- Tính thích ứng: đưa ra nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với từng tình huống và từng cá nhân.
- Tính sử dụng lại: Một nội dung học tập được đào tạo ra có thể được sử dụng ở nhiều ứng dụng khác nhau.
- Tính bền vững: vẫn có thể sử dụng được các nội dung học tập khi công nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại.
- Tính giảm chi phí: Tăng hiệu quả học tập rõ rệt trong khi giảm thời gian và chi phí.
2.1. Lịch sử các phiên bản IMSQTI
IMSQTI (Question and Test Interoperability) phiên bản 0.5 được công bố vào tháng 3 năm 1999, phiên bảo 1.0 được công bố vào tháng 2 năm 2000. Đặc tả này được mở rộng và cập nhật vào 2 lần: tháng 3/2001 và tháng 1/2002. Tháng 3/2003, phiên bản 1.2.1 được công bố. Phiên bản 2.0 được hoàn chỉnh vào tháng 1/2005. [5]
IMSQTI được thiết kế để:
- Cung cấp một định dạng lưu trữ nội dung tốt, và việc lưu trữ các nội dung này là độc lập với công cụ đã được dùng để tạo ra chúng.
- Cung cấp khả năng phân phối các kho câu hỏi trên một diện rộng các hệ thống học tập và đánh giá, kiểm tra khác nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Trắc nghiệm trực tuyến - 1
- Trắc nghiệm trực tuyến - 2
- Tình Hình Phát Triển Và Ứng Dụng E-Learning Trên Thế Giới
- Trắc nghiệm trực tuyến - 5
- Đánh Giá Ưu, Nhược Điểm Của Hệ Thống Cũ Và Giải Pháp Khắc Phục
- Mô Hình Luồng Dữ Liệu Mức Dưới Đỉnh
Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.
- Cung cấp khả năng sử dụng các câu hỏi và kho câu hỏi tại một hệ thống đơn với nguồn câu hỏi và kho câu hỏi đa dạng được đưa đến từ các hệ thống khác.
Cung cấp các hệ thống với khả năng báo cáo các kết quả đánh giá, kiểm tra nhất quán.
Hình 2.1 Vai trò các thành phần tham gia sử dụng đặc tả IMSQTI Trong đó:
- Authoring Tool: công cụ tạo bài thi.
- Item Bank: Kho câu hỏi.
- AssessmentDelivery System: Hệ thống phân phối bài thi.
- LearníngSystem: Hệ thống học tập.
- Author: tác giả đề thi (giáo viên)
- ItemBankManager: Người quản lý kho các câu hỏi.
- Proctor: Giám thị coi thi.
- Tutor: giáo viên.
- Candidate: thí sinh.
2.2. Cấu trúc tổ chức bài thi và câu hỏi
2.2.1. Cấu trúc chung
Assesment Section Section
Assessment Item
Assessment Item
Assessment Item
Hình 2.2 Cấu trúc tổ chức bài thi
2.2.2. Assessment
Một assessmen được gọi là 1 bài thi, trong một bài thi có thể có nhiều section
2.2.3. Section
Là một phần của bài thi. Trong section có nhiều assessmentItem
2.2.4. AssessmentItem
Là các câu hỏi trong section
CHƯƠNG III
PHÂN LOẠI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Theo chuẩn IMSQTI, các câu hỏi trắc nghiệm được phân loại theo bản chất của câu hỏi.
IMSQTI đưa ra khái niện interaction dùng để thể hiện bản chất của một câu hỏi. Interaction là một lớp tổng quát, dưới nó là các interaction con, tương ứng với từng loại câu hỏi cụ thể.
IMSQTI cũng đưa ra khái niệm choice. Đó chính là các phương án trả lời. Choice cũng là một lớp tổng quát bên trên, dưới nó là các lớp con tùy thuộc cho từng loại câu hỏi.
3.1. Sơ đồ lớp interaction
Hình 3.1: Sơ đồ lớp interaction
3.2. Sơ đồ lớp choice
Hình 3.2: Sơ đồ lớp choice
3.3. Các loại câu hỏi phân loại theo interaction
3.3.1. choiceInteraction
Đây là loại câu hỏi trắc nghiệm thông dụng nhất thường được sử dụng. Câu hỏi này thường có một hay nhiều phương án trả lời. Nhiệm vụ của thí sinh là chọn ra phương án trả lời đúng nhất hoặc các phương án trả lời đúng trong trường hợp có nhiều phương án trả lời đúng. Các lựa chọn trong loại câu hỏi này gọi là simplechoice.
Hình 3.3: Câu hỏi choiceInteraction với 1 lựa chọn đúng
Hình 3.4: Câu hỏi choiceInteraction với nhiều lựa chọn đúng
3.3.2. orderInteraction
Câu hỏi loại này thường có nhiều phương án trả lời (simplechoice), trong đó, không có simplechoice nào là đúng, chỉ có thứ tự ưu tiên trước sau của chúng là có ý nghĩa. Thí sinh có nhiệm vụ là sắp xếp lại các phương án trả lời này theo thứ tự đúng của chúng.
Hình 3.5: Câu hỏi orderInteraction
3.3.3. associateInteraction
Là loại câu hỏi kết nối nhiều lựa chọn (gọi là các simpleAssociableChoice). Đây là loại câu hỏi nhiều lựa chọn. Thí sinh có nhiệm vụ là nối một lựa chọn với các lựa chọn có liên quan.
Hình 3.6 Câu hỏi associateInteraction
3.3.4. matchInteraction
Câu hỏi loại này có 2 cột các phương án trả lời được đặt cạnh nhau. Nhiệm vụ của thí sinh là nối lại các phương án của cột này với một hay nhiều phương án có liên quan ở cột bên cạnh. Loại câu hỏi này khác với associateInteraction ở chỗ trong loại này, một phương án trả lời không được phép tạo liên kết với một phương án khác trong cùng một cột.
Các cột phương án trả lời được gọi là simpleMatchSet. mỗi simpleMatchSet chứa nhiều simpleAssociableChoice.
Hình 3.7: Câu hỏi matchInteraction
3.3.5. gapMatchInteraction
Câu hỏi loại này thường có một hay nhiều chỗ trống trong đoạn văn ngữ cảnh dùng làm câu hỏi. Thí sinh có nhiệm vụ điền vào chỗ trống bằng một trong các phương án đã được cho sẵn. Chỗ trống trong câu hỏi loại này gọi là gapChoice. Mỗi gapChoice có thể là text (gapText) hay hình ảnh (gapImg).
Hình 3.8: Câu hỏi gapMatchInteraction
3.3.6. inlineChoiceInteraction
Câu hỏi loại này có một vị trí văn bản bị khuyết trong ngữ cảnh đoạn văn bản dùng làm câu hỏi. Các giá trị phương án trả lời để điền vào chỗ khuyết sẽ được cho trước và nhiệm vụ của thí sinh là chọn phương án đúng trong số các phương án đã cho.
Trong câu hỏi sẽ có nhiều lựa chọn gọi là các inlineChoice, mỗi inlineChoice đơn thuần là một đoạn văn bản (a simple run of text).
Hình 3.9: Câu hỏi inlineChoiceInteraction
3.3.7. textEntryInteraction
Loại câu hỏi này gần giống với loại inlineChoiceInteraction. Tuy nhiên, khác ở chỗ là không có các phương án gợi ý để thí sinh lựa chọn. Các phương án phải được thí sinh tự nghĩ ra và điền vào chỗ trống.
Hình 3.10: Câu hỏi textEntryInteraction