Kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu nhằm làm rò những vấn đề lý luận và pháp lý về kiểm sát việc KNHT TNGT trên cơ sở thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất những giải pháp bảo đảm hiệu quả KNHT TNGT.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích đặt ra như trên, nội dung luận văn cần thực hiện:

- Trình bày những vấn đề lý luận về hoạt động KSKNHT TNGT.

- Phân tích quy định của pháp luật tố tụng hình sự KSKNHT TNGT.

- Đánh giá thực tiễn kiểm sát việc KNHT các vụ TNGT trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Đề xuất các giải pháp bảo đảm KSKNHT các vụ TNGT ở địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Là khóa cạnh lý luận, pháp lý và thực tiễn hoạt động KSKNHT TNGT từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 2

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tác giả nghiên cứu trên phạm vi:

- Phạm vi nội dung: Xuất phát từ thực tiễn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, luận văn đi sâu vào làm rò những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ.

- Phạm vi không gian: Tác giả nghiên cứu từ thực tiễn địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động KSKNHT TNGT tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng những phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng để nghiên cứu lý luận, pháp lý của hoạt động KNHT TNGT.

- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu liên quan đến các vụ KNHT TNGT tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Nghiên cứu các vụ việc điển hình về kiểm sát hoạt động KNHT.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Đề tài là một công trình nghiên cứu có hệ thống về hoạt động kiểm sát việc KNHT TNGT nói chung và trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung, sửa đổi các quy phạm pháp luật về KNHT TNGT .

Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận và nội dung của hoạt động KSKNHT của Viện KSND. Luận văn đã đưa ra những nhận thức lý luận mới, đầy đủ và rò ràng về đề tài nghiên cứu nhằm khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm của hệ thống cơ quan Viện KSND là một lực lượng nòng cốt, là chủ thể có vai trò quan trọng trong hoạt động KNHT TNGT.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng để xây dựng các kỹ năng nghề nghiệp, các thao tác nghiệp vụ để phục vụ công tác thực tiễn tại các VKSND. Ngoài ra đề tài còn cung cấp cho cơ quan điều tra, cơ quan CSGT, ĐTV, cán bộ làm nhiệm vụ điều tra giải quyết TNGT của lực lượng CSĐT, CSGT những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác KNHT TNGT.

7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương.

Chương 1: Lý luận và nội dung KSKNHT các vụ án TNGT.

Chương 2: Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả KSKNHT các vụ án TNGT.

Chương 1

LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG KIỂM SÁT KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG CÁC VỤ ÁN TAI NẠN GIAO THÔNG


1.1. Lý luận về kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ án TNGT

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phương pháp kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thông

1.1.1.1. Khái niệm kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông

Thuật ngữ “Hiện trường” đã được dùng từ lâu trong đời sống xã hội và đã trở thành một thuật ngữ của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học pháp lý và khoa học điều tra hình sự.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin năm 1998: “Hiện trường là nơi diễn ra hoạt động thực tiễn hay nơi diễn ra sự việc”

Trong khoa học điều tra hình sự, hiện trường được khái niệm: Là nơi xảy ra, nơi diễn ra sự việc mang tính hình sự.

Mặt khác, khái niệm hiện trường nói chung còn được nhiều công trình nghiên cứu định nghĩa theo nhiều phương diện tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, dù tiếp cận ở bất kỳ phương diện nào thì cũng có các đặc điểm cơ bản sau:

Một là, đó là địa điểm cụ thể nơi đã xảy ra sự việc, nơi chứa đựng dấu vết, vật chứng và những thông tin chứng minh trực tiếp diễn biến của vụ việc: Bởi vì mọi sự vật, hiện tượng, quá trình … tồn tại, vận động trong thế giới khách quan trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, là nơi xảy ra vụ việc và nơi phát hiện vụ việc.

Hai là, hiện tượng vật chất xảy ra trong không gian hiện trường là vụ việc mang tính bất kỳ, có thể là hành vi phạm tội, có thể là hành vi mang tính hình sự: Cụ thể như hiện trường TNGT là một loại hiện trường vụ việc cụ thể mang tính hình sự, là nơi tồn tại dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện phản ánh sự tác động qua lại giữa người điều khiển phương tiện, phương tiện giao thông đường bộ với nạn nhân và với môi trường trên đường giao thông công cộng. Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ có thể là hành vi phạm tội nếu có lỗi và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đã được luật định. Hoặc nó có thể không phải là hành vi phạm tội nếu lỗi thuộc về nạn nhân hay thiệt hại xảy ra không đáng kể.

Theo đó, khoa học điều tra hình sự, hiện trường vụ án hình sự được khái niệm dựa vào các đặc điểm, thuộc tính riêng như sau:

Hiện trường là nơi chứa đựng dấu vết, vật chứng và những thông tin chứng minh trực tiếp diễn biến của vụ việc. Những thông tin thu thập tại nơi xảy ra và nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự có giá trị giúp các cơ quan chức năng và người cán bộ điều tra làm rò sự thật khách quan của vụ việc.

Hoạt động KNHT được hiểu là hoạt động tố tụng hình sự, là quá trình tổ chức nghiên cứu phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết, vật chứng và những tin tức tài liệu có liên quan trực tiếp tại hiện trường, nhằm làm rò tính chất vụ việc, người thực hiện và các tình tiết khác của vụ việc mang tính hình sự.

Như vậy, chúng ta thấy có rất nhiều loại hiện trường: Hiện trường vụ án cố ý gây thương tích, hiện trường vụ án giết người, hiện trường vụ án trộm cắp hay cướp giật tài sản… Theo đó, hiện trường TNGT là nơi xảy ra vụ TNGT, đó là địa điểm, phạm vi không gian tồn tại những dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện phản ánh sự tác động qua lại giữa người điều khiển phương tiện, phương tiện giao thông đường bộ với nạn nhân, phương tiện và người điều khiển phương tiện liên quan.

Như vậy, chúng ta có thể thấy hiện trường TNGT có những đặc điểm rất cơ bản:

- Địa điểm xảy ra TNGT thường có nhiều người và phương tiện tham gia giao thông qua lại ngay tại thời điểm xảy ra tai nạn, nên rất dễ gây ra ùn tắc, khó khăn cho công tác bảo vệ và KNHT. Nắm được đặc điểm này để có những hoạt động thích hợp vừa giải quyết đảm bảo lưu thông, vừa bảo vệ được hiện trường, hạn chế đến mức thấp nhất những thay đổi có thể xảy ra đối với dấu vết, vật chứng.

- Hiện trường TNGT dễ bị xáo trộn do sự tác động của hoạt động cấp cứu nạn nhân, cứu chữa tài sản và các hoạt động tham gia giao thông của người và phương tiện. Những hoạt động này ít nhiều đã tác động đến hiện trạng ban đầu như là làm mất đi những dấu vết, vật chứng ở hiện trường; hay làm xuất hiện thêm những phản ánh vật chất không có liên quan đến hiện trường TNGT nhưng rất dễ nhầm lẫn với những dấu vết vật chứng ở hiện trường. Mặt khác, do tính hiếu kỳ, những người tham gia giao thông thường tụ tập đông đúc ngay tại hiện trường. Tất cả những hoạt động này làm cản trở công tác bảo vệ cũng như KNHT. Hiện trường bị thay đổi xáo trộn sẽ gây khó khăn cho việc nghiên cứu phát hiện, khai thác đánh giá dấu vết vật chứng trong quá trình khám nghiệm. Do đó cần chú ý đến đặc điểm

này nhằm làm hạn chế đến mức thấp nhất những thay đổi ở hiện trường và phân tích đánh giá các phản ánh vật chất tồn tai ở hiện trường.

- Hiện trường TNGT, mà cụ thể là giao thông đường bộ xuất hiện tổng hợp nhiều loại dấu vết hình sự như dấu vết sơn, kính, đất, dấu vết sinh vật, dấu vết cày xước, dấu vết lốp xe . . . Các dấu vết này xuất hiện và tồn tại ở nhiều khu vực khác nhau tại hiện trường như: Ngay tại nơi xảy ra vụ va chạm, trên người nạn nhân, trên phương tiện tham gia giao thông hay trên các vật cản khác có ở hiện trường. Hệ thống những dấu vết này đều có ý nghĩa trong việc điều tra, làm rò tính chất vụ TNGT, do đó cần phải chú ý phát hiện, thu thập, khai thác đầy đủ dấu vết.

- Diễn biến của vụ TNGT xảy ra rất nhanh, người gây tai nạn, nạn nhân, người chứng kiến thường không nắm hết được diễn biến của vụ việc; do đó việc thu thập những phản ánh nhận thức (lời khai) thường rất khó khăn và không đầy đủ. Chính vì vậy, cần có sự so sánh, đối chiếu những nguồn chứng cứ này; đồng thời triệt để phát hiện và khai thác những phản ánh vật chất (dấu vết hình sự) ở hiện trường.

Qua việc nghiên cứu những đặc điểm trên có thể thấy rằng hiện trường vụ TNGT đường bộ rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan khác nhau. Do đó, việc bảo vệ hiện trường TNGT cần được tiến hành nhanh chóng và khoa học, nhưng cũng phải bảo đảm tính tỷ mỹ và chính xác.

Theo đó, hoạt động KNHT cũng có nhiều định nghĩa khác nhau:

- Giáo trình “Khoa học KTHS” của Trường Đại học An ninh năm 2001: “KNHT là tổ chức việc nghiên cứu, phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản dấu vết, tang vật và tin tức tài liệu có liên quan trực tiếp tại hiện trường. Nó là công tác nghiệp vụ cấp bách đồng thời là hoạt động tố tụng hình sự nhằm góp phần làm rò tội phạm”

- Giáo trình “KTHS” của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân năm 2001: “Công tác KNHT là tổ chức việc nghiên cứu, phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá các dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hiện trường. Là một công tác nghiệp vụ cấp bách, đồng thời là một hoạt đông tố tụng hình sự nhằm làm rò sự việc xảy ra có tội phạm hay không có tội phạm.

- Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Hoạt động thu thập thông tin liên quan đến vụ, việc tại chính nơi vụ, việc đó xảy ra hoặc nơi phát hiện tội phạm. Đó là quá trình sử dụng các kiến thức khoa học, có sự

hỗ trợ của các phương tiện nghiệp vụ nhằm phát hiện, thu thập thông tin, dấu vết, vật chứng để xác định có hay không sự việc phạm tội”

Như vậy, ta thấy các định nghĩa đã có sự thống nhất về KNHT. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm, thuộc tính của nó, tác giả có thể đưa ra định nghĩa KNHT như sau:

- KNHT là hoạt động tố tụng hình sự, là quá trình tổ chức nghiên cứu phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết, vật chứng và những tin tức tài liệu có liên quan trực tiếp tại hiện trường, nhằm làm rò tính chất vụ việc, người thực hiện và các tình tiết khác của vụ việc mang tính hình sự.

- KNHT TNGT là một biện pháp điều tra nhằm nghiên cứu, phát hiện, thu thập, bảo quản và khai thác các dấu vết, vật chứng, tin tức liên quan đến vụ TNGT tại hiện trường theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, nhằm làm rò diễn biến, nguyên nhân và lỗi của các bên liên quan tai nạn để xử lý đúng người, đúng lỗi vi phạm.

- KNHT các vụ TNGT là hoạt động gắn liền với việc xem xét dấu vết trên người nạn nhân, khám nghiệm các phương tiện có liên quan. Nhờ đó, cơ quan điều tra có những căn cứ kết luận diễn biến, nguyên nhân, lỗi của các bên liên quan trong vụ TNGT đường bộ. Quá trình KNHT được xác định từ khi lực lượng khám nghiệm đến hiện trường và tiến hành các biện pháp nghiên cứu hiện trường để thu thập các dấu vết, vật chứng có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra tại hiện trường. Quá trình KNHT TNGT đường bộ được thực hiện theo các trình tự, thủ tục luật định.

Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 “Về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm”. Chỉ thị đã đặt ra trách nhiệm cho các KSV toàn ngành kiểm sát trong thực hành quyền công tố giai đoạn điều tra. Đó là, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát cần phải được thực hiện một cách sớm hơn, ngay từ giai đoạn tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, phạm vi hoạt động phải rộng hơn, toàn diện hơn, gắn chặt hơn với hoạt động điều tra, sâu hơn và có trách nhiệm hơn. Mục đích của việc tăng cường công tố trong hoạt động điều tra nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay, triệt để chống bỏ lọt tội phạm và chống làm oan người vô tội.

Thông tư liên tịch số 06/2013 ngày 02/08/2013 và đã được thay thế bằng Thông tư liên tịch số 01/2017 ngày 29/12/2017 giữa Bộ Công an, Bộ quốc phòng, Bộ tài chính, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, VKSND tối cao “Hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”. Thông tư quy định rò nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, trong đó có tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông.

Quy chế công tác kiểm sát việc KNHT, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra việc tiến hành giám định (Ban hành kèm theo Quyết định số 421/QĐ- VKSTC ngày 17/11/2014 của Viện trưởng VKSND tối cao) được thay thế bằng Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc KNHT, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định (Ban hành kèm theo Quyết định số 170/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Viện trưởng VKSND tối cao) và đến nay thay thế bằng Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao) chỉ rò mục đích, nhiệm vụ quyền hạn cũng như quy trình kiểm sát việc KNHT, khám nghiệm tử thi của KSV.

VKSND các cấp đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong việc giải quyết các vụ án giao thông. Ngay từ khi nhận được tin báo về TNGT, các KSV đã tích cực cùng với ĐTV có mặt tại hiện trường để KNHT, khám nghiệm tử thi (nếu có), khám nghiệm và thu giữ phương tiện giao thông gây tai nạn. Quá trình điều tra luôn được kiểm sát chặt chẽ, vạch ra yêu cầu điều tra đầy đủ, đúng đắn, phối hợp với cơ quan điều tra trong việc điều tra các vụ án phức tạp, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật và trong thời hạn luật định.

Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, kiểm sát điều tra nói chung và KSKNHT nói riêng là hoạt động thường xuyên và quan trọng nhằm đảm bảo việc tuân theo pháp luật của các chủ thể liên quan thuộc đối tượng kiểm sát.

Từ chức năng và nhiệm vụ của Ngành kiểm sát, có thể định nghĩa về hoạt động kiểm sát việc KNHT các vụ án TNGT như sau:

Là hoạt động của KSV, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các thành viên HĐKN bao gồm: ĐTV, Giám định viên, Kỹ thuật viên, Bác sỹ pháp y và những người có liên quan đến việc KNHT như người làm chứng, người chứng kiến, người bị hại, người gây tai nạn, lực lượng bảo vệ hiện trường nhằm bảo đảm cho việc KNHT được thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm phát hiện, ghi nhận, thu thập, bảo quản đầy đủ các dấu vết, vật chứng có trên hiện trường phục vụ cho công tác điều tra, nghiên cứu, xác định có hay không có hành vi phạm tội xảy ra, ai là người thực hiện hành vi đó.

1.1.1.2. Đặc điểm của kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông

Xuất phát từ đặc điểm: TNGT là sự việc xảy ra với lỗi vô ý khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông hoặc các địa bàn giao thông công cộng nhưng do chủ quan vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh đã gây ra những thiệt hại nhất định về người và tài sản cho xã hội.

Do đó, đặc điểm của TNGT là xảy ra bất ngờ, diễn biến nhanh, chớp nhoáng, dẫn đến sự ghi nhớ của những người có liên quan đến các vụ án TNGT, người biết sự việc rất hạn chế; thậm chí những người có liên quan hoặc ở gần ngay địa điểm tai nạn đã không nhận thức được tai nạn xảy ra như thế nào.

Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lấy lời khai của những người có liên quan đến vụ tai nạn, bởi vì họ không có điều kiện để nhận thức đầy đủ quá trình diễn ra vụ việc (nhận thức không chủ định). Do vậy, trong quá trình lấy lời khai cần xác định rò họ biết sự việc xảy ra như thế nào? họ có thể cung cấp những thông tin gì về vụ việc? tại sao họ nhận thức được điều đó?.

Các vụ án TNGT xảy ra ở trên đường giao thông hoặc địa bàn giao thông công cộng, do thời tiết (mưa, bão, nắng ...), do phương tiện giao thông đi lại, do tâm lý hiếu kỳ của người tham gia giao thông, của người dân hai bên đường đến xem làm thay đổi hiện trường, xoá dấu vết hoặc gây ùn tắc giao thông. Một số trường hợp do bị kích động đã dẫn tới gây rối trật tự công cộng hoặc những phần tử cơ hội lợi dụng vụ tai nạn để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân liên quan tới tai nạn.

Những người biết sự việc trong vụ án TNGT, do nhiều lý do khác nhau họ không thể ở lâu tại hiện trường, để cung cấp những thông tin mà họ biết về vụ

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí