6.2.3. Cân bằng cung cầu thị trường vốn
Mỗi ngành trong nền kinh tế có thể nhận được số vốn mong muốn nếu nó trả được mức giá hiện hành. Giả sử có một ngành nhỏ có đường cung nằm ngang tại mức giá thuê hiện hành. Sự cân bằng trên thị trường vốn có thể được mô tả bằng đồ thị:
E
SS
Tiền thuê một đơn vị vốn
R0
0 K0 Lượng dịch vụ vốn
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Trò Chơi Và Những Quyết Định Phụ Thuộc Lẫn Nhau
- Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 21
- Ảnh Hưởng Của Việc Thuê Thêm Lao Động Đến Sản Lượng Và Doanh Thu
- Đường Giới Hạn Hiệu Quả Trong Việc Phân Bổ Các Hàng Hóa Giữa Hai
- Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 25
- Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 26
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Hình 6.9: Cân bằng trên thị trường dịch vụ vốn
Điểm E là điểm cân bằng của ngành trong dài hạn với mức thuê dịch vụ vốn K0 và tiền thuê một đơn vị dịch vụ vốn là R0.
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp và các ngành trong dài hạn và trong ngắn hạn đều phải điều chỉnh lượng cầu của mình đối với dịch vụ vốn.
Trong dài hạn, toàn bộ yếu tố sản xuất đều có thể thay đổi được. Khi mức tiền công cho yếu tố lao động cao các doanh nghiệp giảm lượng cầu về lao động và chuyển sang kỹ thuật sử dụng vốn nhiều hơn. Điều đó sẽ làm tăng lượng cầu về vốn ở bất cứ giá thuê nào. Ảnh hưởng sản lượng khi tổng chi phí và chi phí biên tăng lên sẽ làm giảm sản lượng sản xuất dẫn đến lượng cầu về tất cả các yếu tố sản xuất giảm xuống. Quá trình chuyển dịch đó sẽ vận động cho đến khi đạt được sự cân bằng mới.
Giả sử một ngành nhỏ có đường cung trong ngắn hạn thẳng đứng SS0 và đường cung dài hạn nằm ngang SS1. Sự tăng tiền công lao động làm dịch chuyển đường cầu về dịch vụ vốn từ DD0 sang DD1 như trong đồ thị sau:
Tiền thuê một đơn vị vốn
Cung cố định trong ngắn hạn (SS0)
R0 E2
E
R1
1
E0
DD0 DD1
0 K1 K0 K
Hình 6.10: Sự thay đổi điểm cân bằng trên thị trường vốn
Trong ngắn hạn ngành sẽ thuê lượng dịch vụ vốn là K0 với giá thuê là R0 và thị trường vốn cân bằng ở điểm E0. Khi đường cầu dịch chuyển từ DD0 đến DD1 thì trong ngắn hạn đường cung là SS0 nên thị trường cân bằng ở E1 với lượng cân bằng K0 nhưng giá thuê dịch vụ vốn giảm xuống R1. Điều này không khuyến khích các chủ sở hữu mua sắm thiết bị mới và lượng vốn trong ngành bị giảm dần do hao mòn máy.
Trong dài hạn, lượng cung ứng vốn sẽ giảm xuống K1 để đảm bảo mức giá thuê hiện hành R0. Thị trường dịch vụ vốn trong dài hạn cân bằng ở E2. Quá trình tự điều chỉnh này diễn ra nhằm đảm bảo sự cân bằng trên thị trường vốn.
6.3. THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI
Đất đai là một loại yếu tố sản xuất có thể phục vụ lâu dài cho nhiều quá trình sản xuất khác nhau. Cũng giống như vốn hiện vật, nó là một loại tài sản lâu bền mà người sở hữu nó có thể khai thác được các dòng lợi ích nhất định trong những khoảng thời gian nhất định. Vì thế, đối với các giao dịch liên quan đến đất đai, chúng ta cũng cần phân biệt hai loại thị trường: thị trường dịch vụ đất đai và thị trường tài sản đất đai.
Thị trường dịch vụ đất đai là thị trường thuê và cho thuê đất đai. Đối tượng mua bán là dòng dịch vụ do tài sản đất mang lại. Mua dịch vụ đất có nghĩa là thuê đất để sử dụng nó trong một khoảng thời gian xác định. Bán dịch vụ đất được hiểu là cho thuê đất, tức nhượng lại quyền khai thác lợi ích từ đất trong một khoảng thời gian nào đó. Giá cả trong trường hợp này là tiền thuê đất được tính cho một đơn vị đất cho thuê nào đó (bao giờ cũng gắn cả với một đơn vị thời gian thuê và cho thuê).
Thị trường tài sản đất là thị trường trên đó đối tượng giao dịch là bản thân đất đai với tư cách là một tài sản. Khi mua bán tài sản đất, người ta chuyển giao hẳn quyền sở hữu tài sản đất từ người bán sang người mua. Giá cả đất đai trong trường hợp này giá mua bán đứt tài sản đất.
Giống như cách chúng ta tiếp cận các thị trường vốn hiện vật, ở đây chính sự hoạt động của thị trường dịch vụ đất đai, hay thị trường thuê và cho thuê đất đai lại quyết định sự hoạt động của thị trường tài sản đất. Vì thế, điểm xuất phát trong sự phân tích của chúng ta là thị trường thuê và cho thuê đất đai.
6.3.1. Cầu về dịch vụ đất đai
Những người cần đất đai như một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất sẽ là những người muốn thuê đất. Đương nhiên, số lượng diện tích đất đai mà những người này muốn thuê trong một khoảng thời gian nhất định luôn phụ thuộc vào mức giá thuê và quan hệ này được phản ánh trong đường cầu về dịch vụ đất đai của người sản xuất. Áp dụng lý thuyết chung mà chúng ta đã xem xét ở chương trước có thể khẳng định rằng đường cầu về dịch vụ đất đai của một người sản xuất hay một doanh nghiệp chính là phần dốc xuống của đường doanh thu sản phẩm biên của đất đai MRPA, do đó giữa lượng cầu về đất thuê và mức giá thuê tồn tại một mối quan hệ
nghịch biến . Vẫn theo quy luật chung, cầu về dịch vụ đất đai thay đổi khi có sự thay đổi trong:
- (1) khối lượng các yếu tố sản xuất khác phối hợp với đất đai. Chẳng hạn, khi mỗi đơn vị diện tích đất đai được sử dụng nhiều lao động hay vốn hơn, sản phẩm biên của đất đai sẽ tăng lên và cầu về thuê đất cũng sẽ tăng.
- (2) trình độ công nghệ. Nói chung, tiến bộ công nghệ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu về thuê đất.
- (3) giá cả hay doanh thu biên sản phẩm đầu ra. Nếu giá đầu ra của đất đai chẳng hạn giảm xuống thì riêng yếu tố này sẽ kéo tụt MRP của đất đai xuống và điều này làm cầu về dịch vụ đất đai giảm.
6.3.2. Cung về dịch vụ đất đai
Đất đai cũng như nhiều tài nguyên thiên nhiên khác là những sản vật của tự nhiên mà con người được ban tặng chứ không phải do con người tạo ra. Hiểu theo một nghĩa nào đó, khác với vốn hiện vật, con người không sản xuất ra đất đai. Tuy nhiên, diện tích đất đai mà con người có thể đưa vào quá trình sản xuất không hẳn là một đại lượng cố định. Bằng việc khai hoang, lấn biển…, con người vẫn mở rộng được diện tích đất đai. Chỉ có điều là: với mức dân số và diện tích bề mặt trái đất được đưa vào khai thác hiện nay của thế giới, khả năng mở rộng diện tích đất đai cho những mục đích kinh tế không nhiều. Vì thế, thay cho gia tăng diện tích đất đai, người ta chú trọng hơn vào việc nâng cao chất lượng đất đai (thông qua việc đầu tư cải tạo đất và áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến). Khi một mảnh đất có chất lượng cao hơn nhờ được đầu tư, do đó có thể được cho thuê với mức giá cao hơn thì một phần trong giá thuê ở đây chỉ nhằm bù đắp cho phần vốn đầu tư bổ sung. Cũng có thể hiểu phần tiền thuê này là tiền thuê lượng vốn hiện vật được đầu tư bổ sung vào đất. Để phân tích tiền thuê tài sản đất thuần túy, ta bỏ qua phần đầu tư bổ sung và tiền thuê tương ứng này. Trong trường hợp đó, lượng cung về đất đai cho thuê xét trong toàn bộ nền kinh tế gần như là một đại lượng không thay đổi theo sự thay đổi của tiền thuê đất. Khi tiền thuê đất tăng, xét tổng thể trong phạm vi cả nền kinh tế thì dù muốn người ta vẫn gần như không thể tăng lên được một cách đáng kể lượng cung nói trên. Khi tiền thuê đất hạ, lượng cung này cũng giảm đi một cách không đáng kể. Vì thế, nguồn cung đất đai tương đối cố định hay gần như không co giãn theo giá thuê được coi như là đặc điểm nổi bật của thị trường dịch vụ đất đai khi xét chung trên phạm vi cả nền kinh tế. Nói một cách khác, có thể coi đường cung về đất đai cho thuê là một đường thẳng đứng.
6.3.3. Cân bằng cung cầu thị trường đất đai
Trên một thị trường dịch vụ đất đai có tính chất cạnh tranh, tiền thuê đất do tương quan cầu và cung về dịch vụ đất đai ấn định. Giả sử xét tổng thể trong phạm vi cả
nền kinh tế, đường cầu chung của thị trường là D1 được tổng hợp từ các đường MRPA của các doanh nghiệp sử dụng đất. Còn đường cung thị trường S là một đường thẳng đứng. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm E như được thể hiện trên hình 6.11. Mức giá thuê đất cân bằng là R1. Lượng dịch vụ đất đai được giao dịch chính là lượng dịch vụ đất đai sẵn có trong nền kinh tế.
R (giá thuê)
S
F
E
D2
D1
R2
R
1
0 QL
Q (lượng đất thuê)
Hình 6.11: Cân bằng cung cầu thị trường đất đai
Vì nguồn cung là cố định nên tiền thuê đất thực chất chỉ do cầu quyết định. Khi nhu cầu thuê đất tăng cao, giá thuê đất sẽ tăng nhanh và ngược lại. Chẳng hạn, do giá nông sản hoặc những sản phẩm khác của đất đai tăng cao, cầu về dịch vụ đất đai tăng lên sẽ đẩy đường cầu dịch chuyển sang phải thành đường D2. Điểm cân bằng mới của thị trường sẽ là F. Mức giá thuê đất cân bằng tăng lên thành R2. Khi nguồn cung là cố định, nếu cầu thay đổi thì sự thay đổi giá là cách duy nhất để tái lập trạng thái cân bằng cung, cầu. Vì thế, với cùng một sự thay đổi về cầu là như nhau, giá cân bằng trên một thị trường có nguồn cung ứng cố định sẽ phải thay đổi mạnh hơn. Đó chính là lý do khiến giá thuê đất thường dao động mạnh.
Giá cả đất đai
Giá cả đất đai với tư cách là một tài sản được quyết định trên thị trường tài sản đất. Cầu về đất đai xuất phát từ những người muốn trở thành những người sở hữu tài sản đất đai (chứ không phải là những người chỉ muốn sử dụng đất đai trong một khoảng thời gian nào đó). Với tư cách là người sở hữu, những chủ đất có thể được hưởng lợi từ việc khai thác những dòng lợi ích, sự phục vụ hay như kinh tế học thường diễn đạt, những dòng dịch vụ do đất đai mang lại. Người sở hữu đất có thể tự mình khai thác và thụ hưởng dịch vụ do đất đai mang lại song cũng có thể cho thuê để thu được những khoản tiền thuê. Chính việc cho thuê đất đai đã thị trường hóa và cung cấp cho chúng ta một hình dung cụ thể về giá trị tiền bạc của các dòng dịch vụ đất đai. Thông qua việc tính toán giá trị hiện tại của tài sản đất thông qua tổng hợp giá trị hiện tại của các
khoản tiền thuê mà tài sản đất đó mang lại, người ta có thể hiểu được giá trị kinh tế của một mảnh đất với tư cách là một tài sản. Trong trường hợp này, dù người chủ sở hữu đất không dùng miếng đất để cho thuê mà tự mình khai thác nó thì bản chất vấn đề vẫn không thay đổi. Ở đây, có thể coi như người chủ đất tự mình cho mình thuê. Khoản tiền thuê đất mà anh ta phải trả khi sử dụng đất đai như một đầu vào để kinh doanh (chẳng hạn dùng đất để trồng cà phê và kinh doanh cà phê) giờ đây lại rơi chính vào túi anh ta với tư cách là người chủ sở hữu đất. Trong mọi trường hợp vấn đề là ở chỗ: giá trị kinh tế của một mảnh đất bị quyết định bởi dòng lợi ích, có thể thể hiện bằng tiền thông qua những khoản tiền thuê tiềm năng, mà người ta có thể thu được trên mảnh đất ấy.
Giống như cách chúng ta đã sử dụng để phân tích thị trường tài sản vốn, có thể thấy lợi ích của việc nắm giữ (sở hữu) đất đai như một tài sản chính là giá trị hiện tại của đất đai. Điểm đặc biệt ở đây là đất đai là một tài sản có thể tồn tại vĩnh viễn, do đó cũng có thể đem lại cho người sở hữu nguồn thu (dưới dạng tiền thuê đất) vĩnh viễn. Giả sử R là khoản tiền thuê hàng năm mà một mảnh đất có thể mang lại cho người chủ đất, đồng thời r là mức lãi suất thị trường tính cho kỳ hạn 1 năm. Theo công thức tính giá trị hiện tại mà ta đã biết, giá trị hiện tại của mảnh đất trên là R/r. Với chi phí để sở hữu tài sản đất là giá mua tài sản này, đường cầu về tài sản đất là một đường dốc xuống.
Nguồn cung về đất đai xuất phát từ những người đang sở hữu đất. Vì đất đai hầu như không “sản xuất” thêm được và do đó, có thể xem như là loại tài sản có nguồn cungcố định, nên giao dịch trên thị trường này chỉ dẫn đến sự chuyển dịch và thay đổi quyền sở hữu về đất đai giữa những người đang sở hữu nó và những người muốn sở hữu nó. Tính chất cố định của nguồn cung khiến ta có thể thể hiện đường cung về đất đai như một đường thẳng đứng.
Trong dài hạn, giá cân bằng thị trường đối với tài sản đất chính là giá trị hiện tại của nó, được xác định trên cơ sở đánh giá chung của thị trường chứ không phải của một người riêng lẻ về mức tiền thuê. Nói cách khác, nếu r là giá thuê đất cân bằng thị trường và thị trường được dự kiến là không có biến động đáng kể, thì giá đất cân bằng trên thị trường tài sản đất sẽ là R/r. Nguồn cung cố định về tài sản đất trong trường hợp này sẽ chỉ nói lên rằng: giá đất sẽ tăng nhanh nếu cầu về tài sản đất sẽ tăng nhanh và ngược lại, giá đất sẽ giảm mạnh nếu cầu về đất giảm nhanh. Vì cầu về tài sản đất chỉ tăng hay giảm khi lãi suất thay đổi hay trên thị trường thuê và cho thuê đất biến động khiến cho tiền thuê đất thay đổi, nên thật ra sự thay đổi về giá tài sản đất trên thị trường, về dài hạn, chỉ phản ánh sự thay đổi trong giá trị hiện tại của tài sản đất.
Ví dụ, một mảnh đất hàng năm đem lại cho người chủ đất một khoản tiền thuê là 10 triệu đồng và nếu lãi suất thị trường thực tế là 5% /năm(tức 0,05) thì giá trị hiện tại của mảnh đất này là: 10 triệu đồng /0,05 = 200 triệu đồng. Giá thị trường của mảnh
đất sẽ xoay quanh mức giá trị hiện tại này. Nói cách khác, giá cân bằng của mảnh đất trên là 200 triệu đồng. Ý nghĩa của mức giá này khá rò ràng: nếu chúng ta có 200 triệu đồng thì với mức lãi suất thị trường là 5%/năm, chúng ta cũng có thu được một mức thu nhập hàng năm dưới dạng tiền lãi khi cho vay là 10 triệu đồng. Nếu mảnh đất trên có giá cao hơn 200 triệu đồng, việc đầu tư vào tài sản đất chắc chắn không có lợi bằng việc đem tiền gửi vào ngân hàng cho vay. Trong một môi trường cạnh tranh, điều này không cho phép giá đất cân bằng dài hạn cao hơn mức 200 triệu đồng (tức cao hơn giá trị hiện tại của nó). Trong trường hợp trái lại, khi giá đất cách quá xa giá trị hiện tại của nó, có thể thấy tính bất thường, sự kém hoàn thiện hay sự trục trặc nào đó đang tồn tại và làm méo mó, biến dạng sự hoạt động bình thường của thị trường đất đai.
NỘI DUNG ÔN TẬP
I. LÝ THUYẾT
Câu hỏi tự luận
Câu 1. Cầu dịch vụ yếu tố lao động khác cầu hàng hóa ở điểm nào?
Câu 2. Cầu dịch vụ yếu tố lao động của thị trường được xác định như thế nào? Câu 3. Cung dịch vụ yếu tố lao động là gì?
Câu 4. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ yếu tố lao động.
Câu 5. Cung dịch vụ yếu tố lao động khác cung các dịch vụ yếu tố khác thế nào? Câu 6. Thị trường dịch vụ yếu tố lao động cân bằng khi nào?
Câu 7. Số lượng dịch vụ yếu tố lao động mà một hãng cân thuê được xác định như thế nào?
Câu 8. Giá cả đất đai được quyết định như thế nào trên thị trường?
Câu hỏi trả lời đúng/sai và giải thích
Câu 1. Đường cầu lao động là đường sản phẩm cận biên của lao động.
Câu 2. Đường cầu lao động là đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động. Câu 3. Cung lao động được xác định bởi các yếu tố tiền tệ và phi tiền tệ.
Câu 4. Đường cung lao động trong thực tế luôn là một đường vòng về phía sau.
Câu 5. Cân bằng ủa hãng đạt được khi số lượng lao động được thuê là số lượng mà MRPL của đơn vị lao động cuối cùng bằng giá phải trả cho đơn vị lao động đó.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Cầu lao động
A. Chịu ảnh hưởng của quy luật hiệu suất giảm dần
B. Do cá nhân người lao động quyết định
C. Tuân theo luật cầu
D. Phát sinh sau và phụ thuộc vào cầu về hàng hóa, dịch vụ
E. a, c và d
Câu 2. Đường cung lao động của cá nhân
A. Là một đường vòng về phía sau
B. Là một đường dốc lên
C. Được xác định bời luật cung
D. Do các hãng thuê lao động quyết định
E. Là đường nằm ngang
Câu 3. Hãng sẽ giảm số lượng lao động thuê khi
A. Năng suất lao động tăng
B. Năng suất lao động giảm
C. Đơn giá tiền lương giảm
D. Đơn giá tiền lương tăng
E. b và d
Câu 4. Cân bằng thị trường lao động sẽ thay đổi khi
A. Giá các yếu tố sản xuất khác thay đổi
B. Sở thích làm việc của các cá nhân thay đổi
C. Giá hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng giảm
D. Luật lao động thay đổi
E. Tất cả đều đúng
Câu 5. Số lượng lao động hãng thuê sẽ giữ nguyên khi
A. Đơn giá tiền lương tăng và năng suất lao động tăng
B. Đơn giá tiền lương giảm và năng suất lao động giảm
C. Đơn giá tiền lương tăng và năng suất lao động giảm
D. Đơn giá tiền lương giảm và năng suất lao động tăng
E. Không câu nào đúng
Câu 6. Giá trị của việc thuê thêm một công nhân đối với hãng
A. Bằng chi phí cận biên.
B. Bằng doanh thu cận biên.
C. Bằng sản phẩm cận biên của lao động.
D. Bằng sản phẩm cận biên nhân với giá sản phẩm.
E. Bằng sản phẩm cận biên nhân với mức lương Câu 7. Giá trị của sản phẩm cận biên của lao động bằng:
A. Doanh thu mà hãng thu được đối với đơn vị sản phẩm cuối cùng
B. Doanh thu mà hãng thu được từ việc gia nhập thị trường
C. Sản phẩm cận biên nhân với mức lương
D. Sản phẩm cận biên nhân với giá sản phẩm
E. Không câu nào đúng
Câu 8. Cầu lao động của thị trường bằng:
A. Cung sản phẩm của thị trường
B. Tổng các cầu lao động của các hãng
C. Lương
D. Sản phẩm cận biên của lao động
E. Không câu nào đúng
Câu 9. Khi tìm ra đường cầu lao động của ngành từ đường cầu của cá nhân hãng ta phải tính đến:
A. Những thay đổi trong giá các yếu tố sản xuất khác
B. Những thay đổi trong giá sản phẩm
C. Những khác nhau giữa năng suất lao động của các hãng khác nhau