Phối Hợp Nhà Trường – Giáo Viên Với Gia Đình Trong Việc Rèn Kỹ Năng Sống Cho Trẻ

thực tế ở trường mầm non, phụ huynh thường không nắm rõ đặc điểm tâm lý và sự phát triển của trẻ, rằng trẻ 5-6 tuổi đã có đủ khả năng để làm một số việc, như việc tự phục vụ: tự đánh răng, rửa mặt, tự xúc cơm ăn,…, và trẻ có nhu cầu và thích được làm những công việc ấy, nhưng cha mẹ thì lại “tước” mất sự hứng thú đó của trẻ và làm mất đi cơ hội giúp trẻ phát triển.

Tóm lại, như trên đây đã phân tích, điều kiện về cơ sở vật chất chỉ là phần nhỏ trong các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kỹ năng sống của trẻ, mà cái chính vẫn là ở người lớn: phụ huynh, giáo viên – nhà trường có chú tâm và tạo cơ hội cho trẻ được học tập, được trải nghiệm để phát triển hay không. Điều này, trước tiên là lời kiến nghị đến những nhà hữu trách, làm công tác giáo dục và bậc phụ huynh cần quan tâm và nhận thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của rèn kỹ năng sống cho trẻ đến sự phát triển toàn diện của trẻ; sau là căn cứ để chúng tôi tìm ra biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.

* Kết quả khảo sát giáo viên mầm non về biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi

Cùng với việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng kỹ năng sống của trẻ như trên, chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi mở để xin ý kiến của giáo viên về biện pháp có thể giúp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ; đồng thời chúng tôi quan sát thực tế và trao đổi với giáo viên về vấn đề này, để có thêm gợi ý cho chúng tôi trong việc tìm ra biện pháp tác động thử nghiệm. Những ý kiến chúng tôi thu được mô tả như sau.

1- Phối hợp nhà trường – giáo viên với gia đình trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ

Như chuyên gia tâm lý học người Nga, Dorothy Holte có nói: “Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội”, và như trên đã phân tích, sự thiếu phối hợp giữa gia đình và nhà trường – giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến thực trạng kỹ năng sống của trẻ hiện nay, thì ở đây những ý kiến đề nghị biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ quan trọng hạng nhất, đó là đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Nói cách khác, đó là sự giáo dục đồng bộ và đồng thời. Có nghĩa là, cùng một thời gian, cả gia đình và nhà trường cùng rèn luyện kỹ năng cho trẻ, và cùng một nội dung –

chương trình, cách thức thực hiện,...; tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ không chỉ được thực hiện tại trường mầm non, mà việc rèn luyện kỹ năng cần thực hiện đều đặn ở nhà. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu có sự hỗ trợ - cộng tác của phụ huynh.

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát giáo viên mầm non về biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi

Thứ hạng

Biện pháp

Số lượng

Tỉ lệ

%

1

Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường-giáo viên và phụ huynh trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.

31

53%

2

Rèn cho trẻ mọi lúc mọi nơi và rèn từ nhỏ.

Giáo viên quan sát, hướng dẫn và khuyến khích trẻ.

29

50%


3

Thực hiện tích hợp nội dung hình thành kỹ năng

sống vào những hoạt động học, hoạt động chơi và sinh hoạt trong ngày của trẻ.


18


31%


4

Tạo cơ hội – điều kiện cho trẻ được thực hành và trải nghiệm.


17


29%

5

Giảm sĩ số trẻ; số giáo viên phù hợp với số trẻ trong

một lớp.

14

24%


6

Người lớn không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ

quan cho trẻ; nên hướng dẫn, khuyến khích và làm gương mẫu cho trẻ noi theo.


11


19%

7

Thống nhất về nội dung chương trình giáo dục kỹ

năng sống trong nhà trường.

7

11%


8

Giáo viên cần được nâng cao hiểu biết về kỹ năng sống và được rèn luyện.

Phụ huynh cũng cần có kiến thức về kỹ năng sống.


5


8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh - 12

2- Rèn kỹ năng cho trẻ mọi lúc, mọi nơi

Đây là biện pháp thứ hai được 29/59 giáo viên đề nghị (tỷ lệ 50%). Giáo viên đã hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ thường hay quên, và vì thế mà họ cho rằng, biện pháp này rất cần thiết, và phải làm việc này thường xuyên: giáo viên phải quan sát – theo dõi trẻ để có thể kịp thời nhắc khi thấy trẻ quên và thấy trẻ làm chưa đúng, chưa phù hợp thì chỉnh sửa liền. Chúng tôi có trao đổi với cô phó hiệu trưởng chuyên môn trường BN Q.1, cô cho biết: Có một số giáo viên trẻ mới vào nghề; họ còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết tâm lý của trẻ hay quên thì khi thấy trẻ không nhớ thì quát mắng la rầy trẻ; điều này làm trẻ mắc cỡ, tủi thân và mất tự tin. Thực ra, việc chúng ta học một kỹ năng nào, là nhờ việc chúng ta thực hiện việc đó nhiều lần, mỗi lần có chỉnh sửa thì sẽ tiến bộ hơn. Thì đối với trẻ cũng vậy, muốn cho trẻ tiến bộ trong từng kỹ năng thì chúng ta cũng phải biết giúp trẻ rèn luyện thường xuyên mọi lúc, mọi nơi.

3- Thực hiện tích hợp nội dung hình thành kỹ năng sống vào những hoạt động học, hoạt động chơi và sinh hoạt trong ngày của trẻ

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ có thể thực hiện tích hợp trong các mặt giáo dục - hoạt động của trẻ hằng ngày. Đây là điều giáo viên có thể linh hoạt thực hiện được trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ trên lớp, trong khi trường chưa có chương trình triển khai cụ thể. Tuỳ vào những chủ đề theo tuần, tháng, học kỳ mà giáo viên lựa chọn và lồng vào những kỹ năng sống phù hợp để rèn luyện cho trẻ.

Ví dụ trong chủ để về “Bản thân” chúng ta có thể hình thành kỹ năng: nhận thức về bản thân, kỹ năng tự tin và tự trọng. Với chủ để “Trường, lớp mầm non” giáo viên có thể tích hợp để hình thành kỹ năng: Hợp tác với người khác, kỹ năng thiết lập mối quan hệ tích cực với bạn và người lớn. Nếu chủ để “Trường tiểu học” giáo viên cũng có thể hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp. Trong chủ đề “Nghề nghiệp” kỹ năng nhận thức về môi trường xã hội, kỹ năng tôn trọng người khác cũng là một gợi ý tốt. Ngoài ra, chúng ta còn có chủ đề “Bác Hồ - Quê hương - Đất nước”, “Tết và các lễ hội”, với những chủ đề này ta có thể tích hợp nhằm hình thành kỹ năng nhận thức về nghệ thuật, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc. Trong khi đó với chủ đề “Thế giới thực vật”, “Thế giới động vật”, “Các hiện tượng tự nhiên”, giáo viên cũng có thể hình thành kỹ năng nhận thức về môi trường tự

nhiên. Trong năm học chúng ta còn có chủ để: “Dinh dưỡng – Sức khoẻ” giáo viên có thể hình thành cho trẻ về kỹ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng hoặc kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân. Những chủ đề này gần gũi với cuộc sống của trẻ và được mở rộng dần trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với gia đình, với trường mầm non, với cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên.

4- Tạo cơ hội – điều kiện cho trẻ được thực hành và trải nghiệm

Việc học chỉ có hiệu quả khi được thực hành. Chúng ta cũng biết rằng, những gì ta học mà được thực hành, được làm thì sẽ ghi nhớ được khoảng 60%; hơn nữa, nếu những gì ta học với nhiều hoạt động (đọc, nghe, thấy, làm) có cảm xúc tích cực, thì có thể ghi nhớ tới 90%. Như vậy, việc hình thành và rèn luyện kỹ năng sống đối với trẻ nhất thiết phải cho trẻ được làm, được thực hiện và trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Điều này nghe qua có vẻ không có gì khó. Nhưng để làm được điều này thì không đơn giản chút nào. Bởi như đã phân tích trên phần nguyên nhân, người lớn không đủ kiên nhẫn để chờ cho trẻ làm điều trẻ muốn và có thể làm, nên làm thay cho trẻ cho nhanh, cho gọn; người lớn không đủ tin vào khả năng của trẻ để trẻ có thể “mạo hiểm”; nhất là, người lớn không đủ can đảm để trẻ được làm, vì thương trẻ còn bé bỏng, tội nghiệp trẻ!... Như nhà tâm lý người Mỹ, ông Carl Rogers cho biết, phải để cho trẻ chạm tay vào bình nước nóng thì lần sau trẻ mới có thể biết cách để không bị phỏng; tức là phải cho trẻ được trải nghiệm.

5- Giảm sĩ số trẻ; số giáo viên phù hợp với số trẻ trong một lớp

Biện pháp thứ năm mà giáo viên đề nghị để có thể rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi là việc giảm sĩ số lớp, và sắp xếp số giáo viên phù hợp với số trẻ của lớp. Với một lớp học quá đông, theo giáo viên sẽ là một trở ngại lớn, vì muốn hình thành kỹ năng sống cho trẻ thì từng trẻ phải được thực hành, trải nghiệm, các trẻ phải có cơ hội tương tác với nhau, với giáo viên.

Theo ý kiến của nhiều giáo viên chúng tôi trao đổi, và cũng là xu hướng chung của các nước phát triển, thì sĩ số lý tưởng của một lớp khoảng 25 trẻ. Như vậy, giáo viên mới có thể quán xuyến, kiểm soát, cũng như theo sát để hướng dẫn từng trẻ được.

6- Người lớn không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan cho trẻ; nên hướng dẫn, khuyến khích trẻ và làm gương mẫu cho trẻ noi theo

Giáo dục kỹ năng sống tuyệt đối không được áp đặt suy nghĩ chủ quan của người lớn. Không ít giáo viên, các bậc phụ huynh thẳng thắn phê bình khi các em làm điều chưa tốt mà không tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân dẫn đến việc trẻ làm sai. Dorothy Holte đã nói: “Nếu trẻ sống với sự phê bình, thì trẻ sẽ học cách chỉ trích”. Vì vậy, khi rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ cần phải lưu ý đến tư tưởng này. Đồng thời, giáo viên phải tin tưởng trẻ có thể thay đổi, giúp trẻ nhận ra và xây dựng các kỹ năng qua việc khơi dậy tiềm năng và giá trị bằng sự tôn trọng, kiên nhẫn, không gò ép hay áp đặt.

Trong cách giáo dục mới, trẻ phải được khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của cô giáo, chứ tuyệt đối không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của cô giáo cũng như người lớn. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá khi các em làm điều gì đó chưa tốt, bởi nếu vậy sẽ triệt tiêu sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè ở trẻ.

Mặt khác, giáo viên cần phải chọn lựa những mẫu gương tốt, điển hình trong sách truyện, phim ảnh, để làm gương sáng cho trẻ; cũng có thể là một trẻ ở trong lớp; đồng thời, chính giáo viên, người lớn và các bậc phụ huynh phải là những tấm gương sống động cho trẻ bắt chước noi theo.

Như vậy, kỹ năng sống của trẻ sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những môi trường hoạt động cụ thể như thế, chứ không phải chỉ từ những bài học trên lớp.

7- Thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

Hiện nay việc lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuỳ thuộc hoàn toàn vào giáo viên. Với cách làm này các giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc chia sẻ kinh nghiệm và điều đặc biệt là việc đánh giá sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì chủ yếu giáo viên đánh giá theo cảm tính của mình và cũng như chưa thống nhất trong toàn trường, mặc Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành bộ chuẩn đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi.

Việc xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em phải bắt đầu từ việc định hướng và định hình cho các em những hành vi tốt đẹp và chỉ nên dạy cho trẻ những điều dễ nhớ, dễ học, dễ hiểu, dễ làm.

Để có thể thống nhất được bộ chuẩn này, các trường cần phải thống nhất những kỹ năng sống cần có của trẻ; xác định những tiêu chí cụ thể mỗi kỹ năng; và cần xác định phương pháp đánh giá mức độ hình thành kỹ năng ở trẻ sau một học kỳ hoặc một năm học như thế nào.

Hiện nay, Bộ giáo dục đã có hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi, vì thế trường mầm non đã có thể dựa trên đó để xây dựng chuẩn về kỹ năng sống cho trẻ. Nội dung giáo dục kỹ năng sống của trẻ thực chất cũng dựa trên năm mặt giáo dục hiện nay đang thực hiện trong các trường mầm non đó là: Phát triển cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ.

Bên cạnh đó cũng cần phải bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về kỹ năng sống cho trẻ mầm non đến giáo viên. Hiện nay, những giáo trình chính thức để giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non hầu như chưa có. Điều này sẽ là một khó khăn nữa cho giáo viên trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy, nhu cầu về những tài liệu chính thống về môn học này để giúp các giáo viên, phụ huynh hiểu thấu đáo và chính xác hơn về môn học là hoàn toàn chính đáng. Khi có giáo trình thì giáo viên sẽ có nhận thức tốt hơn về nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

8- Giáo viên phải nâng cao hiểu biết và được rèn luyện kỹ năng sống

Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên ở biện pháp thứ tám này tuy rất khiêm tốn, chỉ 5/59 giáo viên, nhưng khi trao đổi trực tiếp thì giáo viên vẫn cho rằng, để có thể thực hiện việc rèn kỹ năng sống cho trẻ được tốt, thì trước hết giáo viên cần phải được học, được rèn luyện và phải được trang bị về các phương pháp hình thành kỹ năng sống.

Mục tiêu của kỹ năng sống là cung cấp các năng lực tâm lý - xã hội để giúp người học có thể ứng phó với những thay đổi của xã hội. Để làm được điều này, trước hết phương pháp giảng dạy phải là giáo dục chủ động. Nghĩa là qua các tình huống được phân tích, các trải nghiệm, qua làm việc nhóm, thảo luận, tự rút ra cho

mình những bài học hoặc biết cách tự giải quyết trong một tình huống sắm vai, đóng kịch xã hội, phim, tranh ảnh, câu chuyện…, qua đó để hình thành kỹ năng cho trẻ.

Giáo viên tại các trường là những người trực tiếp làm việc với trẻ, vì vậy họ cho rằng, họ cũng cần được tham gia những lớp đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về nội dung và phương pháp giảng dạy kỹ năng sống. Ngoài ra, vì kỹ năng sống là những năng lực tâm lý - xã hội nên kiến thức cơ bản về tâm lý, các vấn đề, hiện tượng xã hội cũng đòi hỏi người phụ trách phải nắm vững.

Dạy kỹ năng sống là quá trình làm cho người học không chỉ hiểu biết mà còn thực hành và duy trì kỹ năng sống đó trong cuộc sống. Do vậy, không thể áp dụng kiểu dạy một sớm một chiều mà phải áp dụng các phương pháp giáo dục chủ động như thảo luận nhóm, sắm vai,... Với các phương pháp giáo dục chủ động, người học được tham gia trao đổi, thảo luận, thực hành, giải trí... để từ đó khám phá và thực hành kỹ năng trong cuộc sống.

Qua trao đổi với giáo viên cũng cho biết, ngoài việc được trang bị về những phương pháp giáo dục kỹ năng sống, thì giáo viên cần có kỹ năng sống mới nên dạy về những kỹ năng này, đặc biệt là với trẻ mầm non. Bởi lẽ, trẻ thường rất tin tưởng vào uy tín của cô giáo. Và vì vậy trước khi tính đến được trang bị phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo viên cần hoàn thiện kỹ năng sống cho mình.


Tiểu kết chương 2


1. Kết quả khảo sát về kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường thuộc TP.HCM cho thấy, kỹ năng sống của trẻ chủ yếu đạt ở mức trung bình và thấp. Phân tích từng kỹ năng nhỏ có cho thấy rõ hơn, ở một số kỹ năng có sự chênh lệch về số lượng và tỷ lệ phần trăm ở cùng một mức độ, giữa các lớp, hoặc giữa 2 trường nội thành và ngoại thành. Kết quả so sánh cũng cho thấy có sự khác biệt về mức độ phát triển kỹ năng sống của trẻ có sự phụ thuộc vào giới tính, trẻ gái có sự chênh lệch hơn trẻ trai; so sánh giữa trường nội thành và trường ngoại thành cũng có sự khác biệt về mặt thực hiện, theo đó

thì sự phát triển kỹ năng của trẻ không hẳn phụ thuộc vào môi trường cho bằng cách tổ chức tác động để rèn luyện kỹ năng cho trẻ.

2. Những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng kỹ năng sống của trẻ là:

- Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường – giáo viên và phụ huynh trong việc quan tâm tạo điều kiện cho trẻ thực hành và trải nghiệm.

- Sĩ số trẻ trong một lớp đông, giáo viên thì ít, mà công việc và chương trình chăm sóc, dạy trẻ ở lớp thì quá nhiều; bản thân giáo viên cũng còn nhiều hạn chế trong việc học tập, cũng như được huấn luyện phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ.

- Về phía phụ huynh, hoặc là vì quá bận, thiếu kiên nhẫn trong việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, hoặc vì họ quá nuông chiều con. Nói chung, cả hai thái cực ấy đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành và phát triển kỹ năng sống của trẻ.

* Những biện pháp rèn luyện kỹ năng sống của trẻ như sau:

- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường-giáo viên và phụ huynh trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.

- Rèn cho trẻ mọi lúc mọi nơi và rèn từ nhỏ.

- Giáo viên quan sát, hướng dẫn và khuyến khích trẻ.

- Thực hiện tích hợp nội dung hình thành kỹ năng sống vào những hoạt động học, hoạt động chơi và sinh hoạt trong ngày của trẻ.

- Tạo cơ hội – điều kiện cho trẻ được thực hành và trải nghiệm.

- Giảm sĩ số trẻ; số giáo viên phù hợp với số trẻ trong một lớp.

- Giáo viên cần được nâng cao hiểu biết về kỹ năng sống và được rèn luyện.

- Phụ huynh cũng cần có kiến thức về kỹ năng sống.

- Thống nhất về nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.

- Người lớn không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan cho trẻ; nên hướng dẫn, khuyến khích và làm gương mẫu cho trẻ noi theo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2024