Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ Phần 2 - 7

Ðừng đứng “chết trân” trên bục phát biểu. Nếu bục và micro không thiết kế cố định, hãy tìm cách thoát khỏi bục càng nhiều càng tốt, vì tư thế đứng phía sau bục vô tình đã tạo một rào chắn giữa bạn và khán giả. Lưu ý rằng: khán giả càng thấy bạn nhiều và rõ ràng bao nhiêu, họ sẽ càng tin tưởng vào bài trình bày của bạn nhiều bấy nhiêu.

Nếu không có cơ hội di chuyển nhiều, thì ít nhất là khi nói đến những nội dung trọng tâm bạn muốn nhấn mạnh trong bài nói chuyện, bạn nên bước ra khỏi bục và tương tác trực tiếp với khán giả.

Nếu như hội trường thiết kế bục và micro cố định: hãy cố gắng tận dụng cử chỉ của đôi tay, nét biểu cảm trên gương mặt để tạo cảm giác cởi mở và chân thành, vì lúc đó các ngôn ngữ cơ thể khác không còn được phát huy nữa

Di chuyển về phía khán giả. Mỗi khi bạn muốn tương tác với khán giả như: bắt đầu cuộc thảo luận, mời khán giả tình nguyện lên sân khấu, đón nhận ý kiến, chuẩn bị tiến hành một hoạt động nào đó,… bạn sẽ cần di chuyển gần hơn về phía khán giả của mình, để thể hiện điều ấy cho họ biết. Hãy quan tâm đến khán giả ở cả hai bên sân khấu, chứ không chỉ tập trung vào một bên. Kiểm soát tốt hoạt động di chuyển của mình, bạn sẽ giúp duy trì được ánh nhìn rõ ràng của khán giả vào bạn.

Cơ thể mở. Đầu hơi ngẩng lên, cánh tay mở ra – động tác mời gọi khán giả lắng nghe, thể hiện bạn đang kiểm soát cuộc thuyết trình. Trước khi bắt đầu nói, bạn phải thể hiện cho khán giả thấy một hình ảnh mạnh mẽ, sống động. Khi bạn khởi đầu thật mạnh mẽ, sự tự tin sẽ theo sau. Thực hiện một số động tác tay để nhấn mạnh những điểm nổi bật lúc mở màn, thể hiện thái độ tự tin với những gì mình nói.

Hãy đảm bảo cơ thể của bạn hoàn toàn hướng về cá nhân hoặc nhóm bạn đang nói chuyện bằng cách giữ đầu, thân và chân thẳng hàng, hai bàn chân trụ vững và vai mở rộng. Khi bạn xem những người tập sự phát biểu, bạn có thể nhận thấy họ thường xuyên nhìn lên trần nhà hoặc có những cử chỉ lo lắng. Tại sao lại như vậy? Bộ não đang tập trung để xác định xem nên nói gì và người nói có xu hướng quên

sạch cả cử chỉ lẫn giao tiếp bằng mắt. Nếu bạn cựa quậy ngón tay, nhảy từ chân nọ sang chân kia hoặc nhìn chăm chăm lên trần nhà, việc này không những khiến người nghe thấy khó chịu mà còn khiến họ nghi ngờ rằng bạn không chắc chắn với những điều bạn nói.

Ngoài ra, cử chỉ và hành vi của một người phản ánh rất rõ cá tính của họ. Với những người nhiệt tình, nhiều năng lượng, cử chỉ của họ sẽ mạnh và nhanh trên sân khấu, truyền cho khán giả động lực lớn để hành động và thay đổi. Ngược lại, với những người nhẹ nhàng, sâu sắc, cử chỉ của họ sẽ ít, chậm rãi hơn, tạo cho khán giả cảm giác tin cậy và có thể chia sẻ, hướng khán giả quay vào thế giới nội tâm của mình. Việc bạn theo đuổi phong cách nào không quan trọng, quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái, tự nhiên và là chính mình khi đang diễn thuyết trên sân khấu và hãy trung thành với phong cách đó.

3.5 Những điều cần tránh khi thuyết trình


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Ðọc bài. Không cầm giấy để đọc. Thuyết trình không phải là đọc cho mọi người nghe các ghi chép mình đã soạn. Nếu chỉ cầm giấy để đọc, như vậy, bài thuyết trình của bạn sẽ là một bài tập đọc. Và hãy nhớ rằng giọng đọc của bạn chưa chắc truyền cảm hơn giọng của khán giả bên dưới, nên họ không muốn tốn thời gian đến đây chỉ để nghe bạn đọc. Cách tốt nhất để tránh tình huống không hay này là nên học thuộc lòng những ý chính cần nói để khi trình bày, bạn biết rõ mình sẽ nói gì tiếp theo đó. Như thế, bạn sẽ thoải mái tập trung hoàn toàn vào bài thuyết trình.

Lặp lại y nguyên những gì có trên slide. Đa số khán giả đều biết chữ. Điều họ muốn nghe là thông điệp ẩn chứa đằng sau những hình ảnh, đoạn phim trên màn hình. Hãy diễn giải, nêu ví dụ, chất vấn, chia sẻ quan điểm, thể hiện kiến thức sâu rộng của bạn. Đây là điểm phân biệt giữa con vẹt và diễn giả.

Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ Phần 2 - 7

Dùng từ ngữ phức tạp, khó hiểu. Không nên cố gắng gây ấn tượng khán giả bằng những từ khó hiểu, thuật ngữ chuyên môn trừ những buổi thuyết trình khoa

học. Dùng từ đúng chỗ, thích hợp, cố gắng đơn giản hóa cách dùng từ trong sáng, rõ ràng, ngắn gọn và dễ nhớ.

Sử dụng quá nhiều công cụ hỗ trợ phần nhìn. Đôi khi có nhiều diễn giả làm như thể mình là các ông chủ rạp xiếc khi “dội bom” khán giả bằng những màn trình diễn liên tục dùng hết công cụ hỗ trợ phần nhìn này đến công cụ hỗ trợ phần nhìn khác – từ các slide Powerpoint, đến các đoạn phim, đoạn nhạc, rồi cả các biểu đồ, hình họa,… Lạm dụng quá nhiều công cụ hỗ trợ phần nhìn, bạn sẽ làm cho buổi thuyết trình của mình rối rắm và làm giảm hiệu quả của các công cụ đó.

“Sờ soạng” lung tung. Một số thói quen xấu như là vừa nói vừa mân mê chiếc nút áo (làm cho khán giả chăm chú ngó nút áo bạn và tự hỏi không biết bao giờ nó sẽ đứt) hoăc các cử chỉ như đưa tay lên sờ tai, sờ cằm, che mũi cho thấy rằng bạn đang cố giấu đi sự thật là bạn không thực sự tin vào những gì mình đang nói.

Cần tránh thói quen mân mê vật dụng, trang sức đeo trên người, vì nó sẽ làm khán giả bị phân tán. Hãy lưu ý tháo đồ đạc trang sức ra khỏi người bạn trước khi thuyết trình, nhất là những món đồ dễ khiến khán giả phân tâm.

Ðung đưa người. Khi đang nói, bạn đừng tỏ ra năng động bằng cách đung đưa người qua lại hoặc theo hướng trước – sau.

Xen ngang lời khán giả. Đôi khi bạn thiếu kiên nhẫn hoặc bị “cám dỗ” cắt ngang câu trả lời hoặc những chia sẻ của khán giả khi họ phát biểu ý kiến dài dòng, lôi thôi và làm mất thời gian. Ai cũng cảm thấy khó chịu khi đang nói mà bị xen ngang. Do đó, bạn đừng bao giờ làm chuyện này với khán giả khi bạn đang muốn thuyết phục họ.

Vẫn còn rất nhiều cách để bạn có thể cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình, áp dụng những cách trên đây sẽ giúp bạn có được một phần trình bày ấn tượng và truyền đạt được tốt hơn đến người nghe. Hãy cố gắng dành thời gian luyện tập để có thể đạt được mức độ như bạn mong muốn.

Bài 4 : KỸ NĂNG PHỎNG VẤN VÀ VIẾT CV

1. Mục đích


Hiểu được những yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng đối với các ứng cử viên. Biết cách phát huy những ưu thế của bản thân trong cuộc phỏng vấn.

Rèn luyện khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng. Rèn luyện kỹ năng viết CV hiệu quả;

2. Các bước khởi đầu của tìm việc


2.1 Tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng


Thông thường, một cuộc phỏng vấn mà nhà tuyển dụng tiến hành để tuyển chọn nhân viên kéo dài khoảng 20 - 30 phút. Đây là thời gian để nhà tuyển dụng tiếp xúc trực tiếp, quan sát hình dáng, tướng mạo, phong cách của ứng viên. Nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp cũng như tính cách của ứng viên để tìm ra người nhân viên phù hợp có thể đáp ứng các yêu cầu của họ. Vì vậy, để tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng, mỗi ứng viên cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có thể được tuyển chọn vào vị trí mà mình mong muốn. Để tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng, các ứng viên cần phải chú ý đến khâu chuẩn bị như sau:

2.2 Tìm hiểu thông tin về công ty


Đọc kỹ thông tin tuyển dụng,

Tìm hiểu lịch sử, quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty

Đọc kỹ yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra cho vị trí tuyển dụng

2.3 Xác định năng lực của bản thân



dụng

Xác định mức độ phù hợp của bản thân (trình độ/chuyên môn) với vị trí tuyển


Xác định mức độ tâm huyết với công việc

Xác định khả năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; khả năng làm việc độc

lập; tính năng động sáng tạo; khả năng lãnh đạo


2.4 Nhận diện những thành tích và kinh nghiệm của bản thân


Quá trình và kết quả học tập/các bằng cấp, chứng chỉ đã có Những thành tích nổi bật trong học tập

Những thành tích trong công tác xã hội, công tác sinh viên…


3. Cách thực hiện hồ sơ phỏng vấn


Bản lý lịch là một căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định có tiến hành cuộc phỏng vấn bạn hay không. Nhìn vào một bản lý lịch, người ta có thể đánh giá được năng lực, trình độ thậm chí tính cách của ứng viên. Bởi vì người cẩn thận, nghiêm túc hay cẩu thả, dễ dãi cũng có thể nhận biết được qua cách mà họ trình bày bản lý lịch của mình. Do vậy, để tạo được ấn tượng tốt đẹp ngay từ những phút ban đầu với nhà tuyển dụng, bạn cần phải đầu tư công sức để viết bản lý lịch một cách chỉn chu. Có nhiều bí quyết viết lí lịch mà bạn có thể tham khảo để đạt được mục đích của mình.

* Các vấn đề cần lưu ý khi viết CV:

(Curriculum vitae hay CV) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm.

Đừng bao giờ viết một bản lý lịch một cách vội vã. Bạn cần phải tĩnh tâm, suy nghĩ cẩn thận và nghiêm túc trước khi đặt bút viết CV của mình.

Nên giữ thái độ trung thực khi viết CV. Bạn hãy chỉ khai vào CV những bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm mà mình thực sự có. Vì hãy nhớ rằng trong thời đại thông tin hiện nay, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng kiểm tra mọi thông tin về bạn.

Bạn nên xác định trước mục tiêu nghề nghiệp của mình (mong muốn, mục đích mà mình muốn đạt tới trong sự nghiệp) và nếu có thể, hãy viết chúng ra một cách thật cụ thể. Nhà tuyển dụng cũng rất thích các ứng viên có tư duy mạch lạc và mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.

Khi nói về những kinh nghiệm làm việc trước đây, bạn chỉ nên trình bày thật vắn tắt. Tuyệt đối tránh chỉ trích những cơ quan cũ trong bản lý lịch của bạn. Trong trường hợp bạn là người đã trải qua nhiều công việc vụn vặt, khi viết

CV, bạn có thể lược bớt những kinh nghiệm không liên quan đến công việc mà bạn đang tìm kiếm.

Trong trường hợp bạn mới ra trường, chưa thực sự trải qua bất kì công việc chính thức nào, bạn đừng băn khoăn, e ngại. Hãy tự tin vì các nhà tuyển dụng cũng rất cần những nhân viên trung thực, nhiệt tình, ham học hỏi.

Bạn nên chú ý đến hình thức của bản lý lịch bởi vì nó là cơ sở để tạo dựng ấn tượng bạn đầu đối với nhà tuyển dụng. Một bản lý lịch mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật là điều khó có thể chấp nhận vì nó cho thấy chủ nhân của bản CV này không phải là người cẩn thận nghiêm túc hoặc không thực sự chú tâm đến việc tìm kiếm việc làm. Vì vậy, khi viết CV bạn nên sử dụng phông chữ đơn giản, cỡ chữ chuẩn, lề thẳng và cân đối, tránh lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật, v.v. để tạo ngay thiện cảm ban đầu với nhà tuyển dụng.

Khi gửi CV đến cơ quan tuyển dụng qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, bạn phải tìm hiểu kỹ để có chính xác tên và địa chỉ của người nhận hồ sơ, cũng như vị trí, chức danh... của họ. Nên liên lạc lại qua điện thoại để khẳng định chắc chắn hồ sơ của bạn đã đến đúng địa chỉ cần gửi. Bạn cần đảm bảo rằng mọi chi tiết được lưu ý trong bản lý lịch có thể được xác nhận

4. Cách viết CV


Khi viết CV cần có các thông tin như:

Thông tin cá nhân:

- Điền đầy đủ thông tin

- Email: sử dụng địa chỉ email trung tính

- Ảnh đính kèm (bắt buộc)

Quá trình đào tạo và thành tích cá nhân:

- Chỉ cần cung cấp thông tin về quá trình học đại học, trên đại học và những lĩnh vực liên quan (nếu có).

- Thành tích cá nhân: nêu những thành tích nổi bật đáng chú ý nhất và ghi rõ đã đạt được thành tích này ở đâu, vào thời gian nào?

Kinh nghiệm làm việc:

- Nêu kinh nghiệm làm việc theo trình tự thời gian ngược: Ví dụ: + 2009 – nay:

+ 2007 – 2009:

- Ghi rõ vị trí công tác và đơn vị công tác.

- Mô tả những công việc cụ thể tại vị trí đã làm.

- Kinh nghiệm làm việc bao gồm cả quá trình làm bán thời gian (nếu có).

- Có thể kết hợp phần hoạt động xã hội, đoàn thể vào phần này. Chú ý: ghi rõ thời gian sinh hoạt, ngắn gọn, súc tích. Nên lựa chọn những hoạt động có tính tiêu biểu, tránh đi sâu vào hoạt động ngoại khoá đặc biệt là đối với sinh viên khi kinh nghiệm làm việc thực tế không nhiều.

- Chỉ nên nêu những kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển, yêu cầu công việc.

Kỹ năng:

- Nêu những kỹ năng mình có và có liên quan đến yêu cầu tuyển dụng.

- Nếu có những chuẩn mực đánh giá (chứng chỉ, chứng nhận…) sẽ được đánh

giá cao hơn.

Sở thích và xu hướng cá nhân:

- Nêu một vài sở thích của bản thân có lợi với vị trí ứng tuyển.

- Xu hướng bản thân: nêu định hướng trong nghề nghiệp.

Thông tin tham khảo:

- Là thông tin về người có thể xác nhận những thông tin trong CV.

- Nên nêu rõ nguồn thông liên quan đến kinh nghiệm làm việc và hoạt động ngoại khóa (không nhất thiết phải nêu).

5. Chuẩn bị phỏng vấn


Các cuộc phỏng vấn tuyển dụng ra đời với mục tiêu chính là để nhà tuyển dụng và ứng viên gặp gỡ, trao đổi nhằm tạo sự hiểu biết đúng và đầy đủ về nhau. Đối với ứng viên, việc trả lời phỏng vấn tốt nghĩa là người đó đã nói rõ những khả năng tốt nhất của mình khi làm việc, tạo cơ hội cho mình bằng cách thuyết phục được nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bên cạnh các ứng viên có kinh nghiệm, thông minh khi trả lời phỏng vấn thì còn có khá nhiều ứng viên vẫn rơi vào thế “bí” hay trả lời không tốt những câu hỏi tưởng chừng đơn giản của nhà tuyển dụng và nhiều người trong số họ đã tự gạch tên mình ra khỏi quyết định tuyển dụng tưởng như cầm chắc trong tay. Bạn là người chuẩn bị bước vào một cuộc phỏng vấn để tìm kiếm một công việc đang mong đợi, bạn sẽ làm gì để tránh sự thất bại này? Một cuộc phỏng vấn thành công thường qua 3 bước: trước khi đi phỏng vấn, trong cuộc phỏng vấn và sau cuộc phỏng vấn.

5.1. Trước khi đi phỏng vấn


a. Chuẩn bị hồ sơ

- Chuẩn bị hồ sơ (định dạng file Word hoặc PDF).

- Viết sâu hơn về năng lực bản thân trong lĩnh vực ứng tuyển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2024