Công Văn Gửi Khách Hàng Sau Khi Ký Hợp Đồng Kiểm Toán

Căn cứ vào từng hợp đồng, Chủ nhiệm kiểm toán sẽ bố trí trưởng nhóm và các thành viên trong nhóm kiểm toán cho từng hợp đồng kiểm toán. Khi phân công nhóm kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán sẽ căn cứ vào các yếu tố:

- Quy mô và tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán.

- Số lượng và nhân viên hiện có của từng bộ phận

- Khả năng và yêu cầu chuyên môn đặc biệt cần có

- Lịch trình thực hiện công việc

- Tính liên tục và luân phiên nhân viên theo định kỳ

Trưởng nhóm kiểm toán căn cứ vào nhiệm vụ được Chủ nhiệm kiểm toán giao sẽ thực hiện việc khảo sát, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, phân tích sơ bộ báo cáo tài chính, thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, đánh giá các thông tin thu thập được, xác định mức độ trọng yếu, đánh giá vùng rủi ro từ đó xây dựng được phương pháp kiểm toán, thời gian thực hiện và tình hình nhân sự cần thiết, trong đó đặc biệt lưu ý đến tính độc lập của các KTV khi tham gia nhóm kiểm toán.

Ví dụ trích HSKT năm 2016 về Công ty cổ phần Việt Á như sau:

Bảng 2.2: Cam kết tính độc lập của kiểm toán viên


ASC

Tên khách hàng: Công ty cổ phần Việt Á

Ngày khóa sổ: 31/12/2016

Nội dung: CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP

CỦA THÀNH VIÊN NHÓM KIỂM TOÁN

A260


Tên

Ngày xx/02/2017

Người thực hiện: PTG

Người soát xét 1: BHV

Người soát xét 2: PTG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC - 11

Liên quan đến cuộc kiểm toán của Công ty cổ phần Việt Á cho năm tài chính kết thúc

ngày 31 tháng 12 năm 2016, chúng tôi cam kết rằng:

1. Chúng tôi đọc và nhất trí với kết luận tại Mẫu A270;

2. Chúng tôi tuân thủ các quy định về tính độc lập theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;

3. Chúng tôi cam kết rằng chúng tôi không có bất kỳ lợi ích tài chính trọng yếu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc nghĩa vụ nợ, quan hệ mật thiết nào gắn với đơn vị hoặc Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán;

4. Theo hiểu biết của chúng tôi, chúng tôi không nhận thấy bất cứ sự thỏa thuận kinh tế, dịch vụ chuyên môn cũng như sự liên kết nào trong quá khứ và hiện tại giữa chúng tôi và đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập của chúng tôi.

Chức danh

Họ tên

Chữ ký

Ngày/ tháng

Thành viên BGĐ phụ trách cuộc KT:

Bùi Mạnh Hà

29/02/2017

Người soát xét công việc KSCL:

Bùi Hồng Vân

Vân

29/02/2017


Chủ nhiệm kiểm toán:

Phạm Thanh Giang

Giang

29/02/2017

Kiểm toán viên chính/Trưởng nhóm:

Phạm Thanh Giang

Giang

29/02/2017

Kiểm toán viên:

Đỗ Huy Long

Long

29/02/2017

Trợ lý 1:

Phạm Huy Cường

Cường

29/02/2017

Trợ lý 2:

Nguyễn Khắc Kiểm

Kiểm

29/02/2017

Trợ lý 3:

Phạm Thanh Trà

Trà

29/02/2017

(Nguồn: Phòng kiểm toán 2, ASC)

(Phụ lục số 03 – Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV).

Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán và trình Chủ nhiệm kiểm toán soát xét và ký duyệt. Khi soát xét Chủ nhiệm kiểm toán chú trọng đánh giá sự phù hợp của các nội dung trên. Sau đó, kế hoạch kiểm toán sẽ được chuyển tới thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro xem xét trước khi trình Giám đốc ký duyệt.

Kiểm soát của thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro: thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng sẽ thực hiện việc thẩm định và cho ý kiến nhận xét về việc xác định mức độ trọng yếu, tính hợp lý trong việc xác định rủi ro kiểm toán, thời gian kiểm toán, nhân sự tham gia cuộc kiểm toán...trong kế hoạch kiểm toán và trình thành viên Ban Giám đốc phụ trách khách hàng phê duyệt.

Kiểm soát của thành viên Ban Giám đốc phụ trách khách hàng: thực hiện phê duyệt kế hoạch kiểm toán đã lập. Những kế hoạch kiểm toán chưa đạt yêu cầu phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung theo nhận xét của Giám đốc. Sau khi kế hoạch kiểm toán được chỉnh sửa, Giám đốc ra quyết định thành lập nhóm kiểm toán dựa trên đề nghị của kiểm toán viên chính và sự phê duyệt của Chủ nhiệm kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán.

Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phổ biến nội dung kế hoạch kiểm toán về các quy định đặc thù trong việc hạch toán, quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ, để các thành viên trong nhóm kiểm toán hiểu rò hơn về kế hoạch kiểm toán và căn cứ pháp lý thực hiện cuộc kiểm toán. Phổ biến về kế hoạch thời gian nhân sự của cuộc kiểm toán sẽ được thông báo cho nhóm kiểm toán và gửi đến khách hàng.

Phổ biến các chỉ dẫn cụ thể trong quá trình tác nghiệp cho các thành viên trong nhóm kiểm toán, phần này sẽ được lưu hành nội bộ trong nhóm kiểm toán.

Ví dụ về HSKT năm 2016 của Công ty cổ phần Việt Á:

Bảng 2.3: Công văn gửi khách hàng sau khi ký hợp đồng kiểm toán


Số: …… /2016 /CV - ASC.KT2 Hà Nội, ngày xx tháng xx năm xx

Kính gửi: Công ty cổ phần Việt Á


Căn cứ Hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2017 giữa Công ty TNHH Kiểm toán ASC và Công ty cổ phần Việt Á, chúng tôi xin gửi tới Quý đơn vị kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính năm 2016 với các nội dung sau:


- Lịch kiểm toán;

- Đề nghị cung cấp tài liệu;

Chúng tôi hy vọng Quý đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn kiểm toán trong quá trình làm việc và cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan đến tư vấn. Nếu Quý đơn vị có vấn đề gì cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với trưởng đoàn tư vấn theo địa chỉ sau:

Công ty TNHH Kiểm toán ASC

Tầng 12 Tháp Tây, tòa nhà Hancorp Plaza, số 72 Trần Đăng Ninh - Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy

Hà Nội Việt Nam Fax: (024) 37 578 666

Tel: 84-24-37 425 888 / 37 578 666

Mobile: 0912621731

E-mail: Giangpt@asc.com.vn

Gửi tới: Bà Phạm Thanh Giang

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn về sự hợp tác và giúp đỡ của Quý đơn vị.



Nơi nhận:

- Như trên

- Lưu VT, KT2

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC


Bùi Mạnh Hà


(Nguồn: Phòng kiểm toán 2, ASC)

Lịch kiểm toán

Bảng 2.4: Kế hoạch thực hiện kiểm toán gửi cho khách hàng


STT

Thành phần

Điện thoại

Thời gian thực hiện

1

Phạm Thanh Giang

0912 621 731

01/03/2017 – 15/03/2017

2

Đỗ Huy Long

0963 214 789

01/03/2017 – 15/03/2017

3

Phạm Huy Cường

0946 328 888

01/03/2017 – 15/03/2017

4

Nguyễn Khắc Kiểm

0985 217 364

01/03/2017 – 15/03/2017

5

Phạm Thanh Trà

0988 456 123

01/03/2017 – 15/03/2017

(Nguồn: Phòng kiểm toán 2, ASC)

Với các chỉ dẫn cụ thể trong quá trình thực hiện kiểm toán, căn cứ vào thủ tục phân tích tổng quát về tình hình biến động chung toàn công ty, và các khoản mục có biến động lớn. Kiểm toán viên sẽ đưa ra các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và các thủ tục kiểm toán sau đó gửi cho các thành viên tham gia kiểm toán (Phụ lục số 04 - Các mục tiêu kiểm toán trọng tâm & các thủ tục kiểm toán).

Bảng 2.5: Mục tiêu kiểm toán và các thủ tục kiểm toán trọng tâm

Mức trọng yếu


ASC



Tham chiếu:

Khách hàng: Công ty CP Việt Á

Người lập


Ngày:

Kỳ kế toán: 31/12/2016

Người soát xét:

PTG

Ngày: xx/02/2017

Nội dung: Mức trọng yếu





Xác định mức trọng yếu




Mức trọng yếu được lập trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán dựa trên các thông tin thu thập được về hoạt động của khách hàng và số liệu BCTC của đơn vị được kiểm toán. KTV dựa trên các xét đoán chuyên môn để xem xét lại mức trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán để đưa ra các thủ tục kiểm toán đầy đủ và phù hợp.


Tỷ lệ sử dụng để ước tính

Số liệu BCTC năm nay

Số liệu BCTC năm trước

VND

Tiêu chí để xác định mức trọng yếu:

Tổng nguồn vốn sở hữu


32.918.951.642

32.783.069.644


1% (A)

329.189.516

327.830.696


2% (B)

658.379.033

655.661.393

Doanh thu


280.887.973.706

334.607962.517


0.5% (C)

1.404.439.869

1.673.039.813



1% (D)

2.808.879.737

3.346.079.625

Lợi nhuận trước thuế


3.172.194.898

4.535.003.496


5% (E)

158.609.745

226.750.175


10% (F)

317.219.490

453.500.350

Mức trọng yếu tổng thể giai đoạn lập kế hoạch

(G)

317.219.490

453.500.350

Lý do lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu tổng thể:

Lựa chọn chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế để xác định mức trọng yếu tổng thể để đảm bảo tính thận trọng: Các sai sót có giá trị nhỏ đều được phát hiện và điều chỉnh phù hợp.

Lý do lựa chọn tỷ lệ % để xác định mức trọng yếu thực hiện: Do AR được đánh giá ở mức trung bình

Trong đó:

AR là Cao thì tỷ lệ để xác định mức trọng yếu thực hiện là 50%

AR là Trung bình thì tỷ lệ để xác định mức trọng yếu thực hiện là 70% AR là Thấp thì tỷ lệ để xác định mức trọng yếu thực hiện là 80%

Mức trọng yếu thực hiện

(H) = (G) x tỷ lệ %

222.053.643

317.450.245

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua

(I) = (H) x 4% (tối đa)

8.882.146

12.698.010

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Mức trọng yếu tổng thể

(J)

317.219.490

453.500.350

Mức trọng yếu thực hiện

(K)

222.053.643

317.450.245

Lý do phải điều chỉnh mức trọng yếu giai đoạn kết thúc kiểm toán

(Nguồn: Phòng kiểm toán 2, ASC)



Nhân sự

Bảng 2.6: Nhân sự và thời gian thực hiện



Công việc/ khoản mục


Người thực hiện


Lập kế hoạch

Kiểm toán giữa kỳ

Chứng kiến kiểm kê

Kiểm toán cuối kỳ

Tổng hợp báo cáo

Phát hành báo cáo

136,336,511,131,411,521

Giang





153,156,157,632,338,335,331

Long







333,334, 211,214,641,

Cường





133,138,141,242,352,711,642

Kiểm







111,112,341,515,635,811,642

Trà







Thời gian thực hiện

Từ ngày 01 đến ngày 15 tháng 03 năm 2017


(Nguồn: Phòng kiểm toán 2, ASC)


Bảng 2.7. Trích tóm tắt trang soát xét kế hoạch kiểm toán



Tên

Ngày

Người thực hiện


.. /02/17

Người soát xét 1

PTG

.. /02/17

Người soát xét 2

BHV

.. /02/17

Khách hàng: Công ty cổ phần Việt Á

Ngày khóa sổ: 31/12/2016

Nội dung: SOÁT XÉT KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN



STT

Nội dung (tóm tắt)

Người thực hiện/ ngày

Các vấn đề phát hiện

Ý kiến của chủ nhiệm kiểm toán

Giải trình

Ý kiến của chủ nhiệm kiểm toán

Ý kiến của thành viên BGĐ

kiểm

soát CLKT

1

Thông tin về hoạt động của khách hàng

Cường 29/2/17

- Chưa làm rò vấn đề rủi ro kinh doanh của Công ty khách hàng.

- Bổ sung tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ của công ty CP Việt Á

Bổ sung

- Công ty cổ phần Việt Á có mảng kinh doanh bất động sản với vai trò là chủ đầu tư, vì thế rủi ro xảy ra khi khả năng thanh toán của DN kém, phải đi vay với lãi suất cao dẫn đến rủi ro cao hơn. Mặt khác việc ko am hiểu về thị trường, đã dẫn đến đầu tư tràn lan, lãng phí, có tác động xấu đến chính DN.

- Quy chế KSNB của Công ty đã đc

bổ sung.


Đồng ý


Đồng ý

2

Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

Long 29/2/17

Chưa có đánh giá cụ thể về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và HTKSNB

- Ảnh hưởng của các chính sách kế toán, kiểm toán?

- Công nghệ thông tin, đội ngũ nhân viên …?

Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, và việc xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính trên các góc độ trọng yếu. Kết luận

và đánh giá về


Đồng ý


Đồng ý







môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và

có hiệu quả.



3

Đánh giá rủi ro

và xác định trọng yếu

Giang 30/2/17





Đồng ý


Đồng ý

4

Các mục tiêu kiểm toán trọng

tâm

Giang 30/2/17






5

Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán

Giang 30/2/17

Đánh giá những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm

toán

Cần có đánh giá cụ thể




6

Phối hợp, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra

Giang 30/2/17

Vấn đề tham gia của các chuyên gia tư vấn

Sự tham gia của chuyên gia tư vấn pháp luật

Qua nghiên cứu các thông tin chung về khách hàng cho thấy Công ty đang có sự tranh chấp với Công ty Minh Thùy về một lô hàng

đã bán vào tháng 6/2016

Đồng ý mời chuyên gia tư vấn về pháp luật kinh tế, thương mại


Đồng ý

7

Các vấn đề khác

Kiểm 29/2/17

Những tài liệu dự kiến gửi khách hàng


Bổ sung

Đã bổ sung nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán và những thông báo khác dự định gửi

cho khách hàng


Đồng ý


Đồng ý

(Nguồn: Phòng kiểm toán 2, ASC) Trình tự kiểm soát kế hoạch kiểm toán của các bậc kiểm soát tại Công ty TNHH kiểm toán ASC được thực hiện theo trình tự cơ bản như trên. Đồng thời, mối quan hệ giữa các cấp bậc kiểm soát cũng linh hoạt để việc lập kế hoạch kiểm toán phù hợp với tiến độ đã định. Đối với các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức độ trên trung bình, và các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, các công ty có địa bàn rộng, có hoạt động kinh doanh phức tạp thì hoạt động kiểm toán phức tạp hơn. Do đó, chủ nhiệm kiểm toán thường là người trực tiếp

thực hiện lập kế hoạch kiểm toán với sự trợ giúp của các kiểm toán viên khác.

Mặc dù vậy, tại Công ty TNHH kiểm toán ASC thì việc thu thập và đánh giá tính đầy đủ, phù hợp của các nguồn lực hỗ trợ thực hiện cuộc kiểm toán như các phát

hiện của kiểm toán viên nội bộ, các kết luận thanh tra, kiểm tra của các tổ chức quản lý khác đối với khách thể kiểm toán thường không được thực hiện.

Hay việc xác định các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán; và tính hợp lý, đầy đủ của việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán được thực hiện khá sơ sài.

2.2.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán

Trong giai đoạn này, việc kiểm soát chất lượng sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục tại công ty khách hàng. Tất cả các công việc và giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán đều phải được kiểm tra, giám sát. Người thực hiện việc kiểm tra, giám sát cũng hết sức linh hoạt theo nguyên tắc người ở cấp bậc cao hơn sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát công việc của người ở cấp bậc thấp hơn.

Trưởng nhóm kiểm toán là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán của các thành viên trong nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm phân công công việc cho các thành viên trong nhóm tuỳ theo năng lực của từng thành viên và là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán đó. Do việc kiểm tra, giám sát công việc được thực hiện khá thường xuyên trong quá trình kiểm toán nên mọi vấn đề nảy sinh được giải quyết một cách kịp thời, đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra và kế hoạch có thể sửa đổi đề phù hợp với tình hình thực tế. Tại Công ty TNHH kiểm toán ASC, trưởng nhóm kiểm toán ngoài việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán còn thực hiện soát xét lại kết quả kiểm toán, bằng chứng kiểm toán, giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán theo mẫu quy định của công ty.

Các công việc và giấy tờ làm việc của các thành viên nhóm kiểm toán được ít nhất một người thực hiện soát xét. Ngoài ra, tuỳ theo tính chất phức tạp và mức độ rủi ro của các khoản mục được kiểm toán, tuỳ theo trình độ của người soát xét, giấy tờ làm việc có thể được soát xét bởi người thứ hai. Ví dụ, kiểm toán viên chính có thể phân công cho một kiểm toán viên trong nhóm thực hiện soát xét giấy tờ làm việc của trợ lý kiểm toán trong nhóm, thì kiểm toán viên chính có thể thực hiện soát xét lần thứ hai đối với giấy tờ làm việc của trợ lý kiểm toán đó. Việc có sự tham gia soát xét của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022