Ảnh Hưởng Của Tăng Chi Tiêu Chính Phủ Và Tăng Thuế Cùng Một Lượng


Các ví dụ về cú sốc cung bất lợi: thời tiết xấu làm giảm sản lượng các sản phẩm nông nghiệp; công đoàn gây áp lực làm giảm tiền lương; tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hạn chế sản lượng khai thác làm tăng giá dầu trên thị trường thế giới.

Các cú sốc bất lợi làm tăng chi phí sản xuất. Ở mỗi mức giá cho trước, các doanh nghiệp muốn bán ra ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Như trong hình 4.13 cho thấy, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên và sang bên trái từ AS0 đến AS1 . Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cầu từ điểm A đến điểm B. Sản lượng của nền kinh tế giảm từ Y* xuống Y1, trong khi mức giá tăng từ P0 lên P1. Do nền kinh tế vừa rơi vào suy thoái (sản lượng giảm), vừa trải qua lạm phát (mức giá tăng) nên hiện tượng này được gọi là lạm phát đi kèm suy thoái.

Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi đối mặt với hiện tượng lạm phát đin kèm suy thoái này? Quả là không có những lựa chọn dễ dàng. Một trong những khả năng là các nhà nhà hoạch định chính sách có thể muốn triệt tiêu tác động bất lợi của sự dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn đến sản lượng bằng cách tăng tổng cầu. Khi đó, Chính phủ cần kích cầu để dịch chuyển đường tổng cầu đến AD1 vừa đủ để duy trì mức sản lượng ban đầu. Nền kinh tế chuyển đến điểm C. Sản lượng trở về mức tự nhiên và mức giá tiếp tục tăng lên P2. Như vậy các nhà hoạch định chính sách đã thích ứng với sự dịch chuyển của tổng cung bởi họ cho phép sự tăng lên trong chi phí ảnh hưởng đến giá cả một cách lâu dài.


ASLR

AS1


AS0

C

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

B

A

Kinh tế học vĩ mô - 13

AD1

AD2

AD0

P


P2 P1

P0


0

Y2 Y1 Y* Y


Hình 4.13: Ảnh hưởng cú sốc cung bất lợi

Ngược lại nếu muốn triệt tiêu tác động bất lợi của cú sốc cung này đến mức giá, các nhà chính sách cần chủ động cắt giảm tổng cầu. Trên sơ đồ hình 4.13, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0 đến AD2 vừa đủ để duy trì mức giá ban đầu. Nền kinh tế chuyển đến điểm D. Mức giá chuyển đến P2, còn sản lượng tiếp tục giảm xuống đến Y2 và nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái.


4.5. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

4.5.1. Khái niệm, tác dụng

Như chúng ta đã biết nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động. Bất kỳ nỗ lực nào của Chính phủ được sử dụng để bình ổn nền kinh tế đều được gọi là chính sách ổn định. Hai chính sách ổn định quan trọng nhất trong các nền kinh tế thị trường hiện đại là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ .

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có ba mục tiêu cơ bản: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm đầy đủ và ổn định lạm phát ở mức hợp lý. Khi mọi nguồn lực đã được sử dụng đầy đủ thì sự can thiệp của Chính phủ trong ngắn hạn chỉ có thể tác động đến cách thức phân chia mức thu nhập được quyết định bởi công nghệ và cung về nhân tố sản xuất. Tuy nhiên khi nền kinh tế còn có các nguồn lực chưa được sử dụng thì chính sách của Chính phủ có thể ảnh hưởng đến cả quy mô lẫn cách thức phân chia tổng thu nhập. Trong bối cảnh đó, ngay cả khi một phần nhỏ hơn của thu nhập quốc dân được chuyển cho đầu tư, nhưng nếu thu nhập quốc dân tăng đủ lớn, thì mức đầu tư vẫn có thể tăng và do đó vẫn có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Trong phần này chúng ta chỉ thảo luận về vai trò của chính sách tài khóa trong nỗ lực ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn.

Chính sách tài khóa là những chính sách của Chính phủ nhằm nỗ lực cải thiện thành tựu kinh tế vĩ mô thông qua việc thay đổi chính sách thuế và các khoản chi tiêu của Chính phủ.

Mặc dù chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư, tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, chính sách tài khóa chủ yếu ảnh hưởng đến tổng cầu hàng hóa và dịch vụ.

Chính sách tài khoá sử dụng hai công cụ là chi tiêu Chính phủ và thuế nhằm ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn.

4.5.2. Phân loại

Chính sách tài khóa của Chính phủ nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và tạo công ăn việc làm cho người lao động và được chia thành hai loại là chính sách tài khóa chủ động và chính sách tài khóa tự ổn định (cơ chế tự ổn định)

4.5.2.1. Chính sách tài khóa chủ động

Để thực hiện được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Chính phủ sử dụng các công cụ của chính sách tài khóa thông qua việc thay đổi thuế ròng (T) hoặc thay đổi chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ (G) theo hai hướng mở rộng hoặc thu hẹp.


a. Chính sách tài khóa mở rộng

Mục tiêu của chính sách này là tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động khi nền kinh tế phải đối phó với suy thoái do tổng cầu quá thấp (Y1 < Y*), công ăn việc làm ít Chính phủ có thể kích thích tổng cầu thông qua chính sách tài

khoá mở rộng bằng cách giảm thuế hay tăng chi tiêu của Chính phủ hay vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế để gia tăng tổng cầu AD, từ đó làm sản lượng tăng theo. Cụ thể:

- Tăng G tức là tăng chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ sẽ trực tiếp làm tăng tổng cầu.

- Giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập khả dụng của hộ gia đình. Khi thu nhập khả dụng tăng lên sẽ kích thích làm tăng tiêu dùng, điều này sẽ làm tăng tổng cầu.

Khi tổng cầu tăng lên đường tổng cầu dịch chuyển lên trên từ AD1 đến AD2 làm cho sản lượng tăng lên từ Y1 đến Y2 và tiến gần về sản lượng tiềm năng (Y*), tác động này làm thất nghiệp giảm xuống về gần với mức thất nghiệp tự nhiên. Tuy nhiên chính

sách này đôi khi gây ra áp lực lạm phát (hình 4.14)


AD450


AD2

E2

AD1


E1


0 Y1

Y2 Y*

Y

Hình 4.14: Chính sách tài khoá mở rộng


Cơ chế tác động của chính sách tài khóa mở rộng

-

-

b. Chính sách tài khóa thu hẹp

Ngược lại, khi nền kinh tế có sản lượng cao vượt qua mức tiềm năng (Y1 >Y*) tạo áp lực lạm phát trong nền kinh tế, với mục tiêu ổn định giá cả nhằm hạn chế ảnh hưởng của việc nền kinh tế phát triển nóng, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài


khóa thu hẹp bằng cách tăng thuế hay giảm chi tiêu hoặc cả hai nhằm hạn chế tổng cầu để chống lạm phát. Cụ thể:

- Giảm G tức là giảm chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ sẽ trực tiếp làm giảm tổng cầu.

- Tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng của hộ gia đình. Khi thu nhập khả dụng giảm xuống sẽ hạn chế khả năng tiêu dùng của họ, điều này sẽ làm giảm tổng cầu.

Khi tổng cầu giảm xuống đường tổng cầu dịch chuyển xuống dưới từ AD1 về AD2 làm cho sản lượng giảm xuống từ Y1 tiến gần về sản lượng tiềm năng (Y*) hoặc giảm sâu về Y2, tác động này có thể khắc phục được lạm phát cao nhưng nếu sản lượng giảm sâu quá sẽ làm cho thất nghiệp có xu hướng tăng lên. (hình 4.15)

AD 450


AD1

E1

AD2

E2


0 Y2

Y* Y1 Y

Hình 4.15: Chính sách tài khoá thu hẹp


Cơ chế tác động của chính sách tài khóa thu hẹp

-

-

c. Chính sách tài khóa có sự ràng buộc về ngân sách

Trong những thập kỷ gần đây, khi Chính phủ ở nhiều nước có các khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ thì việc tăng chi tiêu Chính phủ hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái thường được xem là ít có tính khả thi về mặt chính trị. Theo hiệp định Maastricht các nước thuộc liên minh Châu Âu muốn sử dụng đồng tiền chung thì phải giảm thâm hụt ngân sách của họ xuống 3% so với GDP. Đạt mục tiêu này đòi hỏi Chính phủ các nước phải cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế và do vậy có ít phạm vi hơn cho việc tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế.




AE(G0,T0

)

AD

AD(G1,T0)

AD(G1,T1)

AD(G0,T0)

E1

E0

45O

G


0

Y0 Y1 Y


Hình 4.16: Ảnh hưởng của tăng chi tiêu Chính phủ và tăng thuế cùng một lượng

Điều gì xảy ra nếu Chính phủ bù đắp tăng chi tiêu bằng cách tăng thuế? Số nhân ngân sách cân bằng phản ánh sự gia tăng của GDP tạo ra khi cả chi tiêu Chính phủ và thuế cùng tăng thêm một đơn vị để giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi. Việc tăng thuế làm giảm thu nhập khả dụng và do đó làm giảm tiêu dùng tư nhân. Điều này gây lấn át một phần ảnh hưởng mở rộng của việc tăng chi tiêu Chính phủ. Để thấy được tại sao tăng thuế chỉ lấn át một phần ảnh hưởng mở rộng của tăng chi tiêu, bạn hãy nhớ lại rằng việc giảm thu nhập khả dụng một đơn vị chỉ làm giảm tiêu dùng theo xu hướng tiêu dùng cận biên. Ảnh hưởng ròng của việc tăng chi tiêu Chính phủ đi kèm với tăng thuế- sau khi số nhân đã phát huy tác dụng – là thu nhập quốc dân tăng một lượng đúng bằng mức chi tiêu Chính phủ (chứ không phải là tích của số nhân với lượng chi tiêu gia tăng như đáng lẽ xảy ra khi thuế không thay đổi). Điều đó có nghĩa giá trị của số nhân ngân sách cân bằng đúng bằng 1.

Để đơn giản cho việc giải thích tại sao số nhân ngân sách cân bằng lại có giá trị đúng bằng 1 chúng ta sẽ xét một nền kinh tế đóng trong đó mức thu thuế của Chính phủ không phụ thuộc vào thu nhập tạo ra trong nền kinh tế. Chi tiết về mô hình xác định thu nhập, số nhân chi tiêu và số nhân thuế đối với nền kinh tế đó được giới thiệu trong phần mục lục ở cuối chương. Gỉa thiết rằng Chính phủ tăng chi tiêu 1 tỷ đồng được bù đắp bằng việc tăng thuế cũng 1 tỷ đồng. Ảnh hưởng ròng của chính sách đó đến sản lượng cân bằng được xác định bằng công thức sau :

1 + 1 = 1 tỷ đồng

Trong đó ở vế trái biểu thức thứ nhất biểu thị tác động của việc tăng chi tiêu Chính phủ 1 tỷ đồng, còn biểu thức thứ hai biểu thị tác động của việc tăng thuế 1 tỷ


đồng. Như vậy hiệu ứng ròng của việc Chính phủ tăng thuế và tăng chi tiêu cùng 1 tỷ đồng là sản lượng cân bằng tăng đúng 1 tỷ đồng. Hình 4.16 biểu thị kết quả của việc tăng chi tiêu Chính phủ và tăng thuế cùng một lượng là . Kết quả là sản lượng tăng lên một lượng tương ứng .

4.5.2.2. Cơ chế tự ổn định

Cơ chế tự ổn định là những thay đổi trong chính sách tài khóa có tác dụng kích thích tổng cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái và cắt giảm tổng cầu khi nền kinh tế phát triển quá nóng mà không cần bất kỳ sự hành động điều chỉnh nào của các nhà hoạch định chính sách.

a. Những thay đổi tự động của hệ thống thuế

Cơ chế tự ổn định quan trọng nhất trong các nền kinh tế thị trường hiện đại là hệ thống thuế. Mặc dù Chính phủ chưa cần phải điều chỉnh thuế suất.

Hệ thống thuế có vai trò như một bộ tự ổn định, điều chỉnh tự động nhanh và mạnh. Khi nền kinh tế rơi vào một cuộc suy thoái, doanh thu từ thuế của Chính phủ sẽ tự động giảm vì hầu hết các loại thuế đều liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế.

Ví dụ như thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình và thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi nhuận của các doanh nghiệp. Vì các khoản thu nhập này đều giảm xuống trong thời kỳ suy thoái nên doanh thu từ thuế của Chính phủ giảm. Sự cắt giảm thuế tự động như thế sẽ có tác dụng kích thích tổng cầu, và do đó góp phần thu hẹp biên độ của các chu kỳ kinh doanh.

b. Hệ thống bảo hiểm

Một số khoản mục chi tiêu của Chính phủ cũng hoạt động như những cơ chế tự ổn định. Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và các chuyển khoản mang tính chất xã hội khác.

Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm. Khi thất nghiệp hay mất việc, nghỉ hưu, ốm đau họ được nhận trợ cấp. Khi có việc làm thì họ phải trích nộp các khoản bảo hiểm. Như vậy khi nền kinh tế suy thoái người lao động không có việc làm nhưng có thu nhập từ các khoản trợ cấp, do đó làm tổng cầu tăng và thúc đẩy sản lượng tăng. Khi nền kinh tế phát đạt thu nhập tăng, trích nộp các khoản bảo hiểm làm cho thu nhập giảm bớt và làm tổng cầu giảm, do đó sản lượng giảm. Như vậy, hệ thống bảo hiểm luôn có tác động ngược chiều với chu kỳ kinh doanh.

Tuy nhiên, những ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm phần nào những dao động của nền kinh tế, mà không xoá bỏ được hoàn toàn những dao động đó. Phần còn lại là vai trò của các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.


4.5.2.3. Định lượng cho chính sách tài khóa

a. Loại mục tiêu thứ nhất: đưa sản lượng về mức tiềm năng

Giả sử lúc đầu sản lượng nằm tại mức Y1. Muốn đưa sản lượng lên mức tiềm năng phải làm tăng sản lượng thêm: ∆Y = Y* – Y1

Muốn như vậy phải đẩy đường tổng cầu từ AD1 lên AD3, nghĩa là phải làm tăng cầu thêm một lượng:

∆AD = ∆Y/m (theo số nhân tổng cầu thì ∆Y = m.∆AD)

Muốn làm tăng tổng cầu một lượng ∆AD bằng chính sách tài khóa, Chính phủ có ba cách:

Thứ nhất: Chỉ thay đổi G

Chúng ta biết rằng, khi tăng mua hàng hóa dịch vụ thêm 100 đơn vị tiền tệ thì tổng cầu tăng đúng 100 đơn vị tiền tệ. Như vậy, muốn làm tăng tổng cầu một lượng

∆AD thì phải tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ thêm đúng một lượng bằng ∆AD:

∆G = ∆AD

Thứ hai: Chỉ thay đổi T

Theo tình huống đặt ra trên hình 4.16 Muốn tổng cầu tăng thì cần phải giảm T Chúng ta biết rằng khi giảm thuế 1 lượng là ∆T (tức là ∆T < 0) thì thu nhập khả

dụng sẽ tăng thêm một lượng ∆YD đúng bằng lượng thuế giảm bớt, do đó:

∆YD = - ∆T

Nhờ vậy mà tiêu dùng tăng thêm:

∆C = MPC.∆YD = - MPC.∆T

Tiêu dùng tăng làm cho tổng cầu tăng một lượng tương ứng (giống tác động của G):

∆AD = ∆C = - MPC.∆T

Từ đó có thể suy ra được lượng thuế cần phải giảm bớt:


Thứ ba Thay đổi cả G lẫn T Khi áp dụng cả hai công cụ thì mỗi công cụ G và 8

Thứ ba: Thay đổi cả G lẫn T

Khi áp dụng cả hai công cụ thì mỗi công cụ G và T làm thay đổi một phần của

∆AD. Gọi ∆AD1 là lượng tăng thêm của tổng cầu do việc thay đổi G gây ra, ∆AD2 là lượng tăng thêm của tổng cầu do việc thay đổi do T gây ra. Lượng G và T cần phải thay đổi được xác định bởi:

∆G = ∆AD1


∆AD2 = - MPC.∆T

Vì ∆AD = ∆AD1 + ∆AD2

→ ∆AD = ∆G - MPC.∆T

Đó là phương trình giúp tìm lượng thay đổi của G và T cần thiết để làm thay đổi lượng tổng cầu ∆AD. Dựa vào phương trình này ta có thể đặt ra vô số tình huống khác nhau về việc thay đổi G và T để làm thay đổi tổng cầu một lượng ∆AD. Cách đặt tình huống là cho trước ∆G sẽ tìm được ∆T, cho trước ∆T sẽ tìm được ∆G

Lẽ dĩ nhiên phương trình trên cũng có thể áp dụng cho trường hợp chỉ thay đổi G hoặc chỉ thay đổi T. Thật vậy, nếu chỉ thay đổi G thì cho ∆T = 0, phương trình trên trở thành ∆G = ∆AD; nếu chỉ thay đổi T thì phương trình trên trở thành ∆T = - ∆AD/MPC

b. Loại mục tiêu thứ 2: thay đổi T sao cho tổng cầu không đổi trong khi Chính phủ thay đổi G

Mục tiêu này thường được đặt ra khi nền kinh tế đang đạt tại mức sản lượng tiềm năng mà Chính phủ có nhu cầu phải tăng G. Khi G tăng thì AD tăng do đó đường AD sẽ dịch chuyển lên phía trên, tạo điểm cân bằng mới cao hơn sản lượng tiềm năng, gây áp lực lạm phát tăng. Muốn không xảy ra điều đó thì Chính phủ phải tăng thuế để dân chúng giảm bớt tiêu dùng. Lượng giảm của tiêu dung phải đủ để bù trừ cho lượng tăng của G. Vậy lượng T cần thay đổi bao nhiêu?

Chúng ta biết rằng khi thuế tăng thêm ∆T thì thu nhập khả dụng sẽ giảm bớt:

∆YD = - ∆T.

Lúc đó tiêu dùng giảm:

∆C = MPC.∆YD = - MPC.∆T


Điều mong muốn là lượng giảm của C bằng với lượng tăng của G, nghĩa là:

∆C = - ∆G Thay ∆C bằng (- MPC.∆T) ta được:

MPC.∆T = - ∆G

Hay 4 5 2 4 Những hạn chế của chính sách tài khoá Trong thực tế chính sách tài 9

4.5.2.4 Những hạn chế của chính sách tài khoá.

Trong thực tế chính sách tài khoá bị hạn chế bởi nhiều lý do:

- Khó xác định một cách chính xác mức độ cần thiết phải tác động

+ Có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá các sự kiện kinh tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2022