Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ, được tổ chức độc lập đối với các đối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo cao nhất trong cơ quan.
e. Chính sách nhân sự
Chính sách nhân sự bao gồm sự tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, kèm cặp nhân viên.
Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong KSNB. Khả năng, sự tin cậy của nhân viên rất cần thiết để kiểm soát được hữu hiệu. Vì vậy, cách thức tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật là một phần quan trọng trong môi trường kiểm soát. Việc ra quyết định tuyển dụng nhân viên phải đảm bảo được về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực hiện công việc được giao.
Nhà lãnh đạo cần thiết lập các chương trình động viên khuyến khích bằng các hình thức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt động cụ thể. Đồng thời, các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cần được các nhà lãnh đạo quan tâm.
1.3.2. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro, không lệ thuộc vào qui mô, cấu trúc loại hình của bất kỳ tổ chức nào, tất các loại hình tổ chức khi hoạt động đều phải đối mặt với các rủi ro, để hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra, các nhà quản lý cần tuân thủ qui trình đánh giá rủi ro được thể hiện theo từng bước như sau: Nhận dạng rủi ro; Đánh giá rủi ro và Các biện pháp đối phó.
Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro bao gồm rủi ro từ bên ngoài và bên trong, rủi ro ở cấp toàn đơn vị và từng hoạt động, rủi ro được xem xét liên tục trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị.
Liên quan đến khu vực công, các cơ quan Nhà nước phải quản trị rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu giao phó, bao gồm cả các chỉ tiêu được giao trong kế hoạch của đơn vị.
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước - 1
- Kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước - 2
- Nhận Xét Các Công Trình Nghiên Cứu Và Xác Định Khe Trống Trong Nghiên Cứu
- Thực Trạng Kiếm Soát Nội Bộ Đối Với Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập
- Thuận Lợi, Khó Khăn Và Phương Hướng Phát Triển Của Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập
- Các Bước Công Việc Xử Lý Quản Lý Thu Thuế Tại Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Đánh giá rủi ro
Để kiểm soát được rủi ro, vấn đề quan trọng không chỉ là nhận ra các rủi ro tồn tại, mà còn là đánh giá tầm quan trọng, tác hại mà rủi ro gây ra và khả năng xảy ra rủi ro.
Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi ro, tuy nhiên phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống. Thí dụ, phải xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro, dựa vào đó nhà lãnh đạo sẽ phân bổ nguồn lực đối phó rủi ro.
Phát triển các biện pháp đối phó
Có bốn biện pháp đối phó với rủi ro: Phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro. Trong phần lớn các trường hợp rủi ro phải được xử lý hạn chế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp. Các biện pháp xử lý hạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếu nhận dạng được và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn.
Khi môi trường thay đổi như các điều kiện về kinh tế, chế độ của Nhà nước, công nghệ, luật pháp sẽ làm rủi ro thay đổi thì việc đánh giá rủi ro cũng nên thường xuyên xem xét lại, điều chỉnh theo từng thời kỳ
1.3.3. Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối phó rủi ro và đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị.
Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát phải phù hợp, nhất quán giữa các thời kỳ, có hiệu quả, dễ hiểu được, đáng tin cậy và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát.
Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên suốt trong tổ chức, ở các mức độ và các chức năng. Hoạt động kiểm soát bao gồm các hoạt động kiểm soát phòng ngừa và phát hiện rủi ro.
Cân bằng giữa thủ tục kiểm soát phát hiện và phòng ngừa thông thường là phối hợp các hoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ sung lẫn nhau giữa các thủ tục kiểm soát.
a. Thủ tục phân quyền và xét duyệt
Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Ủy quyền là một cách thức chủ yếu để đảm bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn của người lãnh đạo. Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng, phải bao gồm những điều kiện cụ thể.
Tuân thủ những quy định chi tiết của sự ủy quyền nói trên, nhân viên thực hành đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định của người lãnh đạo và luật pháp.
b. Phân chia trách nhiệm
Để giảm rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai và rủi ro không ngăn ngừa được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao một công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trách nhiệm phải được giao một cách có hệ thống cho từng cá nhân để đảm bảo sự kiểm tra có hiệu quả. Năm trách nhiệm chủ yếu bao gồm: ủy quyền, phê chuẩn, ghi chép, xử lý và đánh giá các nghiệp vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý sự thông đồng làm giảm hoặc phá hủy sự hữu hiệu của KSNB.
Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, có quá ít nhân viên để thực hiện việc phân chia phân nhiệm. Khi đó, nhà lãnh đạo phải nhận biết được rủi ro và bù đắp bằng những biện pháp kiểm soát khác như sự luân chuyển nhân viên. Sự luân chuyển nhân viên đảm bảo rằng một người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong một thời gian dài. Cũng như, việc khuyến khích và yêu cầu nhân viên thực hiện những ngày nghỉ hàng năm cũng giúp giảm rủi ro bằng cách đem lại sự luân chuyển nhân viên tạm thời.
c. Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách
Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong những cá nhân mà họ được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản. Trách nhiệm của người bảo quản tài sản thể hiện qua chứng từ, hàng tồn kho, ghi chép sổ sách. Hạn chế việc tiếp cận tài sản làm giảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Mức độ giới hạn tùy thuộc vào rủi ro thất thoát tài sản. Mức độ giới hạn phải được xem xét định kỳ.
d. Kiểm tra
Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý. Thí dụ, khi xác định số thu của từng đối tượng thì căn cứ vào số tiền đã nộp đối chiếu trên cơ sở các sổ theo dõi thu của cán bộ quản lý thu.
e. Đối chiếu
Sổ sách được đối chiếu với các chứng từ thích hợp một cách định kỳ.
Thí dụ, sổ sách ghi chép tiền gửi ngân hàng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng.
f. Rà soát việc thực hiện các hoạt động
Việc thực hiện các hoạt động được rà soát dựa trên một loạt các chuẩn mực nguyên tắc cơ bản, đánh gía hiệu quả và tính hữu hiệu. Nếu sự rà soát cho thấy rằng các hoạt động thực hiện không phù hợp với mục tiêu của tổ chức hoặc các tiêu chuẩn, thì quy trình thực hiện để đạt các mục tiêu cần phải rà soát lại để đưa ra cải tiến cần thiết.
g. Rà soát sự điều hành, xử lý và hoạt động
Việc điều hành, xử lý và hoạt động nên được rà soát định kỳ để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục và những đòi hỏi hiện hành khác.
h. Giám sát nhân viên (giao việc, soát xét và chấp thuận, hướng dẫn và huấn luyện)
Việc giám sát kỹ càng giúp việc đảm bảo rằng mục tiêu của việc tổ chức sẽ được thực hiện. Sự giao việc, soát xét và chấp thuận công việc của nhân viên bao gồm:
- Sự thông báo rõ ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm giao cho mỗi thành viên.
- Đánh giá một cách hệ thống công việc của mỗi thành viên trong phạm vi cần thiết.
- Chấp thuận công việc theo những tiêu chuẩn để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng định hướng.
Người giám sát cung cấp cho nhân viên những hướng dẫn cần thiết và huấn luyện họ để đảm bảo rằng sự sai sót, lãng phí và hành động sai trái được
giảm thiểu và làm cho các nhà lãnh đạo trực tiếp hiểu được và đạt được kết quả.
1.3.4. Thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông rất cần thiết để thực hiện mục tiêu của KSNB.
a. Thông tin
Điều kiện đầu tiên đảm bảo thông tin thích hợp và đáng tin cậy là thông tin phải được ghi chép kịp thời, phân loại đúng đắn các nghiệp vụ và sự kiện, được chuyển đi dưới những biểu mẫu và lộ trình bảo đảm nhân viên thực hiện chức năng trong KSNB. Do đó, hệ thống KSNB đòi hỏi tất cả các nghiệp vụ phải lập các chứng từ đầy đủ. Khả năng ra quyết định của các nhà lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi chất lượng của những thông tin như tính thích hợp, tính kịp thời, cập nhật, chính xác và có thể sử dụng được.
Một hệ thống thông tin thích hợp phải tạo ra các báo cáo về hoạt động tài chính kế toán theo chế độ kế toán của Bộ Tài chính, những vấn đề tuân thủ hỗ trợ cho việc điều hành và kiểm soát những hoạt động. Nó không chỉ bao gồm những dữ liệu bên trong mà còn xem xét các thông tin bên ngoài, những điều kiện và hoạt động cần thiết ra quyết định và báo cáo.
b. Truyền thông
Truyền thông hữu hiệu là việc cung cấp thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên hoặc ngang hàng giữa các bộ phận, thông tin xuyên suốt toàn bộ tổ chức.
Các cá nhân nhận được thông báo rõ ràng từ nhà lãnh đạo về trách nhiệm của bản thân họ trong KSNB. Họ phải hiểu được vai trò của bản thân đối với hệ thống KSNB, đối với các thành viên khác trong tổ chức. Ngoài ra, cũng cần có sự truyền thông hiệu quả từ bên ngoài tổ chức.
1.3.5. Giám sát
Hệ thống KSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống qua thời gian. Những khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được phát hiện kịp thời để có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
hai.
Việc giám sát được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả
a. Giám sát thường xuyên
Giám sát thường xuyên KSNB được thiết lập cho những hoạt động
thông thường và lặp lại của tổ chức. Bao gồm cả những hoạt động giám sát và quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong quá trình thực hiện của các nhân viên trong công việc hàng ngày. Giám sát thường xuyên được thực hiện trên tất cả các yếu tố của KSNB và liên quan đến việc ngăn chặn và phát hiện tất cả những hiện tương vi phạm luật pháp, không tiết kiệm, không hiệu quả của hệ thống.
b. Giám sát định kỳ
Phạm vi và tần suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi ro và hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên. Giám sát định kỳ bao phủ toàn bộ sự đánh giá, sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và đảm bảo KSNB đạt kết quả như mong muốn dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát.
Những yếu kém của hệ thống KSNB phải được thông báo cho lãnh đạo cấp trên. Giám sát này bao gồm cả việc xem xét các phát hiện kiểm toán và các kiến nghị của kiểm toán viên để chúng thực hiện được trong thực tế một cách hữu hiệu.
Ngày nay, việc thiết lập một hệ thống KSNB hợp lý và hiệu quả là một vấn đề khá phức tạp và thường chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt là đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có sử dụng kinh phí NSNN. Trong quá trình hoạt động quản lý sử dụng kinh phí và các nguồn lực khác, đơn vị tuân theo các quy định của pháp luật, các chính sách, chế độ, định mức và các quy định nội bộ của đơn vị..., để quản lý và kiểm soát quá trình sử dụng kinh phí, tài sản. Tuy nhiên, các quy định, thủ tục quản lý và kiểm soát còn mang tính phân tán, chưa được tập trung, phân loại và đánh giá có hệ thống theo các chuẩn mực và nguyên tắc hợp lý.
Việc tổ chức và duy trì hệ thống KSNB hiệu lực, hiệu quả là trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị và nhằm phục vụ cho quản lý của chính thủ trưởng
đơn vị, mà nội dung cơ bản nhất là người lãnh đạo phải có trách nhiệm tạo ra môi trường kiểm soát thích hợp.
1.4. Khái niệm, vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp
1.4.1. Giới thiệu về thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và các thông tư, nghị định hướng dẫn, chúng ta có thể hiểu như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân hoặc các pháp nhân nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể nhân và pháp nhân đều là đối tượng đánh thuế thu nhập, mà thuế thu nhập điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được miễn trừ chi phí hợp lý, hợp lệ. Thuế thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu Ngân sách cho Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thuế TNDN có những đặc điểm sau:
Là sắc thuế trực thu: Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu,vì vậy đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế.
Đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.4.2. Vai trò của thuế TNDN
Theo nghiên cứu của Ths.Phan Thị Phương Huyền, Phó Trưởng khoa Đào tạo nghiệp vụ Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, đăng trên tạp chí tài
chính tháng 10/2017 bàn về vai trò của Thuế thu nhập doanh nghiệp trong thu hút và thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam hiện nay, Thuế TNDN là một trong những sắc thuế lớn và nguồn thu từ thuế TNDN là một trong những nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN.
Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển trong từng giai đoạn nhất định.
Là công cụ để phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội: Thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nuớc thực hiện việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
Thuế TNDN được áp dụng cho các loại hinh doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những đảm bảo bình đẳng công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế TNDN. Về chiều dọc, cùng một ngành nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế TNDN. Với mức thuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều hơn doanh nghiệp có thu nhập thấp.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định phương pháp tính thuế TNDN như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN * Thuế suất thuế TNDN
1.5. Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hành vi tuân thủ thuế TNDN.
Torgler (2007), Jackson and Milliron (1986), Richardson (2008), Hite and McGill (1992) đã khẳng định rằng cấu trúc hệ thống thuế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh đến sự tuân thủ thuế của NNT. Theo các tác giả,