Nhận Xét Các Công Trình Nghiên Cứu Và Xác Định Khe Trống Trong Nghiên Cứu

Nguyễn Hồng Hà, Trang Thanh Ngân (2020) nghiên cứu chủ đề “Các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng”. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 329 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, thông qua phương pháp hồi quy đa biến, nghiên cứu này tìm ra được 08 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như: Tuổi của chủ doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, giới tính của chủ doanh nghiệp, kết quả kinh doanh, tuân thủ thuế...Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách theo thứ tự tác động từ mạnh đến yếu của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Cụ thể như sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế đến doanh nghiệp; Kịp thời xử lý hồ sơ đọng thuế; Tăng cường thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nợ thuế; Quản lý thuế chú trọng đến loại hình doanh nghiệp, giới tính và tuổi của doanh nghiệp.

Vũ Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Kim Huyền (2020) nghiên cứu chủ đề “Các công cụ kỹ thuật gian lận, trốn thuế và kinh nghiệm chống gian lận, trốn thuế trong kỷ nguyên số”. Gian lận và trốn thuế là hành vi xảy ra khi cá nhân, tổ chức kinh doanh cố ý làm sai lệch thông tin, hoặc liên quan đến việc cố tình trình bày sai hay bỏ sót dữ liệu trên tờ khai thuế để hạn chế số thuế phải nộp. Đây là một trong những hành vi vi phạm pháp luật luôn tồn tại trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Xã hội càng phát triển, các hành vi gian lận, trốn thuế càng tinh vi hơn, đặc biệt là trong kỷ nguyên số như hiện nay. Bài viết đã giới thiệu các kỹ thuật gian lận thuế và kinh nghiệm chống gian lận trong kỷ nguyên số mà các nước OECD đã tổng kết.

6.2. Các nghiên cứu nước ngoài

Trong nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ - nghiên cứu trường hợp từ Uganda của tác giả Angella Amudo & Eno L. Inaga (2009), “Evaluation of Internal Control Systems”, A Case Study from Uganda.

Nghiên cứu nhằm đánh giá hệ thống KSNB tồn tại trong những dự án khu vực công ở Uganda được hỗ trợ tài chính bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Thông qua việc thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn quan sát,

phân tích tài liệu đồng thời xếp hạng các thành phần theo các biến độc lập, tác giả đã phân tích được mối quan hệ giữa các biến và đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong các dự án. Tuy nhiên, bài nghiên cứu thực hiện bằng các hình thức quan sát, phân tích tài liệu, xếp hạng, chưa có sự phân tích định lượng về các con số thống kê để đưa ra kết luận mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Một bài nghiên cứu khác đánh giá việc tuân thủ thuế của các chủ doanh nghiệp nhỏ của tác giả Bernadette Kamleitner, Christian Korunka & Erich Kircher (2012), “Tax compliance of small business owners: A review”.

Nghiên cứu này thiết kế một khuôn khổ xác định các đặc điểm chính thực tế tình hình về thuế và nhận thức của các chủ doanh nghiệp nhỏ đối với hành vi tuân thủ thuế. Các chủ doanh nghiệp nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống thuế. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra 3 khía cạnh ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ bao gồm: chủ doanh nghiệp nhỏ có khả năng nhận thấy nhiều cơ hội không tuân thủ thuế hơn khi tự kinh doanh, họ có nhiều khả năng bị thiếu kiến thức về chính sách thuế và họ thường xem những quyết định về thuế là chi phí tổn thất lớn. Nghiên cứu đưa ra những kiến nghị liên quan đòi hỏi những giải pháp nhằm tác động đến nhận thức của người nộp thuế về hành vi trốn thuế, trình độ nhận thức về thủ tục và ý thức nộp thuế của các chủ doanh nghiệp nhỏ.

Tác giả Afiah N.N & Azwari P.C (2015) trong nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện chu trình kiểm soát nội bộ của Chính phủ đến chất lượng báo cáo tài chính của chính quyền địa phương và tác động đối với nguyên tắc quản trị - Nghiên cứu tại chính quyền các địa phương ở phía nam Sumatera, “The effect of the Implementation of Government internal control system on the Quality of Financial reporting of The local Government and its impact on the Principles of good Governance”, A Research in District, city, and Provincial Government in south Sumatera.

Nhóm tác giả nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến chất lượng báo cáo tài chính và ảnh hưởng của nó đến việc quản lý của khu vực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

công. Nghiên cứu được tiến hành tại nhiều tỉnh, quận, thành phố và đối tượng khảo sát là các lãnh đạo của phòng tài chính, quản lý tài sản và phòng thanh tra ở South Sumatra. Biến độc lập gồm 05 biến là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Biến phụ thuộc là chất lượng quản lý tài chính. Với việc phân tích thông qua bảng khảo sát, kết quả chỉ ra rằng kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng tốt hơn đến chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng báo cáo tài chính tác động tích cực đến việc quản lý tốt. Do đó, thông qua chất lượng báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ và quản lý tốt trong khu vực công có mối quan hệ tích cực.

Trong một nghiên cứu khác về tuân thủ và thực thi thuế của tác giả Joel Slemrod (2018), “ Tax compliance and enforcement”.

Kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước - 3

Nghiên cứu này đánh giá các nghiên cứu kinh tế gần đây trong việc tuân thủ và thực thi chính sách thuế. Nghiên cứu phân tích các mẫu ngẫu nhiên có đối chứng chủ yếu được gửi qua thư từ cơ quan thuế và xem xét các nghiên cứu gần đây bằng nhiều phương pháp khác nhau về tác động của các công cụ thực thi chính sách thuế bao gồm: kiểm toán, kê khai và phương thức nộp thuế. Kết quả của nghiên cứu đưa ra một khuôn khổ quy chuẩn dựa trên mức độ hành vi tuân thủ thuế được ước tính một cách đáng tin cậy cho phép đánh giá xem liệu một biện pháp can thiệp thực thi chính sách thuế có đáng thực hiện hay không.

6.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu và xác định khe trống trong nghiên cứu

Qua kết quả tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN đã được thực hiện trên Thế giới và Việt Nam cung cấp nền tảng lý thuyết tham khảo chung cho các nghiên cứu về lĩnh vực này.

Những nghiên cứu nước ngoài do khác biệt về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình chính trị,... có thể dẫn đến sự khác biệt về cách phân tích các tác động của kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN, điều này làm cho mức độ đo lường đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN khác nhau. Các

nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN, có rất ít các công bố đầy đủ về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Từ đó cho thấy nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề mới và còn khoảng trống trong môi trường nghiên cứu Việt Nam. Đề tài chọn hướng nghiên cứu được thực hiện từ phía cơ quan thuế, từ đó có thể tìm ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập và cải cách thủ tục hành chính thuế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo ra sự tin tưởng của DN, tăng cường các hành vi tuân thủ thuế và đạt mục tiêu thu NSNN.

7. Kết cấu của luận văn Lời mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát nội bộ.

Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ


1.1. Tổng quan lý luận về Kiểm soát nội bộ

Trong phạm vi đề tài, luận văn nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước dựa trên Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI). Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI là tài liệu tích hợp các lý luận chung về Kiểm soát nội bộ của Báo cáo COSO. Nó ban hành đầu tiên vào năm 1992 (INTOSAI 1992) và cập nhật năm 2004, 2013, 2016.

Theo tài liệu hướng dẫn của INTOSAI (1992) khái niệm kiểm soát nội bộ được định nghĩa như sau: “Kiểm soát nội bộ là cơ cấu của tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức”.

Định nghĩa về kiểm soát nội bộ theo INTOSAI (2004) như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị, nó được thiết lập để đối phó với các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu chung của tổ chức”

Theo hướng dẫn của INTOSAI (2013): “Kiểm soát nội bộ giống như hướng dẫn của INTOSAI (2004), tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản Kiểm toán đã được phê duyệt và đã tạo thành “cấp 3” của khung hiện hành.

Về mục tiêu của báo cáo INTOSAI có thay đổi theo hướng dẫn về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức.

Định nghĩa Kiểm soát nội bộ theo INTOSAI (2016) như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình tích phân năng động liên tục thích ứng với những thay đổi mà tổ chức đang đối mặt. Ban quản lý và nhân viên các cấp phải tham gia vào quá trình này để giải quyết các rủi ro và đảm bảo hợp lý cho việc đạt được sứ mệnh của tổ chức và các mục tiêu chung”.

INTOSAI (1992), INTOSAI (2004), INTOSAI (2013), INTOSAI

(2016) có những điểm chung như sau: Đều xác định kiểm soát nội bộ là một quá trình không thể thiếu của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu về:

- Tính hữu hiệu, hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị;

- Tôn trọng pháp luật và các quy định có liên quan;

- Thiết lập và báo cáo thông tin quản lý và thông tin tài chính đáng tin cậy, đảm bảo tính kịp thời;

- Bảo vệ nguồn lực không thất thoát và sử dụng sai mục đích.

1.2. Kiểm soát nội bộ đơn vị hành chính công

Trong khu vực công, kiểm soát nội bộ rất được quan tâm và chú trọng đặc biệt.một số quốc gia như Mỹ, Canada…đã có những công bố chính thức về kiểm soát nội bộ áp dụng cho cơ quan hành chính sự nghiệp.

Theo tìm hiểu của tác giả tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ra đời vào năm 1953 tại Havana, Cuba. INTOSAI đã góp phần rất lớn trong việc giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình: “ vai trò kiểm toán các tài khoản và hoạt động của chính phủ, thúc đẩy việc lành mạnh hóa trong quản lý tài chính và nâng cao chất lượng giải trình của chính phủ ở từng quốc gia”.

Ngoài ra INTOSAI còn là diễn đàn nhằm hợp tác về các vấn đề chuyên môn, từ đó đưa ra những hướng dẫn cần thiết cho từng trường hợp cụ thể. Trong các kỳ đại hội, INTOSAI đặt trọng tâm vào những vấn đề chủ yếu đang đặt ra đối với các SAIS, giúp các thành viên đưa ra các giải pháp mang tính đột phá để khắc phục những trở ngại chung.

Qua đó INTOSAI đã góp phần rất quan trọng trong việc giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Năm 1992, INTOSAI đã ban hành hướng dẫn về kiểm soát nội bộ áp dụng cho khu vực công. Tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về kiểm soát nội bộ của báo cáo COSO và những điểm đặc thù của khu vực công.

1.3. Các yếu tố cấu tạo nên hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị hoạt động công

Đối với Chi cục Thuế - thuộc về khu vực công thì hệ thống KSNB là hữu hiệu, phải đáp ứng được các yêu cầu theo bản hướng dẫn KSNB của INTOSAI GOV 9100. Theo INTOSAI GOV 9100 thì có 5 yếu tố cần phải xem xét của hệ thống KSNB đó là: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông và Giám sát.

1.3.1. Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo đức và cơ cấu tổ chức gồm:

a. Sự liêm chính và giá trị đạo đức cá nhân, chuyên môn của nhà lãnh đạo và của đội ngũ nhân viên

Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ. Tinh thần tôn trọng đạo đức thể hiện qua tất cả các cá nhân, mọi cá nhân phải tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về cách ứng xử của cán bộ công chức nhà nước.

Thái độ và cách điều hành của người quản lý, quyết định giọng điệu (tone) của toàn bộ tổ chức trong việc thiết lập các chính sách về kế toán, tài chính của đơn vị; ví dụ như: công khai tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ,.. mang tính công bằng, khách quan, vô tư, không thiên vị,…Đồng thời, phải cho công chúng thấy được tinh thần này trong sứ mệnh và trong tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức thông qua các văn bản chính thức; chẳng hạn như xây dựng giá trị đạo đức trong đơn vị mang tính công bằng, dung hòa các lợi ích, giảm thiểu các yếu tố cơ hội có thể phát sinh các gian lận, tham nhũng.

b. Năng lực nhân viên

Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu qủa và hữu hiệu, cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập hệ thống KSNB.

Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xây dựng thực hiện, duy trì của KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện sứ mệnh chung của tổ chức. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữ một vai trò trong hệ thống KSNB, bởi đó là trách nhiệm của họ.

Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có những kỹ năng cần thiết để đánh giá các rủi ro. Việc đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức.

Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thanh viên trong tổ chức, đó là hướng dẫn về mục tiêu KSNB, phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công việc.

c. Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo

Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của nhà lãnh đạo khi điều hành. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB. Tinh thần này biểu hiện ra thành những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan. Thí dụ như việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong KSNB thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến KSNB.

Ngược lại nếu các thành viên trong tổ chức cho rằng KSNB không quan trọng có nghĩa là lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến KSNB. Kết quả là KSNB chỉ còn là hình thức chứ không có ý nghĩa thực sự, dẫn đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị không còn đạt được như mong muốn.

d. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bao gồm:

- Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo. Mỗi cấp quản lý ý thức được quyền hạn của mình tới đâu.

- Hệ thống báo cáo phù hợp với đơn vị, thiết lập quy trình báo cáo kịp thời, kết quả thực hiện để đạt mục tiêu đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023