toán cho hơn 100 khách hàng và ít nhất 3 năm một lần đối với các công ty phát hành ít hơn 100 báo cáo kiểm toán.
Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán cho các công ty đại chúng (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB). Mục đích của kiểm tra chéo là để bảo đảm các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán và dịch vụ kế toán cho các công ty niêm yết phải có hệ thống kiểm soát chất lượng hữu hiệu và đã tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp. Các công ty kiểm toán được tự chọn các công ty khác để kiểm tra cho công ty mình theo định kỳ ba năm một lần. Đây là yêu cầu bắt buộc và được xem như là một phần trong chương trình tự kiểm soát của nghề nghiệp theo quy định của AICPA, đây cũng là một phần của kế hoạch tái cấu trúc tổ chức nghề nghiệp.
Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ: Mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán và kiểm toán thông qua việc kiểm tra, giáo dục và đưa ra các biện pháp điều chỉnh. Các cá nhân hay các công ty thực hiện các dịch vụ kế toán và kiểm toán ở Hoa Kỳ phải đăng ký vào chương trình giám sát chất lượng được công nhận. Các dịch vụ phải được kiểm tra là các dịch vụ chịu sự chi phối của các chuẩn mực kiểm toán (SASs), các chuẩn mực về dịch vụ kế toán và dịch vụ soát xét (SSARS), các chuẩn mực cho dịch vụ xác nhận (SSAEs) và Chuẩn mực kiểm toán công (Government Auditing standards) được ban hành bởi GAO. Hiện nay, Chương trình kiểm tra chéo của AICPA được phát triển và giám sát bởi AICPA và được quản lý bởi 41 tổ chức CPA cấp tiểu bang.
Kiểm soát chất lượng từ bên trong
Chuẩn mực kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ra đời rất sớm. Sau nhiều lần thay đổi, chuẩn mực hiện hành đề cập đến hai nội dung chính:
Chính sách chung: để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các công ty kiểm toán cần chú ý năm vấn đề chính sau: Duy trì tính độc lập, chính trực khách quan; quản lý nhân viên; thiết lập các hướng dẫn về chấp nhận khách hàng; thực hiện hợp đồng; giám sát chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hiện hữu.
Chính sách đối với việc thực hiện hợp đồng: công ty kiểm toán cần chú ý các vấn đề chính trong các khâu: giao việc, ký cam kết về tính độc lập, xem xét năng lực chuyên môn của kiểm toán viên, giám sát việc kiểm tra hồ sơ kiểm toán, đào tạo liên
tục, đánh giá thành tích của nhân viên để phát triển, xét duyệt khách hàng cũ, tham khảo ý kiến.
1.4.2. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán
Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài
Khác với Mỹ, hoạt động kiểm toán độc lập tại Pháp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy định của các cơ quan chức năng của Nhà nước. Từ khi ra đời tổ chức nghề nghiệp của Pháp hoạt động theo mô hình do luật định. Tổ chức nghề nghiệp có vai trò rất hạn chế trong việc thiết lập chuẩn mực và họ chịu sự chi phối rất lớn của Nhà nước do kiểm toán độc lập của Pháp hình thành từ sự ra đời yêu cầu của luật pháp (Luật công ty năm 1867 và Luật thương mại năm 1863). Theo quy định của Luật Công ty, chỉ những người có tên trong danh sách chính thức của kiểm toán viên mới được thực hiện cuộc kiểm toán theo luật định. Kiểm toán viên có thể hành nghề dưới danh nghĩa cá nhân hay công ty. Tất cả kiểm toán viên hành nghề đều phải là thành viên của Liên đoàn quốc gia các chuyên viên kế toán (CNCC - Compagnie Nationale des Commissaires aux Comptes), CNCC đặt dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp. Các cơ quan chức năng tham gia vào công tác giám sát bao gồm:
Uỷ ban tối cao của kiểm toán viên (Haut conseil du commissaire aux comptes - H3C): Chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Uỷ ban này thành lập theo yêu cầu của Luật thương mại chịu sự lãnh đạo của Bộ Tư pháp và Hội nghề nghiệp. Đây vừa là một tổ chức nghề nghiệp vừa là một cơ quan chức năng của nhà nước có chức năng: Giám sát hoạt động nghề nghiệp, giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập của kiểm toán viên; tổ chức các chương trình kiểm soát định kỳ về chất lượng hoạt động kiểm toán; xử lý kỷ luật kiểm toán viên (H3C có tư cách tương tự như một Tòa phúc thẩm vùng)
Ủy ban kiểm tra quốc gia về hoạt động kiểm toán (Le Comité đe l’Examen National d’Activeté - CENA): Chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cùng với việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đối với các công ty niêm yết. Việc kiểm soát của CENA thường thực hiện theo chương trình kết hợp với Ủy ban chứng khoán (COB - Commission des opérations de Bourse) đối với các công ty niêm yết. Sau mỗi đợt kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, CENA sẽ thông báo cho Ủy ban đạo đức nghề nghiệp về tính độc lập của kiểm toán viên (CDI–Comité đe déontologie đe l’indépendence) về các vấn đề cần phải xem xét.
Kiểm soát chất lượng ở Pháp thường được tiến hành theo mô hình hai hệ thống là: kiểm soát theo chiều ngang và kiểm soát theo chiều dọc.
Kiểm soát theo chiều ngang là kiểm soát quy trình và đánh giá hệ thống xem công ty kiểm toán có các biện pháp đảm bảo công tác kiểm soát chất lượng, để thực hiện điều này cần phải soát xét các khía cạnh như: trách nhiệm của lãnh đạo đối với chất lượng trong phạm vi công ty; cơ cấu của công ty kiểm toán; hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ; đạo đức nghề nghiệp; chấp nhận và duy trì hợp đồng; kỹ năng và năng lực chuyên; chương trình đào tạo; hồ sơ kiểm toán; vấn đề bảo hiểm trong hoạt động kiểm toán.
Kiểm soát theo chiều dọc là việc kiểm soát và đánh giá hồ sơ kiểm toán xem kiểm toán viên tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp như thế nào và việc áp dụng đúng các chuẩn mực nghề nghiệp, bao gồm các nội dung sau: Tiêu chuẩn chung của hồ sơ; chấp nhận của khách hàng; các vấn đề riêng biệt khác; kinh nghiệm của các cán bộ chủ chốt; đánh giá rủi ro và lập chương trình kiểm toán; đánh giá và kiểm tra việc kiểm soát nội bộ; giải pháp cho các vấn đề mà kiểm toán viên phát hiện; nội dung của báo cáo tài chính và tính đầy đủ của báo cáo; thư giải trình của ban giám đốc; bằng chứng về quy trình kiểm soát nội bộ đã áp dụng cho kiểm toán.
Quy trình kiểm soát chất lượng được thực hiện qua 3 giai đoạn: lập kế hoạch, kiểm soát kiểm toán viên và tổng hợp kết luận. Tuỳ vào từng công ty mà chu kỳ kiểm soát chất lượng là khác nhau nằm trong khoảng từ 3 đến 6 năm. Công tác kiểm soát là bắt buộc và có thu phí với từng cuộc kiểm tra.
Kiểm soát chất lượng từ bên trong
Để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các công ty kiểm toán thường tập trung vào ba vấn đề sau: đánh giá khách hàng, kiểm soát hồ sơ và đánh giá sự hài lòng của khách hàng.
Đánh giá khách hàng: Trước khi chấp nhận một khách hàng, kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần đánh giá mức độc lập của công ty, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như mức độ liêm khiết của ban lãnh đạo khách hàng, xem xét lý do thay đổi kiểm toán viên. Thủ tục áp dụng thường là thu thập các thông tin về loại hình hoạt động, ngành nghề, công nghệ sản xuất, bộ máy quản lý, phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua số liệu năm tài chính và năm tài chính liền kề. Nguồn thông tin thu thập có thể từ khách hàng, từ internet, từ các bên thứ 3 hay từ luật sư của
công ty khách hàng. Trường hợp công ty nhận thấy không có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ thì phải từ chối hợp đồng.
Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán: Mục tiêu của kiểm soát hồ sơ là xem xét công tác kiểm toán đã thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế, quốc gia và của công ty; xác định những lĩnh vực cần được đào tạo hay hỗ trợ thêm; xác định những nhà quản lý, kiểm toán viên yếu kém; đào tạo những người sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng. Các công ty kiểm toán thường lập ra bộ phận kiểm soát chất lượng để tiến hành kiểm soát chất lượng của công ty. Các nhân viên làm việc trong phòng này đòi hỏi phải độc lập, phải được Ban giám đốc bổ nhiệm, ít nhất phải có một người phụ trách là thành viên trong Ban giám đốc, những cộng sự cùng làm với người phụ trách ít nhất phải là kiểm toán viên chính.
Các thủ tục cần áp dụng khi kiểm tra hồ sơ: Chọn các hồ sơ kiểm toán; chọn người kiểm soát; kiểm tra phần hình thức của hồ sơ để đáp ứng cho mục tiêu chất lượng, thảo luận với các cộng sự trong nhóm về hồ sơ kiểm toán đó, kiểm tra mức độ tuân thủ các chính sách kiểm soát chất lượng mà công ty đã thiết kế.
Khi đã xem xét xong, bộ phận kiểm soát chất lượng cần theo dòi mức độ thực hiện các hành động cần cải tiến đã nêu lên trong kết luận ghi ở báo cáo kiểm soát. Đồng thời ghi nhận lại những thông tin phản hồi của các nhóm kiểm toán để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng hiện tại công ty đang áp dụng.
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng: Hoạt động sau cùng liên quan đến hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán là thu thập những thông tin phản hồi từ phía khách hàng để đánh giá sự hài lòng của họ đối với dịch vụ mà công ty đã cung cấp. Mở một cuộc điều tra về thái độ làm việc, cách cư xử của nhóm kiểm toán trong quá trình làm việc; các thời hạn về gửi thư, làm việc, gửi báo cáo kiểm toán...có được các kiểm toán viên thực hiện đúng như trong kế hoạch đã cam kết đối với khách hàng không.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính cho các công ty kiểm toán ở Việt Nam
Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài
Thứ nhất, thành lập Uỷ ban Giám sát Chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán. Uỷ ban giám sát không phải cơ quan chức năng của Nhà nước, hoạt động dưới sự giám sát của UBCKNN và hiệp hội nghề nghiệp (VACPA). Công ty kiểm toán
khi kiểm toán BCTC phải đăng ký với ủy ban giám sát. Các cuộc kiểm toán của họ sẽ được kiểm tra đều đặn bởi các kiểm tra viên của uỷ ban giám sát. Uỷ ban này phải liên kết với UBCKNN và thực hiện theo chương trình kiểm tra kết hợp giữa Hội nghề nghiệp và UBCKNN đối với các cuộc kiểm toán cho những công ty niêm yết [4, tr.68].
Thứ hai, xây dựng cơ chế kiểm tra chéo giữa các công ty kiểm toán. Với cơ chế kiểm soát chất lượng kết hợp từ trong công ty kiểm toán (tự kiểm tra, kiểm soát) và bên ngoài công ty kiểm toán (Ủy ban giám sát, hiệp hội nghề nghiệp và công ty kiểm toán khác) sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong kiểm toán BCTC. [4, tr.68].
Thứ ba, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với kiểm toán BCTC. Cơ sở pháp lý cần được hoàn thiện trên cả 3 khía cạnh: đối với đối tượng kiểm toán (là các chuẩn mực kế toán trên cơ sở phù hợp chuẩn mực lập BCTC – IFRS), đối với khách thể kiểm toán và chủ thể kiểm toán (chuẩn mực kiểm toán). Nhưng quan trọng và cấp thiết nhất hiện nay là cơ sở pháp lý về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, kế toán. [4, tr.69].
Kiểm soát chất lượng từ bên trong
Thứ nhất, chú trọng nguồn nhân lực kiểm toán, đối với bất kỳ loại hình kinh doanh dịch vụ nào thì yếu tố con người đều rất quan trọng. Trong dịch vụ kiểm toán, KTV là yếu tố hạt nhân và cơ bản nhất quyết định chất lượng dịch vụ, do hoạt động kiểm toán luôn phải dựa vào các đánh giá mang tính chủ quan của KTV. Chính vì thế, ngoài những hướng dẫn cụ thể về mặt nghiệp vụ chuyên môn, công việc này đòi hỏi phải có một đội ngũ KTV thực hiện có nhiều kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Nếu các công ty kiểm toán độc lập xây dựng được một đội ngũ KTV đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu về chất lượng thì qua đó nâng cao được chất lượng kiểm toán. Do vậy, chất lượng kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán.
Thứ hai, bản thân các công ty kiểm toán cần nhận thức được việc xây dựng một cơ cấu tổ chức khoa học, hợp lý và đặc biệt là việc thành lập phòng kiểm soát chất lượng kiểm toán là hết sức cần thiết.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng một Quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả cũng như đề cao Vai trò của người kiểm soát độc lập trong công ty kiểm toán với từng cuộc kiểm toán cụ thể.
Thứ tư, các công ty kiểm toán cần hoàn thiện về qui trình, kỹ thuật và hồ sơ kiểm toán, từng bước ứng dụng công nghệ tin học vào trong quá trình thực hiện.
Kết luận chương 1
Chương I đã khái quát những vấn đề lý luận chung nhất về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Cụ thể:
Một là, khái quát lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính từ đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản của kiểm toán báo cáo tài chính.
Hai là, khái quát chung về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC, nêu ra: khái niệm chất lượng kiểm toán BCTC; Khái niệm, mục tiêu và vai trò kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC; Các loại hình kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC và kiểm soát chất lượng trong quy trình kiểm toán BCTC;
Ba là, khái quát kinh nghiệm quốc tế trong nghiên cứu kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán ở Việt Nam.
Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để xem xét, đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ASC, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC
2.1. Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH kiểm toán ASC là một công ty chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán và tư vấn thuế.
Công ty TNHH Kiểm toán ASC được thành lập ngày 01/09/2008 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102902085 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 01/09/2008. Vốn điều lệ của công ty là 6.000.000.000 đồng. Với hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên của công ty là những người đã từng làm lãnh đạo và công tác tại các công ty kiểm toán hàng đầu của Bộ tài chính Việt Nam tách ra thành lập. Công ty TNHH Kiểm toán ASC là một công ty chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán, tư vấn thuế và xác định giá trị doanh nghiệp.
Trụ sở giao dịch và làm việc tại: Tầng 12 Tháp Tây, tòa nhà Hancorp Plaza, số 72 Trần Đăng Ninh - Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy - TP Hà Nội
Điện thoại: (024) 37 425 888 / 37 578 666
Fax: (024) 37 578 666
Email: Kiemtoanasc.info@gmail.com
Chi nhánh công ty tại Hà Nội có trụ sở tại: Phòng 1802A tòa nhà Hà Thành Plaza, số 102 Thái Thịnh – Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0913 505 280
Chi nhánh công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại: Số 94 Nguyễn Thị Thập – Phường Tân Hưng – Quận 7 – TP Hồ Chí Minh.
(028) | 62.630.788 | |
Fax: | (028) | 62.608.089 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Chung Về Kiểm Soát Chất Lượng Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính. Chương 2: Thực Trạng Kiểm Soát Chất Lượng Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài
- Khái Niệm, Mục Tiêu Và Vai Trò Kiểm Soát Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính
- Kiểm Soát Chất Lượng Trong Quy Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính
- Thực Trạng Kiểm Soát Chất Lượng Trong Quy Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Kiểm Toán Asc
- Kiểm Soát Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Trong Giai Đoạn Chuẩn Bị Kiểm Toán
- Công Văn Gửi Khách Hàng Sau Khi Ký Hợp Đồng Kiểm Toán
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Chi nhánh Ecopark tại Hưng Yên có trụ sở tại: Đường Phà – Xuân Quan – Văn Giang – Hưng Yên.
Điện thoại: 0933 013 666
Chi nhánh Miền Bắc có trụ sở tại số 560A, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội
Điện thoại: 0913 030 199
Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động của công ty là nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền và lợi ích cao nhất cho khách hàng, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý đầu tư xây dựng, mang lại hiệu quả cao nhất. Hơn thế nữa với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, gần gũi và tận tình với khách hàng, tinh thông nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam, công ty nắm rò các yêu cầu trong quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sản xuất kinh doanh, các khó khăn mà khách hàng sẽ gặp phải và hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề đó mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào tại Việt Nam có thể thực hiện được.
Đội ngũ nhân viên
Để hoạt động thành công và có hiệu quả công ty luôn coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên. Hiện nay ASC có 23 KTV có chứng chỉ CPA, đây là đội ngũ kiểm toán viên, kỹ thuật viên và nhân viên được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng - kế toán và kiểm toán, kỹ thuật xây dựng từ các trường Đại học danh tiếng ở trong nước và ở nước ngoài, cùng với các cộng tác viên bao gồm các chuyên gia đầu ngành với kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn chắc chắn sẽ đáp ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng.
Năm 2017, theo quyết định số 1260/QĐ – UBCKNN, ngày 18/11/2016 của Chủ tịch UBCKNN thì công ty có 17 KTV được tham gia kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, thuộc lĩnh vực chứng khoán năm 2017.
Hiện nay, công ty TNHH Kiểm toán ASC đã và đang khẳng định vị trí và uy tín của mình trên thị trường Việt Nam.
Phương châm dịch vụ của ASC
Nhằm đảm bảo cung cấp những dịch vụ tin cậy có chất lượng tốt nhất, mọi hoạt động của công ty luôn tôn trọng nguyên tắc: độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp