Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 21

Ám ảnh nợ xấu

Thực tế cho thấy, sau khi NHNN loại bỏ BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất và dỡ bỏ mức khống chế cho vay từ năm 2012 đến nay, thị trường BĐS đã ấm lên đáng kể. Đến năm 2015, theo thống kê của Hiệp hội BĐS TPHCM, thị trường BĐS bùng nổ cả về giá cũng như về giao dịch thành công. Với xu hướng đó, từ trước Tết Nguyên đán 2017 đến nay, thị trường BĐS đã có các cơn “sốt” đất nền. Về cơn sốt đất tại TPHCM hiện nay, một số ngân hàng cũng cho biết, thời gian gần đây có hiện tượng tiền tiết kiệm được đổ qua kênh BĐS. Trong đó, không ít trường hợp đã thế chấp tài sản để vay đầu cơ vào đất nền, nhà phố để “lướt sóng”.

Về việc này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết việc rót vốn vào lĩnh vực BĐS của các ngân hàng thương mại được tiến hành rất chặt chẽ và thận trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn an toàn, hiệu quả, tránh rủi ro nợ xấu. Theo ông Minh, các ngân hàng thẩm định hồ sơ vay rất kỹ dựa trên bảng giá đất do TP ban hành, áp dụng ổn định trong vòng một năm chứ không cho vay trên giá đất khi thị trường trong cơn sốt. “Bài học về tăng trưởng tín dụng nóng vào BĐS giai đoạn 2007 - 2010 còn nguyên giá trị. Gánh nặng nợ xấu thời điểm đó đã và đang còn gây áp lực về xử lý cho ngành ngân hàng nên hiện các ngân hàng không đẩy vốn ồ ạt vào lĩnh vực này, vì rất ngại bong bóng BĐS”, ông Minh cho hay.

Một chuyên gia trong ngành tài chính ngân hàng cũng cho rằng, nợ xấu ngân hàng tăng cao trong những năm trước chủ yếu tập trung lĩnh vực BĐS nên các ngân hàng cũng đã cẩn trọng hơn. Theo vị này, không chỉ trong thời điểm sốt đất gây nhiều rủi ro, mà ngay Thông tư 06 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ đầu năm 2017, đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống còn 50% và điều chỉnh tỷ lệ rủi ro kinh doanh BĐS từ 150% lên 200%. Trong khi đó, tín dụng BĐS có thời hạn khá dài nên những ngân hàng đã đụng trần tỷ lệ này sẽ phải cân nhắc, lựa chọn dự án cho vay.

Hiện không ít các ngân hàng vẫn đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, trong đó có cho vay mua nhà tại các dự án nhà ở hình thành trong tương lai. Để hạn chế rủi ro cho những người mua nhà ở hình thành trong tương lai, cần làm rò 3 vấn đề: Đánh giá hiện trạng thị trường BĐS, đặc biệt là tại TPHCM đang sốt giá có khả năng bong bóng hay không; làm thế nào để người mua nhà nhận được nhà và được cấp giấy chủ quyền; tránh tình trạng một nhà bán cho nhiều người hoặc dự án đó đã được chủ đầu tư đem thế chấp cho ngân hàng

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM

HẠNH NHUNG

[Bài báo 8 – Báo Sài Gòn Giải Phóng] Xử phạt ngân hàng để máy ATM không hoạt động 1/2/2019 08:23


Những ngày gần đây, nhiều máy ATM liên tục hết tiền hoặc ngưng hoạt động khiến người dân phải chạy khắp nơi kiếm trụ ATM rút tiền, gây bức xúc cho khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Ảnh phụ lục 7 12 Một máy ATM ngưng hoạt động ngày 31 1 Ảnh THÀNH TRÍ Mặc 1

Ảnh phụ lục 7.12: Một máy ATM ngưng hoạt động ngày 31-1 Ảnh: THÀNH TRÍ


Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát để tránh trường hợp ATM hư hỏng không giao dịch được, hoặc hết tiền vào các ngày cao điểm giáp Tết Nguyên đán, nhưng những ngày gần đây, nhiều máy ATM liên tục hết tiền hoặc ngưng hoạt động khiến người dân phải chạy khắp nơi kiếm trụ ATM rút tiền, gây bức xúc cho khách hàng.


Đầu tuần, rất nhiều nhân viên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương phản ánh có đến 6 - 7 máy ATM của các ngân hàng như Vietcombank, BIDV… khu vực gần bệnh viện

trên địa bàn quận 5 đều đồng loạt hết tiền và không hoạt động, khiến nhiều người không thể rút tiền lương, thưởng cuối năm để mua sắm tết. Trong ngày 29-1, nhiều công nhân tại Khu Công nghiệp Tân Bình cho biết rất nhiều máy ATM tại khu vực này “từ chối” cho họ rút tiền, vì sau khi đưa thẻ vào máy để bấm mã PIN rút tiền thì máy lập tức “nhả” thẻ và bắt họ thao tác lại từ đầu mà không thông báo lý do. Thậm chí, do thao tác bấm mã PIN nhiều lần nên không ít người bị máy nuốt luôn thẻ.

Anh Linh Tú (quận 3) kể rằng trong buổi sáng 30-1, anh đến 3 cây ATM của Ngân hàng Đông Á trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) nhưng đều được báo hết tiền, anh phải đến cây ATM trên đường Cách Mạng Tháng Tám mới rút được tiền.

Tương tự, chị Minh Tâm (quận 1) cho biết sáng ngày 30-1, chị rút 3 triệu đồng tại máy ATM của TPBank tại quận 3, nhưng máy chỉ “nhả” ra có 2 triệu vì hết tiền. Nhiều người còn xếp hàng phía sau phải chạy đi kiếm máy ATM khác để rút. Còn trường hợp của anh Phan Lê (quận 10) thì chiều ngày 30-1, anh ghé nhiều máy ATM của Sacombank, BIDV trên đường Ba Tháng Hai quận 10 nhưng nơi thì thông báo ngưng hoạt động, nơi báo hết tiền! “Đến cây ATM thứ 4 vẫn không rút được tiền nên tôi đành phải ghé phòng giao dịch của BIDV tại quận 10 để rút tiền. Do phòng giao dịch quá đông nên phải mất hơn một tiếng đồng hồ tôi mới rút được 10 triệu đồng”, anh Lê bực bội cho hay.

Không chỉ “nghẽn” ở máy ATM mà anh Long Nguyễn (quận Thủ Đức) còn cho biết, trong 2 ngày 29 và 30-1, anh không thể đăng nhập vào tài khoản e-banking hoặc ứng dụng trên điện thoại của Vietcombank để thực hiện các giao dịch online. Đến chiều ngày 30-1, sau nhiều lần kiên nhẫn đăng nhập lại, anh cũng đã vào được nhưng rất khó thao tác vì hệ thống chậm và bị treo nhiều lần, khiến anh không yên tâm giao dịch.

Theo các ngân hàng, mặc dù đã triển khai nhiều phương án chống nghẽn từ trước nhưng nhu cầu rút tiền mặt cuối năm thường tăng cao, nhất là khoảng một - hai tuần làm việc trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tần suất giao dịch ATM tăng gấp 4 - 5 lần so với ngày thường nên khó tránh tình trạng hết tiền trong máy ATM và nghẽn

mạng. Đại diện Ngân hàng Sacombank thông tin, hiện ngân hàng này phải hoạt động hết công suất để đảm bảo gần 1.100 máy ATM trên địa bàn luôn hoạt động; đồng thời giám sát chặt chẽ mức tồn quỹ an toàn ở mức trên 200 triệu đồng, ít nhất 2 lần/ngày với cơ cấu mệnh giá tiền hợp lý để đảm bảo cho khách hàng rút tiền.

Trao đổi liên quan đến hàng loạt vụ tắc nghẽn cũng như sự cố rút tiền, chuyển tiền qua máy ATM và Internet banking mấy ngày qua, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết ngoài việc gửi văn bản chỉ đạo, cơ quan này cũng đang tiến hành kiểm tra, làm việc với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có máy ATM tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố để theo dòi tồn quỹ và tiếp quỹ kịp thời, đảm bảo các ATM hoạt động 24/24 giờ; đồng thời hỗ trợ các ngân hàng xử lý kịp thời các tình huống xảy ra khi nhu cầu rút tiền lớn tập trung vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, cũng như bố trí cán bộ trực để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong dịp tết.

Theo ông Minh, trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện ngân hàng thương mại nào để xảy ra tình trạng hết tiền trong máy ATM mà không tiếp quỹ kịp thời, hoặc để máy ATM ngưng hoạt động lâu mà không tiến hành khắc phục, sẽ xử phạt nghiêm. Ngày 30-1, NHNN Việt Nam đã có công điện gửi các tổ chức tín dụng, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng dịp Tết Nguyên đán 2019. Theo đó, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố cần kịp thời xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp máy ATM thiếu tiền, không hoạt động do lỗi chủ quan của ngân hàng thương mại.

Đẩy mạnh hoạt động phân tích, kiểm định, đánh giá, kiểm soát, không để lưu thông trên thị trường những hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Quy định việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng theo hướng thủ tục đơn giản, thuận tiện để người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể giải quyết tranh chấp qua phương thức trọng tài và tòa án; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người tiêu dùng giải quyết tranh chấp qua phương thức thương lượng, hòa giải.

Từng bước xây dựng và phát triển các cơ chế thuận tiện, dễ dàng tiếp cận để hỗ trợ người tiêu dùng có thể nâng cao khả năng tự bảo vệ.

Các tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thường xuyên quan tâm phân tích, đánh giá, phân loại để kịp thời có cơ chế, chính sách xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Đồng thời khuyến khích, động viên các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, giá thành hợp lý, có uy tín, thương hiệu trên thị trường để cung cấp thông tin đến người tiêu dùng. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(Theo Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng).

NHUNG NGUYỄN

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí