Sau khi có kết quả khảo sát hiện trạng kỹ năng sống của trẻ theo đánh giá của giáo viên về những kỹ năng mà trẻ phát triển còn ở mức thấp, chúng tôi chọn ra 2 kỹ năng trẻ đạt ở mức thấp nhất để tiến hành khảo sát thực trạng trên trẻ 5 – 6 tuổi.
2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở mẫu nghiên cứu
2.3.2.1. Thực trạng kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân của trẻ 5 – 6 tuổi
Qua quá trình quan sát khả năng thực hiện các kỹ năng của trẻ và đàm thoại với trẻ để đánh giá sự nhận thức của trẻ về từng kỹ năng nhỏ, chúng tôi nhận được kết quả thể hiện trong Bảng 2.5. dưới đây.
Bảng 2.5. Kết quả thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân
Các mức độ | |||||||||||
Rất thấp | Thấp | Trung Bình | Cao | Rất cao | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Rửa tay bằng xà bông trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn | Nhận thức | 07 | 04 | 38 | 22 | 83 | 46 | 45 | 28 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 00 | 00 | 42 | 24,3 | 101 | 58,4 | 30 | 17,3 | 00 | 00.0 | |
Rửa mặt, đánh răng hằng ngày | Nhận thức | 02 | 1.2 | 37 | 21.4 | 94 | 54.3 | 40 | 23.1 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 11 | 6.4 | 43 | 24.9 | 99 | 57.2 | 20 | 11.6 | 00 | 00.0 | |
Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp | Nhận thức | 26 | 15.0 | 45 | 26.0 | 64 | 37.0 | 38 | 22.0 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 16 | 9.2 | 61 | 35.3 | 72 | 41.6 | 24 | 13.9 | 00 | 00.0 | |
Giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ | Nhận thức | 09 | 5.2 | 59 | 34.1 | 71 | 41.0 | 34 | 19.7 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 11 | 6.4 | 65 | 37.6 | 78 | 45.1 | 19 | 11.0 | 00 | 00.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Kỹ Năng Sống Đối Với Sự Phát Triển Chung Của Trẻ 5 – 6 Tuổi
- Tiêu Chí Và Thang Đánh Giá Kỹ Năng Sống Của Trẻ 5 – 6 Tuổi
- Thang Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện Kỹ Năng Của Trẻ 5 – 6 Tuổi
- Kết Quả Thực Trạng Kỹ Năng Ứng Xử Phù Hợp Với Giới Tính Của Trẻ 5 – 6 Tuổi Ở Các Nhóm Khảo Sát
- Phối Hợp Nhà Trường – Giáo Viên Với Gia Đình Trong Việc Rèn Kỹ Năng Sống Cho Trẻ
- Đề Xuất Một Số Biện Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 5 - 6 Tuổi
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
Nhìn cách tổng quát từ Bảng 2.5. trên đây chúng ta nhận thấy rằng, xét về mặt nhận thức và mặt thực hiện các kỹ năng nhỏ trong kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân, thì đa phần trẻ chỉ đạt ở mức trung bình với số lượng từ 71 đến 101 trẻ trong tổng số 173 trẻ, chiếm 41 đến 58.4%. Ở mức thấp cũng khá nhiều, số lượng từ 37
đến 65 trẻ, chiếm 21.4 đến 37.6%. Ở mức rất thấp, một số kỹ năng nhỏ còn có nhiều trẻ, như ở kỹ năng Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp,… có 26 trẻ (chiếm 15%) chưa nhận thức được khi ho, hắt hơi và ngáp phải biết che miệng; những em này khi được hỏi: Khi con ho, con hắt hơi, hay con ngáp, … thì con phải làm gì? Thì trẻ trả lời rằng: Con phải đi ngủ, hoặc đi bác sĩ khám bệnh,…; xét về mặt thực hiện, ở kỹ năng này cũng có tới 16 trẻ không làm được đúng, chiếm 9.2%. Trong khi đó, không có kỹ năng nào trong kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân, có trẻ đạt ở mức rất cao; còn ở mức cao, chỉ có kỹ năng Rửa tay là có số trẻ nhận thức cao về kỹ năng này: 45 trẻ (chiếm 28%); các kỹ năng còn lại chỉ chiếm 11.0 đến 23.1%.
2.3.2.2. Thực trạng kỹ năng Nhận thức về bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi
Bảng 2.6. Kết quả thực trạng kỹ năng Nhận thức về bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi
Các mức độ | |||||||||||
Rất thấp | Thấp | Trung Bình | Cao | Rất cao | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Nhận biết tin quan trọng về bản thân và gia đình của mình | Nhận thức | 02 | 1.2 | 93 | 53.8 | 62 | 35.8 | 16 | 9.2 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 09 | 5.2 | 92 | 53.2 | 64 | 37.0 | 08 | 4.6 | 00 | 00.0 | |
Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân | Nhận thức | 10 | 5.8 | 63 | 36.4 | 71 | 41.0 | 29 | 16.8 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 08 | 4.6 | 100 | 57.8 | 59 | 34.1 | 06 | 3.5 | 00 | 00.0 | |
Nhận biết khả năng và sở thích của bản thân | Nhận thức | 09 | 5.2 | 66 | 38.2 | 67 | 38.7 | 31 | 17.9 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 06 | 3.5 | 78 | 45.1 | 71 | 41.0 | 18 | 10.4 | 00 | 00.0 | |
Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân | Nhận thức | 07 | 4.0 | 51 | 29.5 | 81 | 46.8 | 34 | 19.7 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 21 | 12.1 | 52 | 30.1 | 81 | 46.8 | 19 | 11.0 | 00 | 00.0 |
Cũng như kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân, ở kỹ năng Nhận thức về bản thân, không có trẻ nào đạt được ở mức rất cao (về mặt nhận thức và thực hiện). Ở mức cao, trong kỹ năng Biết đề xuất những trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân, có 34 trẻ (chiếm 19.7%) về mặt nhận thức, và về mặt thực hiện, chỉ có 19 trẻ (chiếm 11.0%); trong kỹ năng này, số trẻ đạt ở mức trung bình lại rất nhiều:
81 trẻ, chiếm 46.8% (về nhận thức và thực hiện); các kỹ năng còn lại cũng chiếm tỷ lệ cao: từ 62 đến 71 trẻ (chiếm 35.8 – 41.0%). Ở mức rất thấp cũng có 21 trẻ (chiếm 12.1%) trong việc thực hiện đề xuất trò chơi hay hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân; các kỹ năng nhỏ khác đều có trẻ còn ở mức rất thấp (chiếm 1.2 – 5.8%). Đặc biệt ở mức độ thấp, về mặt thực hiện kỹ năng Ứng xử phù hợp với giới tính, có số lượng là 100 trẻ, chiếm 57.8%; trong đó, chúng tôi quan sát thấy, trẻ em gái mặc váy hay đầm, khi ngồi thường không biết khép chân và kéo áo che chân, và khi được nhắc gợi ý, ví dụ: Con gái ngồi đẹp thế nào nhỉ?, thì trẻ mới biết điều chỉnh lại. Cũng trong mức độ thấp này, điểm chúng tôi quan tâm hơn cả trong kỹ năng nhận thức về bản thân, ở kỹ năng trẻ biết những thông tin quan trọng về bản thân và gia đình của mình, về mặt nhận thức cũng như mặt thể hiện, tỷ lệ trẻ đều chiếm trên 50%, có số lượng 92 – 93 trẻ. Như vậy, nhìn chung về kỹ năng Nhận thức về bản thân của trẻ còn thấp. Điều này báo động cho chúng ta, những người có trách nhiệm và làm chương trình giáo dục trẻ, vì kỹ năng này có vai trò - ảnh hưởng rất lớn đến
Trường | Các mức độ |
sự phát triển nhân cách của trẻ.
Sau khi xem xét một cách tổng quát về hai kỹ năng của trẻ để thấy được hiện trạng chung, chúng ta có thể đi sâu hơn về thực trạng từng kỹ năng của trẻ ở từng trường, lớp.
2.3.3. Thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi trên bình diện từng kỹ năng nhỏ giữa các nhóm khảo sát
2.3.3.1. Thực trạng kỹ năng Chăm sóc vệ sinh cá nhân của trẻ 5 – 6 tuổi trên bình diện từng kỹ năng nhỏ giữa các nhóm khảo sát
Bảng 2.7. Kết quả thực trạng kỹ năng rửa tay bằng xà bông của trẻ 5-6 tuổi ở các nhóm khảo sát
Rất thấp | Thấp | Trung Bình | Cao | Rất cao | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Rửa tay bằng xà bông trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn | BN1, HM, Lá 1 | Nhận thức | 07 | 17.5 | 13 | 32.5 | 06 | 15.0 | 14 | 35.0 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 00 | 00.0 | 05 | 12.5 | 28 | 70.0 | 07 | 17.5 | 00 | 00.0 | ||
BN1, HM Lá 4 | Nhận thức | 00 | 00.0 | 05 | 13.2 | 30 | 78.9 | 03 | 7.9 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 00 | 00.0 | 05 | 13.2 | 26 | 68.4 | 07 | 18.4 | 00 | 00.0 | ||
BN, Q.1, Lá 2 | Nhận thức | 00 | 00.0 | 16 | 34.0 | 19 | 40.4 | 12 | 25.5 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 00 | 00.0 | 24 | 51.1 | 19 | 40.4 | 04 | 8.5 | 00 | 00.0 | ||
BN, Q.1, Lá 4 | Nhận thức | 00 | 00.0 | 04 | 8.3 | 28 | 58.3 | 16 | 33.3 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 00 | 00.0 | 08 | 16.7 | 28 | 58.3 | 12 | 25.0 | 00 | 00.0 |
Từ kết quả ở Bảng 2.7. cho chúng ta cái nhìn chung về kỹ năng rửa tay của trẻ: ở mức rất cao không có trẻ nào, và ở mức rất thấp hầu như cũng không có, chỉ có 07
Trường | Các mức độ |
trẻ ở lớp Lá 1 HM còn rất thấp về mặt nhận thức, như vậy cơ bản về mặt nhận thức thì trẻ đã biết làm. Xét về mặt thực hiện, ở mức thấp và mức trung bình, số lượng trẻ chiếm nhiều và tập trung vào 2 lớp của trường BN Q.1. Quan sát thực tế chúng tôi thấy rằng, về cơ sở vật chất ở trường BN Q.1 chất lượng tốt hơn trường BN 1 HM, nhưng xét về mặt sư phạm, những hình ảnh trực quan sinh động rõ ràng, có từng bước và cách thức thực hiện thao tác rửa tay ở trường BN 1 HM tốt hơn trường BN Q.1; do đó, chúng tôi thiết nghĩ rằng, điều này đã tác động ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của trẻ. Ở kỹ năng này, nhìn chung số trẻ đạt ở mức cao không nhiều. Lý do, chúng tôi cho rằng, đa phần trẻ thực hiện thao tác còn lệ thuộc vào hình ảnh hướng dẫn nên các thao tác chưa được thuần thục, tự nhiên theo yêu cầu ở mức cao và mức rất cao.
Rất thấp | Thấp | Trung Bình | Cao | Rất cao | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Rửa mặt, đánh răng hằng ngày | BN1, HM, Lá 1 | Nhận thức | 02 | 5.0 | 11 | 27.5 | 17 | 42.5 | 10 | 25.0 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 00 | 00.0 | 13 | 32.0 | 22 | 55.0 | 05 | 12.5 | 00 | 00.0 | ||
BN1, HM Lá 4 | Nhận thức | 00 | 00.0 | 10 | 26.3 | 18 | 47.4 | 10 | 26.3 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 03 | 7.9 | 06 | 15.8 | 26 | 68.4 | 03 | 7.9 | 00 | 00.0 | ||
BN, Q.1, Lá 2 | Nhận thức | 00 | 00.0 | 12 | 25.5 | 27 | 57.4 | 08 | 17.0 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 00 | 00.0 | 20 | 42.6 | 23 | 48.9 | 04 | 8.5 | 00 | 00.0 | ||
BN, Q.1, Lá 4 | Nhận thức | 00 | 00.0 | 04 | 8.3 | 32 | 66.7 | 12 | 25.0 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 08 | 16.7 | 04 | 8.3 | 28 | 58.3 | 08 | 16.7 | 00 | 00.0 |
Bảng 2.8. Kết quả thực trạng kỹ năng Rửa mặt, đánh răng của trẻ 5 – 6 tuổi
giữa các nhóm khảo sát
Ở Bảng 2.8. cho thấy kết quả kỹ năng Rửa mặt và đánh răng của trẻ. Chúng ta biết rằng, trẻ thường làm việc này khoảng 2 – 3 lần trong ngày, và thường vào giờ quy định, nên hầu hết không còn trẻ không biết làm việc này; còn một số trẻ ở mức rất thấp, chúng tôi quan sát ở lớp thì thấy rằng những em này có phần hơi chậm, và khi trao đổi với giáo viên và phỏng vấn phụ huynh, thì chúng tôi được biết, ở nhà ba mẹ thường làm giúp trẻ, và ở lớp thì cô giáo phải nhắc nhở, hướng dẫn giúp, trẻ mới làm được.
Kết quả này cũng cho thấy, số lượng trẻ đạt ở mức tập trung nhiều hơn cả, và nhìn chung, tỷ lệ trẻ của cả hai trường đều chiếm tỷ lệ cao: 42.5 – 68.4% (về nhận thức và thực hiện). Quan sát – theo dõi chúng tôi thấy, khi trẻ làm các việc này, giáo viên thường để trẻ tự làm và không theo dõi, nhắc nhở trẻ, vì giáo viên bận nhiều việc và cho rằng trẻ đã làm được, do vậy trẻ thường hay làm cho xong, làm một cách sơ sài, hoặc chỉ quan tâm đến việc làm theo các bước hướng dẫn.
Bảng 2.9. Kết quả thực trạng kỹ năng Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp, của trẻ 5
– 6 tuổi giữa các nhóm khảo sát
Nhìn vào Bảng 2.9. cho chúng ta thấy, kết quả về mức độ phát triển kỹ năng Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp, của trẻ có sự phân bố tương đối đều từ mức độ rất thấp đến cao (mức độ rất cao không có trẻ nào) và tương đối đồng đều giữa các lớp. Riêng ở lớp Lá 2 BN Q.1 không có trẻ nào ở mức rất thấp, nhưng tập trung nhiều ở mức thấp, cả về mặt nhận thức và thực hiện: có 24 trẻ, chiếm 51.1%. Đặt nghi vấn trước kết quả này, chúng tôi trao đổi với giáo viên phụ trách lớp, họ cho biết: họ chưa quan tâm đến vấn đề này; mặt khác, số trẻ trong lớp đông nên họ không quán xuyến hết được. Đây là vấn đề mà chúng tôi chú ý đến và cũng là băn khoăn của giáo viên khi chúng tôi khảo sát về những khó khăn mà giáo viên gặp trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
Trường - Lớp | Các mức độ | |||||||||||
Rất thấp | Thấp | Trung Bình | Cao | Rất cao | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp | BN1, HM, Lá 1 | Nhận thức | 08 | 20.0 | 05 | 12.5 | 14 | 35.0 | 13 | 32.5 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 03 | 7.5 | 12 | 30.0 | 15 | 37.5 | 10 | 25.0 | 00 | 00.0 | ||
BN1, HM Lá 4 | Nhận thức | 02 | 5.3 | 08 | 21.1 | 26 | 68.4 | 02 | 5.3 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 05 | 13.2 | 13 | 34.2 | 18 | 47.4 | 02 | 5.3 | 00 | 00.0 | ||
BN, Q.1, Lá 2 | Nhận thức | 00 | 00.0 | 24 | 51.1 | 12 | 25.5 | 11 | 23.4 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 00 | 00.0 | 24 | 51.1 | 15 | 31.9 | 08 | 17.0 | 00 | 00.0 | ||
BN, Q.1, Lá 4 | Nhận thức | 16 | 33.3 | 08 | 16.7 | 12 | 25.0 | 12 | 25.0 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 08 | 16.7 | 12 | 25.0 | 24 | 50.0 | 04 | 8.3 | 00 | 00.0 |
Bảng 2.10. Kết quả thực trạng kỹ năng Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng, của trẻ 5
– 6 tuổi giữa các nhóm khảo sát
Nhìn vào kết quả từ Bảng 2.10. trên đây chúng ta thấy, số lượng và tỷ lệ trẻ tập trung nhiều ở mức độ thấp và trung bình; - về mặt thực hiện, lớp Lá 4 BN Q.1 chiếm nhiều nhất là 16.7% (có 08 trẻ) ở mức rất thấp và mức thấp, và ở mức cao, lớp có trẻ nhiều nhất là lớp Lá 4 BN Q.1 có 12 trẻ, chiếm 25.0%; - về thực hiện có 08 trẻ, chiếm 16.7%; cũng ở lớp này, số trẻ đạt ở mức trung chiếm nhiều nhất: có 24 trẻ, chiếm 50%; bên cạnh lớp này là lớp Lá 2 BN Q.1, số trẻ tập trung nhiều ở mức độ thấp và trung bình. Như vậy, xét chung về kỹ năng này trẻ còn thấp, và trẻ ở lớp Lá 4 và Lá 2 BN Q.1 thấp hơn trẻ ở các lớp trường BN 1 HM. Quan sát trẻ ở trường chúng tôi thấy, trẻ ở lớp Lá 1 và Lá 4 BN 1 HM biết tự phục vụ mình trong việc chỉnh trang đầu tóc, quần áo có phần tốt hơn các trẻ của lớp Lá 2 và Lá 4 BN Q.1.
Trường - Lớp | Các mức độ | |||||||||||
Rất thấp | Thấp | Trung Bình | Cao | Rất cao | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ | BN1, HM, Lá 1 | Nhận thức | 00 | 00.0 | 18 | 45.0 | 15 | 37.5 | 07 | 17.5 | 00 | 00.0 |
Thực hiện | 00 | 00.0 | 25 | 62.5 | 13 | 32.5 | 02 | 5.0 | 00 | 00.0 | ||
BN1, HM Lá 4 | Nhận thức | 05 | 13.2 | 09 | 23.7 | 17 | 44.7 | 07 | 18.4 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 03 | 7.9 | 12 | 31.6 | 18 | 47.4 | 05 | 13.2 | 00 | 00.0 | ||
BN, Q.1, Lá 2 | Nhận thức | 00 | 00.0 | 24 | 51.1 | 15 | 31.9 | 08 | 17.0 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 00 | 00.0 | 20 | 42.6 | 23 | 48.9 | 04 | 8.5 | 00 | 00.0 | ||
BN, Q.1, Lá 4 | Nhận thức | 04 | 8.3 | 08 | 16.7 | 24 | 50.0 | 12 | 25.0 | 00 | 00.0 | |
Thực hiện | 08 | 16.7 | 08 | 16.7 | 24 | 50.0 | 08 | 16.7 | 00 | 00.0 |
Trao đổi với Ban giám hiệu trường BN 1 HM và qua sát thực tế chúng tôi được biết, trẻ học ở trường này phần lớn là những người nhập cư và lao động phổ thông, nên họ ít có thời gian chăm sóc trẻ và để trẻ tự làm các việc chăm sóc bản thân; trong
khi đó, với các trẻ em trong nội thành hầu như các trẻ đều thuộc các gia đình khá, ba mẹ thường làm thay cho con, hoặc có người giúp việc chăm sóc thay, do vậy trẻ
Trường | Các mức độ |
lệ thuộc nhiều vào người lớn.
2.3.3.2. Thực trạng kỹ năng Nhận thức về bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi ở từng kỹ năng nhỏ giữa các nhóm khảo sát
Kết quả Bảng 2.11. cho chúng ta thấy sự tập trung số lượng và tỷ lệ phần trăm trẻ ở mức thấp, và phần nhiều ở 2 lớp Lá thuộc trường BN 1 HM, nhiều nhất là số trẻ ở lớp Lá 1 HM có 29 trẻ (sĩ số lớp 40 trẻ), chiếm 72.5%. Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy, trẻ ở trường BN 1 HM, thuộc khu vực ngoại thành, biết rất ít thông tin về bản thân và gia đình của mình. Chẳng hạn, khi được hỏi: Con có thể cho thầy biết địa chỉ và số điện thoại nhà hoặc số điện thoại của ba/mẹ con. Hầu hết trẻ không biết địa chỉ nhà mình, rất ít trẻ biết được số điện thoại của ba hoặc mẹ, một số trẻ biết được số của ba hoặc mẹ thì thường trẻ nói không chính xác hoặc không đủ số; điều này xuất phát từ hoàn cảnh thực tế: phụ huynh rất hạn chế để trẻ gọi điện thoại cho mình. Ngược lại, trẻ ở trường BN Q.1, cụ thể ở lớp Lá 4, số trẻ tập trung ở mức trung bình nhiều: 24 trẻ, chiếm 50.0%; tuy trẻ chưa biết đầy đủ thông tin về bản thân và gia đình, nhưng về cơ bản ta có thể chấp nhận được, ví dụ: trẻ biết được tối thiểu một số điện thoại của ba mẹ; trẻ cho biết, để khi cần hoặc nếu có bị lạc thì gọi cho ba mẹ.
Bảng 2.11. Kết quả thực trạng kỹ năng Nhận biết thông tin về bản thân và gia đình của trẻ 5 – 6 tuổi ở các nhóm khảo sát