Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 18

[Bài báo 2 – Báo Cần Thơ]

Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách vì sự thịnh vượng của cộng đồng

Bài 2: đúng mục đích, giảm rủi ro

08/08/2017 - 21:05


Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả đã ra đời, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay, các địa phương đã từng bước củng cố và phát huy vai trò của Tổ Tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức hội đoàn thể…

Ảnh phụ lục 7 2 Nghề đan đát lục bình ở xã Long Trị thị xã Long Mỹ 1

Ảnh phụ lục 7.2: Nghề đan đát lục bình ở xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang giúp tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ dân ở địa phương. Ảnh: CTV

Lan tỏa những mô hình hiệu quả

Chị Trần Ngọc Bích ở khu vực Bình Dương, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ là một trong những hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ được hỗ trợ vay vốn từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) quận Bình Thủy để đầu tư sản xuất, chăn nuôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Chị Trần Ngọc Bích cho biết: “Gia đình tôi làm nhang gia công đã gần 7-8 năm nay. Nhưng nghề này rất bấp bênh thu nhập chẳng đáng là bao. Trước đây, để có vốn đầu tư, tôi phải vay mượn bên ngoài lãi suất rất cao nên tiền làm ra chỉ đủ đóng lãi vay chứ không tích lũy được.

Thông qua giới thiệu, bình xét của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Long Hòa, tôi được NHCSXH cho vay 30 triệu đồng. Nhờ số tiền này, tôi đã trả được số nợ vay bên ngoài và đầu tư mua nguyên liệu để làm nhang gia công, đồng thời phát triển thêm mô hình nuôi gà”.

Hiện tại, đàn gà hơn 300 con của gia đình chị Bích đã đến lứa xuất bán. Theo ước tính của chị, với giá cả như hiện nay đàn gà này có thể mang về cho gia đình khoảng 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, chị cũng duy trì nghề làm nhang gia công để có “đồng ra đồng vào” hằng ngày, sớm tích lũy, dành dụm để hoàn trả vốn vay cho NHCSXH và phát triển thêm chuồng trại chăn nuôi gà.

Tại TP Cần Thơ, từ năm 2012-2016, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho gần

45.000 hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu; giải quyết việc làm cho gần 140.000 lao động; giúp cho gần 13.500 sinh viên vay vốn trang trải chi phí học tập; có hơn

37.000 hộ dân được xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh; xây dựng 439 căn nhà ở cho hộ nghèo.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần duy trì các làng nghề làm bánh tráng, trồng rau sạch ở quận Thốt Nốt, câu lạc bộ trồng hoa kiểng ở quận Bình Thủy… Ông Lê Thành Thi, Phó Chủ tịch UBND phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, cho biết: Toàn phường hiện có 1.314 hộ vay vốn từ chi nhánh NHCSXH quận Bình Thủy, với tổng dư nợ trên 29,8 tỉ đồng.

Trong đó, các hộ vay vốn chủ yếu để buôn bán nhỏ, chăn nuôi, trồng rau màu, hoa kiểng, mua máy móc phục vụ sản xuất. Nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, nhiều hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Qua 5 năm thực hiện “Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam bộ”, chất lượng tín dụng chính sách của các tỉnh, thành trong khu vực đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy hiệu quả cao hơn.

Ông Ngô Minh Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Với vai trò là thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát; gắn kết hoạt động của NHCSXH với hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả, hạn chế rủi ro".

"Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công gắn với tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn được triển khai thường xuyên. Qua đó, nhiều hộ vay sử dụng vốn vay để đầu tư đã phát triển những mô hình làm ăn có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương”.

Những mô hình làm ăn có hiệu quả từ nguồn vốn chính sách tại tỉnh Cà Mau như: mô hình nuôi sò huyết ở huyện Đầm Dơi, huyện Cái Nước; mô hình nuôi cua thịt thương phẩm ở huyện Phú Tân, nuôi tôm càng xanh huyện Thới Bình; nuôi dê ở huyện Cái Nước, huyện Thới Bình; nuôi cá sặt rằn ở huyện Trần Văn Thời; trồng cây bồn bồn ở huyện Cái Nước…

Ngoài ra còn có các mô hình khác như: nuôi tôm cua kết hợp thâm canh, quảng canh cải tiến, trồng đa cây đa con lấy ngắn nuôi dài… Những mô hình này được hộ vay vốn, thành viên Hội Nông dân thực hiện đại trà và đạt hiệu quả kinh tế cao.


Nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn

Thời điểm thực hiện “Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam bộ”, toàn vùng ĐBSCL có 41.852 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn. Qua củng cố nâng chất, đến ngày 31-12-2016, toàn khu vực có 39.593 Tổ Tiết

kiệm và Vay vốn, giảm 2.259 Tổ so với thời điểm đầu thực hiện Đề án. Trong đó có

29.135 Tổ xếp loại tốt, chiếm 73,5%, tăng 13.208 Tổ so với thời điểm bắt đầu thực hiện Đề án củng cố.

Ảnh phụ lục 7 3 Nhờ nguồn vốn vay 30 triệu đồng từ NHCSXH chị Trần Ngọc 2

Ảnh phụ lục 7.3: Nhờ nguồn vốn vay 30 triệu đồng từ NHCSXH, chị Trần Ngọc Bích ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đầu tư con giống và chuồng trại để nuôi gà, phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: M. HUYỀN

Tổ Tiết kiệm và Vay vốn ấp Bến Trị, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, có 50 thành viên là một trong số những tổ hoạt động đạt hiệu quả tốt ở ĐBSCL. Trong quá trình hoạt động, Tổ luôn tổ chức họp bình xét cho vay vốn kịp thời, vận động tiết kiệm và thu lãi tốt hằng tháng.

Từ nợ quá hạn lúc đầu chiếm 4,3%/tổng dư nợ, đến nay Tổ không có nợ quá hạn. Đồng vốn tín dụng ưu đãi được người vay sử dụng đúng mục đích, đạt kết quả cao. Trong Tổ đã có 28 hộ nghèo vay vốn làm ăn có hiệu quả vươn lên thoát nghèo.

Bà Kim Thị Thu Hà, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn ấp Bến Trị, chia sẻ: “Không chỉ đồng hành cùng tổ viên trong quá trình sử dụng đồng vốn chính sách, Tổ Tiết kiệm và Vay vốn ấp Bến Trị còn chú trọng công tác kiểm tra, xử lý nợ quá

hạn kịp thời, đôn đốc các hộ trong Tổ trả nợ gốc, lãi đúng thời hạn. Đồng thời, đề nghị ngân hàng cho gia hạn đối với các hộ còn khó khăn chưa có khả năng trả được nợ, cho vay lưu vụ đối với những hộ đang sản xuất kinh doanh dở dang, các hộ đang làm ăn tốt có nhu cầu vay vốn để tái sản xuất, kinh doanh”.

Thời gian qua, các hội đoàn thể đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ NHCSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến hộ vay vốn cũng như giám sát quá trình sử dụng vốn vay theo đúng mục đích.

Bà Phạm Thị Thanh Thảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre, cho biết: “Dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhận ủy thác luôn dẫn đầu về số lượng, chất lượng so với các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác của NHCSXH với dư nợ chiếm tới 45,88%/tổng dư nợ ủy thác".

Theo bà Phạm Thị Thanh Thảo, số Tổ Tiết kiệm và Vay vốn xếp loại tốt tăng và duy trì thường xuyên ở mức 90%. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp rất nhiều hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo trong tỉnh nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng sống và thoát nghèo.

Ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH, khẳng định: “Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, Trưởng ấp trong việc bình xét cho vay được thực hiện công khai, dân chủ; nâng cao trách nhiệm quản lý, giám sát, sử dụng vốn vay. Khách hàng vay vốn đã có sự chuyển biến về nhận thức, có vay, có trả, chấp hành quy định trả lãi vay và gửi tiền tiết kiệm theo định kỳ hằng tháng, trả nợ vay khi đến hạn".

"Việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH đã nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại cấp xã, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo của địa phương”.

Bài, ảnh: MINH HUYỀN

(Còn tiếp)

[Bài báo 3 – Báo Cần Thơ]

Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách vì sự thịnh vượng của cộng đồng

Bài 3: Chất lượng tín dụng chưa đồng đều

09/08/2017 - 22:37


ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của cả nước, phát triển mạnh về kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, du lịch... Tuy nhiên, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của vùng còn cao và còn 8,46% năm 2016, diện tái nghèo lớn. Vì vậy, tín dụng chính sách cho hộ nghèo vùng Tây Nam bộ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi phải có sự vào cuộc của Nhà nước, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), chính quyền địa phương và sự nỗ lực của chính bản thân các hộ vay vốn.


Còn nhiều khó khăn, hạn chế

Theo đánh giá của NHCSXH, nhìn chung, công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội với hoạt động tín dụng chính sách tại một số nơi chưa được gắn kết.

Từ đó dẫn đến một bộ phận người nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, một số người vay vốn chưa chấp hành việc trả nợ, trả lãi cho ngân hàng.

Một số địa phương tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh còn cao, tỷ lệ thu nợ đến hạn thấp. Một số chương trình tín dụng tiềm ẩn rủi ro dẫn đến gia tăng nợ quá hạn như: Chương trình cho vay mua nhà trả chậm ĐBSCL, cho vay hộ nghèo làm nhà ở, cho

vay hộ nghèo và đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn nước ngoài, cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Ảnh phụ lục 7 4 Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL luôn chịu nhiều rủi ro do tác 3

Ảnh phụ lục 7.4: Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL luôn chịu nhiều rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận. Ảnh: M. HUYỀN


Thời gian qua, hoạt động ủy thác cho vay tại khu vực Tây Nam bộ của các tổ chức chính trị-xã hội còn tồn tại không ít khó khăn, thách thức.

Bà Phạm Thị Thanh Thảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre, chia sẻ: Chất lượng tín dụng chưa đồng đều tại một số cơ sở, nhiều trường hợp hộ vay bỏ địa phương, một số cơ sở hội chưa tham gia đầy đủ các phiên giao dịch. Một bộ phận hộ nghèo vay vốn còn chây ỳ và có tư tưởng ỷ lại vào trợ cấp của Nhà nước.

Bên cạnh đó, nguồn vốn vay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương. Chẳng hạn như hạn mức vay chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn

còn thấp, chỉ 6 triệu đồng/1 công trình/hộ nên chưa đủ để trang bị dụng cụ chứa nước mưa, nước ngọt phòng chống hạn mặn trong mùa khô…

Tổ Tiết kiệm và Vay vốn là cánh tay nối dài của NHCSXH trong việc thực hiện bình xét cho vay đúng đối tượng, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra giám sát hoạt động ủy thác của các Tổ này ở một số địa phương chưa được thực hiện thường xuyên. Một số nơi chưa tích cực, chủ động phối hợp với NHCSXH trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu và thực hiện các công đoạn ủy thác.

Đặc biệt là việc kiểm tra sau khi cho vay, đôn đốc hộ vay trả nợ và lãi vay. Một số thành viên trong Tổ không tham dự đầy đủ các buổi họp giao ban, không nắm được các chính sách mới về tín dụng ưu đãi nên việc triển khai thực hiện đôi khi còn lúng túng và vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ ủy thác.

Hiện nay, nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Theo ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH, ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn các chương trình tín dụng chính sách chưa kịp thời.

Do đó, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc cân đối bố trí nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại khu vực Tây Nam bộ. Nguồn vốn từ ngân sách địa phương của một số tỉnh trong khu vực Tây Nam bộ bố trí để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn còn hạn chế, bình quân mỗi địa phương trong khu vực mới đạt 72 tỉ đồng, trong khi mức bình quân chung của cả nước đạt gần 127 tỉ đồng/địa phương.


Hộ vay dễ bị tổn thương

Nhờ chương trình tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo tại ĐBSCL có nguồn vốn ưu đãi để đầu tư cho sản xuất.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí