng Công ty lại không giải thích (việc một số công ty là công ty con của Tổng Công ty nhưng năm 2011 lại không được đưa vào diện hợp nhất BCTC nhưng lại không được giải thích rõ trên BCTCHN như các trường hợp Công ty Lữ hành Sài Gòn –Hà Nội, Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ, Công ty Cổ phần Khách sạn Quê Hương,...).
70
- Quá trình lập BCTCHN tại Tổng Công ty được thực hiện bằng phần mềm bảng tính (Excel), nhưng các dự báo và biện pháp an toàn về CNTT còn hạn chế. Cụ thể, trong năm 2011, khi lập BCTCHN, hệ thống bị virus loại XF/Noisy lây nhiễm trên các tập tin Excel có sử dụng nhiều công thức, khi chạy phần mềm quét virus, toàn bộ các tập tin Excel có dữ liệu bị lây nhiễm sẽ bị hủy toàn bộ, khiến cho tổ kế toán tổng hợp phải mất rất nhiều công sức để khôi phục lại hồ sơ nhưng vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn. Đây cũng là bài học rất lớn cho công tác quản lý kế toán của các doanh nghiệp.
Nguyên nhân:
- Tổng Công ty được thành lập theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và việc đầu tư vào công ty con cũng do Ủy ban chỉ định. Do đó, việc điều chỉnh các hoạt động giao dịch nội bộ trong nhóm công ty bị xem nhẹ và doanh thu giữa các công ty con và công ty mẹ cũng được gộp chung vào báo cáo Ủy ban như thành tích.
- Từ quan niệm như trên nên trình độ kỹ thuật về lập BCTCHN của nhân viên kế toán chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện cho nhân viên kế toán học hỏi thêm nhằm nâng cao kiến thức.
- Bộ Tài chính chưa có quy định cụ thể hướng dẫn thực hiện lập BCLCTT hợp nhất, do đó nhân viên kế toán trong quá trình thực hiện chi tiến hành cộng các chỉ tiêu một cách đơn giản mà không thực hiện điều chỉnh trước.
- Như đã nêu ở trên, quyết định tiếp quản công ty con và tỷ lệ tiếp quản như thế nào là do Ủy ban quyết định, không do Hội đồng quản trị cũng như Ban giám đốc của Tổng Công ty. Do đó, việc hợp nhất BCTC của công ty con hàng năm cũng được thực hiện theo chỉ thị, không cần giải thích xuống nhân viên.
- Tổng Công ty vẫn còn xem nhẹ hệ thống thông tin kế toán của tổ chức, chưa quan tâm đầu tư đúng mức vào hệ thống thông tin cũng như hệ thống mạng nội bộ. Do đó, hệ thống lưu trữ thông tin trên máy tính chưa được quan tâm đúng mức.
71
Kết luận Chương 2:
Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH Một thành viên là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh đa ngành nhưng chủ yếu là du lịch, khách sạn, và vận chuyển. Mô hình nhóm Công ty mẹ - Công ty con mà Tổng Công ty đang áp dụng kể từ ngày được thành lập 31/3/1999 đến nay đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực, Tổng Công ty ngày càng khẳng định vai trò của đơn vị kinh tế mũi nhọn của nhà nước. Mặc dù với quy mô lớn, số lượng công ty trực thuộc, công ty con, công ty liên doanh, liên kết rất nhiều (64 công ty) nhưng việc hợp nhất BCTC tại Tổng Công ty vẫn tuân thủ triệt để CMKT Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, việc lập BCTCHN tại Tổng Công ty vẫn còn một số hạn chế tồn tại, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin phản ánh trên BCTCHN, ví dụ như chưa thực hiện loại trừ hoàn toàn các giao dịch phát sinh trong nội bộ nhóm Công ty mẹ - Công ty con, chưa có sự hợp tác đồng bộ và thống nhất giữa kế toán của các công ty con, kế toán của công ty mẹ trong việc trao đổi và cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập và trình bày BCTCHN.
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới và xu hướng đầu tư phát triển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam là mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH Một thành viên trong tương lai sắp tới, do đó, việc hoàn thiện BCTCHN tại Tổng Công ty theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là rất quan trọng và cần thiết cho nhà quản lý. Một hệ thống BCTCHN hoàn thiện sẽ góp phần đáng kể trong việc đảm bảo tính trung