Đề Xuất Một Số Biện Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 5 - 6 Tuổi

CHƯƠNG 3

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI‌

3.1. Tổ chức nghiên cứu thử nghiệm‌


3.1.1. Mục đích nghiên cứu


Trong quá trình khảo sát thực trạng về hai kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân và kỹ năng Nhận thức về bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP.HCM, chúng tôi nhận thấy, đa phần trẻ đạt ở mức trung bình – thấp. Nhận thấy kỹ năng sống có vai trò rất lớn đối với sự phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời của trẻ, giúp hình thành nhân cách và chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp Một, chúng tôi thử nghiệm một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng sống của trẻ tại TP.HCM.

3.1.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể thử nghiệm được chọn ở trường mầm non BN 1, H. HM, gồm có:

25 trẻ ở lớp Lá 1 là nhóm Đối chứng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

25 trẻ ở lớp Lá 4 là nhóm Thực nghiệm Cách chọn khách thể:

Để giảm bớt tính chủ quan khi thực nghiệm, chúng tôi chọn số lượng trẻ ở mỗi lớp một cách ngẫu nhiên theo danh sách lớp được Ban giám hiệu cung cấp.

Kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh - 13

3.1.3. Nội dung thử nghiệm

Dựa trên kết quả khảo sát hai kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân Nhận thức về bản thân của trẻ 5-6 tuổi chưa cao, mà phần nhiều số trẻ đạt ở mức thấp và trung bình. Kết quả khảo sát từng kỹ năng nhỏ trong mỗi kỹ năng, hầu hết đều có đa số trẻ đạt ở mức thấp và trung bình. Do đó, tất cả các kỹ năng nhỏ trong hai kỹ năng sẽ được nhắm đến để tác động, gồm có các kỹ năng sau:

* Kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân


- Kỹ năng 1: Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.

- Kỹ năng 2: Rửa mặt, đánh răng hằng ngày.

- Kỹ năng 3: Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.

- Kỹ năng 4: Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.

* Kỹ năng Nhận thức về bản thân


- Kỹ năng 1: Nhận biết thông tin quan trọng về bản thân và gia đình của mình.

- Kỹ năng 2: Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.

- Kỹ năng 3: Nhận biết khả năng và sở thích của bản thân.

- Kỹ năng 4: Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.

3.1.4. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khảo sát trước thực nghiệm và chuẩn bị tác động (10/10 – 31/10/2011)

- Tiến hành chọn nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng tương đồng.

- Quan sát, trò chuyện và sử dụng thang đánh giá để khảo sát mức độ kỹ năng sống ban đầu của trẻ.

- Trao đổi với giáo viên nhóm Thực nghiệm về thực trạng kỹ năng sống của trẻ. Thống nhất mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm và chuẩn bị các điều kiện có liên quan.

Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm (01/11 – 15/02/2012)

- Tiến hành huấn luyện cho giáo viên nhóm Thực nghiệm.

- Cùng với giáo viên chuẩn bị kế hoạch tổ chức hoạt động.

- Thực nhiện các biện pháp thực nghiệm đối với nhóm trẻ thực nghiệm.

Giai đoạn 3: Khảo sát sau thực nghiệm (16/02 – 29/02/2012)

- Phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng sống của trẻ sau thực nghiệm. So sánh mức độ kỹ năng sống của nhóm Thực nghiệm trước và sau thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của thực nghiệm. Trên cơ sở đó, đưa ra kết luận và những kiến nghị nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi tại TP. HCM hiện nay.

3.1.5. Công cụ đánh giá


Phương pháp chính để đánh giá thực trạng kỹ năng sống của trẻ vẫn là phương pháp quan sát cho điểm từng cá nhân. Kết quả thu được, tiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê toán học.

Các tiêu chí đánh giá sau thực nghiệm cũng là tiêu chí đánh giá thực trạng kỹ năng sống của trẻ. Các tiêu chí đánh giá nhằm vào hai mặt của kỹ năng: - Nhận thức của trẻ về các kỹ năng, và - Khả năng thực hiện các kỹ năng của trẻ.

3.2. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi‌


3.2.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp

Để tiến hành đưa ra một số biện pháp có thể giúp cho việc thực nghiệm mang lại hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, cần dựa trên những cơ sở sau:

3.2.1.1. Cơ sở lý luận


- Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi.


- Nội dung yêu cầu về kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

- Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ 5 – 6 tuổi.


3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn


- Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của trẻ ở một số trường mầm non tại TP.HCM hiện nay.

- Những nguyên nhân dẫn đến kỹ năng sống của trẻ ở mức thấp.


- Khả năng và điều kiện thực hiện các biện pháp thực nghiệm trong đề tài nghiên cứu.

3.2.2. Các biện pháp


3.2.2.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua giờ học


a. Mục đích

Cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về chăm sóc vệ sinh cá nhân, những khả năng của trẻ 5 – 6 tuổi, và những điều trẻ cần phải biết về bản thân và gia đình, nhằm nâng cao nhận thức của trẻ về các kỹ năng sống; nhờ đó kích thích trẻ thực hiện đúng và đầy đủ các kỹ năng trong cuộc sống cũng như để có thể tồn tại và hòa nhập vào đời sống xã hội.

b. Nội dung và yêu cầu


- Trẻ tiếp nhận được những kiến thức về vệ sinh thân thể: vệ sinh răng, miệng và tay chân một cách đầy đủ và hệ thống. Giúp trẻ thấy được ích lợi của việc phải thường xuyên làm vệ sinh cá nhân; trẻ nắm vững được quy trình và các cách thức làm vệ sinh, nhằm giúp trẻ thực hiện cho đúng và hiệu quả.

- Trẻ hiểu biết về những đặc trưng của từng giới nam và giới nữ. Con trai thường to khỏe và nhanh nhẹn, nên có thể làm được những việc nặng hơn, như khiêng bàn, mang ghế, vác nệm/giường nghỉ trưa,… Con gái thường nhỏ xinh, không khỏe như các bạn nam, nhưng dịu dàng; để tóc dài, cột tóc, cài nơ; mặc váy, đầm đẹp, khi ngồi phải khép chân và kéo áo cho gọn gàng, …

- Trẻ phân biệt được, ở tuổi của trẻ (5-6 tuổi), trẻ đã có thể làm được những việc gì, chẳng hạn như có thể hát, vẽ, múa, phụ mẹ dọn cơm, mang cái ghế, cái bàn nhỏ vừa sức mình,… và những gì thì trẻ chưa làm được, như khiêng bàn, tủ lớn và nặng, nấu cơm, lau nhà,…

c. Cách tiến hành


* Hoạt động 1: Khám phá bản thân

Bước 1: Cho trẻ hát và vận động thành vòng tròn theo bài hát “Vòng tròn có một cái tâm”

- Giáo viên trò chuyện cùng trẻ:

o Các bạn càng lớn thì càng phải ngoan thế nào?

o Vâng lời ba mẹ ra sao?… Chăm làm những gì?

- Giáo viên đọc cho trẻ nghe câu chuyện “Bơ tròn 5 tuổi” (kết thúc câu chuyện là một câu hỏi…)

o Bạn Bơ quên điều gì vậy? (gợi ý cho trẻ phát hiện ra)

o Theo các bạn thì bạn Bơ vội quay lại để làm gì?

o Có bao giờ các bạn quên xin phép giống như bạn Bơ không?

o Ở lớp, muốn được cô giáo khen ngoan giống như bạn Bơ thì phải thế nào?

o Đố các bạn, bạn Bơ giống các bạn ở điểm nào?

Bước 2:

- Giáo viên gợi ý cho trẻ tự giới thiệu về mình với mẫu gợi ý:

Họ tên … tuổi …

Nam hay nữ …

Đặc điểm riêng,…; vóc dáng... (điểm yếu, điểm mạnh)

Sở thích cá nhân: …

- Giáo viên gọi những trẻ mạnh dạn, ngôn ngữ khá nói trước cho các bạn nghe, sau đó cho trẻ kết nhóm, và tự giới thiệu về mình cho các bạn trong nhóm biết.

Giáo viên bao quát, động viên trẻ mạnh dạn và tự tin trong cách diễn đạt cho mọi người hiểu

Bước 3:

- Giáo viên cho trẻ mở tập Vui học chữ, và gợi ý cho trẻ thực hiện lần lượt các yêu cầu trong chủ đề:

Sao chép từ “Chân dung của bé” theo đúng quy trình từ trái sang phải của các con chữ.

Chỉ tay và đọc lại từ sau khi đã sao chép xong

- Giáo viên cho trẻ quan sát tiếp khung chữ bên dưới:

Chỉ tay đọc chữ tên và viết tên bé vào bên cạnh (với trẻ yếu, cô viết tên của bé vào giấy và cho trẻ sao chép lại)

Tiếp tục chỉ tay đọc chữ “ trai/gái” và sao chép từ đúng với giới tính của mình

Tương tự với ngày sinh.

Với vân tay, cô cho trẻ di ngón tay cái vào bột màu và chấm vào bên cạnh từ “vân tay”.

- Giáo viên khuyến khích trẻ tự hoàn thành bài tập của mình.


* Hoạt động 2: Vi trùng không phải để chia sẻ

Bước 1: Giáo viên cho trẻ xem sách và đọc cho trẻ nghe câu chuyện về vi trùng. (xem phụ lục)

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn, gợi ý giúp trẻ tìm ra bài học. Giáo viên dặn dò trẻ thêm về vệ sinh thân thể để phòng bệnh.

* Hoạt động 3: Chủ đề: Gia đình của bé

Bước 1: Bé cùng xem ảnh

- Cho mỗi trẻ kể về gia đình mình (số lượng thành viên, vị trí từng người).

- Cho trẻ quan sát một số ảnh gia đình đã được trang trí và lồng vào khung làm bằng các nguyên vật liệu giấy, bìa...

- Trẻ nhận xét và mô tả cách trang trí màu sắc, hình khối và cách sắp xếp theo quy luật.

Bước 2: Khéo tay làm đẹp

- Cho trẻ chọn nguyên vật liệu theo ý thích.

- Sắp xếp trang trí khung hình của mình theo quy luật tùy chọn.

- Trẻ nêu cách xếp theo quy luật của mình (mô tả hình đầu tiên, kế tiếp, cuối cùng là gì).

- Trẻ dùng cách xếp đó để dán trang trí vào khung ảnh (sử dụng hạt nui màu, kim sa, thủ công).

Bước 3: Khung ảnh giống nhau

- Trẻ trưng bày khung ảnh của mình cho các bạn xem.

- Kết nhóm những khung hình giống nhau về cách trang trí.

- Treo khung hình lên làm khu triển lãm ảnh đẹp gia đình.

* Hoạt động 4: Những con số đáng nhớ

Bước 1: Tạo tình huống cho trẻ đi tìm nhà

- Tạo tình huống bác đưa thư đem thư đến nhà.

- Trò chuyện về địa chỉ của bé, giáo viên đọc và giới thiệu địa chỉ nhà cô.

- Tìm những điểm khác nhau trong các địa chỉ (như tên đường giống nhau, số nhà giống nhau, cùng phường).

Bước 2: Địa chỉ nhà ai

- Mỗi trẻ có một bì thư, trên bì thư có ghi tên nhà, số nhà, tên đường.

- Trẻ tìm số nhà có các con số cộng lại bằng 9.

- Tìm địa chỉ có mang chữ a, o, b phân theo nhóm.

Bước 3: Sắp xếp số điện thoại liên lạc

- Mỗi trẻ có một rổ số, xếp các dãy số là số điện thoại của nhà bé, số điện thoại của ba, của mẹ.

- Trẻ quan sát so sánh các dãy số, nhận biết số điện thoại nhà có 8 chữ số.

- Nhận biết số điện thoại đi động có 10 chữ số.

3.2.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức các trò chơi


a. Mục đích

Trẻ được trải nghiệm – thực hành các kỹ năng; trẻ được làm quen thể hiện mình trước người khác, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ diễn đạt và sự tự tin trong cuộc sống. Qua hoạt động chơi, trẻ sẽ hứng thú thực hành các kỹ năng.

b. Nội dung và yêu cầu


- Các hoạt động chơi phải chứa đựng nội dung học tập liên quan đến kỹ năng sống của trẻ; những hoạt động chơi phải gần gũi với cuộc sống đời thực của trẻ.

- Trẻ được làm quen và thực hành những thao tác cần thiết trên các vật dụng – đồ dùng thay thế. Những vật cụ trẻ chơi phải mô phỏng tương đối giống với vật thật và hấp dẫn trẻ.

c. Cách tiến hành


Hoạt động 1: Trò chơi: Tìm hình và sắp xếp cho đúng thứ tự

Bước 1: Giáo viên tập họp trẻ và cho trẻ khởi động nhẹ (làm theo hiệu lệnh của giáo viên: ai không muốn ra thì vô = nhảy vào trong; chán – càm – tai).

Bước 2: Giáo viên cho trẻ xem tranh, và trò chuyện về nội dung về các tranh vẽ: các thao tác và quy trình từng bước rửa tay, (Các lần sau là rửa mặt, đánh răng).

Tiếp theo, cho trẻ đi tìm và chọn ra các hình, rồi sắp xếp và dán vào tờ giấy A4 theo đúng thứ tự các bước, thao tác rửa tay.

Bước 3: Sau đó, giáo viên mời trẻ giới thiệu về “sản phẩm” của mình và các bước, thao tác thực hiện việc rửa tay.

Hoạt động 2: Trò chơi: Tìm bạn

Bước 1: Giáo viên tập họp trẻ và cho trẻ khởi động nhẹ (làm theo hiệu lệnh của giáo viên: ai không muốn ra thì vô = nhảy vào trong; chán – càm – tai,…).

Bước 2: Giáo viên cho trẻ nhận xét, phân biệt những đặc điểm giữa các bạn trai, gái.

Tiếp theo, giáo viên cho trẻ kết nhóm bạn tóc ngắn, dài, trai, gái.

Sau đó, giáo viên yêu cầu trẻ ở mỗi nhóm trai/gái 03 hoạt động/ việc làm đặc trưng của từng giới và thực hiện trong hoạt động góc.

Hoặc: cho trẻ vẽ hình theo giới tính và diễn tả việc làm/hoạt động của giới đó.

Trong khi đó, giáo viên quan sát, có thể hướng dẫn, gợi ý thêm và động viên trẻ.

Bước 3: Giáo viên đề nghị từng trẻ lên trình bày giới thiệu về ý nghĩa của từng loại hoạt động theo giới tính của mình.

Hoạt động 3: Trò chơi tự do

Bước 1: Giáo viên tập họp trẻ và cho trẻ khởi động nhẹ.

Bước 2: Lần lượt mời từng trẻ đề xuất một trò chơi hay hoạt động mà mình thích (khuyến khích trẻ tự nguyện; mỗi trẻ một lần; mỗi buổi 2 đến 3 trẻ).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2024