Sự Di Chuyển Dọc Đường Tổng Cung Và Dịch Chuyển Đường Tổng Cung


Đường tổng cung ngắn hạn là đường có hướng dốc lên. Nghĩa là trong vòng một hay hai năm, sự gia tăng trong mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế và sự giảm sút mức giá có xu hướng làm giảm lượng cung về hàng hoá.

Đường tổng cung ngắn hạn là một đường đi lên, song tương đối thoải ở mức sản lượng thấp và rất dốc khi sản lượng vượt quá mức tiềm năng. Điều này đã đưa đến câu hỏi tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên?

Khi mức giá vượt quá mức dự kiến, sản lượng sẽ vượt quá mức tự nhiên và khi mức giá thấp hơn mức dự kiến, sản lượng giảm xuống dưới mức tự nhiên của nó. Trong ngắn hạn một sự giảm giá từ P1 xuống P2 làm tổng cung giảm từ Y1 xuống Y2. Mối quan hệ này có thể do nhận thức sai lầm, tiền lương cứng nhắc, hay giá cả cứng nhắc. Theo thời gian, nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh, do đó mối quan hệ thuận này chỉ có tính tạm thời.

ASLR

ASSR

Y2 Y* Y1

P


P1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.


P2

Kinh tế học vĩ mô - 12


Y


Hình 4.6: Đường tổng cung ngắn hạn


Lý thuyết nhận thức sai lầm: theo lý thuyết này, sự thay đổi trong mức giá chung có thể tạm thời làm cho các nhà cung cấp nhận thức sai lầm về tình hình diễn ra các thị trường cá biệt mà họ bán sản phẩm của mình. Do nhận thức sai lầm của mình trong ngắn hạn, các nhà cung cấp phản ứng lại những thay đổi trong mức giá bằng cách cắt giảm sản lượng cung hàng hoá và dịch vụ khi thấy giá giảm hay họ sẽ tăng cung hàng hoá và dịch vụ khi thấy giá tăng, phản ứng này dẫn đến đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn.

Lý thuyết tiền lương cứng nhắc: cách lý giải thứ hai cho đường tổng cung ngắn hạn dốc lên là lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Lý thuyết này cho rằng đường tổng cung ngắn hạn dốc lên vì tiền lương danh nghĩa điều chỉnh chậm chạp hay “cứng nhắc” trong ngắn hạn. Sự điều chỉnh chậm chạp của tiền lương là do sự ràng buộc bởi các hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp, do các quy phạm xã


hội hay do cảm nhận về sự công bằng. Tất cả những nguyên nhân này ảnh hưởng đến quy định tiền lương và chỉ thay đổi chậm chạp theo thời gian.

Do tiền lương không thay đổi ngay theo sự thay đổi của giá, nên mức giá thấp hơn làm cho việc làm và sản xuất đem lại ít lợi nhuận hơn và điều này làm cho các doanh nghiệp giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ. Trái lại, sự gia tăng mức giá làm giảm tiền lương thực tế, làm cho chi phí thuê lao động trở nên rẻ hơn. Tiền lương thực tế thấp hơn làm cho các doanh nghiệp thuê thêm lao động, lao động thuê thêm tạo ra nhiều sản lượng hơn.

Lý thuyết giá cả cứng nhắc: Lý thuyết này nhấn mạnh rằng giá cả hàng hoá và dịch vụ cũng chậm điều chỉnh đáp lại các điều kiện kinh tế thay đổi. Sự thay đổi chậm chạp trong giá cả một phần là do chi phí để điều chỉnh giá cả, gọi là chi phí thực đơn (những chi phí này bao gồm chi phí in và phân phối các catalô và thời gian để thay đổi các nhãn giá…) Vì lý do này giá cả và tiền lương có thể cứng nhắc trong ngắn hạn.

Do không phải tất cả các loại giá cả đều điều chỉnh ngay lập tức khi điều kiện kinh tế thay đổi, nên sự giảm sút bất ngờ trong mức giá có thể làm cho một số doanh nghiệp có giá bán cao hơn mức mong muốn và điều này làm giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất.

Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức giá và sản lượng hàm ý đường tổng cung dốc lên trong khi tiền lương danh nghĩa chưa điều chỉnh.

4.2.2.2. Đường tổng cung dài hạn

Trong dài hạn, giá cả là linh hoạt, tổng cung không phụ thuộc vào mức giá chung mà bị quy định bởi khối lượng vốn, lao động và trình độ công nghệ hiện có.

Đường tổng cung dài hạn là một đường thẳng đứng, mức sản lượng dài hạn này được gọi là sản lượng tự nhiên hay sản lượng tiềm năng, là mức sản lượng được tạo ra khi các nguồn lực của nền kinh tế được sử dụng hết.

Theo các nhà kinh tế cổ điển, giá cả các yếu tố sản xuất là linh hoạt cho nên thị trường sẽ tự điều chỉnh để sử dụng hết các yếu tố sản xuất. Do đó, sản lượng không phụ thuộc vào tổng cầu mà chỉ phụ thuộc vào khối lượng tư bản, lao động và công nghệ hiện có (tổng cung). Nền kinh tế luôn cân bằng tại mức sản lượng toàn dụng các nguồn lực. Tổng cầu thay đổi chỉ làm thay đổi giá cả chứ không ảnh hưởng tới sản lượng quốc gia.

Đường tổng cung của phái cổ điển là một đường thẳng đứng ứng với một mức sản lượng toàn dụng các nguồn lực gọi là sản lượng tiềm năng (Yp: Potential output).

Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà quốc gia đạt được trong tình trạng nền kinh tế toàn dụng các nguồn lực (tồn tại một mức thất nghiệp gọi là thất nghiệp


tự nhiên). Đường tổng cung thẳng đứng cho thấy sản lượng không phụ thuộc vào mức giá.


LAS

Y*

P


Y


Hình 4.7: Đường tổng cung dài hạn


4.2.3. Sự di chuyển dọc đường tổng cung và dịch chuyển đường tổng cung

4.2.3.1. Sự di chuyển dọc theo đường tổng cung

Sự di chuyển dọc theo đường tổng cung phản ánh sự thay đổi của lượng tổng cung do sự thay đổi của mức giá trong khi các biến số khác ảnh hưởng đến tổng cung được coi là không đổi.

4.2.3.2. Sự dịch chuyển đường tổng cung

Sự dịch chuyển của đường tổng cung xảy ra khi có sự thay đổi của các biến số khác ngoài giá.

a. Đối với đường tổng cung ngắn hạn

- Sự dịch chuyển phát sinh từ lao động: Sự gia tăng của lượng lao động hiện có (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm) làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút lượng lao động hiện có (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng ) làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tư bản: sự tăng khối lượng lao động hiện có hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút khối lượng tư bản hiện vật hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tài nguyên thiên nhiên: sự gia tăng tài nguyên thiên nhiên có làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên hiện có làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ công nghệ: tiến bộ trong tri thức công nghệ làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Sự giảm sút của công nghệ (do quy định của Chính phủ) làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang trái.


- Sự dịch chuyển phát sinh từ mức giá dự kiến: sự giảm sút của mức giá dự kiến làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải. Sự gia tăng của mức giá dự kiến làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái.

b. Đối với đường tổng cung dài hạn:

Bất kỳ yếu tố nào trong nền kinh tế làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên cũng làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ lao động: Một nền kinh tế có sự gia tăng làn sóng nhập cư từ nước ngoài, do đó có nhiều lao động hơn, lượng cung về hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Kết quả là đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu nhiều công nhân rời bỏ nền kinh tế để ra nước ngoài, đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái. Ngoài ra, thất nghiệp tự nhiên cũng ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng và sản lượng giảm làm cho tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái và ngược lại.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tư bản (thiết bị, máy móc): sự gia tăng khối lượng tư bản làm tăng năng suất, do đó làm tăng sản lượng cung về hàng hóa dịch vụ. Tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Ngược lại, sự suy giảm trong khối lượng tư bản làm giảm năng suất, giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ, làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tài nguyên thiên nhiên: Nền sản xuất của một quốc gia phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của nó như đất đai, khoáng sản, thời tiết…việc khám phá ra một mỏ khoáng sản có thể làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Sự thay đổi thời tiết có thể làm cho hoạt động canh tác khó khăn hơn và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tri thức công nghệ: Có lẽ lý do quan trọng nhất để hiện nay chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn thế hệ trước là sự tiến bộ trong tri thức công nghệ. Việc phát minh ra máy tính đã giúp chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ với lượng lao động, tư bản và tài nguyên thiên nhiên như cũ kết quả là điều này làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải.

4.3. CÁC TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA NỀN KINH TẾ

Cân bằng của nền kinh tế là trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá được xác định tại giao điểm của các đường tổng cung và tổng cầu. Tại đó, chúng ta xác định được mức sản lượng và giá cả cân bằng hay tổng khối lượng hàng hóa được cung ứng

Nếu biểu diễn cả đường tổng cung và đường tổng cầu trên một trục toạ độ , trục tung là mức giá cả chung, trục hoành là mức sản lượng. Tổng cung là đường dốc lên, tổng cầu là đường dốc xuống thì AD cắt AS tại mức sản lượng là Y0 khi đó mức giá cả chung là P0 điểm E (Y0, P0) là điểm cân bằng của nền kinh tế. Tại điểm cân bằng bao


nhiêu sản phẩm sản xuất ra thì tiêu dùng hết bấy nhiêu, không có sản phẩm dư thừa hay thiếu hụt.

Trạng thái cân bằng không có nghĩa là một trạng thái tối ưu hay trạng thái đang mong muốn của nền kinh tế. Nó có thể tương ứng với trạng thái phát triển quá nóng (khi sản lượng cao hơn mức sản lượng tiềm năng và lạm phát cao) hoặc nền kinh tế đang lâm vào suy thoái (khi sản lượng thấp hơn mức sản lượng tiềm năng). Trạng thái cân bằng chỉ đơn giản phản ánh xu thế mà nền kinh tế sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định.

- Nếu mức giá cao hơn mức giá P0 thì tổng cung lớn hơn tổng cầu, thặng dư tổng cung. Các doanh nghiệp sẽ giảm giá bán cho đến khi thị trường hấp thu hết lượng tổng cung thặng dư.

- Nếu mức giá thấp hơn mức giá P0 thì tổng cung nhỏ hơn tổng cầu, thặng dư tổng cầu. Các doanh nghiệp sẽ tăng giá bán cho đến khi thị trường cân bằng lượng tổng cung và tổng cầu.


AS

E

AD

P


P0


0 Y0 Y

Hình 4.8 Cân bằng tổng cung, tổng cầu

4.3.1. Cân bằng lý tưởng (cân bằng dài hạn)

Cân bằng xảy ra khi trạng thái của nền kinh tế nằm tại giao điểm của ba đường tổng cung ngắn hạn (ASSR), tổng cầu (AD) và tổng cung dài hạn (ASLR). Đó chính là trạng thái cân bằng toàn dụng, điều này được mô tả ở hình 4.9 cân bằng tại điểm E tương ứng với mức giá P0 và mức sản lượng tiềm năng Y*

Cân bằng dài hạn xảy ra khi thỏa mãn điều kiện:

- Tất cả các điều kiện cân bằng ngắn hạn được thỏa mãn.

- Thị trường lao động cân bằng, sản lượng thực tế trùng với mức sản lượng tiềm năng.



ASLR

ASSL

E

AD

P


P0


0 Y* Y

Hình 4.9: Cân bằng dài hạn


4.3.2. Cân bằng trong nền kinh tế suy thoái

Cân bằng xảy ra khi trạng thái của nền kinh tế nằm ở giao điểm E của đường tổng cung (ASSR) và đường tổng cầu (AD) tương ứng với mức giá P0, và mức sản lượng Y0 (hình 4.10). Nhưng tại mức sản lượng cân bằng này lại thấp hơn mức sản

lượng tiềm năng (Y0 < Y*) nền kinh tế lâm vào thời kỳ suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp có

xu hướng tăng lên.

ASLR ASSR

E

AD

P


P0


0 Y0 Y* Y

Hình 4.10: Cân bằng trong nền kinh tế suy thoái

4.3.3. Cân bằng trong nền kinh tế hưng thịnh

Cân bằng xảy ra khi trạng thái của nền kinh tế nằm ở giao điểm E của đường tổng cung (ASSR) và đường tổng cầu (AD) tương ứng với mức giá P0, và mức sản lượng Y0 (hình 4.11). Nhưng tại mức sản lượng cân bằng này lại cao hơn mức sản

lượng tiềm năng (Y0 > Y*) tương ứng với nền kinh tế phát triển quá nóng tạo áp lực

lạm phát.



ASLR ASSR

E

AD

Y* Y0

P


P0


0

Y

Hình 4.11: Cân bằng trong nền kinh tế hưng thịnh


4.4. BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA BIẾN ĐỘNG KINH TẾ

Khi phân tích cách thức tác động của sự kiện kinh tế nào đó tới thị trường thường được tiến hành theo ba bước cơ bản sau:

Thứ nhất: Xác định xem sự kiện xảy ra tác động tới đường tổng cung hay tổng cầu hay cả hai.

Thứ hai: Xác định các đường này dịch chuyển sang phải hay sang trái.

Thứ ba: Sử dụng đồ thị đường tổng cung tổng cầu để xem xét sự dịch chuyển đó tác động tới mức giá cả và sản lượng cân bằng như thế nào.

4.4.1. Cú sốc cầu

Khi đường tổng cung có độ dốc dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến tổng cầu sẽ gây ra sự dao động của sản lượng và mức giá. Sự dao động của sản lượng xung quanh mức sản lượng tiềm năng gọi là chu kì kinh doanh. Điều này thường được coi là tốn kém và không mong muốn. Vì Chính phủ có thể tác động đến tổng cầu thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, do đó Chính phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách này để ổn định nền kinh tế.

Ví dụ, giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tự nhiên. Nếu các nhà đầu tư và các hộ gia đình đột nhiên bi quan về triển vọng phát triển của nền kinh tế và chi tiêu ít hơn, thì điều này sẽ làm giảm tổng cầu. Trong hình 4.12, đường tổng cầu dịch chuyển sang bên trái từ AD0 đến AD1. Trong ngắn hạn, nền kinh tế dịch chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn AS0 từ A đến B. Khi nền

kinh tế chuyển từ A đến B, sản lượng giảm từ Y* xuống Y1 và mức giá giảm từ P0


xuống P1. Sự cắt giảm sản lượng cho thấy nền kinh tế lâm vào suy thoái. Các doanh nghiệp phản ứng lại sự giảm sút doanh số bán ra bằng cách cắt giảm một số việc làm và thất nghiệp trong nền kinh tế sẽ tăng.


ASLR

AS0


AS1

A

B

C

AD0

AD1

P


P0 P1 P2


0

Y1 Y* Y


Hình 4.12: Ảnh hưởng của sự cắt giảm tổng cầu

Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi đối mặt với một cuộc suy thoái như vậy? Một khả năng là thực hiện các biện pháp kích thích tổng cầu, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Nếu các nhà hoạch định chính sách hoạt động kịp thời và chính xác, họ có thể triệt tiêu hoàn toàn tác động của cú sốc đến tổng cầu, đẩy đường tổng cầu về điểm AD0 và đưa nền kinh tế trở về điểm A.

Ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách không can thiệp gì thì nền kinh tế

thị trường cũng có cơ chế tự phục hồi sau một thời gian. Do tổng cầu giảm, mức giá giảm xuống. Trong thời gian ngắn, tiền lương không thể giảm được do bị ràng buộc về hợp đồng lao động dài hạn đã ký. Trong thời gian dài hơn, công nhân và doanh nghiệp có thể thương lượng với nhau và tiền lương sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm dần do sức ép của đội quân thất nghiệp tăng cao và phù hợp với sự biến động của mức giá, làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển dần sang bên phải. Một khi sản lượng còn thấp hơn mức tự nhiên và do đó thị trường lao động vẫn còn dư cung , thì vẫn còn áp lực giảm tiền lương. Chỉ trong dài han, quá trình điều chỉnh mới hoàn thành: đường tổng cung dịch chuyển đủ mạnh tới AS1 như được vẽ trong hình 4.12 và nền kinh tế chuyển đến điểm C, tại đó đường tổng cầu mới (AD1), cắt đường tổng cung dài hạn.

4.4.2. Cú sốc cung

Các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế. Các cú sốc làm giảm tổng cung dược gọi là cú sốc cung bất lợi. Ngược lại, các cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú sốc cung có lợi.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 03/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí