Kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


LÊ SỸ LINH


KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TAI NẠN GIAO THÔNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI


Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ NGUYÊN THANH

Kiểm sát khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Lê Sỹ Linh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG KIỂM SÁT KHÁM NGHIỆM

HIỆN TRƯỜNG CÁC VỤ ÁN TAI NẠN GIAO THÔNG 6

1.1. Lý luận về kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ án TNGT 6

1.2. Nội dung kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thông17

1.2.1. Kiểm sát thẩm quyền khám nghiệm và thành phần chủ thể khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông 17

1.2.2. Kiểm sát trình tự, thủ tục khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thông 20

1.2.3. Kiểm sát đối tượng và phương pháp khám nghiệm hiện trường của các vụ

tai nạn giao thông 28

Chương 2 THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SÁT KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG CÁC VỤ ÁN TAI NẠN GIAO THÔNG 33

2.1. Tình hình tai nạn giao thông và thực tiễn kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh

Đồng Nai 33

2.1.1. Tình hình vụ án tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 33

2.1.2. Thực tiễn kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 37

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sát khám nghiệm hiện trường các

vụ án tai nạn giao thông 54

2.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật/hướng dẫn áp dụng pháp luật về kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thông 54

2.2.2. Giải pháp phối hợp, triển khai hoạt động kiểm sát khám nghiệm hiện

trường đối với các vụ án tai nạn giao thông 58

2.2.3. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thông 64

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 74

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

BLHS Bộ luật Hình sự

CSĐT Cảnh sát điều tra

CSGT Cảnh sát giao thông

ĐTV Điều tra viên

HĐKN Hội đồng khám nghiệm

KTHS Kỹ thuật hình sự

KNHT Khám nghiệm hiện trường

KSV Kiểm sát viên

KSKNHT Kiểm sát khám nghiệm hiện trường

TNGT Tai nạn giao thông

VKS Viện kiểm sát

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Biểu số 1: Bảng thống kê các vụ TNGT và kết quả giải quyết 81

Biểu số 2: Bảng thống kê các vụ TNGT VKS tham gia khám nghiệm 81

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tình hình tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay, đã và đang trở thành một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Mặc dù các Cơ quan chức năng có thẩm quyền đã có nhiều cố gắng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhưng các vụ TNGT vẫn chưa có động thái giảm. Rất nhiều trường hợp TNGT để lại hậu quả hết sức nặng nề.

Vị trí, vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân quy định tại Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND hiện hành. Theo đó thì VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, nhằm góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Việc xác định vai trò, trách nhiệm của VKSND trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra là hoàn toàn phù hợp với vị trí, vai trò và chức năng của VKSND. Điều 20 BLTTHS khẳng định: “VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội”.

Trong nhiều năm qua, các VKSND cũng đã thấy rò tầm quan trọng của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nói chung và công tác KSKNHT nói riêng. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận, công tác này đang còn nhiều hạn chế, thiếu sót chưa đáp đáp ứng được một cách đầy đủ các đòi hỏi và yêu cầu của tình hình hiện nay.

Vai trò, trách nhiệm của VKS đã được chỉ rò tại các văn bản: Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị nêu rò: VKS phải thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra nhằm không bỏ lọt người, lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; Nghị quyết số 49 ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị đã nêu: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra. Hoạt động KSKNHT TNGT là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND. Chính vì vậy, vấn đề cấp bách là cần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này.

KSV muốn làm tốt việc KSKNHT các vụ TNGT, một mặt phải nắm vững các biện pháp nghiệp vụ, các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, quy trình khi tiến hành khám nghiệm, mặt khác cần nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động kiểm sát việc KNHT để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KNHT.

Để có đủ cơ sở và căn cứ xử lý đối với vụ TNGT thì hoạt động khám nghiện hiện trường đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nói đây là yếu tố quyết định làm sáng tỏ và xác định ai là người có lỗi dẫn đến vụ tai nạn để quyết định có hay không sự việc phạm tội đã xảy ra.

Quá trình thu thập dấu vết phương tiện, dấu vết máu, lông, tóc của các chủ thể liên quan đến vụ tại nạn là trách nhiệm của HĐKN trong đó vai trò của KSV rất quan trọng. Chính vì vậy BLTTHS đã quy định bắt buộc KSV phải có mặt để KSKNHT. Thông qua hoạt động này, VKS có trách nhiệm bảo đảm cho việc KNHT của HĐKN thực hiện đúng quy định bảo đảm tính khách quan, chân thực của sự việc. Có làm tốt KNHT thì mới đủ căn cứ để giải quyết vụ tai nạn, khởi tố vụ án, bị can nếu người có lỗi dẫn đến tai nạn và không khởi tố vụ án nếu lỗi thuộc về nạn nhân.

Qua thực tiễn địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho thấy: Rất nhiều vụ tai nạn, do quá trình KNHT có nhiều thiếu sót và vi phạm nên không đủ cơ sở để giải quyết vụ việc, thậm chí xác định sai lỗi của các bên liên quan dẫn đến khởi tố oan sai.

Để góp phần hoàn thiện những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: KSKNHT TNGT từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” nhằm làm rò hơn về lý luận cũng như thực tiễn đối với công tác này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua, ở các phương diện tiếp cận khác nhau đã có một số luận án, luận văn và một số bài viết trên tạp chí đã nghiên cứu về KNHT và KNHT TNGT, như:

- “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KNHT các vụ TNGT đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội” – Tác giả Bùi Quang Anh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2007.

- “Quan hệ phối hợp giữa CSGT và CSĐT trong điều tra ban đầu các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ” – Tác giả Nguyễn Văn

Chinh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2002.

- “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của VKSND” – Tác giả Nguyễn Hồng Vinh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2005.

- “Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KNHT các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của lực lượng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên” – Tác giả Nguyễn Vĩnh Hà: Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2005.

- “Kiểm sát điều tra tại hiện trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” – Tác giả Ngô Xuân Khang, VKSND tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2013.

- “KSKNHT, khám nghiệm tử thi trong giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự xã hội ” – Tác giả Phạm Xuân Khoa Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt nam, năm 2014.

- KSKNHT vụ án về vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố Hà Nội” – Tác giả Trần Thị Nhâm, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt nam, năm 2018.

- “Một số vấn đề về thẩm quyền pháp lý trong hoạt động điều tra TNGT của lực lượng Cảnh sát nhân dân” – Tác giả Hoàng Đình Ban, Tạp chí Công an nhân dân số 4-2000.

Các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất, phân tích, tìm hiểu các quy định của pháp luật hoặc nghiên cứu dưới dạng đơn lẻ, giới hạn trong từng loại án giết người, án TNGT ở một số địa bàn. Chủ yếu tiếp cận nghiên cứu về quy trình thực hiện việc khám nghiệm và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KNHT. Đối với các đề tài nghiên cứu về hoạt động KSKNHT lại chủ yếu tiếp cận và phân tích trên phương diện lý luận, chưa tập trung đi sâu vào những vi phạm, thiếu sót đã xảy ra trên thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KSKNHT TNGT. Đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài: “KSKNHT TNGT từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”. Luận văn tác giả đi sâu vào những hạn chế thiếu sót của những vụ tai nạn cụ thể đã xảy ra. Trên cơ sở đó, chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, thiếu sót đó và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KSKNHT TNGT.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí