Giả Định Kết Hợp Các Cú Sốc Tín Dụng, Lãi Suất, Tỷ Giá

Cơ sở đưa ra giả định: dựa trên khuyến nghị của IMF, tỷ lệ giảm giá của giá trị tài sản thế chấp bị buộc phải bán đi thường ở mức 10 – 20 -30%.

Kết quả chạy thử cho thấy giá trị CAR trung bình của nhóm NHTM trong nước giảm, dao động trong khoảng từ 0,02% - 0,07% so với trước cú sốc.

Bảng 3.16. Kết quả sau cú sốc 6


Chỉ tiêu

Trước cú sốc

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Tỷ lệ nợ xấu (%)

1.56

5.03

6.76

8.49

DPRRTD/Nợ xấu (%)

85.58

30.98

25.30

22.22

Trường hợp 1





CAR (%)

9.86

9.85

9.83

9.81

Mức độ thay đổi CAR

-0.06

-0.02

-0.03

-0.05

Số ngân hàng có CAR< 9%

2

2.00

2.00

2.00

Trường hợp 2





CAR (%)

9.85

9.83

9.82

9.79

Mức độ thay đổi CAR

-0.07

-0.02

-0.03

-0.06

Số ngân hàng có CAR< 9%

2

2.00

2.00

2.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II - 17

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dùng ST

Các ngân hàng không vượt qua bài kiểm tra (CAR < 9%) Trước cú sốc: BIDV (8.92%), VCB (8.8%)

Kịch bản 1: BIDV (TH1: 8.9%, TH2: 8.9%); VCB (TH1: 8.8%, TH2: 8.8%)

Kịch bản 2: BIDV (TH1: 8.9%, TH2: 8.9%); VCB (TH1: 8.8%, TH2: 8.8%)

Kịch bản 3: BIDV (TH1: 8.9%, TH2: 8.9%); VCB (TH1: 8.8%, TH2: 8.8%),

Giá trị CAR của giảm lớn nhất ở kịch bản 3, tuy nhiên không phát sinh thêm ngân hàng có CAR<9%.

Kết quả thử sức căng đối với rủi ro tỷ giá

Tác giả sử dụng phương pháp trực tiếp, thông qua trạng thái ngoại tệ của ngân hàng đánh giá tác động của tỷ giá đến vốn tự có. Ngoài ra, tỷ giá thay đổi cũng làm thay đổi giá trị quy đổi VND của các khoản cho vay bằng ngoại tệ, kéo theo sự thay đổi của tổng RWA. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử sức căng tỷ giá với 3 kịch bản như trong bảng 5.29.

Bảng 3.17. Giả định trong cú sốc tỷ giá


Giả định

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Mức độ thay đổi tỷ giá (%)

2

4

6

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dùng ST

Cơ sở giả định: dựa trên biến động tỷ giá từ 2008 -2016, mức 6% được lựa chọn dựa trên các biến động trong quá khứ như năm 2011, Tỷ giá USD/VND được điều chỉnh tăng 9,3% trong tháng 2/2011 do nền kinh tế và thị trường tài chính, bất động sản trong nước tiếp tục rơi vào giai đoạn khó khăn do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu nổ ra vào tháng 5/2010. Lạm phát tăng mạnh trở lại từ giữa năm 2010 và đạt đỉnh khoảng 23% vào quý 3/2011 hay năm 2015, tỷ giá USD/VND tăng 5,34% đặc biệt sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ.

Kết quả chạy thử theo phương pháp trực tiếp cho thấy giá trị CAR trung bình của nhóm NHTM chỉ giảm rất nhẹ, dao động trong khoảng từ 0,0035% - 0,0074% so với trước cú sốc, do tính chung nhóm NHTM trong nước thì trạng thái ngoại tệ chỉ âm khoảng 0,3% vốn tự có.

Bảng 3.18. Kết quả sau cú sốc tỷ giá



Trước cú sốc

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Trường hợp 1

CAR

9.86

9.8662

9.8681

9.8700

Mức độ thay đổi CAR


(0.0036)

(0.0055)

(0.0074)

Trường hợp 2

CAR

9.85

9.8548

9.8567

9.8586

Mức độ thay đổi CAR


(0.0035)

(0.0055)

(0.0074)

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dùng ST

Các ngân hàng không vượt qua bài kiểm tra (CAR < 9%) Trước cú sốc: BIDV (8.92%), VCB (8.8%)

Kịch bản 1: BIDV (TH1: 8.9%, TH2: 8.9%); VCB (TH1: 8.8%, TH2: 8.8%)

Kịch bản 2: BIDV (TH1: 8.9%, TH2: 8.9%); VCB (TH1: 8.8%, TH2: 8.8%)

Kịch bản 3: BIDV (TH1: 8.9%, TH2: 8.9%); VCB (TH1: 8.8%, TH2: 8.8%),

Giá trị CAR của giảm lớn nhất ở kịch bản 3, tuy nhiên không phát sinh thêm ngân hàng có CAR<9%.

Kết quả thử sức căng đối với rủi ro lãi suất

Tác giả sử dụng phương pháp trực tiếp, thông qua khe hở nhạy cảm lãi suất đánh giá ảnh hưởng của lãi suất đến lợi nhuận, từ đó tác động đến vốn tự có của ngân hàng.

Bảng 3.19. Giả định trong cú sốc lãi suất

Giả định

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Thay đổi lãi suất (%)

-1

1

2

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dùng ST

Cơ sở giả định: Nhóm nghiên cứu áp dụng khuyến nghị của IMF (Cihak 2004), các quốc gia Châu Âu tham gia FSAP và khuyến nghị của Nhóm chính sách phái sinh (Derivatives Policy Group -1995) khuyến nghị cú sốc đối với rủi ro lãi suất theo sự dịch chuyển của đường cong lợi tức 100 điểm cơ bản (lãi suất tăng/giảm 1%0 và lãi suất 3 tháng tăng/giảm 20% so với lãi suất chủ đạo (ở đây nhóm nghiên cứu lựa chọn lãi suất cơ bản 9% là lãi suất chủ đạo – và kịch bản nghiêm trọng, lãi suất tăng 2%).

Do chênh lệch khe hở nhạy cảm lãi suất cộng dồn của các nhóm kỳ hạn (dưới 3 tháng, từ 3 đến 6 tháng, từ 6 đến 12 tháng) nhỏ hơn không (tài sản có nhạy cảm lãi suất < tài sản nợ nhạy cảm lãi suất) nên CAR trung bình của nhóm NHTM trong nước tăng ở kịch bản 1 (khi lãi suất giảm) và giảm ở kịch bản 2 và 3 (khi lãi suất tăng), mức giảm dao động trong khoảng từ 0,06% đến 0,12%.

Bảng 3.20. Kết quả sau cú sốc lãi suất



Trước cú sốc

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Trường hợp 1

CAR

9.86

9.83

9.92

9.98

Mức độ thay đổi CAR


0.03

(0.06)

(0.11)

Trường hợp 2

CAR

9.85

9.82

9.91

9.97

Mức độ thay đổi CAR


0.03

(0.06)

(0.12)

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dùng ST

Xét đối với từng ngân hàng thì mức độ thay đổi của CAR cũng phụ thuộc vào chênh lệch khe hở nhạy cảm lãi suất của ngân hàng đó.

Các ngân hàng không vượt qua bài kiểm tra (CAR < 9%)

Trước cú sốc: BIDV (8.92%), VCB (8.8%)

Kịch bản 1: BIDV (TH1: 8.9%, TH2: 8.9%); VCB (TH1: 8.8%, TH2: 8.8%)

Kịch bản 2: BIDV (TH1: 8.9%, TH2: 8.9%); VCB (TH1: 8.8%, TH2: 8.8%)

Kịch bản 3: BIDV (TH1: 8.9%, TH2: 8.9%); VCB (TH1: 8.8%, TH2: 8.8%)

Kết quả thử sức căng đối với rủi ro thanh khoản

Thử sức căng đối với rủi ro thanh khoản ít phổ biến trong các báo cáo ổn định của các NHTW, nó phản ánh một thực tế là việc mô hình hóa rủi ro thanh khoản là khá phức tạp. Do để mô hình hóa đúng biến động thanh khoản trong các NHTM thì cần phải có dữ liệu khá chi tiết và cập nhật thường xuyên, những số liệu này phải lấy chi tiết từ các NHTM trong mô hình quản lý thanh khoản của bản thân các NHTM. Tác giả thực hiện thử sức căng đối với rủi ro thanh khoản theo 3 kịch bản.

Bảng 3.21. Giả định trong cú sốc thanh khoản


Giả định

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Tỷ lệ rút tiền gửi ko kỳ hạn mỗi ngày (%)




VND

10

15

20

Ngoại tệ

5

5

10

Tỷ lệ rút tiền gửi có kỳ hạn mỗi ngày (%)




VND

5

10

15

Ngoại tệ

5

5

10

Tỷ lệ tài sản thanh khoản có thể bán mỗi ngày (%)

90

90

90

Tỷ lệ tài sản khác có thể bán mỗi ngày

1

1

3

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dùng ST

Cơ sở đưa ra giả định: Nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát tỷ lệ rút tiền gửi tại các ngân hàng như Xây Dựng, Đại Dương, Đông Á, Á Châu, Phương Nam, Sài Gòn Thương Tín thời gian diễn ra các thông tin sai phạm, theo khuyến nghị của IMF và ECB, ngưỡng được lựa chọn khi có sự sụt giảm thanh khoản và 5 ngày (nguyên nhân vì sau 5 ngày làm việc ngân hàng có 2 ngày nghỉ cuối tuần, đây là thời điểm ngân hàng và NHTW có thời gian để đưa ra các phương án xử lý hợp lý).

Kết quả chạy thử cho thấy nếu không có sự hỗ trợ vốn của bên ngoài, chỉ dựa vào nguồn tiền mặt sẵn có và việc bán tháo tài sản thanh khoản cao trong ngày thì phần lớn các ngân hàng vẫn tồn tại được sau ngày thứ nhất. Cụ thể, sau cú sốc ở cả ba kịch bản, tất cả các ngân hàng vẫn duy trì được khả năng thanh toán ở ngày thứ nhất; ở ngày thứ 2, đối với kịch bản 1 thì các ngân hàng vẫn duy trì được khả năng thanh khoản, tuy nhiên sau cú sốc ở kịch bản 2 thì có 5/10 ngân hàng mất khả năng

thanh toán và sau cú sốc ở kịch bản 3 thì có thêm 1 ngân hàng nữa mất khả năng thanh khoản. Số TCTD mất thanh khoản sẽ tăng lên ở các ngày tiếp theo. Đến ngày thứ 5, ở kịch bản 3 xấu nhất thì 9/10 ngân hàng không còn duy trì được khả năng thanh toán.

Bảng 3.22. Kết quả sau cú sốc thanh khoản


Số TCTD mất khả năng thanh toán

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Sau ngày thứ 1

0

0

3

Sau ngày thứ 2

0

5

6

Sau ngày thứ 3

3

8

8

Sau ngày thứ 4

4

9

9

Sau ngày thứ 5

6

9

9

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dùng ST

Kết quả chạy thử cho thấy nếu không có sự hỗ trợ vốn của bên ngoài, chỉ dựa vào nguồn tiền mặt sẵn có và việc bán tháo tài sản thanh khoản cao trong ngày thì phần lớn các ngân hàng vẫn tồn tại được sau ngày thứ nhất. Cụ thể, sau cú sốc ở cả ba kịch bản, tất cả các ngân hàng vẫn duy trì được khả năng thanh toán ở ngày thứ nhất; ở ngày thứ 2, đối với kịch bản 1 thì các ngân hàng vẫn duy trì được khả năng thanh khoản, tuy nhiên sau cú sốc ở kịch bản 2 thì có 5/10 ngân hàng mất khả năng thanh toán và sau cú sốc ở kịch bản 3 thì có thêm 1 ngân hàng nữa mất khả năng thanh khoản. Số TCTD mất thanh khoản sẽ tăng lên ở các ngày tiếp theo. Đến ngày thứ 5, ở kịch bản 3 xấu nhất thì 9/10 ngân hàng không còn duy trì được khả năng thanh toán.

Kết quả thử sức căng đối với rủi ro liên ngân hàng

Thử sức căng đối với rủi ro lan truyền liên ngân hàng thuần

Trên cơ sở ma trận rủi ro liên ngân hàng, nhóm tiến hành 10 phép thử riêng biệt, với mỗi phép thử tương ứng với 1 kịch bản là 01 ngân hàng ở dòng không có khả năng thanh toán các khoản nợ trên liên ngân hàng. Kết quả chạy mô hình trong 2 trường hợp đều cho thấy ngay từ vòng chạy đầu tiên của 10 phép thử thì không có phép thử nào khiến vốn tự có của các ngân hàng còn lại nhỏ hơn không (nhờ có tấm đệm lợi nhuận hấp thụ tổn thất), tuy nhiên có phát sinh một số ngân hàng có CAR sau cú sốc nhỏ hơn 9%.

Thử sức căng đối với rủi ro lan truyền liên ngân hàng vĩ mô

Nghiên cứu sử dụng tổng hợp kết quả từ các kịch bản trong các cú sốc liên quan đến rủi ro tín dụng, lãi suất, tỷ giá như đã đề cập ở trên để đánh giá mức độ tổn thương của các NHTM khi xảy ra đồng thời nhiều cú sốc. Kết quả những ngân hàng có vốn tự có sau các cú sốc nhỏ hơn không (coi như đổ vỡ) sẽ là tác nhân gây ra rủi ro lan truyền.

Cụ thể, nghiên cứu sử dụng các kịch bản với các giả định kết hợp các cú sốc tín dụng, lãi suất và tỷ giá.

Bảng 3.23. Giả định kết hợp các cú sốc tín dụng, lãi suất, tỷ giá

Giả định

Kịch

bản 1

Kịch

bản 2

Kịch

bản 3

Tỷ lệ nợ nhóm 1&2 chuyển thành nợ xấu (%)

5

10

20

Thay đổi lãi suất (%)

-1

1

2

Thay đổi tỷ giá (%)

1

2

3

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dùng ST

Bảng 3.24. Kết quả sau các cú sốc kết hợp

Chỉ tiêu

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Tỷ lệ nợ xấu (%)

6.48

11.38

21.19

DPRRTD/Nợ xấu (%)

22.11

14.60

10.02

Trường hợp 1




CAR (%)

9.87

9.82

9.64

Số TCTD có CAR <9%

2

2

3

Số TCTD có CAR < 0%

0

0

0

Trường hợp 2




CAR (%)

9.86

9.78

9.56

Số TCTD có CAR <9%

2

2

3

Số TCTD có CAR < 0%

0

0

0

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dùng ST

Sau các cú sốc trên, ở cả 2 trường hợp kịch bản 1 và 2 đều không phát sinh thêm ngân hàng nào có CAR<0. Ở kịch bản 3, các ngân hàng có CAR < 9%: BIDV, VCB, phát sinh thêm STB.

Một số hàm ý chính sách đối với NHNN Việt Nam trong việc áp dụng Stress Test để KSRR các NHTM theo hướng cảnh báo sớm:

Trên thực tế, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào ngày 18.5.2018, trong đó quy định về việc các NHTM phải sử dụng ST trong QTRR. Tuy nhiên, từ những kết quả trên, NHNN Việt Nam mà cụ thể là CQTTGSNH cần chủ động xây dựng mô hình ST và các giả định kịch bản của chính mình. Theo đó, mô hình này sẽ là công cụ KSRR có tính cảnh báo sớm đối với từng NHTM và cho cả hệ thống cũng như là công cụ kiểm soát tính hiệu lực và tuân thủ đối với các mô hình stress test

của mỗi ngân hàng tự xây dựng. Trong đó, đặc biệt cần ban hành một quy trình chuẩn hóa và thường xuyên cập nhập các giả định phù hợp với tình hình thực tế để tăng tính hiệu lực của mô hình.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Phân tích khái quát về hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017 cho thấy những đặc trưng cơ bản của sự “tăng trưởng nóng” song lại ẩn chứa mức độ rủi ro rất cao thể hiện qua chất lượng tài sản thấp, tỷ lệ nợ xấu cao và hiệu quả kinh doanh thấp. Trách nhiệm về hiện trạng hoạt động kinh doanh này trước hết thuộc về các NHTM, nhưng trách nhiệm của NHNN Việt Nam với vai trò là NHTW, cơ quan quản lý và giám sát hoạt động của các NHTM là rất lớn.

Trên cơ sở các vấn đề lí luận được hệ thống tại Chương 2, Chương 3 của Luận án thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng KSRR theo Basel II của NHNN đối với hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016. Trước tiên, Chương 3 đưa ra một bức tranh tổng thể về hệ thống NH Việt Nam thời gian qua, tập trung chủ yếu vào vấn đề an toàn và sinh lời của hệ thống này. Sau đó, trên cơ sở hệ thống dữ liệu thứ cấp thu thập chủ yếu từ báo cáo thường niên của NHNN và của các NHTM, Chương 3 phân tích và đánh giá thực trạng vận dụng KSRR của NHNN theo Basel II lần lượt theo 3 nội dung là (i) tuân thủ yêu cầu vốn tối thiểu, (ii) tuân thủ các tiêu chuẩn về thanh tra, giám sát NH và (iii) tuân thủ nguyên tắc thị trường, minh bạch thông tin. Qua phân tích cho thấy công tác kiểm soát của NHNN nhìn chung đã dần tiệm cận với các tiêu chuẩn của Basel II, song về cả khung chính sách và về kết quả thực hiện vẫn còn rất nhiều hạn chế đòi hỏi phải hoàn thiện và khắc phục trong thời gian tới. Hơn thế, để làm rõ hơn những nhận định trên, chương này cũng thực hiện kiểm tra sức chịu đựng của 10 NHTM đang thực hiện thí điểm áp dụng Basel II đối với rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản và rủi ro lan truyền bằng mô hình ST cũng như thực hiện phỏng vấn 350 chuyên gia đã và đang làm việc trong hệ thống NH để biết được những quan điểm của họ về vận dụng Basel II trong KSRR. Các kết luận thu được từ các phân tích và đánh giá tại chương này là căn cứ toàn diện để đưa ra các đề xuất các khuyến nghị chính sách trong chương tiếp theo của Luận án.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG KIỂM SOÁT RỦI RO THEO BASEL II CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

4.1. Lộ trình áp dụng kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II

4.1.1. Điều kiện áp dụng kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại theo Basel II

Hiệp ước Basel II chủ yếu áp dụng cho các ngân hàng hoạt động quốc tế, tuy nhiên trên thực tế rất nhiều các ngân hàng có mức độ hoạt động quốc tế hạn chế cũng đã chủ động áp dụng các chuẩn mực quốc tế theo Basel II để nâng cao mức độ an toàn và khả năng cạnh tranh. Trên bình diện quốc tế, các hệ thống ngân hàng có xu hướng áp dụng các chuẩn mực của Basel II để tiện cho việc so sánh, đối chiếu về mức độ lành mạnh. Tuy nhiên để áp dụng Hiệp ước Basel II có hiệu quả cần bảo đảm các điều kiện dưới đây:

4.1.1.1. Điều kiện cho ngân hàng trung ương

Mục tiêu hoạt động của NHTƯ cần phải được xác định rõ ràng, chủ yếu nhắm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, nhờ đó giảm thiểu tổn thất xảy ra đối với người gửi tiền và các chủ nợ. Các cơ quan giám sát phải đảm bảo kỷ luật thị trường bằng cách tạo động lực cho các ngân hàng áp dụng các thông lệ tốt về QTRR. Để thực thi nhiệm vụ của NHTƯ một cách hữu hiệu, NHTƯ phải có sự độc lập về hoạt động, phương tiện và quyền lực thu thập thông tin từ xa, thông tin tại chỗ và có thẩm quyền thực hiện các quyết định của mình

Quy định của ngân hàng trung ương về hoạt động ngân hàng phù hợp với lộ trình triển khai Basel II. Việc ban hành các quy tắc tính toán vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II không phức tạp mà cái khó là ở các hệ số rủi ro cần được thiết lập ở mức nào là phù hợp. Vì vậy, ngân hàng trung ương cần ban hành các văn bản theo đúng thời hạn để các NHTM áp dụng; Ngân hàng trung ương cần thiết lập các tỷ lệ an toàn ở mức độ phù hợp với mặt bằng các NHTM trong nước và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng đến hệ thống khi áp dụng các tiêu chuẩn trên.

Các cơ quan giám sát ngân hàng phải hiểu bản chất kinh doanh của các ngân hàng và bảo đảm trong chừng mực có thể là các rủi ro mà các ngân hàng phải gánh chịu được quản lý một cách thoả đáng. Toàn bộ rủi ro của từng ngân hàng phải

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí