Bất luận thu nhập được tạo ra bởi công dân mang quốc tịch nào, hễ phát sinh trong khuôn khổ lãnh thổ quốc gia nào thì phải nộp thuế cho chính phủ nuớc chủ nhà bởi những bảo hộ, bảo đảm và tiện ích công cộng mà nước chủ nhà đã cung cấp. Ví dụ, tại điều 2 của Luật Thuế Thu nhập cá nhân Việt Nam 2007: “ Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”.
Trường hợp xuất hiện xung đột giữa nguyên tắc quốc tịch và nguyên tắc lãnh thổ thì các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ thỏa thuận tránh đánh thuế hai lần bằng một hiệp định. Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nước. Ví dụ: trường hợp tại Hiệp định có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó nhưng Luật thuế Việt Nam chưa có quy định thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định thu với mức thấp hơn thì áp dụng theo quy định của Luật thuế Việt Nam. Khi Việt Nam thực hiện các quy định tại Hiệp định, vào từng thời điểm nhất định các từ ngữ chưa được định nghĩa trong Hiệp định sẽ có nghĩa như quy định tại luật của Việt Nam theo mục đích thuế tại thời điểm đó, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác.
Một ví dụ khác nữa về nguyên tắc nguồn gốc được thể hiện tại điều 28, Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của Luật Thuế Thu nhập cá nhân: “Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài”.
1.4.4.2. Nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch
Nguyên tắc này xác định các tổ chức pháp nhân được thành lập theo luật tổ chức kinh doanh của một nước được Nhà nước đó bảo hộ về mọi phương diện và có nghĩa vụ bắt buộc phải nộp thuế đối với toàn bộ thu nhập và tài sản, bất kể thu
nhập đó nằm trên phạm vi lãnh thổ nước đó hay nước khác. Tiêu chí để xác định quốc tịch của một tổ chức kinh doanh chính là “trụ sở chính” đóng trên quốc gia đó
Nguyên tắc quốc tịch phát biểu rằng mỗi công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế cho đất nước. Benjamin Franklin có một câu nói nổi tiếng: “In this world nothing is certain but death and taxes” (Trên cõi đời này không có gì chắc chắn ngoài cái chết và thuế). Câu nói này toát lên một sự thật hiển nhiên và đơn giản: đã là dân thì phải nộp thuế. Có thể nói theo kiểu Vua Gia Long, phàm là dân một nước thì phải nộp thuế cho nước đó cho dù làm ăn sinh sống ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới (6). Nguyên tắc này làm cơ sở cho quy định đánh thuế lên khoản thu nhập phát sinh ngoài nước của doanh nghiệp Việt Nam và của công dân Việt Nam.
Nguyên tắc quốc tịch không chỉ nêu rõ nghĩa vụ công dân mà còn bảo vệ công dân của một nước khỏi nghĩa vụ thuế của quốc gia khác, tức là “dân xứ nào phải và chỉ nộp thuế cho xứ đó” mà thôi, nếu như họ không có thu nhập phát sinh ở một xứ nào khác. Điển hình của nguyên tắc này là quy định thuế suất 0% trong thuế giá trị gia tăng
Ngoài mục tiêu khuyến khích xuất khẩu như mọi người đều biết, thuế suất 0% của VAT còn quốc được sử dụng để thực thi nguyên tắc quốc tịch. Khi một hàng hóa đi ra khỏi một gia để vào đất nước khác thì xứ đi sẽ đánh thuế 0% hàm ý loại bỏ toàn bộ VAT ra khỏi những bộ phận cấu thành giá trị hàng hóa. Đến khi mặt hàng này được nhập khẩu vào xứ đến nó không còn chứa đựng bất kỳ một đồng tiền thuế nào của xứ đi và nó sẵn sàng chịu VAT nơi đến. Đây cũng chính là nguyên tắc nơi đến (destination principle) đang được thừa nhận rộng rãi.
Có thể bạn quan tâm!
- KNhững bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện - 1
- KNhững bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện - 2
- Tỷ Trọng Thuế Tncn Trong Tổng Thu Nsnn Của Một Số Nước.
- Thực Trạng Những Bất Cập, Vướng Mắc Trong Hệ Thống Thuế Thu Nhập Tại Việt Nam
- Thu Nhập Từ Kinh Doanh: Bao Gồm Thu Nhập Từ Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh Hàng Hóa, Dịch Vụ Và Các Ngành Nghề Khác Theo Quy Định Pháp Luật
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Trong khi đó, ở Việt Nam có câu “Nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của người dân” dễ khiến người dân thắc mắc về quyền lợi và mối tương quan giữa quyền lợi-nghĩa vụ mà không phải ai cũng hiểu và đo được những lợi ích mà chính phủ mang lại cho đất nước, như: sự ổn định về chính trị, sự vững mạnh về quốc
==========================================================
(6) http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/04/20/2704/
phòng, uy tín và vị thế cạnh tranh quốc gia, môi trường thiên nhiên,… Hơn nữa câu khẩu hiệu của cơ quan thuế Việt Nam dễ khiến người ta quên mất một đặc trưng cốt lõi của thuế là không đối giá.
1.4.4.3. Nguyên tắc đánh thuế theo nơi cư trú
Theo nguyên tắc này, quyền đánh thuế của Nhà nước được xác lập trên cơ sở mối quan hệ kinh tế xã hội của đối tượng nộp thuế đối với quốc gia đó. Khi một tổ chức sản xuất kinh doanh được xác định là “đối tượng cư trú” tại một nước thì có nghĩa là đối tượng đó gắn chặt đời sống kinh tế của mình với quốc gia đó, được hưởng các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng ở quốc gia đó cho nên phải có nghĩa vụ nộp thuế đối với mọi khoản thu nhập của doanh nghiệp. Đối với “đối tượng không cư trú” thì chỉ bị đánh thuế đối với phần thu nhập phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của nước đó. Theo thông lệ quốc tế và các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần của các nước ký kết, một công ty được coi là “cư trú” tại một nước nếu công ty đó có “trụ sở điều hành thực tế” tại nước đó, còn nếu chỉ có “cơ sở thường trú” thì được coi là “đối tượng không cư trú”
Trong 3 nguyên tắc nói trên, nguyên tắc cư trú và nguyên tắc lãnh thổ được áp dụng phổ biến hơn cả. Còn nguyên tắc quốc tịch ít được áp dụng vì nguyên tắc này không còn phù hợp trong điều kiện giao lưu kinh tế giữa các quốc gia ngày càng mở rộng. Việc các tập đoàn kinh doanh quốc tế mở các công ty con ở nước ngoài (hoạt động theo luật pháp của nước đó) ngày càng nhiều, do vậy khái niệm “trụ sở chính” nhiều khi không còn có ý nghĩa, thay vào đó là khái niệm “trụ sở điều hành thực tế”.
1.4.5. Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân
1.1.5.1. Thuế là công cụ chủ yếu tập trung nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước
Để huy động nguồn lực vật chất cho mình, Nhà nước có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: phát hành trái phiếu chính phủ, bán tài sản quốc gia, thu thuế,… Tuy nhiên, thuế là công cụ chủ yếu có vai trò quan trọng nhất. Vì so với các hình thức khác, sử dụng thuế các những ưu điểm:
- Thuế là một công cụ phân phối có lĩnh vực và phạm vi rộng lớn. Đối tượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh nguồn thu nhập nộp thuế
- Phương thức huy động của thuế là sử dụng phương pháp chuyển giao thu nhập bắt buộc. Chính vì vậy, nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một cách nhanh chóng, thường xuyên và ổn định
- Thông qua thu thuế một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước được tạo ra đã tập trung vào Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng và thực hiện các biện pháp kinh tế xã hội.
- Tính ưu thế của động viên thông qua thuế so với các công cụ khác còn thể hiện ở chỗ: thuế kết hợp hài hòa giữa phương pháp cưỡng bức và kích thích vật chất nhằm tạo ra sự quan tâm của các đối tượng nộp thuế tới chất lượng sản xuất và hiệu quả kinh doanh.
1.1.5.2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước
Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng những khuyết tật vốn có của nó. Nhà nước sử dụng công cụ thuế để khắc phục những khuyết tật của thị trường trên những mặt sau:
- Điều chỉnh chu kỳ nền kinh tế: kinh tế phát triển theo chu kỳ với những giai đoạn thăng trầm khác nhau là không thể tránh khỏi. Trong những năm khủng hoảng và suy thoái kinh tế, Nhà nước có thể hạ thấp mức thuế, tạo ra những điều kiện ưu đãi về thuế thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng đầu tư và mở rộng sản xuất. Ngược lại, trong thời kỳ phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, Nhà nước có thể tăng thuế, thu hẹp đầu tư mà vẫn giữ vững được nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đã đặt ra.
- Thuế còn góp phần hình thành cơ cầu ngành hợp lý theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Bằng việc ban hành hệ thống thuế, Nhà nước sẽ quy định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế suất cao hoặc thấp vào các ngành nghề, các mặt hàng cụ thể. Thông qua đó, Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế quan trọng hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa chúng, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành nghề trong nền kinh tế.
- Điều chỉnh tích lũy tư bản: Tích lũy tư bản có vai trò quan trọng trong việc tái sản xuất nền kinh tế, góp phần tăng trưởng bền vững. Việc thay đổi các chính sách thuế của Nhà nước có thể ảnh hưởng tới quy mô và tốc độ tích lũy tư bản, do đó tác động tới quá trình đầu tư, tái sản xuất phát triển kinh tế
- Thuế có thể được sử dụng để điều tiết việc làm và thất nghiệp: khi nền kinh tế có mức thất nghiệp cao thì cùng với việc mở rộng chi tiêu của chính phủ, việc cắt giảm thuế là cần thiết để tăng tổng cầu và việc làm. Ngược lại, trong thời kỳ lạm phát cao, thuế cần phải được gia tăng để giảm tổng cầu và bình ổn việc làm.
- Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại và bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
1.1.5.3. Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối
Việc điều hòa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần thông qua thuế gián thu mà đặc biệt là các hình thức thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế này có đối tượng chịu thuế chủ yếu là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đắt tiền. Các hàng hóa, dịch vụ này thông thường chỉ có những người có thu nhập cao trong xã hội mới có thể sử dụng và sử dụng nhiều, qua đó điều tiết bớt một phần thu nhập của họ.
Các sắc thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với việc sử dụng thuế suất lũy tiền là sắc thuế có tác dụng rất lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
1.1.5.4. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Vai trò này được xuất hiện chính do quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong thực tế. Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quy định của luật thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, quy mô và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khó khăn họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm biện pháp tháo gỡ. Như vậy, qua công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
1.5. Tổng quan về hệ thống thuế thu nhập
1.5.1. Khái niệm về hệ thống thuế thu nhập
1.2.1.1 Tổng quan về hệ thống thuế
Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập được tạo ra và luân chuyển theo một dòng khép kín: người lao động nhận được tiền công, dùng tiền công này để mua hàng hóa, dịch vụ của các công ty, đến lượt các công ty lại dùng số tiền thu được để trả lãi cho vốn vay để đầu tư, tiền thuê đất, tiền nhân công,… và sau đó các đối tượng có thu nhập này lại dùng thu nhập để chi tiêu dưới nhiều dạng để mua hàng hóa, dịch vụ. Chính sự biến đối đa dạng này đã tạo ra những cơ sở đánh thuế khác nhau, do đó rạo ra khả năng cho Chính phủ đánh thuế trên các cơ sở đánh thuế khác nhau trên sự luân chuyển của dòng thu nhập khép kín. Hay nói cách khác là xuất hiện các hình thức thuế khác nhau
Ta có thể hiểu, hệ thống thuế là tổng hợp ác hình thức thuế khác nhau với cơ chế hoạt động, đối tượng điều chỉnh, phương pháp đánh thuế, mức độ điều tiết và phương pháp thu nộp khác nhau. Các hình thức thuế có mối quan hệ mật thiết, tác
động lẫn nhau nhằm thực hiện mục tiêu điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Hệ thống thuế đề cập ở đây chủ yếu là hệ thống chính sách thuế, các luật thuế, các hình thức thuế mà một quốc gia sử dụng để điều tiết nền kinh tế.
Số lượng các hình thức thuế trong hệ thống thuế nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
- Một là, sự vận động của dòng thu nhập trong nền kinh tế đơn giản hay phức
tạp.
- Hai là, khả năng kiểm soát và điều chỉnh sự vận động của dòng thu nhập
trong nền kinh tế của Chính phủ.
Tùy thuộc khả năng và ý đồ của Chính phủ trong việc điều chỉnh sự vận động của dòng thu nhập ở những giai đoạn khác nhau mà hình thành các hệ thống thuế khác nhau. Ngoài hệ thống chính sách thuế, để thực thi pháp luật về thuế, các quốc gia còn phải có hệ thống các định chế về thuế. Đó là tổng hợp các quy định, các biện pháp về nghiệp vụ, về tổ chức, về kinh tế, về hành chính,…và cơ chế vận hành chúng nhằm tổ chức có hiệu quả việc thực thi các luật thuế như: bộ máy quản lý thu thuế, các biện pháp, quy trình nghiệp vụ; hệ thống các tổ chức tư vấn thuế: các trường đào tạo thuế.
1.2.1.2. Khái niệm về hệ thống thuế thu nhập
Qua nghiên cứu ở trên về các vấn đề cơ bản của hệ thống thuế, ta có thể khái quát khái niệm thuế thu nhập và hệ thống thuế thu nhập như sau:
Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các đối tượng nộp thuế như các thể nhân hoặc các pháp nhân. Tính chất của loại thuế này là có sự thống nhất giữa người nộp thuế và người chịu thuế, hay nói cách khác là người nộp thuế đồng thời là người phải thực sự phải chịu khoản thuế này.
Hệ thống thuế thu nhập là tổng hợp các hình thức thuế thu nhập khác nhau với cơ chế hoạt động, đối tượng điều chỉnh, phương pháp đánh thuế, mức độ điều
tiết và phương pháp thu nộp khác nhau. Các hình thức thuế thu nhập có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau nhằm thực hiện các mục tiêu điều điều hòa thu nhập cùng với các mục tiêu kinh tế xã hội khác của Nhà nước.
Hệ thống thuế thu nhập chủ yếu bao gồm:
- Ở trạng thái tĩnh: là các luật thuế, chính sách thuế, cơ chế vận hành của luật và chính sách thuế liên quan tới thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.
- Ở trạng thái động: là hệ thống tổ chức quản lý thuế, các định chế, các cơ quan thu thuế, quản lý thuế thu nhập.
Thuế thu nhập có nhiều biến tướng khác nhau với các tên gọi khác nhau. Ví dụ như: thuế thu nhập cá nhân; thuế tiền lương, tiền công; thuế doanh thu, thuế thu nhập công ty,… Tuy nhiên, tựu chung lại thì thuế thu nhập là các loại thuế đánh vào thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức có thu nhập trên mức phải nộp thuế theo quy định pháp luật.
Ở Việt Nam, hệ thống thuế thu nhập hiện nay bao gồm hai loại thuế chủ yếu đó là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
1.5.2. Các đặc điểm của thuế thu nhập
- Là thuế trực thu và khó chuyển
Tính chất trực thu của loại thuế thu nhập được thể hiện ở khía cạnh đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế là một. Thông thường, trong các quy định về luật thuế thu nhập doanh nghiệp hay luật thuế TNCN thì đối tượng chịu thuế thường là thu nhập của các tổ chức, cá nhân đó sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. Còn đối tượng nộp thuế chính là các tổ chức cá nhân có thu nhập chịu thuế.
Tính khó chuyển thể hiện ở chỗ: đây là thuế đánh vào thu nhập của đối tượng nộp thuế nên đối tượng này phải kê khai và nộp thuế thu nhập. Không giống như các loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng hay thuế tiêu thụ đặc biệt thì đối tượng nộp thuế có thể chuyển, khấu trừ thuế thông qua các phương pháp nộp thuế mà pháp luật quy định