Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 21

Câu 33. Khi nhà độc quyền phân biệt giá hoàn hảo

A. Thặng dư tiêu dùng sẽ lớn nhất

B. Thặng dư sản xuất sẽ lớn nhất

C. Sản lượng gần bằng sản lượng cạnh tranh

D. Không câu nào đúng

Câu 34. Khi nhà độc quyền phân biệt giá hoàn hảo

A. Thặng dư tiêu dùng sẽ bằng không

B. Thặng dư sản xuất sẽ lớn nhất

C. Sản lượng bằng sản lượng cạnh tranh

D. Tất cả đều đúng

Câu 35. Hãng độc quyền không đặt giá quá cao cho sản phẩm của mình vì:

A. Hãng muốn bán nhiều sản phẩm nhất

B. Hãng muốn tăng phúc lợi xã hội

C. Hãng sẽ không thu được lợi nhuận tối đa

D. Hãng muốn chiếm thị phần

Câu 36. Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang thu được lợi nhuận, khi đó hãng đang sản xuất tại mức sản lượng sao cho

A. Giá lớn hơn chi phí cận biên

B. Giá lớn hơn doanh thu cận biên

C. Chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên

D. Chi phí cận biên lớn hơn tổng chi phí trung bình


II. BÀI TẬP

Bài 1. Cung và cầu của một ngành công nghiệp thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo được cho bởi phương trình như sau:

Qd = 15.000 - 400P Qs = 5.000 + 600P

Trong đó đơn vị tính của P là 1000đồng, của Q là 1000 sản phẩm.

a. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường.

b. Giả sử có một doanh nghiệp dự định gia nhập thị trường này, có phương trình tổng chi phí cho biết như sau: TC = 50 - 10Q + 2Q2 .Xác định hàm chi phí cận biên của doanh nghiệp này.

c. Nếu doanh nghiệp muốn gia nhập ngành, tính mức sản lượng sản xuất để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Mức lợi nhuận tối đa này là bao nhiêu?

d. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có nên gia nhập ngành không? Vì sao?

Bài 2. Hàm cầu thị trường sản phẩm X của một ngành cạnh tranh hoàn hảo được xác định là P = 1000 – 1/20 Q. Một doang nghiệp sản xuất sản xuất sản phẩm X có hàm chi phí sản xuất dài hạn là :

LTC = 1/10 Q2 + 200Q + 4000

a. Xác định sản lượng cân bằng dài hạn của doanh nghiệp.

b. Xác định mức giá cân bằng dài hạn và sản lượng cân bằng dài hạn của ngành.

c. Giả định các doanh nghiệp trong ngành đều có hàm chi phí sản xuất dài hạn như nhau thì có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất trong ngành?

Bài 3. Trong ngắn hạn sản lượng Q của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phụ thuộc vào số lượng lao động L cho ở bảng sau:


Q

24

39

50

60

68

75

81

86

90

L

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 21

Mặt khác có bảng số liệu về chi phí biến đổi bình quân AVC và chi phí cố định bình quân AFC phụ thuộc vào các mức sản lượng Q như sau:


Q

24

39

50

60

68

75

81

86

90

AVC

8,33

7,69

8

8,33

8,82

9,33

9,88

10,47

11,11

AFC

12,15

7,69

6

5

4,41

4

3,7

3,48

3,33

a. Hãy cho biết qui luật sản phẩm biên giảm dần có chi phối việc sản xuất của doanh nghiệp không?

b. Xác định chi phí trung bình và chi phí biên ứng với các mức sản lượng nói trên. Vẽ lên đồ thị hai đường biểu diễn này.

c. Nếu giá thị trường là 6 thì doanh nghiệp nên hành động như thế nào là đúng? Còn nếu giá thị trường là 10 thì sao?

Bài 4. Có quan hệ giữa sản lượng và chi phí của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo như sau :


Q

0

1

2

3

4

5

6

TC

21

36

49

60

69

79

90

a. Xác định tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi bình quân tại mức sản lượng Q = 3,

b. Tính các giá trị của ATC, AVC, AFC, MC ở các mức sản lượng trên.

c. Xác định mức giá cả để doanh nghiệp có lời, hòa vốn, và đóng cửa.

Bài 5. Một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm ATC = 2Q + 2 + 77/Q. Nếu giá 1thị trường là 30$/SP, yêu cầu :

a. Xác định các hàm AVC, AFC, VC, FC, TC, MC.

b. Tính sản lượng tối đa hóa lợi nhuận và mức lợi nhuận đó.

c. Xác định sản lượng tối đa hóa doanh thu. Tính mức lợi nhuận đạt được trong trường hợp này. So sánh với câu b, có nhận xét gì?

Bài 6. Hãy nêu công thức và điền đầy đủ số liệu vào bảng dưới đây:


Q

FC

VC

TC

AFC

AVC

AC

MC

1


8


10




2







4

3

10


25





4





4,25



5







3

6





4



7







5

8






5,75


9


48






10







22

a. Nếu doanh nghiệp nói trên là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, tìm những mức giá sinh lời, hòa vốn và đóng cửa của nghiệp.

b. Giả sử giá bán sản phẩm trên thị trường là 7. Doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận thì số lượng sản phẩm bán tối ưu là bao nhiêu? Tính mức lợi nhuận trong trường hợp này.

c. Xác định lợi nhuận ở mức sản lượng 5, và 10 ( nếu giá vẫn là 7). So sánh với câu a, anh chị có nhận xét gì?

Bài 7. Hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TC = q2 + q + 100, q (sản phẩm) chi phí ($)

a. Nếu giá thị trường là 27$ thì hãng tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng nào? Tính lợi nhuận tối đa đó?

b. Xác định giá và sản lượng hòa vốn. Khi giá thị trường là 9$ thì hãng nên đóng cửa hay tiếp tục sản xuất? Vì sao?

c. Xác định đường cung của hãng (phương trình và đồ thị).

Bài 8. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân là: AVC = 2Q + 6 ($)

a. Viết phương trình biểu diễn hàm MC và tìm mức giá mà hãng đóng cửa sản xuất, viết phương trình đường cung.

b. Khi giá bán một sản phẩm là 20$ thì hãng bị lỗ 100$. Tìm mức giá và sản lượng hoà vốn của hãng

c. Hãng sản xuất bao nhiêu sản phẩm nếu giá bán trên thị trường là 80$? Tính lợi nhuận cực đại đó

d. Minh họa các kết quả trên đồ thị.

Bài 9. Bảng dưới đây cho biết đường cầu của một nhà độc quyền sản xuất ở mức chi phí biên không đổi là 10$.


P

27

24

21

18

15

12

9

6

3

0

Q

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

a. Xác định hàm doanh thu cận biên của hãng.

b. Tính sản lượng, giá cả để tối đa hóa lợi nhuận. Tính mức lợi nhuận tối đa đó.

c. Giá cả và sản lượng cân bằng sẽ như thế nào nếu hãng ở trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo?

Bài 10. Một hãng độc quyền đang đứng trước đường cầu sản phẩm là: P = 11 – Q (P là giá đơn vị tính bằng USD, Q là sản lượng tính bằng ngàn đơn vị). Hãng độc quyền này có chi phí trung bình không đổi là 6 USD.

a. Vẽ đường doanh thu bình quân, doanh thu biên, chi phí trung bình và chi phí biên của hãng.

b. Xác định sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận. Tính mức lợi nhuận đó.

c. Cơ quan điều tiết của chính phủ ấn định giá tối đa là 7 USD/đơn vị. Sản lượng và lợi nhuận của hãng sẽ thay đổi như thế nào?

Bài 11. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm chi phí biến đổi VC = 1/10 Q2 +

400 Q và chi phí cố định FC = 3.000.000. Sản phẩm của doanh nghiệp được bán trên thị trường có hàm cầu Q = 22.000 – 10P. Hãy xác định:

a. Giá và lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận , tính lợi nhuận đó

b. Giá và lượng bán để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu

c. Nếu chính phủ đánh thuế 200đvt/ sản phẩm, doanh nghiệp thay đổi mức giá và sản lượng như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận? Lợi nhuận tăng hay giảm bao nhiêu?

d. Nếu sản phẩm trên được sản xuất trong điều kiện cạnh tranh thì giá và sản lượng cung ứng trên thị trường sẽ như thế nào?

Bài 12. Ở một doanh nghiệp độc quyền có các hàm doanh thu cận biên MR = 32 – 4Q và hàm tổng chi phí TC = 30 + 4Q + Q2. Xác định mức giá bán, sản lượng, doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau:

a. Tối đa hóa doanh thu.

b. Tối đa hóa lợi nhuận

Bài 13. Giả sử một nhà độc quyền có: MC = ATC = 10. Hàm cầu của thị trường là: Q = 60 – P.

a. Hãy xác định sản lượng làm tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền và lợi nhuận tối đa?

b. Trả lời câu hỏi a với điều kiện là hàm cầu thị trường là: Q = 45 – 0,5P

c. Trả lời câu hỏi a nếu hàm cầu thị trường là: Q = 100 – 2P

Bài 14. Giả sử ta có hai thị trường riêng biệt có hàm số cầu lần lượt là: Q1 = 24 – P1 và Q2 = 24 – P2

Giả sử ta có một nhà độc quyền kinh doanh trên cả hai thị trường này. Chi phí

cận biên của nhà độc quyền này là cố định và bằng 6 đơn vị tiền.

a. Nhà độc quyền chọn số lượng sản phẩm cho từng thị trường là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận?

b. Khi đó, lợi nhuận của nhà độc quyền là bao nhiêu?

Bài 15. Giả sử một nhà độc quyền có MC = ATC = 5. Nhà độc quyền này kinh doanh trên hai thị trường riêng biệt với hàm số cầu lần lượt là:

Q1 = 55 – P1 và Q2 = 70 –2 P2

a. Giả sử nhà độc quyền có thể duy trì sự riêng biệt của hai thị trường thì nhà độc quyền sẽ chọn số lượng sản phẩm trên từng thị trường là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Lợi nhuận của nhà độc quyền trên từng thị trường là bao nhiêu?

b. Nếu người mua chỉ tốn 5 đơn vị tiền để vận chuyển hàng hóa giữa hai thị trường thì câu hỏi a sẽ cho ra kết qủa như thế nào?

c. Nếu chi phí vận chuyển trên là 0 và doanh nghiệp bị bắt buộc dùng chính sách một giá thì câu trả lời ở câu trên sẽ như thế nào?

Bài 16. Một nhà độc quyền bán hàng trên hai thị trường riêng biệt. Đường cầu của hai thị trường là:

P1 = 200 - Q1 và P2 = 190 - 3Q2

Hàm chi phí của nhà độc quyền là TC = 500 + 40Q, với Q = Q1+Q2

a. Xác định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận và giá trên từng thị trường. Tính lợi nhuận của nhà độc quyền.

b. Giả sử người tiêu dùng biết được sự phân biệt giá này và yêu cầu nhà độc quyền chấm dứt sự phân biệt giá. Vậy nhà độc quyền sẽ sản xuất sản lượng và định giá là bao nhiêu?

Bài 17. Cho hàm số cầu của một doanh nghiệp độc quyền là: P = 100-0,01Q.

Hàm tổng chi phí là: TC = 50Q + 30000

a. Hãy tìm sản lượng tối ưu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

b. Giả sử Chính phủ thu một khoản thuế 10 đơn vị tiền/sản phẩm. Sản lượng, giá và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ là bao nhiêu?

c. Giả sử chính phủ thu một khoản thuế cố định là 10000 đơn vị tiền thì giá, sản lượng và lợi nhuận là bao nhiêu?

Bài 18. VT là nhà độc quyền trong ngành ngăn cửa.

Chi phí của nó là TC = 100 - 5Q + Q2 và cầu là P = 55 - 2Q.

a. Giá và sản lượng trên thị trường là bao nhiêu nếu VT muốn tối đa hóa lợi nhuận? Thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?

b. Sản lượng sẽ là bao nhiêu nếu VT hoạt động như một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo? Tính lợi nhuận và thặng dư tiêu dùng?

c. Phần thiệt hại do sức mạnh độc quyền ở câu a là bao nhiêu?

d. Giả sử chính phủ định mức giá trần là 27 USD. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến giá, sản lượng, CS và lợi nhuận của VT? Phần mất không là bao nhiêu?

e. Nếu giá trần là 12. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến giá, sản lượng, CS và lợi nhuận của VT? Phần mất không là bao nhiêu?

Bài 19. Xét thị trường độc quyền hoàn toàn. Hàm cầu : P = 1240-2Q. Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp: TC = 3Q2 + 240Q + 35000

a. Xác định hàm số: FC, VC, AFC, AVC, ATC, MC của doanh nghiệp.

b. Xác định sản lượng và giá tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận của doanh nghiệp?

c. Tính chỉ số Lerner và cho biết quyền lực độc quyền của doanh nghiệp cao hay

thấp?


d. Nếu thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì giá bán và sản lượng làbao nhiêu?

e. Nếu Chính phủ định giá trần Pc = 980 thì doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu?

lượng thiếu hụt là bao nhiêu?

Bài 20. Một hãng độc quyền có đường cầu về sản phẩm là P= 30-0.5Q , hàm tổng chi phí của nhà độc quyền này là TC = 14Q.

a. Tính giá và sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận . Tính giá trị thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại mức giá và sản lượng tối ưu này .

b. Tính chỉ số đo lường sức mạnh của nhà độc quyền và phần mất không do nhà dộc quyền gây ra .

c. Khi Chính phủ thu thuế là 1đơn vị tiền/ đơn vị sản phẩm thì giá và sản lượng tối ưu cũng như lợi nhuận của nhà độc quyền thay đổi như thế nào ?

d. Vẽ đồ thị minh họa.

Bài 21. Hãng hàng không EA bay chỉ có một lộ trình : Chicago – Honolulu. Hàm cầu hành khách đối với mỗi chuyến bay trên tuyến này là Q = 500 – P. Chi phí của hãng EA để vận hành mỗi chuyến bay là 30.000 USD cộng với 100 USD cho mỗi hành khách.

a. Mức giá mà EA sẽ định để tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu? Sẽ có bao nhiêu hành khách trên mỗi chuyến bay? Lợi nhuận của mỗi chuyến bay là bao nhiêu?

b. Nhân viên kế toán của hãng EA thông báo chi phí cố định cho mỗi chuyến bay thật sự là 11.000 USD thay vì 30.000 USD. Liệu hãng sẽ duy trì việc kinh doanh này trong thời gian dài hay không? Minh họa bằng đồ thị.

c. Hãng tính rằng có hai loại hành khách khác nhau cùng bay đến Honolulu. Loại 1 là các nhà kinh doanh, có hàm số cầu là P = 650 –2,5 Q1. Loại 2 là các sinh viên có

hàm số cầu là P = 400 – 1,67 Q2 ( cầu của sinh viên nhạy cảm nhiều với giá) . Do đó hãng quyết định giá vé khác nhau cho hai loại hành khách trên. Hãy vẽ đường cầu của mỗi loại hành khách và đường cầu tổng hợp cả hai loại hành khách. Tính mức giá 1 hãng áp dụng đối với từng loại hành khách. Số lượng hành khách mỗi loại trên mỗi chuyến bay là bao nhiêu?

d. Lợi nhuận của EA đối với mỗi chuyến bay là bao nhiêu? Liệu hãng có duy trì việc kinh doanh này hay không?

Bài 22. Hãng Nha Trang Airline chiếm độc quyền đường bay TP HCM – Nha Trang. Nghiên cứu thị trường cho thấy có 2 loại hành khách đi Nha Trang bằng máy bay. Với mỗi chuyến bay đường cầu của hành khách nhóm 1 là Q1 = 260 –0,4P , và của khách nhóm 2 là Q2 = 240 – 0,6P. Chi phí cố định cho mỗi chuyến bay là 30.000 đơn vị tính và chi cho mỗi hành khách AVC = MC = 100 đơn vị tính.

a. Hãy vẽ đồ thị đường cầu cho hai nhóm hành khách này và đường cầu thị trường D1, D2, D.

b. Nếu không phân biệt giá thì hãng Nha Trang nên tính giá máy bay là bao nhiêu

và lợi nhuận đạt được trong trường hợp này?

c. Một chuyên viên phân tích của hãng cho rằng nên áp dụng chính sách giá phân biệt có thể làm tăng lợi nhuận. Điều này đúng hay không?

d. Gần đây chi phí cố định cho những chuyến bay tăng 40% . Sự gia tăng FC có ảnh hưởng đến hoạt động của hãng hay không?

CHƯƠNG 6

THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT


6.1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

6.1.1. Cầu về lao động

Cầu về lao động là số công nhân mà doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.

Như vậy, cũng như cầu trên thị trường hàng hoá, cầu trên thị trường sức lao động phụ thuộc vào hai yếu tố: ý muốn sẵn sàng thuê và khả năng thanh toán (khả năng thuê) về một yếu tố sản xuất nào đó.

Nếu đơn giá tiền công (tiền lương) cao thì hãng có khả năng và sẵn sàng thuê ít công nhân, còn nếu đơn giá tiền lương thấp thì hãng có khả năng và sẵn sàng thuê nhiều công nhân hơn, cầu lao động cũng giống như cầu hàng hóa khác tức nó tuân theo luật cầu hay nói cách khác cầu đối với lao động phụ thuộc vào giá cả của lao động.

A

A

B

W W1


W2


L1 L2 L

Hình 6.1: Đường cầu lao động

Trên hình 6.1 ta thấy: ở đơn giá tiền lương W1 hãng có khả năng và sẵn sàng thuê số lượng L1, ở đơn giá tiền lương W2 hãng có khả năng và sẵn sàng thuê số lượng L2. Như vậy, cầu về lao động phụ thuộc vào mức tiền lương và tuân theo luật cầu trong thị trường hàng hoá và dịch vụ. Đường cầu lao động vì vậy cũng có chiều dốc xuống về phía phải.

Điều gì quy định mức tiền công mà doanh nghiệp muốn trả cho người lao động, đồng thời có bao nhiêu lao động được thuê ở mức tiền công ấy. Để hiểu rò vấn đề này, chúng ta hãy xem xét một số điểm khác nhau quan trọng của cầu lao động và cầu về hàng hóa tiêu dùng.

Các yếu tố tác động tới cầu về lao động:

- Xuất phát từ những nhu cầu về dịch vụ và hàng hoá cuối cùng (cầu thứ phát), doanh nghiệp sẽ thuê một lượng lao động để tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc: nếu thị trường cần nhiều hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ thuê thêm nhiều lao động để tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ đó trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022