quan điểm chung về đường cầu của ngành và phải thỏa mãn với tỷ trọng thị trường nhất định cũng như phải được phối hợp một cách chính xác.
Sự phối hợp: Vấn đề làm thế nào để các nhà độc quyền tập đoàn phối hợp được các quyết định sản xuất của họ với nhau và hạn chế được lượng cung cho thị trường. Vì mọi hoạt động nhằm nâng cao tỷ trọng thị trường của một hãng đều bị trả đũa nên họ phải phối hợp với nhau để: Lợi nhuận của ngành là tối đa và mỗi hãng bằng lòng với tỷ trọng thị trường nhất định.
Việc xác định sản lượng của ngành là tương đối dễ theo quy tắc tối đa hóa lợi nhuận. Việc phân chia sản lượng giữa các hãng độc quyền tập đoàn là việc khó khăn hơn. Điều này phụ thuộc vào độ lớn tương đối của các công ty và khả năng đàm phán của họ.
Các công ty có thể không thông đồng với nhau. Sự thông đồng là sự thỏa thuận thẳng thắn giữa các nhà sản xuất để hạn chế sự cạnh tranh giữa họ với nhau. Tuy nhiên, điều này có hại cho người tiêu dùng và chính phủ thường ra luật cấm chuyện đó. Chính vì vậy các hãng độc quyền tập đoàn sẽ tìm cách khác như chỉ đạo giá. Chỉ đạo giá là một cách định giá của thị trường độc quyền tập đoàn cho phép một hãng tạo ra giá thị trường cho tất cả các hãng khác của ngành. Thông thường các công ty có tỷ trọng thị trường lớn sẽ là người chỉ đạo giá. Mỗi khi giá này được hình thành nó sẽ duy trì trong một thời gian nhất định vì đường cầu gãy khúc.
Như vậy, giá và sản lượng đạt lợi nhuận tối đa của các doanh nghiệp độc quyền nhóm tương đối ổn định và bền vững. Giá cả và sản lượng phụ thuộc vào hành vi của các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.
5.4.3. Lý thuyết trò chơi và những quyết định phụ thuộc lẫn nhau
Lý thuyết trò chơi cho ta những kiến thức cơ bản để lý giải sự lựa chọn của các hãng độc quyền tập đoàn.
Các yếu tố cơ bản của mô hình đơn giản về các chiến lược định giá là nhưng người chơi – tập hợp các chiến lược độc lập – và tập hợp các kết quả. Để đơn giản hóa, ta giả định độc quyền tay đôi là độc quyền tập đoàn hai hãng.
Trò chơi có thể là cấu kết – những người chơi có cơ hội để phối hợp các chiến lược của mình – hoặc không cấu kết – những người chơi xác định chiến lược của mình một cách độc lập.
Hình 5.19 biểu thị ma trận giá – lợi nhuận của ngành có hai hãng. Các chính sách giá (hay chiến lược giá) của hãng 1 và hãng 2 được biểu thị ở phía trên và bên trái tương ứng. Các ô trong ma trận biểu thị lợi nhuận của hai hãng gắn với các kết hợp chiến lược giá xác định. Lợi nhuận của hãng 1 là những con số in đậm trong mỗi ô, lợi nhuận của hãng 2 là các con số in thường trong mỗi ô.
P thấp | P | cao | ||
P thấp | 1 | 1 | 3 | 0 |
P cao | 0 | 3 | 2 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm, Đặc Điểm Của Thị Trường Và Doanh Nghiệp
- Đường Cung Dài Hạn Của Một Doanh Nghiệp Cạnh Tranh Hoàn Hảo
- Hạn Chế Của Độc Quyền Và Điều Tiết Độc Quyền Của Nhà Nước
- Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 21
- Ảnh Hưởng Của Việc Thuê Thêm Lao Động Đến Sản Lượng Và Doanh Thu
- Sự Thay Đổi Điểm Cân Bằng Trên Thị Trường Vốn
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Hãng 1
Hãng 2
Hình 5.19: Ma trận giá – lợi nhuận của ngành có hai hãng
Khái niệm cơ bản nhất để hiểu các kết quả biểu thị ở hình 5.19 là sự phụ thuộc lẫn nhau. Lợi nhuận của mỗi hãng không chỉ phụ thuộc vào chiến lược giá của mình mà còn phụ thuộc vào chiến lược giá của đối thủ. Như biểu thị trong hình, nếu hãng 1 áp dụng chiến lược giá cao thì lợi nhuận của hãng 1 sẽ là 2 tỷ đồng nếu hãng 2 cũng áp dụng chiến lược giá cao. Nhưng nếu hãng 2 thực hiện chiến lược giá cao thì hãng 1 sẽ áp dụng chiến lược giá thấp và lợi nhuận của nó sẽ tăng lên thành 3 tỷ đồng. Như vậy, chiến lược giá cao của hãng một là chiến lược tốt chỉ nếu hãng 2 cũng sử dụng chiến lược giá cao.
Các kết quả ở hình 5.19 cho thấy rằng độc quyền tập đoàn có thể dẫn đến cấu kết. Cấu kết trong bối cảnh này có nghĩa là một thỏa thuận chính thức hoặc phi chính thức về việc phối hợp các chiến lược giá hay cố định giá.
Giả sử rằng lúc đầu hai hãng hành động một cách độc lập và đặt giá cao. Mỗi hãng đều thu được lợi nhuận là 2 tỷ đồng (ô dưới bên phải). Hãng 1 hoặc hãng 2 đều có thể tăng lợi nhuận của mình bằng cách chuyển lên ô trên bên trái. Nếu hãng 1 áp dụng chiến lược giá cao, hãng 2 áp dụng chiến lược giá thấp thì lợi nhuận của hãng 2 sẽ tăng lên thành 3 tỷ đồng, lợi nhuận của hãng 1 sẽ giảm xuống còn 0. Nếu hãng 2 áp dụng chiến lược giá cao mà hãng 1 áp dụng chiến lược giá thấp thì lợi nhuận của hãng 1 sẽ tăng lên thành 3 tỷ đồng, lợi nhuận của hãng 2 giảm xuống còn 0 (ô dưới bên trái).
Như vậy, hành động độc lập của các hãng chắc chắn dẫn đến các chiến lược giá cạnh tranh. Các hãng độc quyền tập đoàn cạnh tranh với nhau bằng giá dẫn đến giá thấp, lợi nhuận thấp, chỉ lợi cho người tiêu dùng chứ không phải cho các hãng. Vậy làm thế nào để tránh lợi nhuận thấp? Câu trả lời là cấu kết để đặt giá cao chứ không phải đặt giá theo cách cạnh tranh hay độc lập.
NỘI DUNG ÔN TẬP
I. LÝ THUYẾT
Câu hỏi tự luận
Câu 1. Trình bày những đặc điểm của cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
Tại sao nói mỗi hãng cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá?
Câu 2. Tại sao có trường hợp lỗ hãng cạnh tranh hoàn hảo vẫn tiếp tục sản xuất? Câu 3. Hãy cho biết các nguyên nhân và đặc điểm của thị trường độc quyền bán? Câu 4. Tại sao hãng độc quyền không có đường cung?
Câu 5. So sánh hai cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền bán? Câu 6. Trình bày các hình thức phân biệt giá của hàng độc quyền. Ví dụ minh
hoạ?
Câu 7. Cấu kết ngầm là gì ? Nó khác cấu kết công khai ở chỗ nào ? Theo bạn
Chính phủ có thể hạn chế cấu kết ngầm bằng các biện pháp nào ?
Câu 8. Các điều kiện phải thỏa mãn ở cân bằng tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền tập đoàn là gì ?
Câu hỏi trả lời đúng/sai và giải thích
Câu 1. Hãng cạnh tranh hoàn hảo chọn được mức yếu tố sản xuất tối đa hóa lợi nhuận khi giá yếu tố sản xuất bằng giá trị của sản phẩm cận biên.
Câu 2. Hãng cạnh tranh hoàn hảo chọn được mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi giá bằng chi phí cận biên.
Câu 3. Trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo doanh thu cận biên nhỏ hơn giá vì tăng sản lượng dẫn đến giảm giá.
Câu 4. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các hãng rời bỏ ngành khi giá giảm xuống thấp hơn mức tối thiểu của chi phí trung bình.
Câu 5. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi chi phí biến đổi của hãng nhỏ hơn tổng doanh thu thì hãng nên đóng cửa sản xuất.
Câu 6. Hãng cạnh tranh hoàn hảo nên sản xuất ở điểm chi phí cận biên thấp nhất.
Câu 7. Hãng cạnh tranh hoàn hảo luôn luôn muốn sản xuất ở điểm chi phí trung bình thấp nhất.
Câu 8. Đường tổng doanh thu của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là một đường thẳng dốc lên xuất phát từ gốc tọa độ.
Câu 9. Thiệt hại của độc quyền mà xã hội phải chịu được minh họa bởi sự khác nhau giữa giá và chi phí cận biên.
Câu 10. Trong độc quyền bán, giá cao hơn chi phí cận biên.
Câu 11. So với cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền sản xuất nhiều hơn nhưng đặt giá cao hơn.
Câu 12. Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, đường cầu mà hãng gặp là một đường dốc xuống.
Câu 13. Trong độc quyền tập đoàn, các hãng lo lắng về các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh.
Câu 14. Luật chống cấu kết cho phép các hãng độc quyền tập đoàn đàm phán công khai để cố định giá.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Điều nào dưới đây là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
A. Sản phẩm của các hãng là đồng nhất
B. Đường cầu hoàn toàn co giãn đối với mỗi hãng
C. Vô số hãng, mỗi hãng bán một phần rất nhỏ
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2. Doanh thu bình quân của một hãng cạnh tranh hoàn hảo bằng
A. Tổng doanh thu chia tổng chi phí
B. Giá
C. Doanh thu nhận được khi thuê thêm một đơn vị lao động
D. Doanh thu cận biên chia cho giá
Câu 3. Điều nào dưới đây không đúng trong trường hợp hãng cạnh tranh hoàn hảo
A. Giá không đổi khi lượng bán thay đổi
B. Sự thay đổi tổng doanh thu bằng giá nhân với sự thay đổi lượng bán
C. Doanh thu cận biên bằng giá
D. Doanh thu cận biên thường nhỏ hơn doanh thu trung bình Câu 4. Điều nào dưới đây không xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo
A. Có vô số người bán
B. Có những cản trở đáng kể đối với việc gia nhập ngành
C. Người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về giá của sản phẩm trên thị
trường
D. Các hãng trong ngành không có lợi thế so với những người gia nhập mới
Câu 5. Điều nào dưới đây không phải là một trong những quyết định mà một hãng cạnh tranh hoàn hảo phải đưa ra:
A. Nên ở lại hay rời bỏ ngành
B. Nên sản xuất hay ngừng sản xuất tạm thời
C. Nếu quyết định sản xuất thì sản xuất bao nhiêu
D. Nên đặt giá nào cho sản phẩm
Câu 6. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo quyết định sản lượng tối ưu khi:
A. Chi phí cận biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
B. Chi phí cận biên bằng giá và giá lớn hơn chi phí cố định bình quân tối thiểu
C. Chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
D. Tổng chi phí bình quân tối thiểu
Câu 7. Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có thể bù đắp được chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định thì nó đang hoạt động tại phần đường chi phí cận biên:
A. Nằm trên điểm hòa vốn
B. Nằm dưới điểm hoà vốn
C. Nằm trên điểm đóng cửa
D. Nằm giữa điểm đóng cửa và điểm hòa vốn
Câu 8. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo nên đóng cửa sản xuất nếu giá:
A. Lớn hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
B. Nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
C. Lớn hơn chi phí cố định trung bình tối thiểu
D. Nhỏ hơn doanh thu trung bình tối thiểu
Câu 9. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng cửa sản xuất nếu tổng doanh thu không đủ bù đắp:
A. Chi phí sản xuất
B. Chi phí biến đổi
C. Chi phí cố định
D. Chi phí cố định cộng chi phí biến đổi
Câu 10. Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất một mức sản lượng tại đó giá bằng tổng chi phí bình quân, thì hãng
A. Nên đóng cửa
B. Đang hòa vốn
C. Vẫn thu được lợi nhuận kinh tế dương
D. Đang bị thua lỗ
Câu 11. Điểm đóng cửa sản xuất của hãng cạnh tranh hoàn hảo xảy ra ở điểm
A. Chi phí cận biên tối thiểu
B. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
C. Chi phí cố định trung bình tối thiểu
D. Tổng chi phí tối thiểu
Câu 12. Điểm hòa vốn của hãng cạnh tranh hoàn hảo xảy ra ở mức sản lượng tại đó:
A. Tổng doanh thu bằng tổng chi phí biến đổi
B. Lợi nhuận kinh tế dương
C. Một hãng chịu thua lỗ
D. Tổng chi phí trung bình tối thiểu Câu 13. Một thị trường độc quyền bán:
A. Không có rào cản đối với sự gia nhập của các hãng đối thủ
B. Chỉ có một hãng duy nhất
C. Có nhiều sản phẩm thay thế
D. Chỉ có duy nhất một người mua
Câu 14. Cản trở nào dưới đây là cản trở tự nhiên đối với các hãng mới muốn xâm nhập thị trường
A. Bằng phát minh
B. Tính kinh tế của quy mô
C. Bản quyền
D. Tất cả các điều trên
Câu 15. Sức mạnh thị trường đề cập tới
A. Việc sản xuất một sản phẩm chất lượng cao mà rất ít người mua có thể cưỡng lại được
B. Khả năng đặt giá
C. Khả năng đạt được chỉ tiêu sản xuất
D. Khả năng kiểm soát thị trường
Câu 16. Khả năng tối đa hóa lợi nhuận bằng việc đặt giá là
A. Một đặc trưng cơ bản của độc quyền
B. Một đặc trưng cơ bản của thị trường cạnh tranh
C. Có thể chỉ khi hãng giữ một bằng sáng chế về sản phẩm mà hãng bán
D. Có thể chỉ khi hãng là độc quyền tự nhiên
Câu 17. Nếu một hãng độc quyền muốn tối đa hoá lợi nhuận thì hãng cần
A. Tối đa hoá doanh thu
B. Tối đa hoá lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm
C. Lựa chọn mức sản lượng tại đó chi phí trung bình là nhỏ nhất
D. Không phải câu nào ở trên
Câu 18. Đối với một hãng độc quyền tự nhiên, đường tổng chi phí trung bình:
A. Luôn giảm khi hãng tăng sản lượng
B. Không đổi khi hãng tăng sản lượng
C. Luôn tăng khi hãng tăng sản lượng
D. Có thể giảm hoặc tăng khi hãng tăng sản lượng Câu 19. Doanh thu cận biên của một hãng độc quyền bán là:
A. Sự thay đổi tổng doanh thu khi bán thêm một đơn vị sản phẩm
B. Giá mà nhà độc quyền đặt cho sản phẩm
C. Lợi nhuận nhà độc quyền thu được vượt hơn so với lợi nhuận của một hãng trong ngành cạnh tranh
D. Thường lớn hơn giá
Câu 20. Đối với một nhà độc quyền sự thay đổi tổng doanh thu do bán thêm một đơn vị sản phẩm:
A. Bằng giá sản phẩm
B. Lớn hơn giá sản phẩm
C. Lớn hơn chi phí cận biên
D. Nhỏ hơn giá sản phẩm
Câu 21. Nhà độc quyền đối diện với đường cầu dốc xuống, doanh thu cận biên không bao giờ lớn hơn giá vì:
A. Người sản xuất sản phẩm thay thế duy trì giá thấp
B. Nhà độc quyền phải giảm giá để bán thêm sản phẩm trong bất kỳ giai đoạn
nào
C. Nhà độc quyền sẽ là một tập đoàn lớn hơn với chi phí cố định cao hơn
D. Nhà độc quyền phải chấp nhận doanh thu cận biên vì nó được suy ra từ
đường cầu thị trường
Câu 22. Mức sản lượng làm tối đa hoá tổng doanh thu của một hãng độc quyền:
A. MR = MC
B. MR = 0
C. MR > 0
D. MR < 0
Câu 23. Một điểm khác biệt giữa cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền là:
A. Ngành cạnh tranh hoàn hảo có số lượng ít hãng
B. Trong cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm giữa các hãng có chút ít sự khác biệt
C. Cạnh tranh độc quyền có rào cản gia nhập còn cạnh tranh hoàn hảo thì không
D. Các hãng trong ngành cạnh tranh độc quyền có chút ít sức mạnh thị trường Câu 24. Đặc điểm nào dưới đây không phải của cạnh tranh độc quyền
A. Ngành gồm rất nhiều hãng
B. Các hãng chọn sản lượng ở mức chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên
C. Các hãng là những người tối đa hóa lợi nhuận
D. Sản phẩm của các hãng trong ngành là giống hệt nhau
Câu 25. Điều nào dưới đây đúng với cả độc quyền bán, cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo
A. Sản phẩm đồng nhất
B. Lợi nhuận kinh tế bằng không trong dài hạn
C. Tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng có MR=MC
D. Dễ dàng xâm nhập và rút khỏi thị trường
Câu 26. Đặc điểm nào dưới đây không phải của độc quyền tập đoàn
A. Mỗi hãng đối diện với một đường cầu gẫy khúc
B. Các hãng là những người tối đa hóa lợi nhuận
C. Lượng bán của một hãng sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đến các hãng khác
D. Ngành có nhiều hơn một hãng
Câu 27. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của độc quyền tập đoàn
A. Mỗi hãng đối diện với một đường cầu nằm ngang
B. Các hãng tối đa hóa doanh số bán
C. Lượng bán của một hãng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến hãng khác
D. Ngành chỉ gồm một hãng
Câu 28. Một điểm khác biệt giữa độc quyền tập đoàn và cạnh tranh độc quyền là:
A. Ngành cạnh tranh độc quyền có số lượng hãng ít hơn ngành độc quyền tập
đoàn
B. Trong độc quyền tập đoàn, sản phẩm giữa các hãng có chút ít sự khác biệt
còn trong cạnh tranh độc quyền sản phẩm giữa các hãng là giống hệt nhau
C. Cạnh tranh độc quyền có rào cản gia nhập còn độc quyền tập đoàn thì không
D. Ngành độc quyền tập đoàn có ít hãng hơn so với cạnh tranh độc quyền Câu 29. Đường cung của độc quyền bán:
A. Là đường chi phí cận biên
B. Là đường chi phí cận biên phía trên chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
C. Là đường doanh thu cận biên
D. Không câu nào đúng
Câu 30. Để một nhà độc quyền có thể thực hiện phân biệt giá
A. Nhà độc quyền phải có khả năng phân chia thị trường theo những mức giá khác nhau mà người tiêu dùng sẵn sàng trả
B. Nhà độc quyền phải là người chấp nhận giá
C. Nhà độc quyền phải có chi phí cận biên khác nhau cho những mức sản lượng khác nhau
D. Nhà độc quyền phải giảm chi phí biến đổi trung bình. Câu 31. Một hãng độc quyền phân biệt giá hoàn hảo:
A. Có đường doanh thu cận biên cũng là đường doanh thu trung bình
B. Sẽ tối đa hóa doanh thu
C. Đảm bảo thu được lợi nhuận
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 32. Một hãng độc quyền phân biệt giá hoàn hảo sẽ sản xuất
A. Ít hơn khi không biệt giá
B. Nhiều hơn khi không biệt giá nhưng ít hơn ngành cạnh tranh hoàn hảo
C. Nhiều hơn ngành cạnh tranh hoàn hảo
D. Sản lượng bằng ngành cạnh tranh hoàn hảo