quần áo sạch sẽ | ngay ngắn, sạch sẽ. | áo sạch; - Khi được hỏi về cách chải tóc, và khi nào thì cần chỉnh lại quần áo, trẻ chưa nói được. | xộc xệch; - Trẻ cho biết làm như vậy để cho mình được sạch, đẹp, dễ thương, được yêu quý. | đầu tóc bù rối, quần áo bị xộc xệch; - Trẻ nói/ diễn tả được một vài thao tác đơn giản cầm lược chải/ vuốt tóc gọn gàng; chỉnh lại quần áo. | đầu tóc bù rối, quần áo bị xộc xệch; - Trẻ nói hoặc biểu diễn được các thao tác cầm lược chải tóc, vuốt tóc; chỉnh lại quần áo cho ngay ngắn. | |
Kỹ năng nhận thức về bản thân | KN 1 Nhận biết thông tin quan trọng về bản thân và gia đình của mình | - Trẻ chỉ biết nói được tên; - Nếu được hỏi: Họ của con là họ Nguyễn phải không? – Trẻ cũng không biết. | - Trẻ nói được tên trẻ, và nếu được hỏi: Họ của con là họ Nguyễn có phải không? – Trẻ có tỏ sự đồng ý. | - Trẻ biết nói được họ và tên, nhưng có thể chưa đúng trình tự hoặc chưa đủ tên đệm, sai một phần: - Ví dụ: Tên con là Thị T. Nguyễn. Nguyễn T., | - Trẻ biết nói được đầy đủ họ và tên, và cho biết đúng trình tự họ, tên đệm, tên; - Trẻ diễn đạt còn chậm, ngập ngừng và chưa được rõ ràng; | - Trẻ biết nói đầy đủ họ, tên đệm và tên, và cho biết đúng trình tự: họ, tên đệm, tên; - Trẻ diễn đạt một cách rõ ràng và tự nhiên: họ và tên của con là Nguyễn Thị T. |
- Trẻ nói được tên ba và mẹ; và nếu được hỏi: Họ của ba con là họ Nguyễn, họ của mẹ con là họ Phạm, phải không? Trẻ không biết. - Trẻ không biết trả lời nhà mình có anh, chị, em, ngay cả | - Trẻ nói được tên của ba/ mẹ trẻ, và nếu được hỏi: Ba con là Nguyễn Văn A, Mẹ con là Phạm Thị B, phải không? – Trẻ tỏ sự đồng ý. - Trẻ biết được một phần số anh chị em, hoặc chưa phân biệt được có anh, chị em, hay trẻ là con một trong gia | - Trẻ biết nói họ và tên của ba/ mẹ trẻ, nhưng còn có sai, thiếu sót nhỏ: nhầm lẫn họ của ba và họ của mẹ, hoặc thiếu tên đệm,... - Trẻ cho biết đúng tên, nhưng chưa phân biệt được thứ tự - vị trí của mỗi thành viên, trong đó trẻ là con thứ mấy, hay là con một trong gia đình. | - Trẻ cho biết đầy đủ, chính xác về họ và tên của ba/ mẹ trẻ, và cho biết đúng trình tự họ, tên; nhưng trẻ diễn đạt còn chậm, chưa được rõ ràng. - Trẻ cho biết đầy đủ tên, thứ tự - vị trí của mỗi thành viên, trong đó trẻ là con thứ mấy, hay là con một trong gia đình; nhưng trẻ diễn đạt còn ngập ngừng, do dự, chưa được rõ | - Trẻ cho biết đầy đủ, chính xác họ và tên của ba/ mẹ trẻ, và cho biết đúng trình tự họ và tên; diễn đạt nhanh, rõ ràng. - Trẻ biết đầy đủ tên, và thứ tự - vị trí của mỗi thành viên; trong đó trẻ là con thứ mấy, hay là con một trong gia đình; trẻ diễn đạt một cách chính xác, rõ ràng, nhanh nhẹn |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Phát Triển Kỹ Năng Sống Của Trẻ 5 – 6 Tuổi
- Vai Trò Của Kỹ Năng Sống Đối Với Sự Phát Triển Chung Của Trẻ 5 – 6 Tuổi
- Tiêu Chí Và Thang Đánh Giá Kỹ Năng Sống Của Trẻ 5 – 6 Tuổi
- Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Kỹ Năng Sống Của Trẻ 5 – 6 Tuổi Ở Mẫu Nghiên Cứu
- Kết Quả Thực Trạng Kỹ Năng Ứng Xử Phù Hợp Với Giới Tính Của Trẻ 5 – 6 Tuổi Ở Các Nhóm Khảo Sát
- Phối Hợp Nhà Trường – Giáo Viên Với Gia Đình Trong Việc Rèn Kỹ Năng Sống Cho Trẻ
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
khi được gợi ý: Con có anh, chị, em, không? | đình. | ràng. | |||
- Không nhớ, hoặc không cho biết được mình ở đâu; không biết số điện thoại nào, hoặc không chính xác; ngay cả khi được gợi ý: Nhà con ở số 5 đường Quang Trung? | - Trẻ nói được một phần địa chỉ nhà ở của mình, một số điện thoại nhà hay của người thân, nếu có sự gợi ý, hướng dẫn thêm. | - Trẻ cho biết địa chỉ nhà mình: số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố; số điện thoại nhà hoặc của ba mẹ; nhưng còn sai sót nhỏ: không đúng trình tự, sai số nhà, thiếu phường, ấp,... | - Trẻ cho biết đầy đủ, chính xác, đúng trình tự địa chỉ nhà của mình: số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố; các số điện thoại nhà mình, số điện thoại của ba mẹ; Nhưng trẻ diễn đạt còn chậm, ngập ngừng. | - Trẻ cho biết đầy đủ, chính xác và đúng trình tự địa chỉ nhà của mình: số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố; các số điện thoại nhà mình và số điện thoại của ba, mẹ; trẻ diễn đạt nhanh chóng, rõ ràng, chắc chắn. | |
KN 2 Biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân | - Trẻ không biết chỉ, hoặc ra dấu hiệu phải mặc quần áo nào phù hợp với thời tiết, hoặc chỉ sai, nói không phù hợp: ba mẹ mặc cho con. | - Trẻ chỉ ra hoặc nói được một vài quần áo có phù hợp với thời tiết, khi có sự hướng dẫn – gợi ý. | - Trẻ cho biết được nhiều loại quần áo mặc phù hợp với thời tiết, nhưng thỉnh thoảng có nhầm lẫn không đáng kể: ví dụ, áo dài tay mà mỏng cũng kể vào loại áo ấm. | - Trẻ cho biết, khi trời nóng cần phải mặc những quần áo mỏng, ngắn tay, quần ngắn, con gái mặc váy, …; trời mưa, lạnh phải mặc quần áo dài, áo khoác, đội nón,… để giữ ấm, không bị lạnh, bị đau ốm; nhưng trẻ diễn đạt còn hơi chậm, còn phân vân, chưa rõ ràng,… | - Trẻ cho biết, khi trời nóng cần phải mặc những quần áo mỏng, ngắn tay, quần đùi, con gái mặc váy; trời mưa, lạnh phải mặc quần áo dài, áo khoác, đội nón, để giữ ấm, không bị lạnh, bị đau ốm. Trẻ cho biết một cách nhanh chóng, tự nhiên, không cần suy nghĩ. |
- Trẻ gái không cho biết, khi mặc váy phải làm gì hoặc nói không nói phù hợp. Ví dụ: Con phải ngoan | - Trẻ nói khi mặc váy cần phải ngồi ngay ngắn. | - Trẻ cho biết, con gái mặc váy phải ngồi ngay ngắn; nhưng chưa giải thích được ý nghĩa: để làm đẹp, lịch sự. | - Trẻ cho biết, khi mặc váy phải ngồi khép chân, để váy ngay ngắn, mới đẹp, lịch sự; nhưng trẻ diễn đạt còn hơi chậm, do dự. | - Trẻ cho biết, khi mặc váy phải ngồi khép chân, để váy ngay ngắn, mới đẹp, lịch sự; trẻ diễn đạt một cách tự nhiên, thoải mái, tự tin. | |
- Trẻ trai không biết nói gì, hoặc nói không đúng, Ví dụ: Con phải yêu quý/ chơi với bạn. | - Trẻ trai cho biết được một vài việc trẻ có thể làm giúp bạn gái: Ví dụ, mang cặp/ giỏ, bê ghế,… | - Trẻ cho biết, con trai phải giúp đỡ bạn gái trong những việc nặng, như bê ghế, khiêng bàn,…; nhưng chưa giải thích được, hoặc giải thích chưa đúng lắm: vì con là con trai. | - Trẻ trai cho biết, phải giúp đỡ các bạn gái trong những việc nặng, như bê ghế, khiêng bàn,…, và giải thích được con trai phải làm như vậy, vì mình khỏe hơn các bạn gái. - Trẻ cho biết điều này còn chậm, ngập ngừng, chưa rõ. | - Trẻ trai cho biết, phải giúp đỡ các bạn gái trong những việc nặng, như bê ghế, khiêng bàn,…, và giải thích được con trai phải làm như vậy, vì mình khỏe hơn các bạn gái. - Trẻ cho biết điều này một cách tự động, tự nhiên. | |
KN 3 Biết được khả năng và sở thích của bản thân | - Trẻ không nêu được việc nào mà mình có thể làm được, không thể làm được, dù đã được cô giáo nêu – gợi ý. | - Trẻ cố gằng nêu ra được một vài việc mình có thể làm, không thể làm được, khi giáo viên nêu ra – gợi ý. | - Trẻ nêu ra được một vài việc trẻ yêu thích mà có thể và không thể làm được, hoặc việc trẻ không thích, trẻ có thể làm và không thể làm được; - Trẻ chưa giải thích được lý do vì sao. | - Trẻ nêu ra và giải thích được tối thiểu ba việc trẻ yêu thích mà có thể và không thể làm được, hoặc việc trẻ không thích, trẻ có thể làm và không thể làm được. Ví dụ: Con thích hát và múa; con biết hát, nhưng con không múa được. - Trẻ cho biết một cách chậm | - Trẻ nêu ra và giải thích được tối thiểu ba việc trẻ yêu thích mà có thể và không thể làm được, hoặc việc trẻ không thích, trẻ có thể làm và không thể làm được. Ví dụ: Con có thể bê được cái ghế kia, nhưng con không thể bê được cái bàn này vì nó nặng lắm/ con còn |
rãi, ngập ngừng, chưa dứt khoát. | bé. - Trẻ nêu ra một cách nhanh chóng, không cần suy nghĩ, rõ ràng, dứt khoát. | ||||
KN 4 Biết đề xuất những trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân | - Trẻ không nêu, hoặc chọn trò chơi nào, dù có được giáo viên nêu ra một vài trò chơi hay hoạt động nào đó. | - Trẻ cố gắng nêu được một vài trò chơi hay hoạt động, khi được cô giáo nêu ra – gợi ý. | - Trẻ nêu ra được một vài trò chơi hay hoạt động mà trẻ thích, với một vài sai sót nhỏ, như gọi tên trò chơi chưa đúng, đầy đủ,… - Trẻ chưa diễn tả được một vài điều cơ bản về yêu cầu, cách thức hoạt động chơi. | - Trẻ cho biết những trò chơi hay hoạt động mà trẻ thích, ví dụ: Con muốn làm bác sĩ chữa bệnh,… - Trẻ diễn tả được một vài điều cơ bản về yêu cầu, cách thức hoạt động chơi. - Trẻ nêu ra chưa được rõ ràng, đầy đủ, còn ngập ngừng. | - Trẻ cho biết những trò chơi hay hoạt động mà trẻ thích, ví dụ: Con thích được làm cầu thủ đá banh/ làm ca sĩ hát trên sân khấu,…; - Trẻ diễn tả được những điều cơ bản về yêu cầu, cách thức hoạt động chơi. - Trẻ nêu ra một cách chính xác, đầy đủ. |
* Cách chấm điểm
Đề tài đánh giá mức độ phát triển kỹ năng sống của trẻ ở từng kỹ năng nhỏ theo hướng dẫn cụ thể. Điểm số được quy đổi thành điểm nguyên sau đó tính điểm trung bình.
* Các quy đổi điểm
Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức, theo đó ta có thang điểm:
Từ 1 đến 1.5: Rất thấp
Từ 1.51 đến 2.5: Thấp
Từ 2.51 đến 3.5: Trung bình
Từ 3.51 đến 4.5: Cao
Từ 4.51 đến 5.0: Rất cao
b. Thang đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng của trẻ 5 – 6 tuổi
Bảng 2.3. Thang đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng của trẻ 5 – 6 tuổi
Các mức độ | ||||||
Rất thấp (1 điểm) | Thấp (2 điểm) | Trung bình (3 điểm) | Cao (4 điểm) | Rất cao (5 điểm) | ||
Kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân | KN 1 Rửa tay bằng xà bông trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh ... | - Rửa tay theo cô giáo làm mẫu. | - Rửa tay với sự hướng dẫn của cô giáo. | - Tự rửa tay với sai sót nhỏ. | - Biết phối hợp nhiều kỹ năng trong việc rửa tay. | - Rửa tay nhẹ nhàng, thuần thục, tự nhiên. |
KN 2 Biết rửa mặt, đánh răng hằng ngày | - Đánh răng, rửa mặt theo cô giáo làm mẫu. | - Đánh răng, rửa mặt với sự hướng dẫn của cô giáo. | - Tự đánh răng, rửa mặt với sai sót nhỏ. | - Biết phối hợp nhiều kỹ năng trong việc đánh răng, rửa mặt. | - Đánh răng, rửa mặt nhẹ nhàng, thuần thục, tự nhiên. | |
KN 3 Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp… | - Che miệng theo cô giáo làm mẫu. | - Che miệng với sự hướng dẫn của cô giáo. | - Tự biết che miệng, với sai sót nhỏ. | - Biết phối hợp nhiều kỹ năng trong việc che miệng. | - Biết che miệng nhẹ nhàng, thuần thục, tự nhiên. | |
KN 4 Biết giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ | - Làm theo mẫu của cô giáo. | - Làm với sự hướng dẫn của cô giáo. | - Tự làm, nhưng còn sai sót. | - Biết phối hợp nhiều kỹ năng trong việc làm đầu tóc, quần áo gọn gàng. | - Thể hiện các thao tác nhẹ nhàng, thuần thục, tự nhiên. | |
Kỹ năng nhận | KN 1 Nhận biết thông tin | - Lặp lại tên mình và ba mẹ | - Nói được họ và tên mình | - Tự nói họ và tên mình, ba mẹ và một | - Diễn đạt thông tin về bản thân và | - Diễn đạt đầy đủ thông tin bản thân, |
quan trọng về bản thân và gia đình của mình | theo cô giáo. | và ba mẹ với sự hướng dẫn của cô giáo. | phần địa chỉ/số điện thoại, với sai sót nhỏ. | gia đình chưa đầy đủ, rõ ràng, lưu loát. | gia đình, rõ ràng, lưu loát, tự nhiên. |
KN 2 Biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân | - Ứng xử phù hợp với giới tính theo cô giáo làm mẫu. | - Ứng xử phù hợp với giới tính có sự hướng dẫn của cô giáo. | - Ứng xử phù hợp với giới tính với sai sót nhỏ, không cần sự hướng dẫn nào của cô giáo. | - Phối hợp nhiều kỹ năng trong việc ứng xử phù hợp với giới tính. | - Thể hiện việc ứng xử phù hợp với giới tính một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. |
KN 3 Biết được khả năng và sở thích của bản thân | - Thể hiện được theo cô giáo làm mẫu. | - Thể hiện được có sự hướng dẫn của cô giáo. | - Thể hiện được với sai sót nhỏ mà không cần cô giáo hướng dẫn. | - Phối hợp nhiều kỹ năng trong việc thể hiện khả năng và sở thích. | - Thể hiện cách tự nhiên, nhẹ nhàng, mà không cần suy nghĩ. |
KN 4 Biết đề xuất những trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân | - Nói được trò chơi/ hoạt động theo cô giáo làm mẫu. | - Nói được trò chơi hay hoạt động, với sự hướng dẫn của cô giáo. | - Tự đề xuất trò chơi/hoạt động, với sai sót nhỏ. | - Phối hợp nhiều kỹ năng trong việc đề xuất trò chơi/hoạt động. | - Đề xuất trò chơi/hoạt động cách tự nhiên, mà không cần suy nghĩ. |
* Cách chấm điểm
Đề tài đánh giá mức độ phát triển kỹ năng sống của trẻ ở từng kỹ năng nhỏ theo hướng dẫn cụ thể. Điểm số được quy đổi thành điểm nguyên sau đó tính điểm trung bình.
* Các quy đổi điểm
Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức, theo đó ta có thang điểm:
Từ 1 đến 1.5: Rất thấp
Từ 1.51 đến 2.5: Thấp
Từ 2.51 đến 3.5: Trung bình
Từ 3.51 đến 4.5: Cao
Từ 4.51 đến 5.0: Rất cao
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng
2.3.1. Thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi theo đánh giá của giáo viên
Trước tiên, để việc khảo sát hiện trạng về kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi có tính khách quan, chúng tôi thực hiện việc thăm dò sự đánh giá của giáo viên, với vai trò là những người quan sát – theo dõi hoạt động sống của trẻ và cũng là những người trực tiếp chăm sóc và dạy dỗ trẻ lớp mẫu giáo trẻ 5 – 6 tuổi, về 15 kỹ năng sống cơ bản của trẻ 5 – 6 tuổi, kết quả được mô tả trong bảng dưới đây.
Bảng 2.4. Kết quả thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi theo đánh giá của giáo viên
Kỹ năng | Điểm trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | |||||||
1 | Kỹ năng hiểu dinh dưỡng | biết | và | chăm | sóc | sức | khỏe, | 5.3 | 3.9 | 13 |
2 | Kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân | 2.4 | 1.8 | 15 | ||||||
3 | Kỹ năng giữ an toàn cá nhân | 5.8 | 3.9 | 12 | ||||||
4 | Kỹ năng nhận thức về bản thân | 2.5 | 1.6 | 14 | ||||||
5 | Kỹ năng tự tin và tự trọng | 8.7 | 3.6 | 8 | ||||||
6 | Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc | 7.1 | 3.4 | 11 | ||||||
7 | Kỹ năng hợp tác với người khác | 8.5 | 3.0 | 9 | ||||||
8 | Kỹ năng thích ứng trong quan hệ xã hội | 8.9 | 3.2 | 7 | ||||||
9 | Kỹ năng tôn trọng người khác | 9.6 | 3.1 | 4 | ||||||
10 | Kỹ năng sử dụng lời nói | 7.7 | 3.7 | 10 | ||||||
11 | Kỹ năng giao tiếp | 8.8 | 3.4 | 6 | ||||||
12 | Kỹ năng nhận thức về môi trường xã hội | 9.5 | 3.1 | 5 | ||||||
13 | Kỹ năng nhận thức về môi trường tự nhiên | 10.0 | 3.3 | 3 | ||||||
14 | Kỹ năng nhận thức về nghệ thuật | 12.0 | 3.3 | 2 | ||||||
15 | Kỹ năng sáng tạo | 13.0 | 2.6 | 1 |
Quan sát kết quả đánh giá của giáo viên ở Bảng 2.4. cho chúng ta thấy, các giáo viên cho rằng: Kỹ năng sáng tạo của trẻ phát triển tốt nhất, điểm trung bình đạt 13.0, xếp hạng thứ 1. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tưởng tượng sáng tạo. Tuy nhiên, điều chúng tôi quan tâm hơn cả, đó là sự đánh giá của giáo viên về mức độ phát triển các kỹ năng của trẻ còn ở mức thấp, thì ở đây, kết quả đã cho chúng ta thấy rất rõ về 3 kỹ năng mà hiện nay trẻ còn đạt ở mức thấp. Thấp nhất là kỹ năng Chăm sóc, vệ sinh cá nhân, điểm trung bình chỉ đạt ở mức 2.4; thấp thứ hai là kỹ năng Nhận thức về bản thân (điểm trung bình: 2.5); và thấp thứ ba là Kỹ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng (điểm trung bình: 5.3). Điều này được xác nhận bởi những nhận xét của giáo viên trong phần câu hỏi mở về nguyên nhân dẫn đến việc các kỹ năng còn thấp ở trẻ, họ cho rằng: Phụ huynh ít quan tâm đến việc tập luyện kỹ năng sống cho trẻ; phụ huynh thích làm thay mọi việc cho trẻ; hoặc, họ thiếu sự hợp tác với nhà trường để cùng nhắc nhở và luyện tập cho trẻ,… Và để làm rõ hơn những nhận định của giáo viên, chúng tôi phỏng vấn thêm một số phụ huynh của trẻ đang theo học tại trường mầm non mà chúng tôi khảo sát, thì họ cho rằng: trẻ còn nhỏ chưa làm được các việc cá nhân này hoặc trẻ làm còn chậm chạp, vụng về và chưa sạch sẽ, vì thế mà họ cho rằng: “Thôi, mình làm cho nhanh, gọn!”
Biểu đồ 2.1. Thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi theo đánh giá của giáo viên