Biện Pháp 3: Quan Sát – Khen Ngợi, Động Viên – Nhắc Nhở Theo Nguyên Tắc: “Thiếu Thì Bù; Quên Thì Nhắc” Và “Rèn Mọi Lúc, Mọi Nơi”

Yêu cầu trẻ giải thích về trò chơi hay hoạt động mà trẻ thích và cách thức chơi.

Giáo viên có thể diễn giải lại cho đầy đủ ý nghĩa và cách chơi của trò chơi hay hoạt động đó.

Sau đó sẽ chọn ra trò chơi hay hoạt động thích hợp để cho trẻ chơi.

Bước 3: Tập họp trẻ lại và mời gọi trẻ nói cảm nhận của mình khi tham gia trò chơi hay hoạt động trẻ vừa chơi.

3.2.2.3. Biện pháp 3: Quan sát – khen ngợi, động viên – nhắc nhở theo nguyên tắc: “Thiếu thì bù; quên thì nhắc” và “Rèn mọi lúc, mọi nơi”

a. Mục đích


Để có thể hướng dẫn, nhắc nhở trẻ khi trẻ quên sót, và để bổ túc ngay những khiếm khuyết của trẻ. để tránh tình trạng khi trẻ đã quen rồi thì khó sửa.

Khen thưởng khi thấy trẻ làm tốt và có tiến bộ; động viên trẻ cố gắng, nhằm kích thích trẻ thực hiện tốt hơn.

b. Nội dung và yêu cầu


- Thường xuyên theo dõi trẻ, nhất là những khi bắt đầu tập luyện một kỹ năng mới cho trẻ, để có thể kịp thời nhắc nhở trẻ một cách nhẹ nhàng khi thấy trẻ thực hiện còn thiếu thao tác, hoặc khi trẻ quên.

- Triệt để thực hiện nguyên tắc: “Thiếu thì bù; quên thì nhắc” và “Rèn mọi lúc, mọi nơi”, nghĩa là nếu thấy trẻ làm còn chưa đủ thao tác thì dạy bổ túc ngay cho trẻ, nếu trẻ quên chưa làm thì nhắc trẻ ngay; và phải làm việc này đối với trẻ thường xuyên: trong khi dạy, khi củng cố và khi trẻ thực hiện.

- Khen ngợi và động viên trẻ có thể cả tập thể, hay cá nhân, tùy thuộc vào tình hình thực tế.

c. Cách tiến hành


- Khen ngợi, động viên trẻ có thể bằng lời nói, bằng trò chơi vui nhộn hoặc bằng câu chuyện ngắn dí dỏm, hoặc bằng một vật cụ thể nào đó trẻ thích thú.

- Khi khen ngợi, động viên thì cũng có nhắc nhở, phê bình trẻ một cách nhẹ nhàng nếu trẻ chưa làm đúng yêu cầu.

- Trao đổi với phụ huynh về những kỹ năng cô giáo rèn luyện cho trẻ ở trường; đề nghị phụ huynh tạo điều kiện cần thiết để trẻ có thể cùng thực hiện tại nhà; và thống nhất với phụ huynh để cùng theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở và có khen ngợi, động viên trẻ ở nhà.

3.2.2.4. Biện pháp 4: Nêu gương


a. Mục đích

Để giúp trẻ nhận thức được những điều hay, cái đẹp của những người xung quanh giúp bé bắt chước noi gương theo và kích thích sự hứng thú cho trẻ thực hiện; đồng thời, qua những tấm gương trẻ sẽ điều chỉnh, sửa sai những điểm chưa tốt nơi bản thân.

b. Nội dung và yêu cầu

Tổ chức cho trẻ quan sát các đoạn video clip về các thao tác đánh răng, rửa mặt, rửa tay; cho trẻ xem những hình ảnh về những trẻ bị bệnh tay chân miệng, và thông tin cho trẻ biết, việc thiếu vệ sinh tay chân sẽ dẫn đến bị bệnh như vậy.

c. Cách tiến hành

- Giáo viên là người đầu tiên làm gương mẫu cho trẻ noi theo bắt chước về việc chuyên cần và cách thức thực hiện các kỹ năng.

- Giáo viên có thể lấy những tấm gương từ các bạn trong lớp, từ người lớn là những người làm việc trong trường.

- Giáo viên lấy những tấm gương từ trong truyện hay trên truyền hình, phim ảnh,…

Hoạt động 1: Đọc truyện “Thỏ trắng thích đánh răng”

Bước 1: Cho trẻ xem truyện tranh và giáo viên nói cho trẻ về diễn tiến câu chuyện.

Bước 2: Giáo viên trò chuyện – đàm thoại với trẻ

Cho trẻ nhận xét về thỏ trắng và thỏ xám.

Giúp trẻ rút ra bài học từ hai bạn thỏ trắng và thỏ xám.


Hoạt động 2: Kể chuyện “Bàn chải đánh răng”

Bước 1: Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe câu chuyện bác Heo mở cửa hàng bán bàn chải đánh răng; chú mèo con đi mua bàn chải và hậu quả của cách đánh răng chưa đúng của chú mèo con.

Bước 2: Giáo viên trò chuyện – đàm thoại với trẻ

Tại sao mèo con đánh răng bị chảy máu?

Đánh răng không đúng cách, có thể ta sẽ bị làm sao nhỉ?

Nguyên nhân vì sao mèo con bị sâu răng?

Như mèo con, nếu ta không chăm chỉ đánh răng thì có thể sẽ bị làm sao?

Bước 3: Giáo viên giúp trẻ rút ra bài học từ mèo con: chăm chỉ đánh răng mỗi ngày sau bữa ăn, phải dùng kem đánh răng và biết đánh răng đúng cách.

Hoạt động 3: Kể chuyện bạn Bim bị lạc khi đi chơi Hội Hoa Xuân

Bước 1: Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe câu chuyện về bạn Bim đi chơi cùng ba mẹ trong Ngày Hội Hoa Xuân. Hội rất đông người và nhiều thứ mới lạ đẹp hấp dẫn; Bim mải mê ngắm xem, quên không đi cùng với ba mẹ nên đã bị lạc. Bim không biết số điện thoại của ba mẹ, cũng không nhớ địa chỉ nhà mình ở đâu. Bim rất lo sợ và chỉ biết khóc. Mọi người thấy em khóc và biết em bị lạc nhưng không giúp gọi điện thoại cho ba mẹ em được. Ba mẹ và người thân em lo lắng cuống cuồng, chạy đôn đáo tìm em khắp nơi. Sau một hồi rất lâu, có chú bảo vệ biết em lạc ba mẹ nên đã dẫn em đến Ban tổ chức hội chợ xin thông báo lên loa phóng thanh; ba mẹ em nghe được tin mới vội vàng tìm đến nơi để xin em về. Bim thấy ba mẹ thì nhảy lên vui mừng. Từ sau hôm đó, Bim về nhà ghi số điện thoại ba mẹ, địa chỉ nhà và học thuộc lòng thật kỹ.

Bước 2: Giáo viên trò chuyện – đàm thoại với trẻ

Các bạn thấy bạn Bim khi bị lạc ba mẹ thì Bim thế nào?

Vì sao bạn Bim không thể tự đi tìm ba mẹ hay tìm về nhà mình được?

Nếu em là bạn Bim thì em có thể làm gì để có thể tìm được ba mẹ, hoặc tìm về nhà mình?

Bước 3: Giáo viên giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng về những thông tin về bản thân và gia đình của mình.

Yêu cầu trẻ về nhà làm bài tập bằng cách xin ba mẹ dạy cho biết những thông tin cần thiết về gia đình của mình.

Tóm lại: Để việc vận dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng sống của trẻ đạt hiệu quả cần phải kết hợp các biện pháp này một cách hợp lý, phù hợp với trình độ nhận thức, nhu cầu, hứng thú của trẻ, năng lực của giáo viên, điều kiện thực tế và với nhiệm vụ của bài tập nhận thức.


3.3. Kết quả thử nghiệm‌


Để có thể khẳng định hiệu quả của những biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi đã đề xuất, chúng tôi tập trung so sánh số liệu kết quả nghiên cứu thực trạng để đưa ra những nhận định mang tính khái quát.

3.3.1. Kết quả so sánh kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi của nhóm Đối chứng trước và sau thử nghiệm

Từ kết quả Bảng 3.1. dưới đây cho thấy, kỹ năng Vệ sinh cá nhân của trẻ nhóm Đối chứng sau khi thực nghiệm có tăng so với trước thực nghiệm nhưng không đáng kể. Cụ thể như sau:

Kỹ năng rửa tay bằng xà bông, - về mặt nhận thức: ở mức rất thấp giảm được 8% (20%-12%) và ở mức thấp tăng được 8% (36%-44%); - về mặt thực hiện, mức thấp giảm 4% (12%-8%), mức trung bình giảm 8% (72%-64%) và ở mức cao tăng được 12% (16%-28%).

Kỹ năng rửa mặt, đánh răng, - về mặt nhận thức, ở mức trung bình và mức cao tăng 8%, mức rất thấp giảm 4% (4%-0%) và ở mức thấp tăng 4% (32%-36%); - về mặt thực hiện, mức rất thấp không thay đổi, mức thấp giảm 4% (32%-28%), mức

trung bình giảm 8% (56%-48%), và ở mức cao có tăng được 12% (12%-24%).

Bảng 3.1: So sánh kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm Đối chứng trước và sau thử nghiệm



Nội dung đánh giá


Thời gian


Các mức độ

Rất thấp

Thấp

Trung Bình

Cao

Rất cao

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


Rửa tay bằng xà bông trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh …


Trước TN

Nhận thức

05

20.0

09

36.0

03

12.0

08

32.0

00

00.0

Thực

hiện

00

00.0

03

12.0

18

72.0

04

16.0

00

00.0


Sau TN

Nhận

thức

03

12.0

11

44.0

03

12.0

08

32.0

00

00.0

Thực hiện

00

00.0

02

08.0

16

64.0

07

28.0

00

00.0


Rửa mặt, đánh răng hằng ngày


Trước TN

Nhận

thức

01

4.0

08

32.0

10

40.0

06

24.0

00

00.0

Thực hiện

00

00.0

08

32.0

14

56.0

03

12.0

00

00.0


Sau TN

Nhận thức

00

00.0

09

36.0

08

32.0

08

32.0

00

00.0

Thực hiện

00

00.0

07

28.0

12

48.0

06

24.0

00

00.0


Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp


Trước TN

Nhận

thức

06

24.0

04

16.0

07

28.0

08

32.0

00

00.0

Thực

hiện

02

08.0

09

36.0

08

32.0

06

24.0

00

00.0


Sau TN

Nhận

thức

00

00.0

10

40.0

07

28.0

08

32.0

00

00.0

Thực

hiện

00

00.0

10

40.0

07

28.0

08

32.0

00

00.0


Giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ


Trước TN

Nhận

thức

00

00.0

11

44.0

11

44.0

03

12.0

00

00.0

Thực

hiện

00

00.0

18

72.0

06

24.0

01

04.0

00

00.0


Sau TN

Nhận

thức

00

00.0

10

40.0

11

44.0

04

16.0

00

00.0

Thực

hiện

00

00.0

12

48.0

08

32.0

05

20.0

00

00.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh - 14

Kỹ năng che miệng khi ngáp, hắt hơi, ho, - về mặt nhận thức, ở mức trung bình, cao và rất cao không thay đổi, ở mức rất thấp giảm được 24% thì tăng 24% ở

mức thấp (16%-40%); - về mặt thực hiện, ở mức rất thấp giảm 8% (8%-0%) và tăng 8% ở mức cao (24%-32%).

Kỹ năng giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, - về mặt nhận thức, ở mức rất thấp, trung bình và cao không thay đổi, chỉ thay đổi ở mức thấp: giảm 4% (44%-40%) và tăng 4% ở mức trung bình (12%-16%); - về mặt thực hiện, có sự thay đổi tương đối ở mức thấp giảm 24% (72%-48%) và tăng ở mức trung bình được 8% (24%-32%), ở mức cao tăng 16% (4%-20%).

Nhìn vào Bảng 3.2. ở dưới đây cho chúng ta thấy kết quả trước và sau thực nghiệm về kỹ năng Nhận thức về bản thân của trẻ nhóm Đối chứng cũng không có thay đổi bao nhiêu. Có thể mô tả như sau:

Kỹ năng nhận biết thông tin của bản thân và gia đình, - về nhận thức, ở mức rất thấp, mức cao và rất cao đều không tăng lên, mà ở mức thấp giảm được 8% (84%-76%) và ở mức trung bình tăng 8% (16%-24%); - về mặt thực hiện, ở mức trung bình có tăng 12 % (28%-40%), ở mức thấp giảm được 8% (68%-60%) và mức rất thấp giảm 4% (4%-0%), ở mức cao và rất cao không thay đổi.

Kỹ năng ứng xử phù hợp với giới tính, - về nhận thức không có sự thay đổi ở mức thấp, mức cao và rất cao, ở mức rất thấp giảm được 8% và tăng 8% ở mức trung bình (44%-52%); - về mặt thực hiện, có giảm được đáng kể ở mức thấp 28% (76%-48%) và tăng 28% ở mức trung bình (20%-48%), còn ở mức rất thấp, mức cao và mức rất cao không có sự thay đổi.

Kỹ năng nhận biết khả năng và sở thích của bản thân, - về mặt nhận thức, ở mức rất thấp giảm 8% (8%-0%), ở mức trung bình tăng 4% (36%-40%) và mức cao tăng 4% (12%-16%); - về mặt thực hiện, ở mức rất thấp và mức rất cao không có thay đổi, ở mức thấp giảm được 16% (40%-24%), tăng ở mức trung bình được 4% (60%-64%) và mức cao được 12% (0%-12%).

Kỹ năng đề xuất trò chơi hay hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân, - về mặt nhận thức, ở mức trung bình giảm rất ít 4% (52%-48%) và tăng được rất nhỏ 4% ở mức cao (28%-32%), các mức còn lại không thay đổi; - về mặt thực hiện, ở mức rất thấp giảm được 12% (12%-0%), mức thấp giảm 8% (28%-20%), và tăng 8% ở mức trung bình (40%-48%), mức cao 12% (20%-32%).

Bảng 3.2. So sánh kỹ năng Nhận thức về bản thân của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm Đối chứng trước và sau thử nghiệm



Nội dung đánh giá


Thời gian


Các mức độ

Rất thấp


Thấp

Trung Bình


Cao


Rất cao

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


Nhận biết thông tin quan trọng về bản thân và gia đình của mình


Trước TN

Nhận thức

00

00.0

21

84.0

04

16.0

00

00.0

00

00.0

Thực hiện

01

04.0

17

68.0

07

28.0

00

00.0

00

00.0


Sau TN

Nhận thức

00

00.0

19

76.0

06

24.0

00

00.0

00

00.0

Thực hiện

00

00.0

15

60.0

10

40.0

00

00.0

00

00.0


Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân


Trước TN

Nhận thức

05

20.0

09

36.0

11

44.0

00

00.0

00

00.0

Thực hiện

00

00.0

19

76.0

05

20.0

01

04.0

00

00.0


Sau TN

Nhận thức

03

12.0

09

36.0

13

52.0

00

00.0

00

00.0

Thực hiện

00

00.0

12

48.0

12

48.0

01

04.0

00

00.0


Nhận biết khả năng và sở thích của bản thân


Trước TN

Nhận thức

02

08.0

11

44.0

09

36.0

03

12.0

00

00.0

Thực hiện

00

00.0

10

40.0

15

60.0

00

00.0

00

00.0


Sau TN

Nhận thức

00

00.0

11

44.0

10

40.0

04

16.0

00

00.0

Thực hiện

00

00.0

06

24.0

16

64.0

03

12.0

00

00.0


Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân


Trước TN

Nhận thức

02

08.0

03

12.0

13

52.0

07

28.0

00

00.0

Thực hiện

03

12.0

07

28.0

10

40.0

05

20.0

00

00.0


Sau TN

Nhận thức

02

08.0

03

12.0

12

48.0

08

32.0

00

00.0

Thực hiện

00

00.0

05

20.0

12

48.0

08

32.0

00

00.0

3.3.2. Kết quả so sánh kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm Thực nghiệm trước và sau thử nghiệm

Nhìn vào Bảng 3.3. dưới đây cho chúng ta thấy kết quả trước và sau thực nghiệm về kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân của trẻ nhóm Thực nghiệm có những thay đổi rất đáng kể. Có thể mô tả như sau:

Kỹ năng rửa tay bằng xà bông, - về mặt nhận thức, ở mức thấp giảm 16% (16%-0%) và ở mức trung bình giảm 64% (80%-16%), đáng kể hơn ở mức cao tăng đến 68% (4%-72%) và mức rất cao tăng 12% (0%-12%); - về mặt thực hiện cũng cho thấy sự thay đổi khá lớn, ở mức rất cao tăng được 8% (0%-8%), mức cao tăng đến 60% (16%-70%), và ngược lại, ở mức trung bình giảm 52% (68%-16%) và ở mức thấp giảm 16%.

Kỹ năng rửa mặt, đánh răng, - về mặt nhận thức, ở mức rất thấp và rất cao không có sự thay đổi nhưng ở mức thấp giảm được 24% (24%-0%) và mức trung bình giảm được 44% (56%-12%) và tăng ở mức cao đến 68% (20%-88%); - về mặt thực hiện, tuy không có sự thay đổi ở mức rất cao nhưng có sự thay đổi rất lớn ở mức cao tăng 84% (8%-92%) và giảm đáng kể ở mức trung bình 64% (72%-8%), mức thấp giảm 12% (12%-0%), mức rất thấp 8% (8%-0%).

Kỹ năng che miệng khi ngáp, hắt hơi, ho, - về mặt nhận thức, giảm được 4% (4%-0%) ở mức rất thấp, 8% (16%-8%) ở mức thấp và giảm khá cao ở mức trung bình 72% (76%-4%), đồng thời tăng ở mức cao được 84% (4%-88%); - về mặt thực hiện, tuy không có thay đổi ở mức rất cao nhưng ở mức cao tăng được tương đối khá 44% (4%-48%) và giảm ở mức rất thấp được 12% (12%-0%), mức thấp 26% (36%-8%), mức trung bình 4% (48%-44%).

Kỹ năng giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ, - về mặt nhận thức, ở mức rất thấp giảm được 12% (12%-0%), mức thấp giảm 24% (24%-0%), có nghĩa là không còn trẻ nào ở mức thấp và rất thấp, và giảm ở mức trung bình 12% (44%- 32%), trong khi đó tăng ở mức cao được 44% (20%-64%) và mức rất cao được 4% (0%-4%); - về mặt thực hiện, ở mức rất cao không có sự thay đổi nhưng ở mức cao tăng đáng kể 56% (16%-72%), đồng thời ở mức trung bình giảm được 16% (44%-

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí