Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 16

PHỤ LỤC 4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI VIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG


BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU


Đề tài: “ Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay” Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Văn Hường

Người thực hiện: Trương Việt Mỹ

Người trả lời phỏng vấn: Ông Nguyễn Quốc Danh, Phó Tổng Biên tập Báo Cà Mau. Thời gian, địa điểm: Lúc 9 giờ 30, ngày 20 tháng 7 năm 2020, tại Báo Cà Mau.

Câu hỏi 1: Thưa ông, xin ông cho biết thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Cà Mau. Thực trạng kỹ năng tác nghiệp về lĩnh vực ngân hàng trên báo điện tử hiện nay như thế nào?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trả lời:

Báo Cà Mau hiện nay có 52 cán bộ, phóng viên, biên tập viên và nhân viên được biên chế tại 4 phòng gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Biên tập, Phòng Phóng viên và Phòng Điện tử . Tất cả đều có trình độ đại học, có người có 2 bằng đại học. Với đội ngũ cán bộ chủ chốt các phòng và phóng viên, người làm báo lâu nhất trên 30 năm, người ít tuổi nghề nhất cũng được 5 năm. Đây là một thuận lợi của Báo Cà Mau vì sở hữu được một đội ngũ cán bộ và phóng viên “chín” nghề. Lớp làm lâu năm thì có nhiều kinh nghiệm, lớp trẻ thì năng động, sáng tạo và có nhiều khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin.

Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 16

Hiện nay, tình trạng phóng viên gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin về lĩnh vực ngân hàng cũng như người phát ngôn. Họ có tâm lý né tránh không muốn trả lời những vấn đề liên quan đến nội bộ ngân hàng, nhất là những vụ việc có tính chất tiêu cực, vi phạm pháp luật. Người phát ngôn, người được uỷ quyền phát ngôn đôi khi còn đòi hỏi phóng viên xuất trình giấy tờ vượt quá quy định… Đôi khi nhà quản

lý không thể cung cấp thông tin cho nhà báo đầy đủ trong một lần mà cung cấp cầm chừng, hoặc thông tin dữ liệu được chia ra làm nhiều lần khiến nhà báo gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong khâu tổng hợp và xử lý thông tin, dẫn đến thông tin không được phản ánh kịp thời.

Bên cạnh đó, các phóng viên còn thiếu kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, những vấn đề liên quan đến tiền gửi, cho vay, nợ đọng….dẫn đến tình trạng chưa hiểu đúng. Do đó, quá trình tiếp nhận và xử lý số liệu và phân tích thông tin còn hạn chế, thông tin bài viết mang tính phiến diện, thiếu khái quát.

Câu hỏi 2: Trình độ chuyên môn và kỹ năng tác nghiệp về lĩnh vực ngân hàng của đội ngũ cán bộ, nhà báo ở Báo Cà Mau hiện nay có đáp ứng nhu cầu công việc chưa, xin ông cho biết thêm ?

Trả lời:

Hiện nay kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Cà Mau cho báo điện tử như: quay phim, xử lý hình ảnh video, âm thanh, dựng hình, kỹ thuật truyền dẫn truyền hình, phát thanh, đồ họa… hầu như các phóng viên thành thạo. Thế nhưng, thực tế Báo Cà Mau đến nay vẫn xem báo in và lấy báo in làm chủ đạo cho hoạt động của tòa soạn. Tòa soạn hiện nay vẫn chưa có phóng viên lĩnh vực ngân hàng chuyên trách cho báo điện tử mà hầu hết là những người làm báo in kiêm nhiệm nên kỹ năng và kiến thức kinh tế tài chính rất hạn chế.

Một nguyên nhân khác là do đây là tờ báo của Đảng, đội ngũ cán bộ, phóng viên hầu hết chỉ tập trung vào các mục như chính trị, hội đồng nhân dân, giáo dục, kinh tế nông lâm…. mà ít quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng. Mặt khác là do chưa có sự bắt buộc của tòa soạn nên phóng viên cũng không quan tâm học tập và ứng dụng các thuật ngữ kinh tế vào bài viết. Đó là một thực tế ở Báo Cà Mau hiện nay.

Câu hỏi 3. Nguyên nhân nào dẫn đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về lĩnh vực ngân hàng trên báo điện tử ở Việt Nam chưa đáp ứng với môi trường tác nghiệp hiện nay?

Trả lời:

Nhìn chung, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam trên mọi lĩnh vực đời

sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, hiện nay đã có nhiều điểm sáng, tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như:

Thứ nhất, thực tế nghiên cứu các văn bản quy định pháp luật, cũng như các văn bản quy định hoạt động trong lĩnh vực thông tin kinh tế, tài chính ngân hàng, đặc biệt là thông tin về ngân hàng với một số bộ phận nhà báo còn thiếu và yếu, đôi khi vẫn còn tình trạng thông tin chưa đúng với tôn chỉ mục đích, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn tiền tệ và an ninh kinh tế.

Thứ hai, năng lực tiếp cận thông tin cũng như khả năng cạnh tranh thông tin của một số nhà báo còn hạn chế dẫn đến tình trạng đưa tin vênh nhau về số liệu của ngân hàng giữa các báo cáo tại cùng một thời điểm. Điều này có thể do quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của nhà báo chưa chuẩn xác hoặc do nhà báo lười tiếp xúc thực tế mà chỉ ngồi một chỗ rồi đạo lại tin bài của các báo khác.

Thứ ba, một số nhà báo chưa trú tâm xây dựng và duy trì mối quan hệ với bên cung cấp thông tin. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết với nhà cung cấp thông tin sẽ tạo được nhiều thuận lợi cho nhà báo khi khai thác nguồn tin.

Thứ tư, thể loại bài phản ánh được bài viết quá nhiều, trong khi đó thiếu kỹ năng phân tích chuyên sâu, khả năng viết bài bình luận, lý lẽ phản biện. Để ngày càng hỗ trợ tốt hơn cho các nhà quản lý thông tin, nhà hoạch định chính sách, góp phần đưa cơ chế hoạt động thông tin ngân hàng, đặt biệt là các thông tin của ngân hàng càng sát với thực tế cuộc sống nhân dân thì rất cần những bài viết mang tính nghiên cứu lý luận, phân tích một cách khái quát theo từng giai đoạn. Ở đó có sự so sánh đối chiếu thông tin đa dạng, nhiều chiều, dẫn chứng cụ thể rò ràng và mang tính thuyết phục cao.

Thứ năm, tình trạng “xào bài”, “copy – paste” còn diễn ra khá phổ biến và ngày càng tinh vi, làm cho các cơ quan quản lý và bản thân các tờ báo gặp khó khăn rất nhiều trong cuộc chiến đảm bảo tính bản quyền cho tác phẩm báo chí.

Câu hỏi 4. Báo Cà Mau có những giải pháp gì để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm báo cho đội ngũ cán bộ, biên tập viên và phóng viên trong thời gian tới?

Trả lời:

Thời gian tới, Báo Cà Mau không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là những kiến thức chuyên ngành và khả năng cạnh tranh thông tin cho đội ngũ phóng viên trong thời đại bùng nổ thông tin và sự phát triển của công nghệ hiện đại. Trên cơ sở am hiểu thực tiễn, nắm vững pháp luật, bản lĩnh vững vàng thì nhà báo mới có thể đương đầu trước mọi khó khăn, thử thách và tạo ra sản phẩm báo chí chất lượng cao. Bên cạnh đó, nâng cao khả năng viết bài phân tích chuyên sâu, đặc biệt là bài viết mang tính dự báo xu hướng dịch chuyển tiền tệ, thể loại bình luận, lý lẽ phản biện những thông tin liên quan đến ngân hàng. Hoạt động này giúp đội ngũ phóng viên Báo Cà Mau có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết sâu rộng và tăng khả năng bao quát, đánh giá vấn đề của ngân hàng nói chung.

Theo đó, báo Cà Mau không ngừng đổi mới mô hình tổ chức và kiểm soát chất lượng các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, tránh hình thức. Sau mỗi khoá học, đòi hỏi mỗi học viên phải có sản phẩm thực tế đảm bảo yêu cầu về chất lượng, đáp ứng tiêu chí của chương trình đào tạo. Có như vậy, trình độ nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo mới không ngừng vươn tới tầm cao mới.

Xin cám ơn ông !

Người trả lời phỏng vấn Người phỏng vấn


Đã ký Đã ký


Nguyễn Quốc Danh Trương Việt Mỹ

PHỤ LỤC 5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI VIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG


BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU


Đề tài: “Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay”.

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Văn Hường Người thực hiện: Trương Việt Mỹ

Người trả lời phỏng vấn: Ông Trần Minh Trường, Trưởng Văn phòng đại diện Khu vực ĐBSCL Báo Sài Gòn Giải Phóng.

Thời gian, địa điểm: Ngày 23 tháng 7 năm 2020, tại Báo Sài Gòn Giải Phóng

Câu hỏi 1: Thưa ông, xin ông cho biết về cơ cấu tổ chức tòa soạn của Báo Sài Gòn Giải Phóng hiện nay ?

Báo Sài Gòn Giải Phóng là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ chí Minh. Báo Sài Gòn Giải Phóng có nhiệm vụ lãnh đạo cán bộ công nhân viên chức thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, gương mẫu trong việc chấp hành chỉ đạo thông tin của Trung ương và Thành ủy, chủ động tuyên truyền, cổ vũ nhân dân thành phố tham gia thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố; làm nòng cốt trong việc định hướng dư luận xã hội, đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thông tin, củng cố, tăng cường thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân; giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng; nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, xây dựng tờ báo ngày càng phát triển.

Về tổ chức bộ máy, báo hiện có 22 đơn vị trực thuộc (trong đó: 1 Văn phòng; 2 phòng chuyên môn; 2 trung tâm thực hiện chức năng kinh doanh; 5 văn phòng đại

diện tại các thành phố; 5 tòa soạn và 6 ban phóng viên; 1 doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH MTV in SGGP).

Các Ban phóng viên gồm: Ban Chính trị, Ban Kinh tế, Ban Khoa giáo, Ban Văn hóa Văn nghệ, Ban Bạn đọc- Chương trình xã hội và Ban Thể thao.

Các văn phòng đại diện gồm: Hà Nội (phụ trách Thủ đô và các tỉnh phía Bắc), Đà Nẵng (phụ trách miền Trung), Đà Lạt (phụ trách Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ), Đồng Nai (miền Đông Nam bộ) và Cần Thơ (các tỉnh khu vực ĐBSCL

Báo tổ chức xuất bản 5 ấn phẩm (Báo SGGP, Báo SGGP Hoa Văn, Báo SGGP Đầu tư Tài chính, và 2 ấn phẩm điện tử Báo SGGP điện tử tiếng Việt, Báo SGGP điện tử tiếng Anh).

Tổng số CB-CNVC là 514 người trong đó lực lượng phóng viên, biên tập viên 176 người. Cụ thể: Báo SGGP tiếng Việt 292 người; Báo SGGP Hoa văn 110 người; Công ty TNHH MTV In SGGP 112 người.

Về trình độ: Chuyên môn nghiệp vụ: đại học có 274 người, cao đẳng 25 người, trung cấp 28 người; Lý luận chính trị: cao cấp 31 người, trung cấp 169 người, sơ cấp 77 người.

Câu hỏi 2: Thưa ông, thực trạng kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ nhân lực về lĩnh vực ngân hàng trên Báo Điện tử Sài Gòn Giải Phóng hiện nay ra sao? Ông đánh giá ưu điểm và nhược điểm về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng như thế nào?

Tài chính - Ngân hàng là một ngành khá là rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp.

Trong bất kỳ một nghề nghiệp nào, khi chúng ta làm nghề thì cần phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Ví như trong ngành ngân hàng, khi phụ trách lĩnh vực nào đó, người phụ trách phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó. Nhưng nghề báo khó khăn hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. Nếu như phóng viên chuyên viết về lĩnh vực nào đó thì khó khăn gấp đôi cán bộ làm trong lĩnh vực đó.

Bởi lẽ bên cạnh việc có kỹ năng về chuyên môn báo chí, bản thân nhà báo còn phải có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực mình theo dòi.

Theo cơ cấu tổ chức của Báo SGGP, Tòa soạn SGGP Online không có phóng viên cơ hữu, mà thông tin trên SGGP Online là từ phóng viên của các ban chuyên môn và các VPĐD. Vì vậy, thông tin về ngành ngân hàng trên SGGP Online là từ phóng viên của Ban Kinh tế, của Tòa soạn Đầu tư Tài chính và của các VPĐD.

Về ưu điểm: Phóng viên phụ trách lĩnh vực nên có nguồn tin rộng, quan hệ rộng và nắm vững thông tin trong lĩnh vực mình phụ trách.

Nhược điểm: Một số phóng viên ở các VPĐD do đảm bảo thông tin đa lĩnh vực nên khó có thể chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng, điều này dễ dẫn đến thông tin hời hợt, thiếu phân tích, nhận định do thiếu chuyên môn.

Câu hỏi 3: Khi khai thác thông tin ngân hàng, các nhà báo gặp thuận lợi và khó khăn gì từ nguồn tin? Theo ông thì nguyên nhân của khó khăn khi tiếp xúc với nguồn tin là gì?

Hồ sơ, tài liệu là một nguồn thông tin quan trọng trong việc khai thác thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Nguồn thông tin này có tính khả dụng cao. Trước mỗi vấn đề cần giải quyết, thông tin từ hồ sơ, tài liệu văn bản là một nguồn thông tin có giá trị, phục vụ trực tiếp cho quá trình tác nghiệp của nhà báo. Tuy nhiên, nhà báo rất khó tiếp cận với hồ sơ, tài liệu trong lĩnh vực ngân hàng (để đảm bảo độ chính xác cao).

Quá trình thu thập thông tin luôn đối mặt với hai vấn đề hoặc quá tải thông tin hoặc thiếu các thông tin cần thiết. Sự quá tải về thông tin dẫn đến trong việc khó khăn lựa chọn những thông tin phản ánh đầy đủ nhất, toàn diện nhất về bản chất sự việc, hiện tượng và tạo sức ép phải thu thập thêm thông tin vì tâm lý không muốn bỏ sót thông tin dù thông tin thu thập được có thể đã đến mức bão hoà. Sự quá tải về thông tin cũng dẫn đến khó khăn cho quá trình xử lý.

Trái ngược với sự quá tải về thông tin là tình trạng thiếu thông tin hữu ích. Việc thiếu thông tin hữu ích dẫn đến để có thể có đủ thông tin cho quá trình giải quyết công việc cần phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực hơn để thu thập. Mặt

khác, do thiếu thông tin hữu ích nên cho dù cố gắng thu thập thông tin thì thông tin thu thập được có thể không phản ánh hết được bản chất của đối tượng, dẫn đến có thể nhận thức sai lệch về đối tượng. Việc thiếu thông tin hữu ích dẫn đến quá trình xử lý thông tin khó tìm ra bản chất, ý nghĩa của thông tin. Bởi lẽ, thông tin chỉ có ý nghĩa thống kê khi đạt đến một định mức nhất định.

Để có được thông tin đầy đủ và chính xác, nhà báo phải có:

- Mối quan hệ tốt

- Độ tin cậy

- Mục đích trong sáng

Câu hỏi 4: Làm thế nào để đội ngũ cán bộ, phóng viên Báo Sài Gòn Giải nâng cao được kỹ năng tác nghiệp về lĩnh vực ngân hàng trên báo điện tử hiện nay và trong thời gian tới ?

Để nâng cao kỹ năng tác nghiệp về lĩnh vực ngân hàng, nhà báo phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực này, cùng với việc xây dựng các mối quan hệ cần thiết để nắm, tìm hiểu thông tin đa chiều.

Muốn làm được việc này, cơ quan báo chí phải thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, tập huấn nghiệp vụ. Bản thân mỗi nhà báo cũng phải nỗ lực tự thân để nâng cao tay nghề và đào sâu kiến thức.

Xin cám ơn ông !

Người trả lời phỏng vấn Người phỏng vấn


Đã ký Đã ký


Trần Minh Trường Trương Việt Mỹ

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí