TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NHỮNG BẤT CẬP TRONG HỆ THỐNG THUẾ THU NHẬP TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Có thể bạn quan tâm!
- KNhững bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện - 2
- Vai Trò Của Thuế Đối Với Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Tỷ Trọng Thuế Tncn Trong Tổng Thu Nsnn Của Một Số Nước.
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thơm Lớp: Anh 2
Khóa: 45
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hiền
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACCA: Association of Chartered Certified Accountants
(chứng chỉ kế toán của hiệp hội kế toán – kiểm toán Anh Quốc)
CFA: Chartered Financial Analyst
(chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính chuyên nghiệp)
KH&CN: Khoa học và công nghệ
NSNN: Ngân sách nhà nước
TAMP: Dự án hiện đại hóa công tác quản lý thuế
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TNCN: Thu nhập cá nhân TNCT: Thu nhập chịu thuế TNTT: Thu nhập tính thuế TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt
MỤC LỤC
Trang
Chương1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ THUẾ VÀ HỆ THỐNGTHUẾ
THU NHẬP 4
LỜI MỞ ĐẦU… 1
1.1. Thuế, nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước… 4
1.1.1. Khái niệm về thuế… 5
1.1.2. Đặc điểm của thuế… 6
1.1.3. Phân loại thuế… 7
1.1.3.1. Dựa theo phương thức đánh thuế… 8
1.1.3.2. Dựa theo cơ sở tính thuế… 9
1.1.3.3. Dựa theo phạm vi điều chỉnh của thuế… 10
1.1.4. Nguyên tắc đánh thuế… 10
1.1.4.1. Nguyên tắc lãnh thổ 10
1.1.4.2. Nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch 12
1.1.4.3. Nguyên tắc đánh thuế theo nơi cư trú… 13
1.1.5. Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân 14
1.1.5.1. Thuế là công cụ chủ yếu tập trung nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước… 14
1.1.5.2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước… 14
1.1.5.3. Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối… 15
1.1.5.4. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất và kinh doanh. 16
1.2. Tổng quan về hệ thống thuế thu nhập… 16
1.2.1. Khái niệm về hệ thống thuế thu nhập 16
1.2.1.1. Tổng quan về hệ thống thuế… 16
1.2.1.2. Khái niệm về hệ thống thuế thu nhập… 17
1.2.2. Các đặc điểm của thuế thu nhập 18
1.2.3. Vai trò của hệ thống thuế thu nhập đối với nền kinh tế… 22
1.2.3.1. Thuế thu nhập là khoản thu quan trọng của NSNN… 22
1.2.3.2. Thuế thu nhập là một công cụ để Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội… 22
1.2.3.3. Thuế thu nhập là công cụ quan trong của Nhà nước trong việc điều tiết các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, quản lý thu nhập của cá nhân… 23
1.3. Các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của một hệ thống thuế… 23
1.3.1. Tính công bằng, bình đẳng… 23
1.3.2. Tính hiệu quả… 24
1.3.3. Tính chính xác (tính rõ ràng, minh bạch)… 26
1.3.4. Tính thuận tiện 26
Chương 2: THỰC TRẠNG NHỮNG BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC TRONG HỆ THỐNG THUẾ THU NHẬP TẠI VIỆT NAM 29
2.1. Tổng quan về hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam 29
2.1.1. Về Thuế thu nhập doanh nghiệp… 29
2.1.1.1. Về khung pháp lý điều chỉnh… 29
2.1.1.2. Phạm vi áp dụng thuế TNDN… 30
2.1.1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN… 31
2.1.1.4. Ưu đãi thuế TNDN… 33
2.1.2. Về thuế thu nhập cá nhân 35
2.1.2.1. Về khung pháp lý điều chỉnh… 35
2.1.2.2. Phạm vi điều chỉnh… 36
2.1.2.3. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú… 39
2.1.2.4. căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú. 43
2.2. Những kết quả đạt được của hệ thống thuế thu nhập mới… 44
2.2.1. Về thuế TNDN 44
2.2.2. Về luật thuế thu nhập cá nhân 46
2.3. Thực trạng những bất cập, vướng mắc trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam 49
2.3.1. Đối với luật thuế TNDN… 49
2.3.1.1. Bất cập về các khoản chi được trừ và các khoản chi không được trừ 49
2.3.1.2. Bất cập liên quan tới thu nhập khác của doanh nghiệp… 50
2.3.1.3. Bất cập về ưu đãi thuế… 53
2.3.1.4. Bất cập về vấn đề chuyển lỗ 55
2.3.1.5. Bất cập về việc trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ… 57
2.3.2. Đối với luật thuế TNCN… 58
2.3.2.1. Những bất cập trong đối tượng chịu thuế… 58
2.3.2.2. Những bất cập trong quy định đối tượng miễn thuế… 59
2.3.2.3. Bất cập trong cách tính thuế và căn cứ tính thuế 60
2.3.2.4. Bất cập ngưỡng thuế và biểu thuế suất. 61
2.3.2.5. Bất cập về mức giảm trừ gia cảnh… 62
2.3.2.6. Bất cập về vấn đề đánh thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng chứng khoán… 64
2.3.2.7. Bất cập về thủ tục hành chính… 66
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THUẾ THU
NHẬP TẠI VIỆT NAM 67
3.1. Định hướng nâng cao vai trò và vị thế của hệ thống thuế thu nhập đối với nguồn thu NSNN và phát triển kinh tế… 67
3.1.1. Xu hướng phát triển của thời cuộc… 67
3.1.2. Định hướng nâng cao vai trò của hệ thống thuế thu nhập 68
3.2. Kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý đối với hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam 71
3.2.1. kiến nghị đối với hệ thống pháp luật thuế TNDN… 71
3.2.1.1. Liên quan tới các khoản chi phí được trừ và không được trừ 71
3.2.1.2. Về chính sách ưu đãi thuế TNDN 73
3.2.1.3. Về quan điểm chuyển lỗ và trích lập quỹ phát triển KH&CN… 76
3.2.2. Kiến nghị đối với luật thuế TNCN… 78
3.2.2.1. Về đối tượng chịu thuế và thu nhập miễn thuế… 78
3.2.2.2. Về cách tính thuế, ngưỡng thuế và biểu thuế suất… 78
3.2.2.3. Về vấn đề giảm trừ gia cảnh… 79
3.2.2.4. Đối với vấn đề chuyển nhượng chứng khoán 80
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam 80
3.3.1. Cải cách và hiện đại hóa công tác thu và quản lý thuế TNCN… 80
3.3.1.1. Cải cách hành chính để áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế thuận tiện hơn… 80
3.3.1.2. Cải tổ bộ máy quản lý thuế… 81
3.3.1.3 Tăng cường hoạt động của bộ phận thống kê, nghiên cứu chính sách thuế… 83
3.3.2. Phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa trong quản lý thuế… 83
3.3.3. Phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt quan các ngân hàng, tổ chức tín dụng bằng phương pháp bắt buộc và khuyến khích tự nguyện… 84
KẾT LUẬN 86
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống thuế thu nhập – một loại thuế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội cũng như công tác quản lý – đã được triển khai tại nước ta đã hơn chục năm. Loại thuế này đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp một tỷ trọng quan trọng trong ngân sách nhà nước. Đồng thời, đó cũng là một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước ta thực hiện những chính sách nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển như vũ bão hiện nay, ngày càng nhiều các loại hình thu nhập mới được tạo ra khiến cho các luật thuế cũ không còn phù hợp nữa. Cùng với đó, sự tinh vi trong gian lận cũng dẫn đến những khoản thất thu lớn cho ngân sách nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công bằng và trật tự xã hội.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ban hành rất nhiều các luật thuế mới, trong đó có luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và luật thuế thu nhập cá nhân 2007 nhằm đưa ngành thuế nước ta hội nhập với sự phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc đưa các luật thuế này vào cuộc sống đã không dễ dàng và suôn sẻ như ban đầu mong đợi. Đã có rất nhiều những bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện các luật thuế này gây một số khó khăn nhất định cho doanh nghiệp và cá nhân. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội lách luật nhằm trốn thuế.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Những bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện” sẽ đưa ra những điểm còn tồn tại trong hệ thống thuế thu nhập và từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất đề hoàn thiện hơn nữa hệ thống thuế thu nhập tại nước ta hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau:
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về thuế nói chung và hệ thống thuế thu nhập nói riêng như: khái niệm, phân loại, nguyên tắc đánh thuế, vai trò của thuế,…
- Nghiên cứu những tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của một sắc thuế: tiêu chí công bằng, hiệu quả, chính xác, thuận tiện
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật về thuế thu nhập tại Việt Nam hiện nay bao gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà khóa luận tập trung vào là những điểm bất cập, tính thiếu hợp lý trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam, đó là những vướng mắc trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành ngày 17/06/2003 hiện đang có hiệu lực thi hành và cũng luật này ban hành ngày 03/06/2008, cũng như những vướng mắc trong quá trình thực thi luật này
- Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 21/11/2007 và những vấn đề trong việc thực hiện luật này
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng Mac – Lênin, khóa luận sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích thống kê
5. Kết cấu của khóa luận