Kinh nghiệm marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 13

3.3.2.1. Xây dựng cơ cấu quản lí tổ chức phù hợp với hoạt động marketing điện tử

Việc áp dụng marketing điện tử không chỉ dừng ở việc sử dụng những phương tiện điện tử để tiến hành hoạt động marketing mà điều quan trọng là phải hiểu và nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động này, đồng thời phải xây dựng được đội ngũ cán bộ am hiểu về công nghệ thông tin nói chung và marketing điện tử nói riêng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tái cơ cấu tổ chức cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng thiết kế, xây dựng và phát triển website

Tham gia vào thương mại điện tử và xây dựng chiến lược marketing điện tử, đầu tiên các doanh nghiệp cần xây dựng một website hoàn thiện. “Ngay cả khi bạn không định bán hàng trực tuyến thì một trang web được thiết kế tốt vẫn hết sức quan trọng” – Trích lời Tim W. Knox, người sang lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của 4 công ty công nghệ thành công, trong đó có B2Secire Inc. ông đã khuyên các doanh nghiệp nên xây dựng một website để giới thiệu về công ty và sản phẩm, cho dù công ty đó chỉ có hai nhân viên hay mười nghìn nhân viên. Xây dựng một website là cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà website là công cụ phổ biến nhất trong chiến lược marketing điện tử

Đối với 1 doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng một website có sức thu hút cao cần chú ý tới một số vấn đề sau:

Doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu cụ thể cho website của mình, mục tiêu này phải được xây dựng dựa trên các yếu tố như: doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề gì, đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhắm tới là ai, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào. Mục tiêu đặt ra càng rõ rang thì kết quả do website mang lại càng cao.

Doanh nghiệp cũng nên lưu ý tới việc đặt tên miền và đăng kí tên miền cho website. Tên miền riêng khẳng định vị trí giúp khách hàng dễ dàng tìm đến với website của doanh nghiệp. Đặt tên miền đặc biệt quan trọng, vì nó thường gắn liền với tên doanh nghiệp hay nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng mà doanh nghiệp cung cấp. Tên miền phải đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, dễ nhớ, bởi thực tế tên miền càng dài, càng phức tạp thì càng gây nhầm lẫn và dễ viết sai chính tả. Ngoài việc chú trọng đến việc đặt tên miền, doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới vấn đề đăng kí tên miền vì hiện nay trên thực tế đã có không ít những trường hợp tranh chấp về tên miền, gây tổn thất cho doanh nghiệp.

Một việc đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng website của doanh nghiệp là đầu tư thiết kế trang chủ. Có thể nói trang chủ chính là bộ mặt của doanh nghiệp trước cả thế giới, do đó việc thiết kế trang chủ cũng phải được quan tâm hàng đầu khi các doanh nghiệp bắt tay vào xây dựng website riêng. Trang chủ phải đáp ứng các nhu cầu: làm cho mục đích của trang web được rõ rang, dễ hiểu bằng cách đưa ra những nội dung chính yếu để giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm, giúp người tiêu dùng tìm được thứ mà họ cần tìm một cách nhanh nhất và thể hiện rõ nội dung của trang web; trang chủ của website được tải xuống nhanh và có sự kết hợp màu sắc, âm thanh hợp lí. Trang chủ không cần phải quá màu mè phức tạp hay đòi hỏi những hình minh hoạ tinh vi bởi người truy cập thường bỏ qua những đồ hoạ như quảng cáo và tập trung vào những phần của trang chủ trông có vẻ có ích hơn và thực tế cho thấy các trang chủ của amazon, Ebay hay Google đều không hề màu mè hay phức tạp mà vẫn thu hút được một lượng khách hàng khổng lồ trên mạng.

Ngoài ra, nội dung của website nói chung và trang chủ nói riêng cần phải thú vị, có ích và không ngừng thay đổi phù hợp với hoàn cảnh, thời điểm bởi nội dung cố định của website có thể thu hút khách hàng ở những lần đầu đến thăm nhưng cũng làm họ cảm thấy nhàm chán ở những lần truy cập tiếp theo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo rằng trang web của họ

được đăng kí trên các hệ thống thông tin tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN, vinaseek…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

3.3.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng phương thức thanh toán điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ

Trong xu thế nói chung của hiện đại hoá và tự động hoá các khâu trong nền kinh tế thì việc hiện đại hoá lĩnh vực thanh toán là một tất yếu khách quan. Hiện nay, với sự phát triển của cntt và internet thì phương thức thanh toán truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế như: tốc độ chậm, chi phí giao dịch cao và không đáp ứng được xu thế điện tử hoá nền kinh tế. Các doanh nghiệp chỉ thực hiện hiệu quả các hoạt dodọng marketing điện tử khi có một hệ thống thanh toán điện tử đủ mạnh. Nếu chưa có hệ thống thanh toán điện tử thì các hoạt động vẫn chỉ thực hiện qua thanh toán trực tiếp. Như vậy, các cửa hàng ảo thiết lập trên mạng cũng chỉ là nơi cung cấp thông tin, quang cáo về sản phẩm, chứ chưa thực sự diễn ra hoạt động trao đổi buôn bán được. Do đó, marketing điện tử chưa thực sự phát triển và chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Kinh nghiệm marketing điện tử trong ngành bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 13

Khi tham gia vào thương mại điện tử, doanh nghiệp phải biết lựa chọn hình thức thanh toán và dự kiến các phương án thanh toán có thể như thanh toán bằng thẻ tín dụng hay thanh toán bằng tiền điện tử, thanh toán chuyển tiền… Trên cơ sở xác định các hình thức thanh toán, doanh nghiệp phải thống nhất với ngân hàng của mình về quy trình thanh toán. Việc này đòi hỏi ngân hàng phải là ngân hàng có khả năng đầu tư công nghệ, thanh toán tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu giao dịch và thanh toán điện tử không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu.

Việc thanh toán bằng tiền điện tử, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ ghi nợ đã trở nên phổ biến trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, các hình thức thanh toán này còn khá mới mẻ và ít được các doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, để đảm báo thành công khi tham gia vào kinh doanh trực tuyến thì các doanh nghiệp phải tìm hiểu và ứng dụng các hình thức thanh toán này. Ngoài ra, bên

cạnh việc ứng dụng các hình thức thanh toán điện tử, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý tới vấn đề bảo mật và an toàn thông tin nhằm đem lại cho khách hàng một sự tin cậy khi thực hiện giao dịch với doanh nghiệp.

3.3.2.4. Từng bước xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động marketing điện tử trong ngành bán lẻ

Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình, hối hả cho hội nhập kinh tế quốc tế thì nguồn nhân lực chất lượng cao, hơn bao giờ hết là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn, có trách nhiệm, và thành thạo các nghiệp vụ có liên quản. Hoạt động marketing điện tử được tiến hành trong môi trường điện tử toàn cầu nên nhân lực cho hoạt động này phải có cả hiểu biết về tin học, thành thạo về ngoại ngữ lẫn nghiệp vụ marketing. Doanh nghiệp phải chú trọng trang bị cho nhân viên một vốn kiến thức ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh do môi trường hoạt động của marketing điện tử phần nhiều dưới dạng ngôn ngữ này. Nếu đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp không làm chủ được tiếng Anh thì hiệu quả sẽ rất thấp vì tiếng Việt trong internet rất hạn chế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho nhân viên nhanh chóng lamg quen và sử dụng các dịch vụ internet trong hoạt động kinh doanh của mình. Với điều kiện giáo dục của Việt Nam hiện nay thì việc có được những nhân viên hiểu về công nghệ thông tin và có nền tảng kiến thức tốt về marketing điện tử là chưa nhiều, do vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện đào tạo bổ trợ thêm kiến thức cho nhân viên, đặc biệt là những nhân viên hoạt động trong lĩnh vực marketing. Các nhà quản trị nhân sự cũng nên lưu ý tới vấn đề này từ khâu tuyển dụng mới để đáp ứng nhu cầu phát triển sau này, đồng thời áp dụng các chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với đội ngũ chuyên gia quản lí, kinh tế, kĩ thuật giỏi đáp ứng yếu cầu hội nhập quốc tế và canh tranh ngày càng cao trong lĩnh vực viễn thông và internet.


KT LUN


Internet là cuộc cách mạng thứ ba trong ngành bán lẻ. Cuộc cách mạng đầu tiên (xây dựng nhãn hiệu) đã loại bỏ những nỗ lực bán hàng không cần thiết. Cuộc cách mạng thứ hai (phương thức tự phục vụ) đã loại bỏ nhân viên bán hàng không cần thiết. Cuộc cách mạng thứ ba (mạng Internet) sẽ loại bỏ giai đoạn phân phối trung gian không cần thiết. Mỗi cuộc cách mạng đều làm giảm chi phí bán hàng. Với việc áp dụng chiến lược Marketing trên mạng Internet, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công trong việc thu hút khách hàng, tăng doanh thu cũng như lợi nhuận và tạo được uy tín tốt không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vươn xa ra toàn thế giới.

Với việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới, Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí của mình trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nên kinh tế thế giới. Việt Nam đang đứng trước nhưng cơ hội và thách thức to lớn. Để có thể hội nhập thành công, Việt Nam cần có những chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, hiệu quả và đi kịp thời đại. Trong kỉ nguyên của nền kinh tế trí thức, hơn bao giờ hết, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh là một điều kiện tiên quyết để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hiện nay trên thế giới, các quốc gia đều đẩy mạnh những ứng dụng của khoa học công nghệ vào phục vụ phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là những ứng dụng của Internet vào thương mại, trong đó có lĩnh vực bán lẻ. Mạng Internet ngày nay không chỉ là kho thông tin khổng lồ mà còn là một công cụ marketing đầy quyền lực và sức mạnh. Ứng dụng marketing điện tử vào lĩnh vực bán lẻ - một lĩnh vực năng động của nền kinh tế là một điều vô cùng cần thiết và trở thành một xu thế tất yếu trong kỉ nguyên thông tin. Học hỏi từ những thành công và thất bại của việc áp dụng chiến lược marketing điện tử

của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ trên thế giới sẽ giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Với những lợi thế vượt trội so với marketing truyền thống, marketing điện tử đang dần khẳng định được vai trò to lơn và xu thế phát triển tất yếu của mình trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc áp dụng marketing điện tử thay thế dần cho marketing truyền thông là việc làm tát yếu của các doanh nghiệp bán lẻ trong thời đại nền kinh tế số hóa như hiện nay. Tại Việt Nam, marketing điện tử trong ngành bán lẻ mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: trình đố phát triển yếu kém của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng pháp lí và thông tin còn thiếu và yếu, người dân chưa hình thành thói quen mua sắm trên mạng v.v… Trước những trở ngại này, tất cả các chủ thể tham gia bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng cần hợp tác để giúp marketing điện tử trở thành một công cụ hỗ trợ kinh doanh đắc lực trong ngành bán lẻ, giúp nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tri thức toàn cầu.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT


1. Bộ công nghệ thông tin và truyền thông (2009), Kế hoạch tổng thể phát

triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

2. Bộ công nghệ thông tin và truyền thông (2009), Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2009

3. Bộ Công thương (2008), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008, Hà Nội

4. Bộ Thương Mại (2005), Kế hoạch phát triển thương mại điện tử 2006- 2010

5. Nguyễn Đăng Hậu (2004), Kiến thức Thương mại điện tử, Báo cáo Hội

thảo, Viện đào tạo công nghệ và Quản lí quốc tế - Khoa công nghệ thông tin

6. PGS.TS. Phạm Thu Hương, ThS. Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học kĩ thuật 2009

7. Philip Kotler (1999), Marketing căn bản (Biên dịch: PTS. Phan Thăng, PTS. Vũ Thị Phượng, Phan Văn Chiến), NXB Thống kê 1999

8. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giao dịch điện tử, Hà Nội

9. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 222/2005/QĐ – TTG về việc phê duyết kế hoạch tổng thể về phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010, Hà Nội

10.Trường đại học Ngoại thương (2000), Marketing lí thuyết, NXB Giáo dục, Hà Nội


TIẾNG ANH


11.Philip Kotler (1999) Principles of Marketing, NXB Prentice Hall Europe


12. Philip Kotler (2004) Marketing Management, NXB Prentice Hall Europe


13. Joh O’Connor và Eamonn Galvin (2000), Marketing in the digital Age, NXB Financial Times

14. Judy Strauss và Raymond Frost (2001), E-marketing , NXB Prentice Hall Europe

15. UNCTAD (2008), E-commerce and development Report 2008


WEBSITE


16. Tâm Anh, “20 tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu và Mỹ”, website: http://ipvnn.com/ truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2010, theo đường dẫn: http://tin247.ipvnn.com/Kinh-te/20-tap-doan-ban-le-hang-dau-chau-au-va- my-DBB3C.ipvnn

17.GSO Media (2009), “Mỹ: Thị trường bán lẻ trực tuyến năm 2009 sẽ tăng

trưởng 11%”, website: http://www.gso-media.com/home/ truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2010 theo đường dẫn:

http://www.gso-media.com/home/content.asp?contentid=4736

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí