Kinh nghiệm marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 12

3.3. Các giải pháp chủ yếu để phát triển hoạt động marketing điện tử trong ngành bán lẻ tại Việt Nam‌

3.3.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước

3.3.1.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng pháp lí

Với việc ý thức rõ những chính sách pháp lí cụ thể, phù hợp là nhân tố cốt lõi nhằm tạo dựng một môi trường ổn định nhằm đảm bảo cho marketing điện tử nói chung marketing điện tử trong ngành bán lẻ nói riêng hoạt động một cách hiệu quả. Trong những năm gần đây chính phủ và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan tới thương mại điện tử như : Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại sửa đổi… Đến cuối năm 2009, các nghị định hướng dẫn luật giao dịch điện tử và nhiều nghị định hướng dẫn luật công nghệ thông tin đã được ban hành. Hệ thống các luật định này đã tạo khung pháp lý cơ bản cho sự phát triển của thương mại điện tử và marketing điện tử. Do marketing điện tử là phương thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực, nên Nhà nước phải nhanh chóng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đặc biệt là thông tư về giao kết hợp đồng trên các website thương mại điện tử.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát triển đa dạng của thương mại điện tử và marketing điện tử luôn đặt ra những vấn đề mới cho hệ thống pháp luật liên quan đến những vấn đề này. Nhà nước cũng phải nghiên cứu tiến tới ban hàn hoặc sửa đổi nhiều văn bản pháp luật liên quan tới những chứng từ điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật thông tin… Cần phải nhìn nhận các hoạt động về internet có liên quan tới hầu hết các mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có sự phát triển của marketing điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. Trong số các chính sách đã ban hành, chính sách về quản lí thông tin điện tử, thiết lập trang tin điện tử, quản lí tên miền internet và an ninh mạng tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP

vào ngày 23 tháng 8 năm 2001 đòi hỏi sự nghiên cứu, điều chỉnh càng sớm càng tốt. Điều này thực sự cần thiết trong bối cảnh nước ta đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO và đang nỗ lực hoà nhập vào xu thế phát triển chung của thương mại thế giới.

Mặt khác, Nhà nước cũng cần xây dựng các chính sách an ninh mạng tốt hơn nhằm bảo vệ những nguồn thông tin liên quan tới bí mật riêng tư của khách hàng, chống tin tặc xâm nhập trái phép. Để có thể thực hiện được điều trên, Nhà nước pháp thiết lập một hệ thống mã nguồn cho tất cả các thông tin số, phải hoạch định một chiến lược chung về hình thành và phát triển nền kinh tế số hoá, xây dựng các chính sách, các đạo luật, các quy định cụ thể nhằm thiết lập một chỉnh thể của hệ thống luật quốc gia.

Như vậy, để có được những chính sách phù hợp và mang tính dài hạn, các cơ quan lập pháp cần thường xuyên nghiên cứu xu hướng thị trường mới của công nghệ, tiếp thu qua những kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trong việc xây dựng những chính sách, nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của các tầng lớp trong xã hội để từ đó hình thành những chính sách có thể áp dụng lâu dài và điều chỉnh tốt các hoạt động xã hội.

3.3.1.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin:

Hiện nay, một trong số những nguyên nhân cản trở sự phát triển của marketing điện tử là sự hạn chế về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều biện pháp để cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt cơ cấu đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp đã giảm từ 76,8% xuống còn 50% trong năm 2007 đã chứng tỏ hạ tầng công nghệ tại các doanh nghiệp đã cơ bản được ổn định, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn bị coi là kém phát triển so với nhiều quốc gia trong khu vực. Phí truy cập, lắp đặt và hoà mạng internet còn cao so với một số quốc gia trong khu vực, tốc độ đường truyền còn thấp và không ổn định, số lượng nhà cung cấp dịch vụ còn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

hạn chế so với nhu cầu của thị trường, kể cả đô thị, chất lượng dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet còn thấp, hệ thống máy chủ của các nhà cung cấp chưa thực sự đủ mạnh.

Mặt khác, nguồn năng lượng điện hiện nay vẫn còn thiếu, do đó yêu cầu cung cấp một nguồn điện ổn định cho mạng lưới điện viễn thông vẫn là một thách thức đối với ngành năng lượng Việt Nam. Bởi vậy, điều cần thiết đặt ra lúc này là phải cải thiện hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin.

Kinh nghiệm marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 12

Trước hết, Nhà nước cần tăng nguồn vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Nhà nước cần có những chính sách đầu tư lâu dài và liên tục, bởi công nghệ thông tin là lĩnh vực liên tục thay đổi, Nhà nước cũng cần phải xây dựng huy động các nguồn lực, xây dựng các giải pháp thu hút vốn đầu tư và viện trợ từ các tổ chức, các tập đoàn, các công ty tư nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm, bởi đây là một lĩnh vực còn mới nhưng hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận trong tương lại và góp phần tạo dựng một nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc cho sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin.

Bên cạnh việc đầu tư, Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông và kinh doanh internet, mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ internet, cho phép các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này nhằm từng bước giảm mức cước viễn thông, cải thiện chất lượng dịch vụ và qua đó tăng số lượng người sử dụng internet. Hơn nữa, Nhà nước cần sớm cho ra đời Luật cạnh tranh nhằm kiểm soát giá dịch vụ Bưu chính viễn thông. Mặc dù ngành bưu chính viễn thông đã cấp phép cho nhiều đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ internet nhưng tập đoàn bưu chính viễn thông với cơ sở hạ tầng kĩ thuật sẵn có, rộng khắp với nhiều ưu đãi khác của ngành chủ quản vẫn là đơn vị có thị phần lớn, chi phối giá dịch vụ,

làm hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Bởi vậy, xoá bỏ độc quyền, mở cửa thị trường là hướng đi tất yếu của ngành viễn thông Việt Nam cho mục tiêu phát triển thương mại điện tử và đẩy mạnh việc ứng dụng marketing điện tử.

3.3.1.3. Đẩy mạnh và xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao:

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tới sự thành công của hoạt động marketing điện tử nói chung và marketing điện tử trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế, Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực trình độ cao. Để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động marketing điện tử, cũng như nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các hoạt động này thì Nhà nước cần xem xét những biện pháp sau:

Trước hết, Nhà nước phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Hiện nay, hầu như các trường về kinh tế của Việt Nam đều có giảng dạy môn marketing nhưng chưa có trường nào đi sâu vào marketing điện tử. Như vậy, việc đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử đã dẫn đến nhu cầu tất yếu là sự phát triển những môn học có liên quan đến ngành này. Tăng cường đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản là điều vô cùng cần thiết. Thêm vào đó, sinh viên cũng cần phải được bổ sung những kiến thức về công nghệ thông tin cũng như thương mại điện tử bởi nền tảng của marketing điện tử chính là hạ tầng công nghệ thông tin. Ngoài ra, Nhà nước cần phải chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên mọi cấp độ bởi marketing điện tử được ứng dụng trên phạm vi toàn cầu, do đó dòi hỏi những người tham gia voà hoạt động trong lĩnh vực này phải có trình độ nhất định về ngoại ngữ.

Bên cạnh việc đẩy mạnh hình thức đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng nhằm xây dựng nguồn nhân lực trung và dài hạn, cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến và đào tạo khác như sử dụng các phương

tiện thông tin đại chúng. Nhà nước, thông qua các cơ quan bộ ngành có liên quan cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các lớp chuyên đề để phổ biến kiến thức cho mọi tầng lớp, nhất là đội ngũ doanh nghiệp, giúp họ hiểu sâu hơn về thương mại điện tử và marketing điện tử, cũng như cách thức ứng dụng chúng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chuyên gia về thương mại điện tử, marketing điện tử của Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia vào thị trường trực tuyến, giúp doanh nghiệp giải quyết mọi khó khăn vướng mắc về thương mại điện tử và marketing điện tử. Phát triển nguồn nhân lực là việc làm của toàn xã hội, Nhà nước chỉ đóng vai trò đưa ra các quy định nhằm định hướng, hoõ trợ mạnh trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, chính các doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu trong việc phát triển nguồn nhân lực lâu dài cho đất nước. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ marketing điện tử cho riêng mình. Đây là hình thức đầu tư có hiệu quả đối với mỗi doanh nghiệp, bởi mỗi doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn lực của mình và có thẻ kiểm soát được chất lượng nguồn lực.

3.3.1.4. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử.

Theo báo cáo thương mại điện tử Việt Nam trong liên tiếp 3 năm trở lại đây, hệ thống thanh toán điện tử yếu kém luôn được doanh nghiệp đánh giá là trở ngại lớn thứ hai đối với phát triển marketing điện tử ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, thanh toán điện tử là một điều kiện cần của thương mại điện tử cũng như marketing điện tử. Thương mại điện tử và marketing điện tử khó có thể phát huy hết ưu điểm của mình khi chưa có hệ thống thanh toán điện tử với năng lực đủ mạnh. Đặc biệt là đối với lĩnh vực bán lẻ, số lượng người mua là rất lớn thì việc áp dụng phổ biến thanh toán điện tử là vô cùng quan trọng .

Ngoải ra để đảm bảo cho hệ thống thanh toán hoạt động hiệu quả thì rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các tổ chức tin dụng nhằm xây dựng các chính sách, các biện pháp bảo mật thông tin hiệu quả và tạo dựng một hệ thống thanh toán an toàn, tin cậy và chính xác để người tiêu dùng có thể yên tâm mua bán trên mạng.

3.3.1.5. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ cập kiến thức.

Trong bản chỉ thị về việc triển khai Kế hoạch tổng thể về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010, Bộ thương mại đã yêu cầu Vụ thương mại điện tử, vụ tổ chức cán bộ, các sở thương mại tổ chức tập huấn đào tạo về lợi ích, kĩ năng kinh doanh thương mại điện tử cho các cán bộ quản lí kinh tế cao cấp và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới thương mại điện tử và các doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu trường cán bộ thương mại trung ương và các trường cao đẳng, trung học trực thuộc Bộ thương mại bổ sung nội dung đào tạo về thương mại điện tử vào chương trình đào tạo, chú trọng biên soạn các tài liệu, giáo trình và xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ lí luận và thực tiễn về thương mại điện tử. Đây là một nỗ lực rất lớn của Bộ thương mại và Marketing điện tử tới mọi người dân, nhằm phổ cập hoá và thu hút sự chú ý của mọi người tới các vấn đề này. Tuy nhiên, các bộ ngành có liên quan cũng nên đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền kiến thức về marketing điện tử trên các báo đài, trung tâm thông tin, các trang thông tin tra cứu. Chúng ta nên đẩy mạnh việc đưa dịch vụ cung cấp thông tin thương mại lên mạng internet đẻ lôi kéo các doanh nghiệp kết nối internet, tìm hiểu về các thông tin này, và dựa vào nguồn thông tin đó để tiến hành các hoạt động thương mại. Các nội dung thông tin này muốn hấp dẫn được nhiều người cần phải nhanh nhạy, chính xác và bao trùm trên cả nước. Các nội dung thông tin về giá cả, thị trường trên thế giới cần được cập nhật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu trong nước.

3.3.1.6. Tích cực tham gia hợp tác quốc tế về xây dựng các chiến lược phát triển thương mại điện tử và marketing điện tử.

Việt Nam đang trên con được hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với vai trò ngày càng cao và đang dần khẳng định vị thế trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã tham gia hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế nhằm phát triển các chiến lược, thực hiện các dự án phát triển thương mại điện tử ở cả cấp độ khu vực (ASEAN, APEC) và thế giới (UNCTAD, ICC, WIPO, UNDP). Việc hợp tác quốc tế này sẽ là rất cần thiết bởi chúng ta có thể tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài về công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển thương mại điện tử và marketing điện tử bởi so với các nước trên thế giới, việc ứng dụng thương mại điện tử và marketing điện tử tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn ban đầu.

Hợp tác quốc tế, một mặt sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện các chính sách phù hợp với tình hình trong nước và tiêu chuẩn quốc tế về cả công nghệ, thuế, hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp, an toàn trong các giao dịch thương mại dịch vụ, mặt khác chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước đi trước về đào tạo nguồn nhân lực, cộng nghệ, chính sách pháp luật…

Trong hợp tác đa phương, càn ưu tiên hợp tác với các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực như WTO, APEC, ASEAN, ASEM và các tổ chức chuyên trách về thương mại của liên hợp quốc như UNCTAD, UNCITRAL, UNCEFACT…, ưu tiên hợp tác song phương với các nước tiên tiến về thương mại điện tử và các nước có kim ngạch thương mại lớn với Việt Nam, tích cực tham gia hiệp định song phương và đa phương liên quan đến thương mại điện tử như : Luật chữ kí điện tử của UNCITRAL, Incoterm 2000, công ước Hamburg 1978… nhằm từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ

thuật và môi trường pháp lí thuận lợi để phát triển thương mại điện tử cũng như marketing điện tử tại Việt Nam.

Tóm lại Nhà nước cần đóng vai trò không thể thiếu trong việc tạo nền tảng cho sự phát triển thương mại điện tử cũng như marketing điện tử. Yêu cầu đặt ra là Nhà nước cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình mới có thể đưa các hoạt động này ở Việt Nam tiến kịp thời với sự phát triển chung của thế giới.

3.3.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp bán lẻ:

Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Để có thể hội nhập thành công thì các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh đổi mới công nghệ, áp dụng những kĩ thuật tiên tiến của thế giới, thay đổi cách thức tiến hành kinh doanh. Thị trường toàn cầu đang rất coi trọng áp dụng thương mại điện tử và marketing điện tử, coi đây là một công cụ hữu hiệu để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua cũng tích cực tham gia vào thị trường trực tuyến, nhưng sô lượng công ty làm ăn hiệu quả vẫn còn khá khiêm tốn và việc áp dụng marketing điện tử còn ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên với sự gia tăng của các công ty nước ngoài trên thị trường thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt ngay chính tại sân nhà. Do vậy, bên cạnh việc hỗ trợ chính sách của Nhà nước thì các doanh nghiệp cũng cần có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới và thay đổi cách thức kinh doanh cũng như xây dựng các chiến lược phát triển lâu dài để tránh bị tụt hậu xa hơn nữa so với các quốc gia khác.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí