Thuận Lợi, Khó Khăn Và Phương Hướng Phát Triển Của Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập

đều vượt chỉ tiêu tỉnh giao, số thu năm sau thường cao hơn năm trước. Cụ thể như sau :

Năm 2015 số thu 108,8 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh đạt 102%. Năm 2016 số thu 58,9 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh đạt 103%. Năm 2017 số thu 77,8 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh đạt 104%. Năm 2018 số thu 91,106 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh đạt 110% Năm 2019 số thu 130,819 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh đạt 105% Năm 2020 số thu 137,299 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh đạt 107%

Trong những năm qua mặc dù còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nơi làm việc, biên chế cán bộ còn thiếu nhưng nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục Thuế và chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công chức thuế đã giúp Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Về đội ngũ cán bộ công chức

Chi cục Thuế thường xuyên chăm lo đến đội ngũ cán bộ công chức. Từ khi thành lập Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, số cán bộ được điều động ban đầu vào nhận công tác tại Chi cục là 19 cán bộ công chức (2009), sau đó được tăng cường đến 39 cán bộ công chức (2014). Hiện nay, sau khi chia tách huyện Phú Riềng (2015) số cán bộ công chức là 24, trong đó có 18 cán bộ, công chức và 06 hợp đồng 68 làm tạp vụ, bảo vệ và lái xe. Hầu hết cán bộ công chức đều đã có bằng đại học, chỉ riêng 02 đồng chí còn là bằng trung cấp do tuổi đã gần về hưu nên không học nâng cao trình độ. Tuy số lượng cán bộ công chức hiện có so với biên chế và yêu cầu thực tế là còn thiếu nhiều, phần lớn phải kiêm nhiệm thêm công việc, nhưng đa số các cán bộ đã rèn luyện qua nhiều thử thách, có trình độ, có tâm huyết với công việc nên hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về công tác xây dựng chính quyền

Trên cơ sở dự toán thu chi ngân sách được giao, hàng tháng Ban lãnh đạo Chi cục triển khai tổ chức thực hiện, thường xuyên tổ chức họp giao ban để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của tháng trước, đề ra những nhiệm

vụ, giải pháp của tháng sau. Đồng thời phát động các phong trào thi đua, lấy chỉ tiêu thu làm thước đo cho việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức trong cơ quan. Kết quả từ khi thành lập cho đến nay, tập thể Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập đều được Bộ Tài chính công nhận tập thể lao động xuất sắc, đã được các cấp tặng nhiều Bằng khen và giấy khen.

Về công tác lãnh đạo các đoàn thể

Chi cục Thuế luôn coi trọng đến công tác đoàn thể, ngay từ ngày đầu đã củng cố các tổ chức Công đoàn, Chi đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh của cơ quan đến nay đã đi vào nề nếp, các đoàn thể đã phát huy tốt chức năng tập hợp quần chúng của mình, thường xuyên tổ chức sinh hoạt, họp mặt nhân các ngày kỷ niệm, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, giao lưu tạo không khí vui tươi lành mạnh trong đơn vị. Công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể đã được chú trọng, hàng năm các tổ chức này đều được công nhận đơn vị vững mạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

2.1.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập

Thuận lợi

Kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước - 6

Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Cục Thuế Bình Phước, sự chỉ đạo phối hợp của chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở, coi công tác thu thuế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do đó dù là một Chi cục Thuế còn non trẻ nhưng từ khi được thành lập đến nay, Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, số thu ngân sách luôn vượt chỉ tiêu pháp lệnh được giao và đạt dự toán phấn đấu của Uỷ ban nhân dân huyện Bù Gia Mập.

Nguyên nhân của những thuận lợi

Là một Chi cục Thuế mới thành lập nên có thể học hỏi kinh nghiệm từ những Chi cục Thuế khác.

Số thu ngân sách nhà nước chủ yếu từ những đơn vị kinh doanh nông sản (điều,cao su, cà phê…) nên ít chịu sự ảnh hưởng của những biến động kinh tế thế giới.

Chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đưa cả hệ thống chính trị vào hỗ trợ phối hợp với ngành Thuế để tập trung thu ngân sách nhà nước.

Sự nổ lực phấn đấu, quyết tâm cao của cán bộ công chức, người lao động Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập.

Sự đoàn kết thống nhất cao trong Ban lãnh đạo, mối quan hệ hài hòa giữa lãnh đạo và nhân viên, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ.

Căn cứ vào tình hình thực tế địa phương Ban lãnh đạo đã cụ thể hóa thành các chương trình hành động cụ thể, xây dựng kế hoạch cho từng tháng, từng quý cụ thể trên từng lĩnh vực thu, từ đó cán bộ công chức đã chủ động giải quyết công việc có hiệu quả, đúng trọng tâm, có trọng điểm phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở.

Khó khăn

Bù Gia Mập là một huyện nhỏ mới thành lập, có 2/3 xã trên tổng số xã của huyện thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, chưa có những dự án đầu tư lớn; Ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp; Phần lớn chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh nông sản nên không phải nộp thuế. Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn còn ít, doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập nên không đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, thường xuyên thiếu việc làm, thiếu vốn đầu tư, thiếu khoa học, kỷ thuật, máy móc, thiết bị ... Kinh tế còn lạm phát, nhà nước thắt chặt đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư chậm đã ảnh hưỡng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xây dựng cơ bản.Giá điều và cao su giảm mạnh làm cho các ngành kinh doanh sản xuất hạt điều, chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Bù Gia Mập bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo đó các hàng hóa, dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng theo.Vì vậy thu ngân sách trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, số thu từ cấp quyền sử dụng đất còn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng thu ngân sách.

Nguyên nhân của những khó khăn

Là một Chi cục Thuế mới thành lập, thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn nên tình hình phát triển kinh tế xã hội còn rất hạn chế, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp.

Cán bộ công chức thường không phải là dân địa phương mà từ nơi khác điều chuyển đến nên tâm lý gắn bó của họ thật sự chưa cao.

Người nộp thuế chủ yếu là làm ăn nhỏ lẻ, chưa hiểu nhiều về chính sách, pháp luật thuế nên còn nhiều khó khăn để tuyên truyền, thuyết phục họ thực hiện đúng.

Các công ty, doanh nghiệp thường hoạt động chỉ từ 3-5 năm lại thua lỗ và phá sản, giải thể kèm theo đó là những khoản nợ thuế rất cao.

Hiện nay, giá nông sản không ổn định, nguồn vốn thiếu... đã khiến nhiều doanh nghiệp “đứng ngồi không yên”, lo lắng trăm bề mà chính quyền địa phương khó có khả năng can thiệp hay hỗ trợ.

Trong công tác chuyên môn cũng còn không ít những yếu tố khách quan tác động khác như địa bàn quản lý quá rộng, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu, dẫn đến một số nguồn thu còn bị bỏ sót, một số chính sách mới chưa triển khai kịp thời, công tác xử lý nợ động thuế chưa hiệu quả, nợ đọng thuế còn cao.

Phương hướng phát triển

Trước những khó khăn, thách thức như: Tình hình hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng đến cơ cấu và sản lượng các loại cây trồng; giá bán mủ cao su tiếp tục ở mức thấp và chưa có dấu hiệu phục hồi đã tác động trực tiếp đến đời sống của người nông dân, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách địa phương...Ủy ban nhân dân huyện đã có những chủ trương cụ thể để hỗ trợ cho việc đảm bảo tình hình thu ngân sách địa phương như sau:

- Về nông nghiệp: tiếp tục phát triển ổn định diện tích cây hàng năm, cây lâu năm. Vận động, tuyên truyền định hướng cho người dân trồng, chăm sóc, ổn định diện tích cây lâu năm, hạn chế việc chặt bỏ cây Điều, cây Cao su.

Tăng cường chuyển giao áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Chú trọng phát triển các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất công nghiệp. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi. Tập trung phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã và các tổ hợp tác, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và sản xuất theo nhu cầu thị trường.

- Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục nâng cao năng lực phòng hộ đầu nguồn, tăng độ che phủ rừng nhằm cải thiện môi trường, giữ gìn nguồn nước, cải tạo và bảo vệ đất phục vụ sản xuất và đời sống, nâng cao khả năng phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Triển khai thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Giải quyết nhanh có hiệu quả nhu cầu đo đạc, cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn, trong đó có việc đo đạc, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tách ra khỏi lâm phần sau quy hoạch 03 loại rừng. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở hỗ trợ ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản (hạt điều, cao su,….), lâm sản (đồ gỗ xuất khẩu,…), tận dụng tốt nhất nguồn nguyên liệu sản xuất tại chỗ của địa phương (như cao su, điều, trái cây các loại, bắp, khoai mỳ,...).

- Mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa trong và ngoài huyện, tăng cường cơ sở vật chất ngành thương mại như phát triển các chợ, trung tâm thương mại ở các xã theo hình thức xã hội hóa. Phát triển mạng lưới giao thông của huyện, đảm bảo cho công tác vận chuyển hàng hóa và đi lại được thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu bảo vệ quốc phòng - an ninh của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra an toàn giao thông đường thủy, đường bộ.

- Triển khai thực hiện tốt các giải pháp về tiết kiệm chi tiêu, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhằm ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, chống thất thu thuế, nợ đọng thuế, khai thác triệt để mọi nguồn thu theo dự toán. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách thông qua bán đấu giá quyền sử dụng đất từ quỹ đất đai hiện có trong quy hoạch để có nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Triển khai thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu (sửa đổi). Huy động, thu hút các nguồn lực (ngân sách, xã hội hóa, đối tác công - tư PPP,....) để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm của huyện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình đối với các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn do huyện quản lý; triển khai nhanh công tác giải ngân khi các công trình đủ điều kiện, làm tốt công tác nghiệm thu bàn giao, thanh quyết toán và tất toán công trình hoàn thành; xử lý có hiệu quả nợ đọng xây dựng cơ bản theo đúng quy định.

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới để huy động nguồn lực của xã hội thực hiện chương trình, ưu tiên phát triển sản xuất tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Xây dựng hạ tầng nông thôn lựa chọn các nội dung thiết thực nhất, được nhân dân đồng thuận cao để tổ chức thực hiện trước. Trong thực hiện phải gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo các vấn đề về xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh nông thôn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương.

2.2. Thực trạng về công tác kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu thuế

2.2.1. Các hành vi gian lận về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành

Theo quy định của pháp luật, cụ thể là Thông tư 116/2013/TT-BTC, quy định 12 nhóm hành vi được xác định là hành vi trốn thuế, gian lận thuế. 12 nhóm hành vi này có thể gộp thành hai nhóm hành vi trên cơ sở có liên quan đến các sai phạm về in ấn, quản lý, sử dụng và lưu trữ hóa đơn và nhóm các sai phạm khác. Cụ thể như sau:

- Nhóm các hành vi gian lận, trốn thuế liên quan đến hóa đơn bao gồm: Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; Hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê kai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế; Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế; Sửa chữa, tẩy xóa chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm; Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm; Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; Khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận; Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

- Nhóm các hành vi gian lận, trốn thuế khác bao gồm: Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; Không nộp hồ sơ khai thuế; Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; Không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm; Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng

hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm; Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế; Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

Thực tế thời gian qua, căn cứ theo quan sát của tác giả khi đi kiểm tra, quyết toán thuế tại công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bù Gia Mập nhận thấy, các hành vi gian lận liên quan đến nhóm 1 chủ yếu rơi vào nhóm hành vi mua khống hóa đơn GTGT đầu vào, lập chứng từ khống để hoàn thuế GTGT; hành vi không xuất hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, sản phẩm dùng để biếu tặng, ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế và thường xảy ra ở các loại hình doanh nghiệp. Nhóm hành vi này chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông lâm sản.

Đối với nhóm hành vi thứ hai, hành vi gian lận, trốn thuế chủ yếu là: không hạch toán, hoặc hạch toán thiếu các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhằm giảm doanh thu, từ đó giảm thuế thu nhập và kê khai tăng các khoản chi phí đầu vào có tính thuế GTGT. Loại gian lận này thường được thực hiện thông qua các hành vi như: không hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản doanh thu,... Nhóm này chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như: dịch vụ ăn uống, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, xăng dầu, xây dựng, trang trí nội thất, kinh doanh xe gắn máy, xe điện, xe phục vụ thi công công trình,...

2.2.2. Các bước quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia

Mập


(1a)

(1b)

ĐKKD

(1c)

Cơ quan thuế

NNT

(2)


Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí