Nhtw Và Việc Cung Ứng Tiền Cơ Sở (Cơ Sở Tiền Tệ)



MS U + D

=

U/D + D/D

=

H U + R U/D + R/D

Nếu ký hiệu s = U/D: tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng so với tiền gửi hay viết gọn là tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi. Và r = R/D: tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại (NHTM).

MS s + 1

=

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

H s + r

Kinh tế học vĩ mô - 16

Biểu thức trên chính là số nhân tiền tệ mà chúng ta sẽ ký hiệu là mM bởi vì nó biểu thị mức độ mà mỗi đồng tiền cơ sở để tạo thành cung tiền lớn hơn. Mỗi khi Ngân hàng trung ương (NHTW) bổ sung thêm 1 đồng tiền cơ sở, thì cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng thêm mM đồng.

MS

mM = H

s + 1

=

s + r

(5.3)

Biểu thức trên cho thấy, số nhân tiền tệ phụ thuộc vào tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng so với tiền gửi (s) và tỷ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (r). Cả s và r đều có tác động ngược chiều đến số nhân tiền: số nhân tiền tăng khi s và r giảm; ngược lại, số nhân tiền giảm khi s và r tăng. Lưu ý rằng nếu s = 0 nghĩa là tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi bằng 0, đồng nghĩa với mọi giao dịch đều được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, thì số nhân tiền có giá trị là 1/r, đúng như kết quả nhận được trong ví dụ trên.

Từ phân tích trên, chúng ta rút ra mô hình về cung tiền như sau: MS = mM x H (5.4)

Như vậy, cung tiền phụ thuộc vào tiền cơ sở và số nhân tiền. Cung tiền tăng khi

tiền cơ sở và/hoặc số nhân tiền tăng; và ngược lại. Mối quan hệ giữa cung tiền và tiền cơ sở được biểu diễn như sau:

Tiền cơ sở (H)


Tiền mặt (U)

Dự trữ (R)

Tiền gửi (D)

Mức cung tiền (MS)


Hình 5.2: Mối quan hệ giữa cung tiền và tiền cơ sở


5.2.3. Cân bằng thị trường tiền tệ


MS

MD1

i


i2


i1


MD2


M

Hình 5.3: Cân bằng trên thị trường tiền tệ


Hình 5.3 biểu diễn cả hai đường: cung tiền và cầu tiền trên hệ trục tọa độ trong đó lãi suất được biểu diễn trên trục tung và lượng tiền được biểu diễn trên trục hoành. Cung tiền được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương và được giả thiết là không phụ thuộc vào lãi suất, do vậy, nó được biểu diễn là đường thẳng đứng. Hay MS/P = Const (số cố định).

Lãi suất sẽ được điều chỉnh để cân bằng lượng cầu tiền và lượng tiền cung ứng. Có một mức lãi suất được gọi là lãi suất cân bằng, tại đó lượng cầu tiền bằng đúng lượng tiền cung ứng.

Điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ: MS/P = MD/P

Khi sản lượng của nền kinh tế tăng, cầu về tiền tăng và đường MD dịch chuyển sang phải, lãi suất cân bằng tăng.

5.3. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Nhìn chung, hệ thống ngân hàng trong các nền kinh tế hiện đại được tổ chức theo mô hình hai cấp:

- Ngân hàng trung ương (NHTW): có chức năng quản lý tiền tệ.

- Ngân hàng thương mại: có chức năng kinh doanh tiền tệ.

5.3.1. Ngân hàng Trung ương

NHTW là cơ quan Nhà nước có chức năng độc quyền hành phát hành tiền, theo dòi và quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng và có trách nhiệm thực thi chính sách tiền tệ của Nhà nước.


5.3.1.1. Các chức năng chính của NHTW

- Phát hành tiền: NHTW độc quyền phát hành tiền pháp định (tiền giấy), một phần quan trọng của lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.

- Thực thi chính sách tiền tệ: NHTW chịu trách nhiệm điều chỉnh mức cung ứng tiền tệ và lãi suất.

- Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của thị trường tài chính.

- Ngân hàng của Chính phủ: NHTW giữ các tài khoản cho Chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc Nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khóa của Chính phủ bằng cách mua tín phiếu kho bạc do Nhà nước phát hành.

- Ngân hàng của các NHTM: NHTW giữ các tài khoản dự trữ cho các NHTM, thực hiện tiến trình thanh toán liên ngân hàng và hoạt động với vai trò như một người cho vay cuối cùng đối với các NHTM trong trường hợp cần thiết.

5.3.1.2. NHTW và việc cung ứng tiền cơ sở (cơ sở tiền tệ)

Tiền cơ sở là lượng tiền do NHTW phát hành, có thể tồn tại dưới hai hình thái: tiền mặt đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng và dự trữ của các NHTM.

H = U + R (5.5)

H: tiền cơ sở (cơ sở tiền tệ)

U: tiền mặt lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng R: tiền dự trữ trong các NHTM

Trong các nền kinh tế hiện đại, cung tiền bao giờ cũng lớn hơn tiền cơ sở. Nguyên nhân là do quá trình tạo tiền của các NHTM. Cùng với NHTW, hệ thống NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán và có vai trò quan trọng trong việc quyết định mức cung tiền của nền kinh tế.

5.3.2. Ngân hàng Thương mại (NHTM)

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là huy động tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và cho vay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu làm phương tiện thanh toán.

Ngân hàng ra đời được thừa nhận là một trong những phát minh kỳ diệu nhất của lịch sử thế giới và nó không ngừng đổi mới hoàn thiện để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay Ngân hàng là một bộ phạn không thể thiếu được và nó luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, đây là hoạt động trung gian gắn liên với sự vận


động của toàn bộ nền kinh tế. Kinh doanh Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt với đối tượng là tiền tệ. Ngân hàng là trung gian tài chính giữa người gửi tiền và người vay vì vậy ngân hàng sẽ là công cụ điều tiết hữu hiệu nền kinh tế cũng như một số lĩnh vực phi kinh tế.

Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

NHTM có một số chức năng chính như sau:

- Trung gian tài chính: làm trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền, giữa người đầu tư và người cần vay vốn trên thị trường.

- Thực hiện các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác: thanh toán, mua bán chứng khoán, dịch vụ ngân quỹ, cho thuê tài chính,…

- Tham gia kinh doanh tiền tệ trên thị trường tài chính: kinh doanh ngoại hối, đầu tư chứng khoán,…

5.3.3. Hoạt động của ngân hàng Thương mại và quá trình tạo ra tiền

Để thấy rò vai trò tạo tiền của hệ thống NHTM, chúng ta sẽ lần lượt xem xét hai tình huống sau:

a. Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 100%

Để xem xét ảnh hưởng của các hoạt động NHTM đến cung tiền, đầu tiên, chúng ta hãy tưởng tượng trên thế giới không tồn tại bất kỳ một ngân hàng nào. Nếu không có ngân hàng trong nền kinh tế, sẽ không có tiền gửi và do đó, cung tiền đơn giản chỉ bằng khối lượng tiền mặt. Điều hoàn toàn tương tự xảy ra nếu như có các ngân hàng và chúng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 100%. Nói cách khác, ngân hàng chỉ nhận tiền gửi và giữ chúng với tư cách là dự trữ mà không hề cho vay. Nếu dân chúng mang toàn bộ tiền mặt đến gửi tại hệ thống NHTM thì sẽ không có tiền mặt trong tay dân chúng – toàn bộ tiền mặt được giữ lại dưới dạng dự trữ - nhưng trái lại, lượng tiền gửi bằng đúng khối lượng tiền mặt. Trong điều kiện dự trữ 100%, các NHTM không có vai trò gì trong việc thay đổi cung tiền.

b. Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần

Trong thực tế, các ngân hàng luôn cho vay bởi vì các ngân hàng dự tính rằng không phải tất cả những người gửi tiền sẽ rút toàn bộ tiền gửi ngay lập tức và cùng một lúc, ngân hàng không cần giữ dự trữ bằng số tiền gửi. Trái lại, họ chỉ giữ một phần số tiền huy động được và cho vay phần còn lại.

Để thấy được hệ thống ngân hàng tạo tiền như thế nào, đầu tiên giả định dân chúng không giữ tiền mặt, và như vậy lượng tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân hàng


sẽ bằng 0. Tiếp theo, giả thiết khi các ngân hàng nhận được một khoản tiền gửi, ngân hàng giữ lại 10% dự trữ và cho vay 90% còn lại. Trong trường hợp này, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng là 10%. Tổng quát lại, với tỷ lệ dự trữ là r thì lượng dự trữ R sẽ bằng r nhân với lượng tiền gửi D.

Sau đây, chúng ta sử dụng tài khoản chữ T để xem xét sự thay đổi tài sản có và nợ của một ngân hàng (ngân hàng thứ nhất) sau khi nhận được một khoản tiền gửi mới là 100 triệu đồng. Trước khi ngân hàng thứ nhất cho vay, cung tiền tăng 100 triệu đồng. Nhưng sau khi ngân hàng này cho vay thì tài khoản của ngân hàng này thay đổi như sau:

Ngân hàng thứ nhất

Tài sản có Tài sản nợ

Dự trữ: 10

Cho vay: 90

Tiền gửi: 100

Bên phải của tài khoản là tài sản nợ tăng thêm 100 triệu (số tiền mà ngân hàng nợ

người gửi tăng thêm). Bên trái của tài khoản là tài sản có cũng tăng thêm 100 triệu, trong đó ngân hàng bổ sung thêm 10 triệu dự trữ và cho vay thêm 90 triệu. Tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng luôn bằng nhau. Như vậy, bây giờ cung tiền tăng 190 triệu vì những người gửi tiền vào ngân hàng nắm giữ 100 triệu tiền gửi không kỳ hạn và người đi vay tiền của ngân hàng nắm giữ 90 triệu tiền mặt. Như vậy, khi ngân hàng chỉ nắm giữ một phần tiền gửi huy động được dưới dạng dự trữ, nó làm tăng tổng phương tiện thanh toán.

Sự tạo tiền không dừng lại ở ngân hàng thứ nhất. Giả sử những người đi vay tiền từ ngân hàng thứ nhất sử dụng 90 triệu để mua sắm một số vật dụng từ một vài người khác, những người này sau khi nhận được tiền lại quyết định gửi toàn bộ số tiền mặt của mình vào ngân hàng thứ hai. Ngân hàng thứ hai giữ lại 10% (9 triệu) làm dự trữ và cho vay 90% còn lại (81 triệu), cung tiền lại tăng thêm 81 triệu.

Ngân hàng thứ hai

Tài sản có Tài sản nợ

Dự trữ: 9

Cho vay: 81

Tiền gửi: 90

Quá trình cứ tiếp tục diễn ra: mỗi lần sau khi tiền mặt được gửi vào ngân hàng,

nó lại được ngân hàng cho vay một phần. Cứ như vậy, lượng tiền trong nền kinh tế ngày càng tăng. Vậy cuối cùng có bao nhiêu tiền được tạo ra trong nền kinh tế? Bây giờ chúng ta sẽ cộng các khoản tiền gửi nêu trên lại với nhau:

Số tiền gửi ban đầu = 100

Số tiền cho vay của ngân hàng thứ nhất = 90 (= 0,9 x 100) Số tiền cho vay của ngân hàng thứ hai = 81 (= 0,9 x 90)


Số tiền cho vay của ngân hàng thứ ba = 72,9 (= 0,9 x 81)

………………….


Tổng lượng tiền tăng lên =

1

x 100 =

1

x 100 = 1.000

1 – 0,9 0,1

Như vậy, quá trình tạo tiền này không thể diễn ra vô hạn: lượng tiền bổ sung ngày càng giảm dần. Nếu chúng ta cộng tất cả các con số trong ví dụ trên, chúng ta sẽ thấy với 100 triệu đồng tiền gửi, lượng tiền trong nền kinh tế tăng 1.000 triệu đồng. Lượng tiền trong nền kinh tế tăng thêm do hoạt động của hệ thống ngân hàng tạo ra từ một đồng tiền gửi được gọi là số nhân tiền tệ. Như vậy, trong trường hợp tỷ lệ dự trữ là 10%, khi tiền gửi tăng thêm 100 triệu đồng đã làm cung tiền tăng 1.000 triệu đồng và như vậy, số nhân tiền là 10 (bằng 1 chia cho tỷ lệ dự trữ).

5.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung tiền

a. Tiền cơ sở (cơ sở tiền tệ - H)

Như chúng ta đã biết, tiền cơ sở bao gồm tiền mặt lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng (U) và tiền dự trữ trong các ngân hàng (R). NHTW kiểm soát cung tiền chủ yếu thông qua việc kiểm soát tiền cơ sở. Cung tiền tỷ lệ thuận với tiền cơ sở. Vì vậy, sự gia tăng tiền cơ sở làm tăng cung tiền theo cùng một tỷ lệ.

H = U + R


b. Tỷ lệ dự trữ

Dự trữ bao gồm tiền mặt nằm trong két của các NHTM và tiền gửi của các NHTM ở NHTW. Các ngân hàng phải có dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Tỷ lệ dự trữ thực tế (r) được quy định bởi 2 nhân tố.

Thứ nhất là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb), tức là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các NHTM phải chấp hành theo quy định của NHTW. Việc áp đặt dự trữ bắt buộc một mặt để đảm bảo cho các ngân hàng luôn có tiền mặt khi khách hàng yêu cầu, mặt khác đây chính là công cụ để NHTW có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền.

Nhân tố thứ hai là hành vi của chính các ngân hàng. Các ngân hàng có thể muốn dự trữ cao hơn mức dự trữ bắt buộc, thường gọi là dự trữ dôi ra (dự trừ tùy ý rty). Đối với một ngân hàng, việc quyết định nắm giữ bao nhiêu dự trữ dôi ra là một vấn đề kinh tế giống như việc một cá nhân quyết định nắm giữ bao nhiêu tiền cho động cơ dự phòng. Lợi ích của dự trữ thêm là ngân hàng luôn có thể đáp ứng ngay lập tức nhu cầu rút tiền của khách hàng, làm giảm chi phí giao dịch đối với khách hàng và củng cố niềm tin của họ vào hoạt động ngân hàng. Mức dự trữ dôi ra thường cao khi hoạt động gửi tiền và rút tiền diễn ra thất thường không thể dự tính được.


r = rb + rty

Khi lãi suất thị trường tăng lên, các ngân hàng có xu hướng ít dự trữ hơn và giảm lượng dự trữ dôi ra xuống mức thấp hơn. Điều này có nghĩa rằng cung tiền có thể là hàm số của lãi suất. Tuy nhiên, để đơn giản cho việc mô hình hóa, chúng ta thường bỏ qua ảnh hưởng này. Các nhân tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tính bất định của các giao dịch ngân hàng tăng lên sẽ làm tăng tỷ lệ dự trữ.

Khi tỷ lệ dự trữ càng thấp, ngân hàng càng cho vay nhiều, và do đó tạo thêm càng nhiều tiền từ mỗi đơn vị tiền gửi. Do đó, sự cắt giảm tỷ lệ dự trữ thực tế của các NHTM sẽ làm tăng số nhân tiền và qua đó làm tăng cung tiền.

c. Tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng so với tiền gửi (s)

Khi tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng so với tiền gửi càng thấp, dân chúng càng giữ ít tiền mặt và gửi tiền nhiều hơn vào ngân hàng. Các ngân hàng sẽ cho vay được nhiều hơn và kết quả là cả số nhân tiền và cung tiền đều tăng lên.

Thói quen thanh toán của dân chúng có ảnh hưởng quyết định tới tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi. Chi phí và sự thuận tiện để nhận được tiền mặt có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi. Tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi cũng có tính thời vụ. Tỷ lệ này rất cao vào các dịp lễ, tết, hội hè.

Thông qua những yếu tố này và ta có thể biết được cách thức mà NHTW có thể tác động tới cung tiền trong nền kinh tế.

5.3.5. Các công cụ điều tiết cung tiền của ngân hàng Trung ương

Một trong những chức năng quan trọng của NHTW là kiểm soát lượng tiền cung ứng. Các quyết định được đưa ra bởi các nhà hoạch định chính sách có liên quan đến cung tiền được gọi là chính sách tiền tệ. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, NHTW có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín dụng của một quốc gia.

a. Nghiệp vụ thị trường mở

NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu Chính phủ. Khi mua trái phiếu Chính phủ, NHTW phải trả cho những người bán trái phiếu một lượng tiền bằng đúng giá trị của các trái phiếu Chính phủ mua vào. Do đó, tiền cơ sở tăng lên một lượng tương ứng. Do tiền cơ sở tăng, cung tiền của nền kinh tế sẽ tăng. Ngược lại, khi NHTW bán trái phiếu Chính phủ, những người mua trái phiếu sẽ phải trả một khoản tiền tương ứng cho NHTW. Kết quả là một lượng tiền tương ứng sẽ bị rút khỏi lưu thông, tức tiền cơ sở giảm và làm giảm cung tiền trong nền kinh tế.


Cần lưu ý rằng, chỉ khi NHTW mua hoặc bán trái phiếu Chính phủ mới làm thay đổi tiền cơ sở. Hoạt động mua bán trái phiếu của các NHTM không làm thay đổi tiền cơ sở do vậy không làm thay đổi cung tiền nếu tỷ lệ dự trữ và tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi không đổi.

Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, NHTW đôi khi còn mua hoặc bán ngoại tệ nhằm tác động tới tỷ giá hối đoái. Các hoạt động trên thị trường ngoại hối này cũng có tác động tới tiền cơ sở tương tự như mua bán trái phiếu Chính phủ.

b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống NHTM có thể tạo ra từ mỗi đồng dự trữ. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từ mỗi đồng tiền gửi. Kết quả là nó làm tăng lượng dự trữ, giảm số nhân tiền và làm giảm cung tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và tăng cung tiền.

Nhìn chung, các NHTW rất ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Ví dụ, khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, một số ngân hàng nhận thấy họ bị thiếu hụt dự trữ mặc dù họ không có sự biến động nào trong tiền gửi. Trường hợp như vậy, họ phải từ chối cho vay cho đến khi tạo ra được đủ mức dự trữ theo quy định mới.

c. Lãi suất chiết khấu

Công cụ thứ ba mà NHTW có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền là lãi suất chiết khấu, lãi suất mà NHTW áp dụng khi cho các NHTM vay tiền. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, NHTM phải vay NHTW. Tình huống này xảy ra khi ngân hàng đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền gửi được rút ra. Khi NHTW cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn.

NHTW có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ít vay tiền của NHTW để bù đắp dự trữ, họ có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ, đáp ứng nhanh nhu cầu rút tiền của khách hàng và làm giảm số nhân tiền. Bởi vậy, biện pháp tăng lãi suất chiết khấu có xu hướng làm giảm tiền cơ sở và số nhân tiền, dẫn đến cung tiền giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích các ngân hàng vay tiền nhiều hơn từ NHTW và dự trữ với tỷ lệ thấp hơn, dẫn tới tiền cơ sở và số nhân tiền tăng và cung tiền theo đó cũng tăng lên.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 03/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí