DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BGDĐT : Bộ Giáo dục đào tạo BNV : Bộ nội vụ
CMHS : Cha mẹ học sinh CMNV : Chuyên môn nghiệp vụ CSVC : Cơ sở vật chất
ĐDDH : Đồ dùng dạy học GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên
GVBM : Giáo viên bộ môn
GVCN :Giáo viên chủ nhiệm
HĐHT : Hoạt động học tập
HĐND : Hội đồng nhân dân
HN&GDTX : Hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Xây Dựng Trường Thcs Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Hiệu Trưởng Quản Lý Xây Dựng Trường Trung Học Cơ Sở Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Ql Hoạt Động Gd Toàn Diện Của Hs Trường Chuẩn Qg
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
HS : Học sinh
HT : Hiệu trưởng
NV : Nhân viên
PHT : Phó hiệu trưởng
PPDH : Phương pháp dạy học
QG : Quốc gia
QL : Quản lí
QLGD : Quản lí giáo dục
SL : Số lượng
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TT : Thông tư
TTCM : Tổ trưởng chuyên môn
UBND : Ủy ban nhân dân
XH : Xã hội
XHH : Xã hội hóa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kết quả quá tình học tập, sự hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh Tiểu học theo Thông tư 30 ... 37
Bảng 2.2. Thống kê số trường trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả 38
Bảng 2.3. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL tổ chức nhà trường theo chuẩn QG .40 Bảng 2.4. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL kế hoạch dạy học, chương trình dạy học theo chuẩn QG 41
Bảng 2.5. Ý kiến của cán bộ quản lý về phân công giảng dạy của các trường THCS theo chuẩn QG 42
Bảng 2.6. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL giảng dạy của GV các trường THCS 43
Bảng 2.7. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL hoạt động học tập HS các trường THCS 46
Bảng 2.8. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL hoạt động GD toàn diện của HS THCS 49
Bảng 2.9. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL bồi dưỡng đội ngũ các trường THCS 50
Bảng 2.10. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL xây dựng CSVC các trường THCS 51
Bảng 2.11. Ý kiến của cán bộ quản lý về QL việc thực hiện XHHGD các trường THCS 52
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết của các bài học kinh nghiệm. 79 Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của các bài học kinh nghiệm. 79
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các bài học 77
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [15, tr33]. Lời dạy của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Để không bị tụt hậu, để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì rất cần phải nhận thức rõ vị trí và vai trò của giáo dục và đào tạo.
Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác.
Sự nghiệp giáo dục của nước ta qua hơn hai mươi năm đổi mới đã thu được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Để có thể cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu, khóa XI (tháng 10-2012) chủ trương “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Với vị trí và vai trò quan trọng của GD và ĐT thì việc xây dựng nhà trường nói chung và các trường đạt chuẩn quốc gia nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng công cuộc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và quá trình nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng phát triển hiện đại đến năm 2020 của Đảng ta.
Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong việc đào tạo ra nhân tài, đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đồng thời là yêu cầu phát triển mới của đất nước, của địa phương. Chuẩn quốc gia về trường học được xem là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường: chuẩn hóa trường lớp, chuẩn hóa đội ngũ và chuẩn hóa chất lượng dạy và học trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, ngành giáo dục đã ban hành nhiều văn bản pháp qui để đưa vào thực hiện. Đó là:
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 năm 2005; Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung một số điều số 44/2009/QH12 và văn bản hướng dẫn thi hành 2009;
Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chương trình giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Quy chế công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT- BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Các văn bản này sẽ tạo thành một hệ thống các qui định làm cơ sở cho việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Chính vì thế, xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia là quá trình xuất phát từ thực tế của vấn đề thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo cụ thể, chủ trương xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và đào tạo đã được các cấp QLGD, các nhà trường THCS, THPT trong toàn quốc hưởng ứng và trở thành một phong trào, một nhiệm vụ chính trị của các nhà trường đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Từ năm 2010 đến năm 2015 cấp ủy, chính quyền Thành phố đã tập trung nguồn lực (trên 200 tỷ đồng) để đầu tư xây mới, nâng cấp hệ thống các trường trên địa bàn Thành phố theo các chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn Quốc gia. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm (bao gồm ngân sách cấp trên và ngân sách Thành phố) phân bổ cho nhóm công trình giáo dục chiếm tỷ trọng 20 - 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố và tăng dần qua các năm. Tính đến hết năm 2014 trên toàn Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh có 46/55 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 83,64%. Dự kiến đến hết năm 2015 tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn Thành phố sẽ đạt 90,91%. Tại đây đã có những bài học kinh nghiệm của các đơn vị đã đón nhận danh hiệu trường THCS đạt chuẩn quốc gia, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để tìm kiếm những giải pháp phù hợp, khả thi, khắc phục những khó khăn, hạn chế, cùng với các trường trung học cơ sở phấn đấu vươn lên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kinh nghiệm quản lí trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lí xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh. Rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý nhằm góp phần xây dựng hệ thống trường Trung học cơ sở của Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn Quốc gia.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia của các trường THCS ở Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia của Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong những năm qua, xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, song chưa như mong đợi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là do công tác quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định. Nếu tiếp thu một cách có chọn lọc những bài học kinh nghiệm phù hợp hơn với địa phương sẽ góp phần xây dựng được các trường THCS đạt chuẩn quốc gia đáp ứng tốt yêu cầu phát triển GD&ĐT của tỉnh Quảng Ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa lý luận về quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia của Hiệu trưởng các trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia tại thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh
5.3. Tổng kết kinh nghiệm xây dựng trường THCS chuẩn Quốc gia ở thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
6.1. Về khách thể và địa bàn khảo sát
Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm trong quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia của 12 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia và 5 trường THCS chưa đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Cẩm Phả để tổng kết những kinh nghiệm thành công và chưa thành công của các trường
Khảo sát 34 người gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, trưởng các Đoàn thể ở các trường THCS.
6.2. Về thời gian khảo sát
Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý trong xây dựng trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia ở Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 07 năm 2015. Đây là thời gian thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cẩm Phả lần thứ XXI nhiệm kỳ 2010 - 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các kết quả nghiên cứu, các quan điểm và các khái niệm công cụ về quản lý trong xây dựng trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia bao gồm:
- Các tài liệu, Văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển GD-ĐT, các quy định về xây dựng các trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng đạt chuẩn quốc gia.
- Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước về phát triển giáo dục, xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia; các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý ở các trường THCS về nội dung và cách thức quản lý xây dựng trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn nhóm cán bộ quản lý các cấp có liên quan, xây dựng một số câu hỏi để tìm hiểu về nội dung và cách thức quản lý xây dựng trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia.
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng một số trường THCS đạt chuẩn Quốc gia ở Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia: sử dụng phương pháp này nhằm xin ý kiến chuyên gia để xây dựng các bộ tiêu chí khảo sát thực trạng và xin ý kiến về tính cần thiết và khả thi của các bài học kinh nghiệm mà luận văn tổng kết.