Khái Quát Quá Trình Thực Hiện Kế Hoạch Kiểm Toán

1.4. Thực hiện kế hoạch kiểm toán

1.4.1. Khái quát quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lí của các bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Như vậy, thực hiện kế hoạch kiểm toán không chỉ là quá trình triển khai một cách máy móc kế hoạch đã vạch ra, cũng không phải là quá trình thu thập một cách thụ động các bằng chứng kiểm toán theo định hướng trong kế hoạch kiểm toán hoặc tràn lan theo diễn biến của thực tiễn. Trái lại, đó là một quá trình chủ động thực hiện các kế hoạch và chương trình kiểm toán kết hợp với khả năng của kiểm toán viên để có được những kết luận xác đáng về mức độ trung thực và hợp lí của bảng khai tài chính. Hơn nữa, để có được những kết luận và những bằng chứng này, quá trình xác minh không chỉ dừng ở những thông tin trên bảng khai tài chính mà quan trọng là cả những thông tin cơ sở đã được tổng hợp vào bảng khai này qua “công nghệ kế toán” với những thủ tục kế toán cụ thể. Theo đó, tùy thuộc vào kết quả đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) ở các cấp độ khác nhau kiểm toán viên (KTV) có thể quyết định các trắc nghiệm kiểm toán sẽ sử dụng cụ thể:

- Ở cấp độ I, KTV khẳng định có dựa vào hệ thống KSNB hay không? Nếu câu trả lời là không, công việc kiểm toán sẽ được triển khai theo hướng sử dụng ngay các trắc nghiệm về độ vững chãi với số lượng lớn. Trường hợp ngược lại có thể sử dụng kết hợp trắc nghiệm đạt yêu cầu với trắc nghiệm độ vững chãi trên một với số lượng ít hơn các nghiệp vụ. Trong số của mỗi loại trắc nghiệm trong sự kết hợp này tùy thuộc vào mức độ tin cậy của hệ thống KSNB và được xem xét ở cấp độ II.

- Ở cấp độ II: Nếu độ tin cậy của hệ thống KSNB được đánh giá ở mức độ cao thì bằng chứng kiểm toán được thu thập và tích lũy chủ yếu qua trắc nghiệm đạt yêu cầu kết hợp với một số ít trắc nghiệm độ vững chãi. Ngược lại, nếu độ tin cậy của hệ thống này được đánh giá ở mức độ thấp thì trắc nghiệm độ tin cậy được thực hiện với số lượng lớn hơn.

Như vậy, trắc nghiệm đạt yêu cầu được triển khai chỉ với mục đích thu thập bằng chứng bảo đảm về sự tinh cậy của hệ thống KSNB. Cũng do đó, trắc nghiệm đạt yêu cầu còn gọi là trắc nghiệm kiểm soát hay thử nghiệm kiểm soát. Hiển nhiên, thử nghiệm này chỉ dùng vào việc thu thập bằng chứng về KSNB. Cũng do vậy, “thử nghiệm kiểm soát” được dùng đồng nghĩa với khái niệm “thủ tục kiểm tra hệ thống KSNB”. Các cụm từ này đồng nghĩa với nhau nhưng được sử dụng khác nhau ngay cả

trong các hệ thống chuẩn mực kiểm toán và do đó, cả trong thực tiễn kiểm toán. Để tiện cho việc theo dòi, chúng ta có thể tóm tắt phương trình thể hiện:

Thủ tục kiểm soát = Trắc nghiệm đạt yêu cầu = Thử nghiệm kiểm soát

Cùng với trắc nghiệm đạt yêu cầu, trong mọi trường hợp đều phải sử dụng các trắc nghiệm độ tin cậy hay trắc nghiệm độ vững chãi như trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc nghiệm độ tin cậy trong trắc nghiệm công việc. Tuy nhiên, trong thực tế, trắc nghiệm trực tiếp số dư thường gắn với việc xác minh cả nghiệp vụ trọng yếu phát sinh trong kì đã dẫn đến việc hình thành tổng số phát sinh và từ đó, hình thành số dư cuối kì. Do vậy, trong thực hành kiểm toán, trắc nghiệm trực tiếp số dư kết hợp trắc nghiệm độ vững chãi trong trắc nghiệm công việc để hình thành các thủ tục kiểm toán chi tiết.

Có thể đơn giản hóa mối quan hệ này qua “phương trình”:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Thủ tục kiểm

tra chi tiết =

Kiểm toán tài chính - 5

Trắc nghiệm độ vững

chãi trong trắc nghiệm + công việc

Trắc nghiệm trực tiếp số dư


1.4.2. Thực hiện thủ tục kiểm soát

Thủ tục kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống KSNB hoạt động có hiệu lực. Khi đó, thủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của hệ thống KSNB. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 500 quy định:

“Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB” .

Cụ thể, các bằng chứng kiểm toán phải chứng minh được:

- Thiết kế các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách thể kiểm toán thích hợp để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trọng yếu.

- Hoạt động kiểm soát đã được triển khai theo đúng yêu cầu của thiết kế. Bằng chứng về sự vận hành hữu hiệu này liên quan đến cách thức áp dụng các hoạt động kiểm soát về tính nhất quán trong quá trình áp dụng và đối tượng áp dụng những hoạt động đó.

Các cách thức hay phương pháp cụ thể được áp dụng trong kiểm tra hệ thống KSNB bao gồm:

a. Điều tra: bao gồm quan sát thực địa và xác minh thực tế kể cả chữ kí trên các chứng từ hoặc báo cáo kế toán. Quan sát thực địa là biện pháp chứng kiến trực tiếp của người kiểm tra trên hiện trường.

b. Phỏng vấn: là cách thức đưa ra những câu hỏi và thu thập những câu trả lời của các nhân viên tại khách thể kiểm toán để hiểu rò về những nhân viên này và xác nhận họ đã thực hiện các hoạt động kiểm soát.

Để thu được những bằng chứng xác đáng, các câu hỏi đưa ra cần gọn, rò, dễ hiểu và linh hoạt. Nguyên tắc này được áp dụng cả trong việc lựa chọn câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở.

Câu hỏi đóng thường sử dụng nhiều trong các phiếu phỏng vấn với câu trả lời “có” hoặc “không” để xác nhận một điểm cụ thể. Câu hỏi mở thường được sử dụng trong các trường hợp hỏi đáp trực tiếp hoặc trong các phiếu điều tra cần tăng thêm tính hoàn chỉnh và chi tiết của những câu trả lời.

Quan sát cho phép người kiểm tra có được nhận thức trực diện về đối tượng kiểm toán và qua đó có thể thu thập bằng chứng kiểm toán tin cậy khi KTV trực tiếp quan sát hiện trường. Tương tự như quan sát hiện trường, người kiểm tra có thể xác minh lại các yếu tố quan trọng của chứng từ đặc biệt là điều tra chữ kí của người có thẩm quyền để có bằng chứng cho tính hiệu lực của hoạt động kiểm soát.

Với những câu trả lời, người phỏng vấn cần chú ý lắng nghe có hiệu quả và cần có thái độ hoài nghi thể hiện ở việc không chấp nhận ngay những câu trả lời quan trọng song cũng không được bác bỏ ngay. Nếu nhận được những câu trả lời không phù hợp hoặc người được phỏng vấn hiểu lầm vấn đề đặt ra thì cần tiếp tục đặt ra những câu hỏi bổ sung.

Kết thúc phỏng vấn cần tóm tắt những kết quả thu được về nhận biết thực tiễn với xác nhận của người phỏng vấn.

c. Thực hiện lại: Được hiểu đơn giản là phép lặp lại hoạt động của một nhân viên đã làm để xác nhận mức độ thực hiện trách nhiệm của họ với công việc được giao. Tuy nhiên, thực hiện lại thông thường bao gồm sự kết hợp giữa tính toán, so sánh, phỏng vấn.

d. Kiểm tra từ đầu đến cuối: là sự kết hợp giữa kỹ thuật phỏng vấn, điều tra và quan sát theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết của nghiệp vụ cụ thể đã được ghi lại trong Sổ cái. Kiểm tra từ đầu đến cuối đòi hỏi sự kết hợp nhiều kỹ thuật để xác minh một số nghiệp vụ cụ thể phát sinh đến khi vào Sổ cái. Vì vậy, kỹ thuật này thường rất tốn công nên chỉ được thực hiện ở một số nghiệp vụ trọng yếu.

e. Kiểm tra ngược lại theo thời gian là biện pháp kiểm tra một nghiệp vụ từ Sổ cái ngược lại đến thời điểm bắt đầu phát sinh đến thời điểm bắt đầu phát sinh nghiệp vụ đó. Quá trình này cũng cung cấp bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hiệu lực của thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB.

Các biện pháp kỹ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB có thể được trình bày chi tiết hoặc khái quát.

1.4.3. Thực hiện thủ tục phân tích

Trong tổ chức thực hiện thủ tục phân tích cũng đòi hỏi nhiều sự phán đoán của kiểm toán viên. Thông thường, thực hiện thủ tục phân tích phải trải qua những giai đoạn chủ yếu sau:

- Phát triển một mô hình: Kết hợp với các biến tài chính và hoạt động

Khi phát triển một mô hình, chúng ta xác định các biến tài chính hoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng. Chẳng hạn, chi phí về tiền lương có thể là sản phẩm của các biến số như: số lượng nhân viên và mức tiền lương hoặc tỷ lệ tiền lương và tổng chi phí hay doanh số v.v…

Việc lựa chọn những biến cụ thể để xây dựng mô hình cần căn cứ vào mục đích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về các dữ liệu. Như vậy, với mỗi mô hình cần xác định rò việc phát triển mô hình là để dự đoán số dư tài khoản hiện tại hay để dự đoán thay đổi so với số dư của năm trước. Thông thường, việc dự đoán thay đổi so với năm trước sẽ có hiệu lực khi số dư năm trước đã được kiểm toán. Khi đó có thể loại ra khỏi mô hình những biến độc lập không đổi so với năm trước. Chẳng hạn, có thể tính doanh thu năm nay của một khách sạn từ tỷ lệ thuê phòng trong năm, tổng số phòng và giá cho thuê phòng. Tuy nhiên, cũng có thể tính doanh thu hiện tại dựa trên doanh thu năm trước và những thay đổi về tỷ lệ thuê phòng trong suốt năm hiện tại so với năm trước nếu giá thuê phòng không đổi.

Khi kết hợp được những biến độc lập có liên quan, mô hình sẽ cho ta nhiều thống tin hơn và vì vậy dự đoán sẽ chính xác hơn. Ngược lại, nếu mô hình và dự đoán đơn giản hóa quá nhiều cũng đồng nghĩa đơn giản hóa các phép so sánh và mức hạn của bằng chứng kiểm toán. Để có thể tăng tính chính xác cho dự đoán bằng cách phát triền mô hình theo hướng chi tiết hóa dữ liệu, thậm chí chi tiết hóa thành nhiều mô hình nhỏ hơn.

- Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ.

Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng kiểm toán thu được từ thủ tục phân tích.

Để đảm bảo tính độc lập của dữ liệu cần chi tiết hóa các dự tính. Các dự tính càng chi tiết thì độ tin cậy càng cao do tính độc lập với tài khoản được dự tính được tăng lên.

Để đánh giá tính tin cậy của dữ liệu cần xem xét trên nhiều mặt như:

+ Nguồn của dữ liệu: Dữ liệu có nguồn độc lập từ bên ngoài có độ tin cậy cao hơn nguồn này từ bên trong. Với nguồn dữ liệu từ bên trong, độ tin cậy sẽ cao hơn nếu chúng độc lập với người chịu trách nhiệm cho giá trị được kiểm toán. Những dữ liệu đã được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn dữ liệu chưa được kiểm toán v.v…

+ Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từ những năm trước.

+ Mở rộng phạm vi dữ liệu sử dụng.

- Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ.

Dựa theo mô hình và trên cơ sở dữ liệu độc lập và tin cậy có thể so sánh ước tính này với giá trị ghi sổ. Phép so sánh cần chú ý tới những xu hướng sau:

+ Tính thường xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đang được nghiên cứu: Mối quan hệ cụ thể này càng được đánh giá thường xuyên thì tính nhất quán cũng như độ tin cậy của mối quan hệ trong phân tích càng cao. Chẳng hạn, phân tích xu hướng biến động của doanh thu hàng tháng theo loại sản phẩm chắc chắn sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục hơn so với việc đơn thuần phân tích biến dộng này theo năm.

+ Tính biến động tất yếu và biến động bất thường: Khi so sánh giá trị hàng tháng với nhau, chênh lệch phát sinh có thể là biến động tất yếu theo mùa và theo đó không thể có giá trị bất biến hàng tháng. Để có được chênh lệch, cần so sánh với tháng cùng kì năm trước hoặc số tổng cộng trong cả năm. Có thể giữa giá trị ước tính và thực tế không có chênh lệch đáng kể. Thông thường, đây là kết quả của cả quá trình chi tiết hóa ước tính và cả quá trình tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng trong bước lập kế hoạch kiểm toán.

- Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót nhưng cũng có thể chênh lệch được hình thành từ chính ước tính trong phân tích. Do đó, lời giải thích cần được tìm hiểu từ những nhân viên của khách thể kiểm toán, ít nhất là những minh chứng cho những vấn đề quan trọng. Nếu qua tiếp xúc vẫn không có được lời giải thích hợp lí thì cần xem xét lại giả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính. Nếu vẫn còn chênh lệch qua xem xét quá trình triển khai thủ tục phân tích thì lời giải và bằng chứng cần được giả quyết qua các thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu.

- Xem xét những phát hiện qua kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót trong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống KSNB, hệ thống thông tin và những vấn đề khác. Do vậy, mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân cả về cơ sở dẫn liệu, cả về mục tiêu kiểm toán và cả tình hình kinh doanh của khách hàng. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 520 quy định: “trường hợp quy trình phân tích phát hiện được những chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lí giữa các thông tin tương ứng hoặc có chênh lệch lớn so với dự tính, KTV phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán tích hợp”.

1.5. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

1.5.1. Khái quát chung báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

1.5.1.1. Khái niệm báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Công việc cuối cùng trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính là lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Đây là bản thông báo về kết quả cuộc kiểm toán về báo cáo tài chính phục vụ cho người sử dụng báo cáo tài chính.

Về hình thức, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng. Tuy nhiên, trên thực tế, báo cáo kiểm toán bằng văn bản được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt trong trường hợp cung cấp thông tin về kết quả cuộc kiểm toán cho phạm vi nhiều người quan tâm.

Về nội dung, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có thể được trình bày khác nhau. Tuy vậy, thông tin quan trọng nhất mà các báo cáo kiểm toán đều phải có là những đánh giá của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lí của các thông tin định lượng trong báo cáo tài chính cùng sự tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) khi lập báo cáo tài chính.

Theo quy định mang tính phổ biến của một quốc gia hoặc Ủy ban về Chuẩn mực Kiểm toán của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) thì báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được quy định dưới dạng văn bản và phải tuân thủ các quy định về cả nội dung và hình thức trình bày.

Như vậy, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên lập và công bố để nêu rò ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị (tổ chức hoặc doanh nghiệp) đã được kiểm toán.

1.5.1.2. Ý nghĩa của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kiểm toán và với người sử dụng báo cáo tài chính.

Trước hết, đối với hoạt động kiểm toán: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là khâu cuối cùng trong quá trình kiểm toán, là kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán. Nó thể hiện kết luận về báo cáo tài chính đã được kiểm toán, đồng thời thể hiện trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc đưa ra kết luận đó.

Đối với người sử dụng báo cáo tài chính: Khi sử dụng báo cáo tài chính kèm theo là báo cáo kiểm toán sẽ giúp cho người đọc ý thức được mức độ tin cậy của các thông tin định lượng được trình bày trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó, họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với các tổ chức hoặc doanh nghiệp có báo cáo tài chính này.

1.5.1.3. Yêu cầu lập, trình bày, gửi báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Khi kết thúc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán để trình bày ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lí của các thông tin

định lượng cùng sự trình bày chúng trên báo cáo tài chính đảm bảo tính tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận). Báo cáo kiểm toán lập được đính kèm với báo cáo tài chính được kiểm toán.

Nội dung, kết cấu và hình thức của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải được trình bày đúng quy định theo chuẩn mực kiểm toán nhằm giúp cho người đọc báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hiểu thống nhất về mức độ tin cậy của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, đồng thời dễ nhận biết các tình huống bất thường có thể xảy ra với những thông tin này.

1.5.2. Nội dung báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính gồm các yếu tố cơ bản được trình bày theo thứ tự sau đây:

- Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán: Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cần nêu rò tên, biểu tượng, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax và số hiệu, địa chỉ liên lạc khác của công ty kiểm toán (hoặc chi nhánh) phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Nếu một cuộc kiểm toán do hai công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện thì phải ghi đầy đủ các thông tin nêu trên của các công ty kí báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

- Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: Đây số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán theo từng năm của công ty kiểm toán. Số hiệu này cần phải đăng kí chính thức trong hệ thống văn bản của công ty kiểm toán.

- Tiêu đề báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải có tiêu đề rò ràng và thích hợp để phân biệt báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính do kiểm toán viên lập với các loại báo cáo khác. Tiêu đề của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có thể có tên gọi: “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính” hoặc “báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc lập” hoặc “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm … của Công ty …”.

- Người nhận báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: Là người kí hợp đồng kiểm toán với người thực hiện kiểm toán (công ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên). Người nhận báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có thể là Hội đồng quản trị, Giám đốc, các cổ đông của đơn vị được kiểm toán. Để thể hiện thông tin này, trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có dòng: “Kính gửi Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tổng Công ty…”.

- Mở đầu của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: phần này cần ghi rò các báo cáo tài chính là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ghi rò ngày và niên độ lập báo cáo tài chính. Đồng thời, đoạn mở đầu cũng khẳng định rò ràng việc lập báo cáo tài chính là thuộc trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán trên các nội dung: tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được

chấp nhận); lựa chọn các nguyên tắc và phương pháp kế toán, các ước tính kế toán thích hợp.

Bên cạnh đó, đoạn mở đầu cũng phải nêu rò trách nhiệm của kiểm toán về là kiểm tra các thông tin định lượng trên báo cáo tài chính và đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả kiểm toán của mình.

Ví dụ về đoạn mở đầu như sau: “Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc từ ngày 31/12/N được lập ngày…của Công ty Chiến Thắng từ trang…đến trang…kèm theo.

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc về trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) Công ty. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm toán của chúng tôi”.

- Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải nêu rò phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng sự khẳng định công việc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán (chuẩn mực kiểm toán quốc gia hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận).

Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán nêu trên chỉ khả năng của kiểm toán viên khi thực hiện các thủ tục kiểm toán phải dựa trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán và được vận dụng các quy định này theo từng tình huống cụ thể. Thủ tục này là cần thiết để đảm bảo rằng người sử dụng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hiểu rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo các chuẩn mực và thông lệ được thừa nhận. Trong trường hợp riêng biệt, kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục kiểm toán khác thì cần phải ghi rò trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Trường hợp không xác định được chuẩn mực kế toán được sử dụng để lập báo cáo tài chính là của quốc gia nào thì tên của nước - nơi doanh nghiệp khách hàng hoạt động phải được nêu ra trong báo cáo tài chính.

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải được ghi rò công việc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện để có được sự đảm bảo hợp lí cho kết luận kiểm toán về báo cáo tài chính.

Ví dụ về đoạn nêu phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán như sau:

Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận). Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán được lập kế hoạch và thực hiện. Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trên báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính hoặc xét đoán quan trọng của Giám

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí